Trong lĩnh vực quản lý giá, với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ thông qua
Quỹ MDTF, hệ thống chính sách về thẩm định giá ở Việt Nam đã dần
được hoàn thiện và đi vào áp dụng, việc đào tạo nhân sự thẩm định giá
đặc biệt được chú trọng. Khoản HTKT của các nhà tài trợ (AusAID, Bộ
Ngoại giao Đan Mạch và Bộ Hợp tác phát triển Hà Lan) đã hỗ trợ Bộ
Tài chính hoàn tất việc việc xây dựng và ban hành Thông tư số
100/2009/TT-BTC về khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý tài chính công: Đã tác động tích cực tới nền kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý tài chính
công: Đã tác động tích
cực tới nền kinh tế
Đây là nhận xét của ông Nguyễn Bá Toàn - Phó Vụ Trưởng Vụ
Quan hệ quốc tế (Bộ Tài chính) trong cuộc họp giữa kỳ Nhóm công
tác của các cơ quan Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế trong lĩnh
vực tài chính công, do Bộ Tài chính chủ trì vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Bá Toàn, cùng với các giải pháp kích cầu được Chính
phủ áp dụng trong thời gian qua, sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ
quốc tế, các chính sách tài chính phù hợp và tiến trình cải cách quản lý
tài chính công đã và đang phát huy tác động tích cực tới nền kinh tế
nước nhà, góp phần giảm nhẹ các nguy cơ do suy thoái kinh tế toàn cầu
mang lại.
Ông Nguyễn Bá Toàn cho hay, sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan
Chính phủ với cộng đồng các nhà tài trợ trong 6 tháng đầu năm 2009 là
rất đáng ghi nhận. Các cuộc trao đổi thông tin trong nhóm công tác do
Chính phủ chủ trì vẫn được duy trì thường xuyên nhằm nâng cao chất
lượng các hoạt động cải cách trong lĩnh vực quản lý tài chính công. Các
c u phần của Chương trình Tổng thể hiện đại hóa ngành Tài chính
(PFMMP) đều nhận được sự quan tâm của các nhà tài trợ tuy mức độ có
khác nhau.
Với vai trò điều tiết linh hoạt các hỗ trợ cho các lĩnh vực của chương
trình cải cách quản lý tài chính công (PFMMP), Quỹ MDTF đã thực
hiện thành công giai đoạn I và và kết thúc vào tháng 31/12/2007. Sau
thời gian chuẩn bị, Quỹ MDTF giai đoạn II với một số thay đổi nhằm
nâng cao quyền tự chủ của Chính phủ và hiệu quả của Quỹ đã được xây
dựng, hiện đang trong quá trình phê duyệt và dự kiến bắt đầu triển khai
vào đầu quý III năm 2009.
Về lĩnh vực quản lý chi, với sự hỗ trợ của Hợp phần II “Nền tài chính
công” trong chương trình “Cải cách kinh tế vĩ mô” do Chính phủ Đức hỗ
trợ, dự thảo Luật NSNN sửa đổi được hoàn thiện bước đầu và đã trình
Chính phủ theo đúng tiến độ thời gian quy định...
Về lĩnh vực quản lý thu, kế hoạch thực hiện chi tiết cho các chương trình
cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt và
đã triển khai thực hiện từ năm 2005. Sau thời gian chuẩn bị Dự án Hiện
đại hoá quản lý thuế (vay vốn của WB và vốn đồng tài trợ của Chính
phủ Nhật Bản) đã bắt đầu đi vào thực hiện với mục tiêu nâng cao trình
độ quản lý thuế của cơ quan thuế Việt Nam theo hướng tiên tiến, hiện
đại, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện
của người nộp thuế góp phần tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách Nhà
nước; Dự án cải cách quản lý hành chính thuế của JICA - Nhật Bản đã
chuyển sang thực hiện giai đoạn II; Dự án hiện đại hoá hải quan (vay
vốn WB) bước sang năm thứ 4 thực hiện và hiện đang tập trung vào các
hoạt động chính sau: xây dựng kế hoạch đ u thầu cho 18 tháng (6/2009 -
12/2010), củng cố kế hoạch triển khai dự án và đẩy nhanh một số gói
thầu quan trọng; Các dự án hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) của Nhật Bản - JICA
như “Hợp tác khu vực về quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan khu vực
sông Mêkông”, dự án “Tăng cường kiểm tra hải quan tại các cảng biển
chính của Việt Nam” và dự án “Tăng cường hệ thống đào tạo nhằm nâng
cao năng lực cán bộ hải quan cửa khẩu của Hải quan Việt Nam” đã hoàn
tất thủ tục phê duyệt và bắt đầu đi vào hoạt động. IMF tiếp tục có những
hỗ trợ thông qua việc cử chuyên gia ngắn hạn tư vấn trong việc thành lập
bộ phận quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, thuế thu nhập cá
nhân và các chính sách thuế.
Trong lĩnh vực quản lý nợ Chính phủ, Bộ Tài chính tiến hành xây dự
thảo Đề án Đổi mới quản lý nợ, Luật Quản lý nợ công; chuẩn bị triển
khai hệ thống ghi chép quản lý nợ trong nước tích hợp với hệ thống quản
lý nợ nước ngoài và thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực
của cán bộ về quản lý nợ.
Trong lĩnh vực quản lý công sản: Kết quả chủ yếu đạt được trong lĩnh
vực này được thể hiện qua việc Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử
dụng tài sản Nhà nước ngày 3/6/2008; Chính phủ ban hành quy định về
công khai việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước ngày 27/8/2008 và Bộ
Tài chính đã ban hành Thông tư số 07/2009/TT-BTC ngày 15/1/2009
hướng dẫn mẫu biểu thực hiện công khai quản lý, sử dụng tài sản Nhà
nước và báo cáo số liệu tình hình quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Bộ
Tài chính hiện tại cũng đang hoàn thiện các văn bản thi hành Luật Quản
lý, sử dụng tài sản Nhà nước để ký ban hành.
Trong lĩnh vực quản lý giá, với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ thông qua
Quỹ MDTF, hệ thống chính sách về thẩm định giá ở Việt Nam đã dần
được hoàn thiện và đi vào áp dụng, việc đào tạo nhân sự thẩm định giá
đặc biệt được chú trọng. Khoản HTKT của các nhà tài trợ (AusAID, Bộ
Ngoại giao Đan Mạch và Bộ Hợp tác phát triển Hà Lan) đã hỗ trợ Bộ
Tài chính hoàn tất việc việc xây dựng và ban hành Thông tư số
100/2009/TT-BTC về khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt.
Đề cập đến hoạt động quản lý tài chính công thời gian tới, theo ông
Nguyễn Bá Toàn, các hoạt động cải cách trong lĩnh vực quản lý quản lý
tài chính công sẽ tập trung thực hiện theo từng cấu phần.
Thứ nhất, về quản lý chi ngân sách, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và
hoàn thiện Luật NSNN sửa đổi, trong đó tập trung vào việc rà soát kỹ,
nghiên cứu cơ chế phân c p kinh tế giữa trung ương và địa phương theo
nguyên tắc quản lý rõ ràng, minh bạch và hiệu quả... Quản lý thu ngân
sách: Tiếp tục triển khai đồng bộ 2 dự án Hiện đại hoá quản lý Thuế và
Hải quan (vay vốn WB) nhằm xây dựng hệ thống quản lý thuế đồng bộ,
quy trình thủ tục hải quan được đơn giản, hài hoà và thống nhất theo các
chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến. Đồng thời tiến hành nâng cấp
hệ thống thu thuế và quản lý hải quan tiên tiến, hiện đại, nâng cao trình
độ cán bộ để đáp ứng kịp tiến trình cải cách quản lý thu NSNN.
Thứ hai, về quản lý nợ, với nguồn tài trợ của dự án cải cách quản lý tài
chính công (cấu phần III), cơ sở dữ liệu về nợ trong nước sẽ được xây
dựng trong thời gian tới, kết hợp với cơ sở dữ liệu nợ nước ngoài để tạo
thành cơ sở dữ liệu về nợ công thống nhất. Triển khai thực hiện Đề án
Quản lý nợ nhằm thống nh t đầu mối quản lý nợ công, đạt mục tiêu duy
trì tài khóa bền vững, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Thứ ba, tập trung giám sát thị trường tài chính và phát triển thị trường
trái phiếu; thực hiện việc thống nhất việc quản lý, giám sát đối với thị
trường tài chính ở Việt Nam, tạo ra cơ chế quản lý, giám sát và phối hợp
đồng bộ giữa các cơ quan trong quản lý, giám sát thị trường tài chính;
nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý và giám sát thị trường
tài chính; đảm bảo an toàn thị trường, bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo an
ninh tài chính - tiền tệ quốc gia.
Thứ tư, đổi mới quản lý tài chính doanh nghiệp, xây dựng mô hình tối
ưu về quản lý vốn Nhà nước tại DN kèm theo bộ cơ chế đồng bộ, hoàn
chỉnh, phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện hội nhập WTO, thực
hiện chung Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (2005); Ban hành Luật Sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh, đẩy mạnh cổ phần hoá
DNNN, cùng cố vai trò của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà
nước (SCIC) trong việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn.
Thứ năm, quản lý tài sản công theo hướng rà soát, hoàn thiện và hướng
dẫn thực hiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý tài sản công, thực hiện chế
độ thẩm định kế hoạch đầu tư, mua sắm công, kể cả kế hoạch sửa chữa,
nâng cấp tài sản công trong khu vực hành chính, sự nghiệp. áp dụng cơ
chế thị trường trong quan hệ, mua, bán, thuê, cho thuê liên doanh liên
kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác.
Thứ sáu, xây dựng Luật Quản lý giá (khởi động đầu năm 2009); xây
dựng các tiêu chuẩn thẩm định giá của Việt Nam phù hợp thông lệ quốc
tế và tình hình thực tế của Việt Nam; tiếp tục lộ trình thực hiện cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước đối với một số sản phẩm và dịch
vụ.
Theo Aat.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_tai_chinh_cong_da_tac_dong_tich_cuc_toi_nen_kinh_te_9303.pdf