Ngay từ những giai đoạn đầu tiên của việc hình thành phương pháp đánh
giá 360 này người ta thường quen với hình thức các bảng câu hỏi hay
các brochure. Người ta điền vào các bảng câu hỏi này và sau đó tổng
hợp lại bằng tay. Trình tự này bộc lộ nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhân viên
nhân sự phải theo dõi chặt chẽ tính bảo mật của thông tin. Thứ hai, nếu
khách hàng được ủy quyền đánh giá nhân viên đang thi hành công vụ ở
một thành phố xa xôi nào đó, quá trình đánh giá sẽ bị chững lại về mặt
thời gian. Và cuối cùng, việc tổng kết đánh giá bằng tay sẽ không mang
lại hiệu quả trong thời đại CNTT. Và mấy năm trở về trước, phương
pháp này chủ yếu được áp dụng để đánh giá các ứng viên ở chức vụ lãnh đạo.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3048 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý Nhân sự Đánh giá nhân viên: Phương pháp 360 độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý Nhân sự Đánh giá nhân viên:
Phương pháp 360 độ
Làm thế nào để đánh giá nhân viên một cách khách quan mà bản thân
người nhân viên không cảm thấy bị xúc phạm hay mối quan hệ giữa sếp
với nhân viên sau cuộc đánh giá kia không bị mai một?
Vào đầu những năm 90 tại các nước Tây âu hình thành
một phương pháp đánh giá nhân viên với tên gọi: 360
độ. Và nếu cứ theo cái tên gọi này thì các nhà quản trị
nhân lực đã nghĩ tới tất cả các khía cạnh của việc đánh
giá nhân viên. Ở Nga, phương pháp này còm mới mẻ và đã được một số
công ty, tập đoàn lớn đưa vào sử dụng.
Làm thế nào để đánh giá nhân viên một cách khách quan mà bản thân
người nhân viên không cảm thấy bị xúc phạm hay mối quan hệ giữa sếp
với nhân viên sau cuộc đánh giá kia không bị mai một? Vào đầu những
năm 90 tại các nước Tây âu hình thành một phương pháp đánh giá nhân
viên với tên gọi: 360 độ. Và nếu cứ theo cái tên gọi này thì các nhà quản
trị nhân lực đã nghĩ tới tất cả các khía cạnh của việc đánh giá nhân viên.
Ở Nga, phương pháp này còm mới mẻ và đã được một số công ty, tập
đoàn lớn đưa vào sử dụng.
Mấu chốt của vấn đề.
Đối tượng đánh giá là một nhân viên X cụ thể nào đó. Xung quanh nhân
viên X này có nhiều người khác cùng tham gia việc đánh giá: sếp trực
tiếp, đồng nghiệp cùng một chức vụ, nhân viên dưới quyền, khách hàng,
và cuối cùng là bản thân người nhân viên đó. Và kết quả đánh giá sẽ bao
gồm bản tự đánh giá của nhân viên, bản đánh giá của sếp trực tiếp, đồng
nghiệp, nhân viên dưới quyền…Phương án tối ưu nhất chính là việc
trùng khớp các điểm đánh giá giữa các đối tượng nói trên, mặc dù việc
này được coi là rất khó xảy ra trên thực tế do bản thân con người đã là
sự tổng hợp của nhiều mối quan hệ xã hội, và mối quan hệ đó được thể
hiện theo nhiều cách ở dưới nhiều góc độ khác nhau. Việc phân tích so
sánh các kết quả đánh giá nhân viên cho phép chúng ta “tạo dựng” một
cách khách quan chân dung cá nhân mà chúng ta đánh giá. Nếu cán bộ
nhân sự cho rằng một nhân viên X này cần phải mở rộng mối quan hệ
với khách hàng và cải tạo các mối quan hệ đó theo chiều hướng tốt hơn,
trong lúc đó các khách hàng lại hoàn toàn hài lòng về cách làm việc của
người nhân viên nọ đồng thời đánh giá cao tinh thần hợp tác làm việc
của anh ta, vậy trong trường hợp này việc đánh giá sẽ nói lên điều gì?
Hoặc là cán bộ nhân sự đã không đánh giá đúng khả năng làm việc của
nhân viên, hoặc là người nhân viên phải tự điều chỉnh mình dựa trên
những phân tích tình huống.
Tiêu chuẩn đánh giá
Người ta thường đánh giá bản thân nhân viên cũng như các kỹ năng làm
việc của nhân viên theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nhưng tựu chung lại
vẫn là các vấn đề liên quan đến khả năng làm việc theo nhóm, tính làm
việc độc lập, sáng tạo…Dĩ nhiên, các khái niệm này cũng được mỗi
người hiểu theo một kiểu. Để có được một điểm số tương đối chính xác,
ta cần phải xác định được những tiêu chuẩn nào là cần thiết và những
phẩm chất nào là quan trọng có thể phản ánh được các hành vi của nhân
viên. Ví dụ, lấy tiêu chuẩn “khả năng làm việc theo nhóm”: người nhân
viên có khả năng hoạch định được mục đích và nhiệm vụ của anh ta đối
với bản thân và đối với công ty không? Một người bình thường không
phải là chuyên gia tâm lý học cũng có thể trả lời câu hỏi này không mấy
khó khăn, nhưng điểm đánh giá cuối cùng sẽ cho ta một kết quả chính
xác và tin cậy.
Điều quan trọng là cần phải xác định được các tiêu chuẩn đánh giá một
cách rõ ràng cho tất cả mọi người, nếu không thì việc đánh giá sẽ trở nên
khó khăn và thiếu khách quan.
Thang điểm đánh giá
Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể của từng công ty mà thang điểm đánh giá
có thể được điều chỉnh cho hợp lý. Không có một hạn chế nào trong việc
sử dụng thang điểm này. Có nơi áp dụng thang bảng 1-100, có nơi lại sử
dụng thanh bảng 1-5. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học thì thang
bảng 1-100 thường gây cản trở lớn cho việc lựa chọn điểm đánh giá. Có
một số nơi sử dụng thang bảng 1-4 để tránh việc đánh giá chung chung:
ở đây nhân viên đánh giá chỉ có thể chọn “+” hoặc “-“. Còn nhiều nhà
tâm lý học Nga lại cho rằng đối với thực tế quản lý nhân sự tại Nga thì
thang bảng 1-5 là chuẩn mực và lý tưởng nhất bởi tại Nga, xưa nay,
ngay từ thời học sinh, người ta đã quen với thang bảng 5, và rõ ràng là
một điểm ba bao giờ cũng khác với điểm năm.
Ngay từ những giai đoạn đầu tiên của việc hình thành phương pháp đánh
giá 360 này người ta thường quen với hình thức các bảng câu hỏi hay
các brochure. Người ta điền vào các bảng câu hỏi này và sau đó tổng
hợp lại bằng tay. Trình tự này bộc lộ nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhân viên
nhân sự phải theo dõi chặt chẽ tính bảo mật của thông tin. Thứ hai, nếu
khách hàng được ủy quyền đánh giá nhân viên đang thi hành công vụ ở
một thành phố xa xôi nào đó, quá trình đánh giá sẽ bị chững lại về mặt
thời gian. Và cuối cùng, việc tổng kết đánh giá bằng tay sẽ không mang
lại hiệu quả trong thời đại CNTT. Và mấy năm trở về trước, phương
pháp này chủ yếu được áp dụng để đánh giá các ứng viên ở chức vụ lãnh
đạo.
Đánh giá nhân viên on-line
Bây giờ, trong thời đại CNTT phát triển mạnh, việc đánh giá nhân viên
on-line cũng không phải là chuyện ngạc nhiên. Trong lúc nhiều công ty
vẫn sử dụng phương pháp đánh giá nhân viên trên giấy thì hiện nay cũng
có không ít công ty sử dụng phương pháp đánh giá nhân viên on-line.
Trong trường hợp này thì các câu hỏi sẽ tự động xuất hiện trên màn hình
máy tính của nhân viên, và việc này được đảm bảo tính anh toàn cao:
mỗi một cá nhân đều có một mã khóa để có thể di chuyển vào bảng đánh
giá, để xem kết quả đánh giá – một mã khóa khác. Hệ thống đánh giá
on-line này rất thuận lợi cho các nhà quản trị nhân sự công ty cũng như
cho chính nhân viên. Nó cho phép nhà quản trị quản lý việc đánh giá
nhân viên theo một hệ thống logic, có thể mở xem kết quả đánh giá của
từng cấp loại nhân viên: lãnh đạo cao cấp, các trưởng phòng, các nhân
viên kinh nghiệm hay các nhân viên mới vào thử việc…Ngoài ra,
chương trình này còn cho phép nhà quản trị định hướng cho nhân viên
các chương trình huấn luyện training bổ sung để nâng cao trình độ của
nhân viên.
Dĩ nhiên, không phải chương trình máy tính nào cũng có thể giải quyết
các vấn đề nhân sự nội bộ của Bạn một cách hiệu quả. Nó chỉ giúp Bạn
tiết kiệm sức lực, thời gian chứ không thể thay thế được công việc của
một chuyên gia tư vấn. Sau khi biết kết quả đánh giá, người ta thường
muốn tìm đến nhân viên tư vấn hoặc nhân viên nhân sự để hiểu rõ hơn
về tính chất đánh giá. Và không phải giữa họ lúc nào cũng tồn tại một
phương pháp giải thích hay tư vấn mạch lạc, rõ rang và uy tín. Do vậy,
các chuyên viên tư vấn bên ngoài có thể “vào cuộc”. Việc tư vấn với các
chuyên viên này được coi là rất quan trọng, đặc biệt là ở tại những nơi
mà phương pháp đánh giá mới được áp dụng.
Hai bên đều có lợi
Phương pháp đánh giá 360 độ tại Nga hiện nay chưa được sử dụng rộng
rãi lắm. Ở một khía cạnh nào đó, có thể là do việc hướng dẫn đánh giá từ
tiếng Anh chuyển đổi sang tiếng Nga chưa chuẩn xác lắm, hoặc cũng có
thể do các phạm trù, tiêu chuẩn đánh giá giữa các nước Tây âu và Nga
vẫn còn khác xa nhau.
Vẫn biết rằng việc đánh giá nhân viên là một vấn đề hết sức tế nhị và
nhạy cảm. Các sếp trực tiếp có dám đánh giá nhân viên theo cách phê
bình hay không? Bình thường con người ta ít ai thích người khác phê
bình chỉ trích mình. Và khi bị phê bình sau những cuộc đánh giá, rất có
thể người nhân viên sẽ tự ý khăn áo ra đi. Mà việc tìm kiếm một nhân
viên mới thay thế vào chỗ đó bao giờ cũng là một việc làm tốn kém.
Vậy đối với nhà quản trị, phương pháp này thú vị và có lợi ở điểm nào?
Thử lấy ví dụ là Bạn đang phải trả một chi phí lớn cho việc đào tạo nhân
viên, nhưng kết quả thu được lại hoàn toàn không như ý muốn. Hãy thử
tham khảo ý kiến nhân viên trước khi mời chuyên gia training đến và
tìm hiểu xem thực sự nhân viên của Bạn đang cần bổ sung kiến thức ở
lĩnh vực nào và sau đó hãy dạy cho họ những thứ họ cần, sau một năm
lại thử tìm hiểu lại vấn đề xem là việc huấn luyện của Bạn có đem lại
điều gì bổ ích và mới mẻ không?
Hoặc một ví dụ khác. Trong công ty Bạn xảy ra nhiều vấn đề mà một
trong số đó là việc làm việc theo nhóm rất kém hiệu quả. Hãy thử đánh
giá tất cả nhân viên, hãy thử nói chuyện với tất cả họ để tìm ra nguyên
nhân chính. Và biết đâu người có lỗi trong việc này lại là chính các lãnh
đạo nhóm/bộ phận?
Đối với nhân viên thì phương pháp 360 độ cũng rất thú vị ở chỗ là đối
với họ, kết quả đánh giá không phải là một hình thức phạt hay cảnh cáo
má là một dịp để họ tự nhìn lại mình, điều chỉnh mình để vươn lên. Và
khi họ hiểu được điều đó, họ đã lớn lên, về nhận thức cũng như về hành
động: họ biết được mặt mạnh, mặt yếu của mình để điều chỉnh chúng, để
con đường thăng tiến của họ luôn luôn ở thế đi lên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_nhan_su_danh_gia_nhan_vien_0304.pdf