MỤC LỤC
Trang
Giới thiệu ii
Lời cảm ơn iii
Thông tin dựán iv
PHẦN 1: QUẢN LÝ THIÊN TAI THẢM HỌA VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (QLRRTH/CĐ)
1
1.Định nghĩa các từvà khái niệm cơbản 2
2. Quản lí rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng 5
3. Tiến trình quản lí rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng 7
Góc dành cho tập huấn viên 11
Bài đọc thêm số1: Các hiểm họa chính ởViệt Nam 12
Bài đọc thêm số2: Biến đối khí hậu 16
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ RỦI RO THẢM HỌA DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸRỦI RO
19
1. Đánh giá rủi ro dựa vào cộng đồng 21
2. Các biện pháp giảm nhẹrủi ro trong thảm họa 27
3. Đánh giá nhanh nhu cầu 31
Góc dành cho tập huấn viên 33
Bài đọc thêm số3: Tình trạng dễbịtổn thương theo phưong thức tiếp cận sinh
kế
34
Bài đọc thêm số4: Nâng cao nhận thức cộng đồng 35
PHẦN 3: LẬP KẾHOẠCH PHÒNG NGỪA GIẢM NHẸRỦI RO THẢM
HỌA THIÊN TAI CÓ SỰTHAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
38
1. Tổng quan vềlập kếhọach có sựtham gia 39
2. Nội dung của lập kếhọach phòng ngừa giảm nhẹvà ứng phó thiên tai 41
3. Các bước lập kếhọach phòng ngừa và giảm nhẹthiên tai 43
Góc dành cho tập huấn viên 52
Bài đọc thêm số5: Lồng ghép Quản lý Thiên tai dựa vào Cộng đồng vào
Chương trình phát triển vùng
53
Bài đọc thêm số6: Tăng cường năng lực cởsởthông qua việc áp dụng kiến
thức được tập huấn vào thực hành
PHÂN PHỤLỤC
Phụlục 1: Các thuật ngữliên quan đến Giảm nhẹrủi ro thảm họa 58
Phụlục 2: Công cụ đánh giá rủi ro có sựtham gia 66
Phụlục 3: Mẫu Kê họach phòng ngừa giảm nhẹthiên tai – lồng ghép với phát
triển kinh tếxã hội cấp xã thôn
79
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4098 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý thiên tai thảm họa và quản lý rủi ro thiên tai thảm hoạ dựa vào cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường).
Tình trạng dễ bị tổn
thương
Những nhân tố hay
khó khăn hạn chế có
tính chất kinh tế, xã
hội, vật chất hay địa lý
làm giảm thiểu khả
năng phòng chống và
ứng phó của một cộng
đồng đối với tác hại
của các hiểm họa.
Mối quan hệ giữa Rủi ro (R) với Hiểm họa (H), Tình
trạng dễ bị tổn thương (V) và Khả năng (C)
C
H V x
= R (Rủi ro)
¼ Rủi ro trong thảm họa sẽ tăng lên nếu hiểm họa tác
động đến một cộng đồng dễ bị tổn thương có khả năng
hạn chế.
Rủi ro
Khả năng rất có thể có
thảm họa xảy ra.
¼ Thảm họa là sự hiện thực hóa của một rủi ro.
1.1.7. Các biện pháp giảm nhẹ rủi ro
Các biện pháp giảm nhẹ rủi ro là những hoạt động, dự án và chương trình khác nhau mà
các cộng đồng có thể nhận ra sau khi phân tích và lượng giá những rủi ro họ phải đối mặt.
Những biện pháp này được dự định cụ thể để giảm nhẹ rủi ro hiện tại và ngăn ngừa rủi ro
trong tương lai cho cộng đồng.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 3
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Hình 1.1: Minh họa bằng hình ảnh các khái niệm liên quan đến thiên tai, thảm họa
Hiểm họa
Khả năng
Cộng đồng dễ bị tổn thương
Thảm họa
Rủi ro
Biện pháp giảm
nhẹ rủi ro
1.2. Các khái niệm về quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 4
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
1.2.1 Cộng đồng
Trong bối cảnh của Quản lý rủi ro thảm họa, Cộng đồng được
hiểu là nhóm người sống trong cùng một khu vực địa lý, cùng
chịu một tình thế hiểm họa chung do vị trí cư trú của họ và có
thể có chung kinh nghiệm ứng phó với hiểm họa và thảm họa.
Tuy nhiên, họ có thể có những nhận thức và cách nhìn đối với
rủi ro khác nhau.
1.2.2 Đánh giá rủi ro thảm họa có sự tham gia
Đánh giá rủi ro thảm họa có sự tham gia là một quá trình nhờ đó
tất cả các bên quan tâm thu thập và phân tích thông tin về các rủi
ro trong thảm họa, mục đích để lập các kế hoạch thích hợp và triển khai những hoạt động
cụ thể làm giảm nhẹ các rủi ro trong thảm họa có thể sẽ tác hại đến cuộc sống của họ.
Quá trình này vừa mang tính đối thoại cũng vừa là cơ hội tham gia thương lượng dàn xếp
giữa những người đang đối mặt với rủi ro, các cấp chính quyền và các bên có liên quan
khác.
1.2.3 Quản lý rủi ro thảm hoạ
Quá trình có hệ thống của việc sử dụng các quyết định hành chính, tổ chức, kỹ năng vận
hành và năng lực để thực thi chính sách, chiến lược và khả năng đối phó của xã hội và
cộng đồng nhằm giảm thiểu những tác động của các hiểm họa tự nhiên và những thảm
họa có liên quan đến môi trường và công nghệ.
1.2.4 Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng
Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng là một quá trình trong đó các cộng đồng đang
đối mặt với rủi ro tham dự tích cực vào việc nhận diện, phân tích, xử lý, giám sát và đánh
giá về các rủi ro thảm họa nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và tăng
cường khả năng của họ. Như vậy có nghĩa rằng người dân là trung tâm của việc ra quyết
định và triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thảm họa. Sự tham dự của những
người dễ bị tổn thương nhất là rất quan trọng và sự hỗ trợ của những người ít bị tổn
thương hơn là cần thiết.
2. QUẢN LÝ RỦI RO THẢM HỌA (QLRRTH) DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG (CĐ)
Cộng Đồng
Một nhóm người có
tổ chức, có mối
quan tâm chung,
cùng chia sẻ mục
tiêu chung, có mối
quan hệ chặt chẽ
tương tác lẫn nhau.
Quản lý rủi ro
Thảm họa dựa vào
cộng đồng
Phương pháp hướng
mọi thành viên trong
cộng đồng bao gồm
cả những người dễ bị
tổn thương nhất, tham
gia vào quản lý thảm
họa.
1.2 Mục đích của QLRRTH dựa vào CĐ
Mục đích của phương pháp tiếp cận này nhằm:
Giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương.
Nâng cao khả năng của cộng đồng trong việc lập kế
hoạch phòng ngừa và ứng phó với thảm họa.
Giảm nhẹ những rủi ro mà thảm hoạ có thể gây ra.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 5
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
2.2 Những điểm cốt lõi trong phương pháp QLRRTH dựa vào CĐ 1
Cộng đồng đóng vai trò trung tâm trong QLRRTH. Trọng tâm chú ý trong quản
lý rủi ro thảm họa là cộng đồng địa phương. Phương pháp QLRRTH dựa vào CĐ
thừa nhận khả năng khởi xướng và duy trì sự phát triển của chính người dân địa
phương. Trách nhiệm thay đổi tùy thuộc vào những người sống trong cộng đồng
địa phương.
Giảm thiểu rủi ro thảm họa là mục đích. Chiến lược chủ yếu là để tăng cường
khả năng và nguồn lực đồng thời giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của các
nhóm dễ bị tổn thương nhất nhằm mục đích tránh việc xảy ra các thảm họa trong
tương lai.
Thừa nhận mối gắn kết giữa quản lý rủi ro thảm họa và quá trình phát triển.
Phương pháp này thừa nhận việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của thảm họa,
nghĩa là nghèo đói, phân biệt đối xử và tình trạng chịu thiệt thòi, quản lý kinh tế,
chính trị và xã hội yếu kém, sẽ đóng góp cho sự cải tiến toàn diện trong chất
lượng cuộc sống và môi trường.
Cộng đồng là nguồn lực chủ yếu trong quản lý rủi ro thảm họa. Cộng đồng là
người hành động chính cũng là người hưởng lợi trước tiên của quá trình quản lý
rủi ro thảm họa.
Áp dụng các phương pháp tiếp cận đa ngành và đa lãnh vực. Phương pháp
QLRRTH dựa vào CĐ nhóm họp lại rất nhiều các bên liên quan ở cộng đồng địa
phương và kể cả cấp quốc gia để mở rộng cơ sở nguồn lực cho việc quản lý rủi ro
thảm họa .
QLRRTH dựa vào CĐ được xem như một khung triển khai hoạt động năng
động và đang tiếp tục phát triển. Các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tiếp tục
xây dựng nên lý thuyết của QLRRTH dựa vào CĐ. Các cộng đồng và người thực
hành QLRRTH dựa vào CĐ chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và công cụ
tiếp tục làm phong phú thêm việc thực hành.
QLRRTH dựa vào CĐ công nhận những người khác nhau có nhận thức khác
nhau về rủi ro. Cụ thể đàn ông và phụ nữ có thể có hiểu biết và kinh nghiệm khác
nhau trong ứng phó với rủi ro, cũng có thể có nhận thức khác nhau về rủi ro và do
đó có những nhìn nhận khác nhau về cách làm giảm nhẹ rủi ro.
Những thành viên và nhóm khác nhau trong cộng đồng có tình trạng dễ bị tổn
thương và khả năng khác nhau. Các cá nhân, gia đình và nhóm khác nhau trong
cộng đồng có những tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng khác nhau. Sự khác
nhau được xác định do tuổi, giới, tầng lớp xã hội, nghề nghiệp sinh kế, sắc tộc,
ngôn ngữ, tôn giáo và hoàn cảnh tự nhiên nơi sinh sống.
Sự tham gia của cộng đồng là cần thiết.
Không ai có thể hiểu hoàn cảnh địa
phương bằng chính các thành viên
trong cộng đồng địa phương.
1 Abarquez, Imelda và Zubair Murshed. 2004. “CBDRM Field Practitioners’ Handbook” (Hướng dẫn cho
người làm công tác địa bàn về QLRRTH dựa cào CĐ), trg. 13, 14. ADPC, Thailand.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 6
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
2.3 Tầm quan trọng của cộng đồng trong tham gia việc QLRRTH dựa
vào CĐ
Cộng đồng tham gia vào quản lý rủi ro thảm hoạ là rất quan trọng vì:
Thông tin thu được sẽ đầy đủ và chính xác hơn nhờ vào những ý kiến và phản
ánh thực tế của người dân sống trong cộng đồng.
Quá trình tham gia sẽ giúp cho cộng đồng nâng cao được khả năng.
Giúp cho các chuyên gia bên ngoài hiểu rõ hơn về cộng đồng.
Thực hiện các chương trình đạt kết quả cao hơn khi có được những thông tin
chính xác từ phía cộng đồng.
Thực hiện nhanh chóng hơn các dự án nhờ vào sự tham gia đầy đủ và tích cực của
cộng đồng.
Phân chia ngân sách chính xác hơn và đúng đối tượng cần giúp đỡ.
Quy trình đưa ra quyết định sẽ hiệu quả hơn do có sự tham gia đông đủ của các
thành viên trong cộng đồng.
Đảm bảo ổn định đời sống lâu dài cho người dân.
2.4 Những yêu cầu và kết quả mong đợi của phương pháp QLRRTH
dựa vào CĐ
Tăng cường sự tham gia của người dân.
Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nói lên được nguyện vọng, ý kiến của mình và
được ưu tiên giải quyết.
Chấp nhận những quan điểm về nhận thức và những chiến lược thích ứng khác
nhau của cộng đồng.
Cộng đồng tự xác định được những yếu tố dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương và
rủi ro cần được ưu tiên giải quyết.
Kết hợp chiến lược giảm thiểu rủi ro vào các chương trình phát triển của cộng
đồng.
Các tổ chức và cá nhân bên ngoài cộng đồng tham gia hỗ trợ cho việc quản lý
thảm họa dựa vào cộng đồng.
3. TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO THẢM HỌA (QLRRTH) DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG (CĐ)
3.1 Các bước thực hiện trong tiến trình quản lí rủi ro thiên tai thảm họa
dựa vào cộng đồng
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 7
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Quản lý r ủi ro thảm họa
Việc áp dụng có hệ thống các chính sách,
thủ tục và thông lệ quản lý để nhận diện,
phân tích, lượng giá, xử lý, giám sát và đánh
giá các rủi ro. Việc này đòi hỏi việc ra quyết
định dựa trên sự kiểm tra về các rủi ro đó,
bao gồm hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn
Quá trình QLRRTH dựa vào CĐ gồm 6
giai đoạn kế tiếp nhau. Các giai đoạn
này có thể phân thành các bước được
thực hiện trước khi có thảm họa, hay sau
khi đã có một thảm họa xảy ra rồi, để
giảm thiểu các rủi ro trong tương lai
(xem Bài đọc thêm 1.3). Theo ADPC,2
quá trình này gồm 7 bước, bắt đầu từ
bước nhận diện cộng đồng dễ bị tổn thương
nhất (1), xây dựng các mối quan hệ và hiểu biết trong cộng đồng (2), đánh giá rủi ro thảm
họa có sự tham gia (3), lập kế hoạch QLRRTH có sự tham gia (4), thành lập và tập huấn
nhóm quản lý (5) và thực hiện QLRRTH dựa vào CĐ (6), và cuối cùng là bước Giám sát
và Đánh giá có sự tham gia (7).
Hình 1.2- Sơ đồ tóm tắt các bước thực hiệnquản l rủi ro dựa vào cộng đồng
Cộng Đồng dễ
bị tổn thương,
khả năng
ƯPTH yếu
Cộng Đồng có
khả năng thích
nghi cao hơn
Chú thích
CĐ: Cộng đồng
QLRRTHDVCĐ: Quản lý rủi ro thảm họa dựa
vào CĐ
TTDBTT: Tình trạng dễ bị tổn thương
Ư
QUẢN LÝ RỦI RO THẢM
HỌA DỰA VÀO CĐ
8. Phối hợp với các CĐ và tổ
chức khác giải quyết nguyên
nhân gốc rễ của TTDBTT
7. Thành lập nhóm
PN&ƯPTH tại CĐ
3. Thực hiện đánh giá
rủi ro thảm họa có sự
tham gia của người dân
4. Xác định những
rủi ro cần ưu tiên giải
quyết.
5. Xác định và lựa chọn
biện pháp giảm nhẹ rủi
ro ngắn và dài hạn
6. Lập kế hoạch PN
& ƯPTHDVCĐ
1. Tăng cường mối quan
hệ giữa tổ chức với
những lãnh đạo trong CĐ
2. Định hướng ban đầu
về QLRRTHDVCĐ
2 ADPC (TT Phòng Ngừa Thảm Họa Á Châu), 2002 & 2003. “CBDRM – Participants Workbook”
(QLRRTH dựa vào CĐ – Sách bài tập cho học viên ), trg. 10&11.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 8
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Không có một tiến trình chung cho tất cả các cộng đồng và quốc gia lãnh thổ, tiến trình
sẽ được xác định sau khi có các phân tích về cộng động, tổ chức, pháp lí, sinh thái nhân
văn v.v. Dưới đây là đề xuất chó tính chung nhất cho mộtn tiến trình QLRRTH dựa vào
cộng đồng, bao gồm các bước thực hiện như sau:
1. Tăng cường các mối quan hệ giữa các tổ chức và lãnh đạo trong cộng đồng
(trưởng thôn, chủ hộ gia đình, các tổ chức trong thôn và các tổ chức bên ngoài
khác). Định hướng ban đầu về quản lý rủi ro thảm hoạ dựa vào cộng đồng cho
những người có trách nhiệm (như thành viên Ban phòng Chống lụt bão xã hay
Nhóm phát triển cộng đồng của thôn/ấp).
2. Thực hiện đánh giá rủi ro do thảm hoạ gây ra có sự tham gia của người dân
3. Xác định những rủi ro cần được ưu tiên giải quyết.
4. Xác định và lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ rủi ro trước mắt và lâu dài.
5. Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ dựa vào cộng đồng.
6. Thành lập một nhóm người chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch phòng ngừa
và ứng phó thảm hoạ tại cộng đồng. Tập huấn nâng cao năng lực cho lãnh đạo
và thành viên của nhóm thực hiện này là việc quan trọng trong quá trình thực
hiện.
7. Phối hợp với các cộng đồng và tổ chức khác để giải quyết những nguyên nhân
gốc rễ dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương.
Phối hợp chuỗi các bước thực hiện kế tiếp này lại với nhau có thể xây dựng nên một hệ
thống lập kế hoạch và thực hiện, được xem như một công cụ mạnh sử dụng cho việc giảm
nhẹ rủi ro trong thảm họa.
Hình 1.3 Tham khảo tiến trình quản lí thiên tai tại Thái Lan
Quản lí RRTH dựa vào CĐ – Tiến trình và Công cụ
1. Xác định và lựa chọn cộng đồng • Số liệu thứ cấp
• Báo cáo hiện trường
2. Thành lập các nhóm cộng cộng, tài liệu
hướng dẫn
• Tập huấn đào tạo ,chuyên gia
• Hướng dẫn tổ chức quản lí nhóm
3. Thiết lập Mô hình Quản lí RRTH dựa
vào CĐ (CBDRM)
• Tài liệu thông tin về cộng đồng (Sổ
tay cộng đồng)
4. Phát triển các kế họach CBDRM • Tài liệu thông tin về đánh giá rủi
cộng đồng (Sổ tay đánh giá rủi ro
của cộng đồng)
5. Các hỗ trợ, kế họach họat động của
CBDRM và liên kết với tổ chức nhà nước
• Các đề xuất tài trợ và thỏa thuận
hợp tác
6. Chia sẽ kết quả, bài học và vận động
chính sách
• Tài liệu CBDRM và Sổ tay
hướng dẫn thực địa
Nguồn: Báo cáo trình bày của Chanyuth Tepa, tư vấn CBDRM của Raks Thai
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 9
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
3.2 Các bên liên quan trong QLRRTH dựa vào CĐ
Hình 1.4 Các bên liên quan trong QLRRTH dựa vào Cộng
đồng
CỘNG
ĐỒNG
Cơ quan
chính
quyền
Tổ chức
phi
chính
phủ
Khu vực
Tư nhân
Những
nhóm
khác
Các cá
nhân
Lãnh
đạo CĐ Các bên
liên
quan
Liên Hiệp
Quốc
Người
lao động
Các tổ
chức
Trong quá trình quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng, có thể chia rất nhiều bên liên
quan và các nhà hoạt động thành hai loại tổng quát, những người bên trong và bên ngoài
cộng đồng (như mô tả trong hình hai vòng tròn ở trên).
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 10
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
BÀI ĐỌC THÊM 1.1
CÁC HIỂM HỌA VÀ THIÊN TAI CHÍNH Ở VIỆT NAM
1. Các hiểm họa chính ở Việt Nam
Đặc điểm địa hình Việt Nam
Địa hình hẹp, đồng bằng thấp nằm cạnh núi cao và dốc nên thường xảy ra lũ lụt.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á.
Nằm trong vùng chịu nhiều bão nhất trên thế giới.
Góc dành riêng cho Tập huấn viên (Phần 1)
1. Mục tiêu bài học
Sau khi học bài này, học viên có thể:
Định nghĩa được những khái niệm liên quan đến Quản lý thiên tai, thảm hoạ:
Hiểm hoạ, Thảm hoạ
Phân biệt được khái niệm ‘hiểm hoạ’ và ‘thảm hoạ’.
Xác định được những hiểm hoạ chính ảnh hưởng tới địa phương mình và nhận
biết được nguyên nhân, tác hại của các loại hiểm hoạ đó.
Hiểu rõ sự khác nhau giữa Tình trạng dễ bị tổn thương và tình trạng nghèo đói.
Hiểu rõ vai trò của cộng đồng trong mô hình QLRRTH.
Nêu được tầm quan trọng và các bước quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng
đồng.
2. Tài liệu và học cụ
Giấy màu cắt nhỏ thành các tấm card (thẻ) hoặc giấy A4 cắt đôi, bút dạ viết bảng,
giấy A0, băng keo dán và tài liệu photocopy phát cho học viên.
3. Một số lưu ý cho giảng viên
Phương pháp trọng tâm sử dụng trong bài này là thảo luận nhóm, thảo luận và
hướng dẫn bài.
Các tấm thẻ màu được dùng để ghi lại ý kiến của học viên. THV cần giải thích
rõ cách sử dụng thẻ màu, ví dụ: nên viết ngang, chữ to, rõ ràng, mỗi thẻ màu
chỉ viết một ý kiến. Nếu có nhiều ý kiến thì nên sử dụng nhiều thẻ màu khác.
THV nên tìm cách đặt câu hỏi thảo luận và lấy ý kiến của HV thay vì áp đặt
các giải thích và định nghĩa của các khái niệm.
Khi sử dụng các ví dụ về Hiểm họa, Thảm họa, Tình trạng dễ bị tổn thương và
Khả năng, THV cố gắng tìm các ví dụ gần gũi với thực tế của cộng đồng tại
địa phương và giúp HV phân biệt giữa hai từ Thảm Họa với Hiểm Họa,
TTDBTT với tình trạng nghèo khổ
Cần lưu ý HV hiểu các khái niệm và từ khóa Hiểm họa, TTDBTT và Khả năng
sẽ được liên hệ sử dụng cho các bài học sau.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 11
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Bài đọc thêm số 1
Các hiểm họa và thiên tai chính ở Vịêt Nam
(Nguồn: Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia lần 2 về Quản lý và Giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam –
2001 đến 2020, trg. 25, bản thảo 6, 12/2001)
Hình 1.5 - Các thiên tai hính ảnh hưởng đến của các vùng thiên tai
khác nhau tại Tại Việt Nam
1. Đặc điểm địa hình ở Việt Nam
Địa hình hẹp, đồng bằng thấp nằm cạnh núi cao và dốc nên thường xảy ra lũ lụt.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á.
Nằm trong vùng chịu nhiều bão nhất trên thế giới.Địa hình hẹp, đồng bằng thấp
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 12
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nóng lên
của trái đất.
Thiên tai ở các vùng khác nhau tại Việt Nam
CÁC VÙNG THIÊN TAI CHÍNH
Vùng núi phía Bắc Lũ quét, sạt lỡ đất
Đồng bằng Sông Hồng Lũ lụt, bão
Các Tỉnh Miền Trung Bão, lụt, sạt lỡ đất, lũ quét, hạn hán
Vùng Tây Nguyên Lũ quét, sạt lỡ đất
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Lũ lụt, bão
Tần suất các thiên tai xảy ra ở Viêt Nam
TẦN SUẤT CAO TẦN SUẤT TRUNG BÌNH TẦN SUẤT THẤP
Lũ lụt Mưa đá Động đất
Bão Hạn hán Tai nạn công nghiệp
Ngập úng Sạt lỡ đất Sương mù
Xói mòn, bồi lắng Hỏa họan
Nhiễm mặn Nạn phá rừng
2. Các loại thiên tai cụ thể
Áp thấp nhiệt đới và bão
Lũ lụt
Lốc xoáy
Hạn hán
Sét..v..v..
2.1- Áp thấp nhiệt đới và bão
a) Khái niệm:
Áp thấp nhiệt đới và bão được hình thành từ Biển Đông hoặc Tây Thái Bình Dương.
Bão (Tốc độ gió từ cấp 8 trở lên tức là trên 62 km/giờ)
Áp thấp nhiệt đới và bão có thể di chuyển vào đất liền và nhanh chóng bị
suy yếu đi. Áp thấp nhiệt đới thường có gió xoáy kèm mưa lớn (Mưa lớn làm
mực nước biển dâng cao. Đối với Ap thấp nhiệt đới và bão thì Hệ thống dự
báo thời tiết (vệ tinh, ra đa) có thể cảnh báo trước từ 6 đến 12 giờ.
b) Những thiệt hại chính do áp thấp nhiệt đới và bão gây ra:
Gây thương vong và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng (chết người, bị
thương, gây dịch bệnh...)
Thiệt hại về vật chất: Hư hỏng công trình, ngưng trệ giao thông, gián đoạn
thông tin liên lạc;
Mất mùa và mất mát tài sản;
Ô nhiểm môi trường;
Thiếu lương thực và nước sạch cho sinh hoạt.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 13
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
c) Những yếu tố làm tăng thiệt hại đối với những cộng đồng:
Nằm ở vùng thấp ven biển.
Dân cư sống ở những vùng thấp trũng ở đồng bằng hay ven biển.
Không có hệ thống cảnh báo và liên lạc cần thiết.
Nhận thức về rủi ro, hiểm họa còn thấp.
Cơ sở hạ tầng yếu kém.
Thiếu sự chuẩn bị cho việc phòng chống bão.
2.2 Lũ lụt
a) Khái niệm về lũ lụt
Lũ là mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình
thường.
Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ và đê đập vào các
vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng.
b) Nguyên nhân
Mưa lớn và mưa kéo dài.
Các công trình xây dựng ngăn cản dòng chảy tự nhiên (đường sá, hệ thống
thuỷ lợi...)
Vỡ đê, kè hay vỡ đập.
Rừng ven biển, ven sông bị phá huỷ.
Bão có thể gây ra triều dâng, mưa lớn dẫn đến ngập lụt và nhiễm mặn.
c) Các loại lũ
Lũ sông: nước dâng lên từ từ,
thường xảy ra theo mùa ở các
hệ thống sông ngòi.
Lũ ven biển: xuất hiện khi sóng
biển dâng cao đột ngột kết hợp
với triều cường, phá vỡ đê hoặc
tràn qua đê biển vào đất liền
làm nước sông chảy thoát ra
biển chậm gây ngập lụt.
Lũ quét: diễn ra nhanh
trong thời gian rất ngắn,
dòng nước chảy với tốc
độ lớn.
d) Tác hại của lũ lụt
Gây chết người hoặc bị thương.
Ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng (lũ lụt kéo dài có thể làm chậm trễ
mùa vụ mới, nguồn nước bị nhiễm bẩn, phát sinh dịch bệnh).
Làm hư hỏng các công trình ( nhà cửa, bệnh viện, trạm y tế, trường học,
đường giao thông, đường dây điện, đường dây điện thoại, hệ thống cung cấp
nước sạch ...)
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 14
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Gây xói lở hoặc bồi lắng, lấp đất, cát làm mất diện tích trồng trọt.
e) Những yếu tố làm tăng thiệt hại của lũ lụt
Cách kiếm sống của các cộng đồng trong vùng thường bị ngập lụt.
Thiếu hiểu biết về nguyên nhân và cách phòng chống lũ lụt.
Chủ quan không có sự chuẩn bị phòng ngừa
Nhà ở đơn sơ, nền nhà thấp, móng và kết cấu nhà không chịu được lũ lụt.
Không dự trữ lương thực
Cây trồng, gia súc không được bảo vệ.
Thiếu nơi trú ẩn an tòan cho tàu, thuyền đánh cá.
2.3 Hạn hán
a/ Nguyên nhân
Nắng nóng kéo dài, không có mưa.
Môi trường tự nhiên bị phá vỡ do chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy.
Nguồn nước bị cạn kiệt do khai thác và sử dụng không hợp lý.
Nước trong ao hồ bốc hơi nhưng không có mưa bù lại.
Thay đổi đặc điểm khí hậu trên toàn cầu.
b/ Tác hại của hạn hán
Thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất
Gia tăng dịch bệnh ở người (đặc biệt đối với trẻ em và người già).
Giảm sản lượng cây trồng, vật nuôi.
Làm chết tôm cá nuôi trong ao hồ.
Làm cho gia súc, gia cầm (trâu bò, lợn gà) bị chết hoặc bị dịch bệnh.
Hình 1.6 Hạn hán
Nguồn: Hội CTĐ Việt Nam. 6-2001. “Giới
Thiệu về Phòng Ngừa Thảm Họa cho Học Sinh
ể
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 15
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Bài đọc thêm số 2
Biến đổ khí hậu và những ảnh hưởng
1. Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi của thời tiết thông thường trên diện rộng. Thời tiết
thông thường bao gồm nhiệt độ, kiểu gió và lượng mưa.
1. 50 năm trước tầng khí quyển còn mỏng
nên tia nắng của mặt trời chiếu xuống mặt
đất và phản lại trong không trung.
2. Các hoạt động của con người đã làm tăng
lượng khí cacbonic, mêtan kết hợp với việc giảm
đi các máy lọc không khí tự nhiên như rừng, cây..
Vì vậy, bầu khí quyển ngày càng bị dày lên làm
ngăn cản việc thoát khí.
3. Ngày nay, phần lớn khí thải bị kẹt lại trong bầu
khí quyển nhiều hơn trước đây. Tia nắng khó phản
chiếu lại, lượng khí thải lớn tạo thành hơi nóng và vì
thế mà dẫn đến tình trạng ngày càng nóng lên của
trái đất và biến đổi của khí hậu.
4. Sự nóng lên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng hơn vì
có nhiều khí thải công nghiệp, ôtô, xe máy gây ra hiệu
ứng nhà kính. Nhiệt độ tăng làm tan băng tuyết dẫn đến
mực nước biển dâng lên.
Thành phần không
khí thay đổi
Nhiệt độ thay đổi
Thay đổi chế độ mưa
nắng thời tiết
Mất
rừng
Đất thoái hóa
Lũ lụt, hạn hán/
thảm họa khác
thường xuyên hơn
Mực nước biển
dâng
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 16
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu:
Khí hậu biến đổi là do các hoạt động của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra.
Những hành động của người có thể dẫn đến:
Tăng khí Carbonic trong bầu khí quyển do khí thải từ đốt nhiên liệu quặng mỏ,
than đá, khí thiên nhiên và từ công nghiệp;
Làm tăng lượng khí mêtan (từ đồng lúa bị ngâm lụt và phân gia súc);
Thay đổi về mô hình sử dụng đất đai (phá rừng, trồng rừng, mô hình canh tác
sản xuất nông nghiệp...)
Hiện tượng biến đổi khí hậu gồm có:
Hiện tượng El Nino hình thành nên bởi nhiệt độ nóng bất thường của vùng Thái
Bình Dương nằm trên đường xích đạo1. Hiện tượng El Nino gây ra hạn hán.
Hiện tượng La Nina là do nhiệt độ lạnh bất thường của bề mặt Thái Bình Dương
nằm trên đường xích đạo2 hình thành nên. Hiện tượng La Nina gây ra lũ lụt.
* Hai hiện tượng này là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Việt Nam là nước nằm
trong khu vực Đông Nam Á, gần Thái Bình Dương vì thế Việt Nam bị ảnh hưởng trực
tiếp của hai hiện tượng trên.
3. Dự báo những ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu:
a) Tăng nhiệt độ dẫn đến:
Tăng nguy cơ mất mùa
Nguy cơ tăng tỷ lệ người chết và mắc bệnh hiểm nghèo
Tăng nguy cơ gia súc và thú hoang dã bị dịch bệnh
Ảnh hưởng lớn đến kết cấu công trình do khô đất làm co nền móng.
Ảnh hưởng đến nguồn nước và chất lượng nước
Tăng nguy cơ xảy ra hỏa hoạn và cháy rừng
b) Mưa lớn và mưa kéo dài sẽ dẫn đến:
Nhiều lũ lụt
Sạt lở và xói mòn đất
c) Nhiều gió xoáy và bão lốc dẫn đến:
Tăng nguy cơ đối với đời sống và sinh kế của con người
Tăng nguy cơ dịch bệnh
Vùng ven biển bị lỡ và nguy hại đến cơ sở hạ tầng
Phá hủy hệ thống sinh thái vùng ven biển
d) Hạn hán trầm trọng là nguyên nhân của hiện tượng El Nino có thể dẫn đến:
1, 2 Đại học Illinois, khoa Khoa học Khí Quyển.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Trang 17
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Giảm sản lượng nông nghiệp
Giảm nguồn thủy điện tiềm năng trong vùng bị hạn hán.
e) Thay đổi chất lượng nước có thể dẫn đến:
Tăng độ mặn của nước trong đ