Quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội

Có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho NHCSXH được tiếp cận với các nguồn vốn giá rẻ, thời hạn dài

- Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cho phù hợp. Nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân các cấp trong việc điều tra, rà soát, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách để làm căn cứ cho việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Chủ trì rà soát các chính sách về hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội có liên quan đến chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do các Bộ, ngành xây dựng

 

doc27 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành, NHNN, chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc và các Tổ chức CTXH nhằm tạo môi trường cũng như cơ sở pháp lý và nâng cao năng lực cho NHCSXH trong công tác quản lý tín dụng chính sách. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tín dụng chính sách. Chương 2: Thực trạng quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Chương 3: Giải pháp quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH 1.1. TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH 1.1.1. Quan niệm về tín dụng chính sách Thuật ngữ TCVM có nghĩa là cung cấp cho người nghèo những món vay nhỏ để giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc phát triển kinh doanh nhỏ . Theo Ủy ban Châu Âu (European Commission) (2000), khái niệm TCVM được hiểu theo nghĩa rộng hơn: Nó là sự cung cấp dịch vụ tài chính trên một phạm vi rộng bao gồm tiết kiệm, cho vay, dịch vụ tiền trả, chuyển giao tiền và bảo hiểm tới người nghèo và các hộ gia đình thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ. Theo Điều 1, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ thì tín dụng chính sách xã hội được định nghĩa như sau :"Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, bảo đảm ASXH". 1.1.2. Đặc điểm tín dụng chính sách Thứ nhất, tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định hoặc do Nhà nước thành lập để thực hiện tín dụng chính sách trong lĩnh vực ASXH. Thứ hai, tín dụng chính sách là kênh tín dụng của Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Thứ ba, đối tượng vay vốn tín dụng chính sách là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ. Thứ tư, nguồn vốn của tín dụng chính sách là nguồn vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ Ngân sách. Thứ năm, Chính phủ hoặc người được Chính phủ ủy quyền quyết định về lãi suất cho vay, điều kiện vay, thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách. Thứ sáu, phương thức cho vay đa dạng 1.1.3. Các hình thức tín dụng chính sách - Căn cứ vào thời hạn cho vay: gồm có 03 loại là tín dụng chính sách ngắn hạn, tín dụng chính sách trung hạn và tín dụng chính sách dài hạn. - Căn cứ vào sự đảm bảo hoàn trả nợ có hai loại tín dụng: Tín dụng tín chấp và Tín dụng thế chấp. - Căn cứ vào hình thức hoạt động: cho vay các ngành công nghiệp có tầm chiến lược quốc gia quan trọng; các công trình có khả thi về tài chính nhưng khối lượng vốn quá lớn hoặc thời gian hoàn trả quá dài và cho vay nhằm mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH 1.1.4. Rủi ro tín dụng chính sách Rủi ro tín dụng chính sách được nhìn nhận dưới 2 góc độ: rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên tai, địch họa, người vay bị chết, mất tích không có người thừa kế hoặc do các biến động khác ngoài dự kiến làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách. Rủi ro chủ quan đến từ cả hai phía là tổ chức thực hiện tín dụng chính sách và người vay. 1.1.5. Vai trò của tín dụng chính sách - Tín dụng chính sách là giải pháp thoát nghèo, đảm bảo ASXH ở Việt Nam. - Thứ hai, tín dụng chính sách góp phần vào sự phát triển kinh tế. - Thứ ba, tín dụng chính sách góp phần ổn định chính trị đất nước. - Thứ tư, tín dụng chính sách làm cầu nối và tạo điều kiện phát huy chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội. - Thứ năm, Tín dụng chính sách góp phần tăng cường vai trò quản lý của Chính quyền địa phương. - Thứ sáu, tín dụng chính sách góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong cả nước. 1.2. QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH 1.2.1. Khái niệm quản lý tín dụng chính sách “Quản lý tín dụng chính sách là một quá trình gồm những hoạt động phối hợp, liên kết, thống nhất từ trung ương đến cơ sở của các cấp chính quyền, hội đoàn thể, NHCSXH và của những người vay vốn trong lĩnh vực tín dụng chính sách nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất”. 1.2.2. Nội dung quản lý tín dụng chính sách Quản lý tín dụng chính sách cần phải tuân theo nội dung cơ bản, quy trình nhất định và chặt chẽ. Nội dung đầu tiên của quản lý tín dụng chính sách là quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách. Thứ hai, quản lý tín dụng chính sách phải quản lý được khách hàng vay vốn. Thứ ba, là điều kiện vay vốn. Thứ tư, là giới hạn tín dụng hay mức cho vay. Thứ năm, là quản trị mạng lưới. Thứ sáu, là thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ. Thứ bảy, là phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Thứ tám, là bảo đảm tiền vay. 1.2.3. Phương pháp quản lý tín dụng chính sách Từ thực tế nghiên cứu có thể thấy được một số phương pháp quản lý tín dụng chính sách sau: Phương pháp kinh tế; Phương pháp hành chính; Phương pháp giáo dục; Phương pháp phân tích, thống kê. 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách Về hiệu quả xã hội : Thể hiện ở tính hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội. Mục tiêu tối cao của tín dụng chính sách là xoá đói, giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo ASXH. Tín dụng chính sách là một trong những giải pháp để thực hiện triệt để Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo. Về hiệu quả kinh tế: phải xem xét từ các góc độ như tiết kiệm chi phí cho NSNN, hạn chế tổn thất dẫn đến mất vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn do NSNN cấp và vốn tự huy động được cho các mục tiêu anh sinh xã hội... 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng chính sách - Môi trường kinh tế - xã hội - Năng lực tài chính và hệ thống quản trị rủi ro - Chất lượng cán bộ và cơ cấu tổ chức mạng lưới - Công nghệ thông tin 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH Thông qua kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách tại một số nước trên Thế giới như tại Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ, một số nước Nam Mỹ và Châu Phi rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý tín dụng chính sách tại Việt Nam. Thứ nhất: Đa dạng hóa các nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo. Thứ hai: Kết hợp hài hòa giữa nguồn lực của khu vực công và khu vực tư trong hoạt động tín dụng giảm nghèo. Thứ ba: Phát triển hình thức hỗ trợ giảm nghèo thông qua các tổ chức tài chính vi mô. Thứ tư: Để tiếp tục phát triển, NHCSXH cần vận dụng có hiệu quả các hình thức hoạt động của một tổ chức TCVM. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 2.1.1. Quá trình hình thành và đặc điểm hoạt động NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. NHCSXH là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương, có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Vốn đìều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời gian hoạt động là 99 năm. Mô hình tổ chức NHCSXH được quản lý theo nguyên tắc thống nhất trong toàn hệ thống. 2.1.2. Kết quả hoạt động 2.1.2.1. Huy động vốn Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH bao gồm: (i) vốn do Ngân sách Nhà nước cấp; (ii) vốn huy động và vốn vay; (iii) vốn nhận tài trợ, uỷ thác. Thống kê nguồn vốn huy động được qua các năm của NHCSXH cho thấy, công tác huy động vốn và tạo lập nguồn vốn của NHCSXH từ ngày thành lập đến nay đã có nhiều biến động. Không chỉ tăng số lượng, chất lượng nguồn vốn mà cơ cấu nguồn vốn cũng được mở rộng. Nguồn vốn của NHCSXH khi thành lập và nhận bàn giao từ NHNg là 9.047 tỷ đồng. Đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 146.460 tỷ đồng, tăng 135.936 tỷ đồng so với thời điểm năm 2003. 2.1.2.2. Tín dụng chính sách tại NHCSXH Khi mới thành lập, NHCSXH chỉ có 03 chương trình tín dụng. Đến nay, NHCSXH đã được Chính phủ giao quản lý 20 chương trình tín dụng. Đến 31/12/2015 có 07 chương trình tín dụng có dư nợ lớn chiếm gần 95% tổng dư nợ là: Cho vay hộ nghèo 25,5%; cho vay hộ cận nghèo 19,3%; cho vay HSSV 17,2%; cho vay NS&VSMTNT 14,1%; cho vay SXKD VKK 10,9%; cho vay giải quyết việc làm 4,8% và cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 2,6%. Bên cạnh những chương trình đề cập cụ thể trên còn có chương trình cho vay đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo, cho vay trả chậm nhà ở Đồng bằng Sông Cửu Long, cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, cho vay làm chòi tránh lũ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền TrungTất cả những chương trình tín dụng NHCSXH thực hiện đều nhằm mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH và mang lại nhiều lợi ích KTXH. Tất cả các chương trình tín dụng này đã tạo nên một bức tranh tín dụng đa dạng tại NHCSXH và góp phần đưa tín dụng chính sách đi vào lòng dân, được nhân dân, Đảng và Chính phủ tin tưởng cũng như khẳng định năng lực quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH. 2.1.2.3. Về hoạt động Truyền thông và đối ngoại Hoạt động đối ngoại trong những năm qua đã tiếp tục nâng cao vị thế của NHCSXH. Theo báo cáo của Phong trào Tín dụng Vi mô Toàn cầu, NHCSXH được ghi nhận đứng thứ nhất thế giới về quy mô chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, đứng thứ ba về tổng số khách hàng đang phục vụ trong tổng số 10.000 tổ chức tài chính vi mô và ngân hàng có hoạt động tài chính vi mô trên toàn thế giới. NHCSXH tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trong nhiều dự án khác nhau. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 2.2.1. Nội dung quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội 2.2.1.1. Quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách NHCSXH có 05 loại nguồn vốn: Vốn do NSNN cấp, vốn vay theo sự chỉ đạo của Chính phủ, vốn huy động và vay với lãi suất thị trường, vốn nhận ủy thác đầu tư, vốn khác và các quỹ. - Căn cứ vào lãi suất huy động, có thể phân thành 02 nhóm sau: Nhóm nguồn vốn không lãi và lãi suất thấp. - Căn cứ vào tiêu chí thời hạn huy động, có thể chia nguồn vốn của NHCSXH thành 2 nhóm: Nhóm nguồn vốn ngắn hạn và Nhóm nguồn vốn trung và dài hạn. Giai đoạn đầu khi mới thành lập và đi vào hoạt động (2002-2006), vốn huy động theo lãi suất thị trường chiếm tỷ trọng cao hơn vốn không lãi hoặc lãi suất thấp. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay lại ngược lại, vốn huy động không lãi hoặc lãi suất thấp chiếm tỷ trọng cao hơn. Khi đã đi vào ổn định và phát triển, NHCSXH thực hiện đúng quy định ưu tiên sử dụng nguồn vốn huy động không lãi hoặc lãi suất thấp trước rồi mới đến huy động vốn theo lãi suất thị trường nhằm hạn chế cấp bù từ NSNN. Từ năm 2003 đến 2010 chủ yếu tập trung huy động nguồn vốn dài hạn và năm 2010, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất (87.67%). Từ năm 2011 đến nay tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm tuy nhiên giảm không đáng kể, vẫn chiếm trên 70%. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa NHCSXH huy động được nhiều nguồn vốn trung, dài hạn. Khách hàng vay vốn tại NHCSXH chủ yếu vay vốn với thời hạn cho vay trung và dài hạn nên nguồn vốn trung, dài hạn NHCSXH huy động được sẽ tạo điều kiện tốt cho NHCSXH thực hiện tín dụng ưu đãi và đảm bảo khả năng thanh toán. 2.2.1.2. Quản lý hoạt động cho vay . NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt mục tiêu Chính phủ đã đặt ra là tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, đảm bảo ASXH; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp XĐGN, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Đến thời điểm 31/12/2015, tổng dư nợ đạt 142.528 tỷ đồng, tăng gấp 18 lần so với khi mới đi vào hoạt động năm 2002, với hơn 6.863 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ, dư nợ bình quân hơn 20 triệu đồng/đối tượng vay vốn. Hiện nay, NHCSXH đã và đang triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách với hơn 27,9 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đến 31/12/2015, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 1.107 tỷ đồng, chiếm 0,78% tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn là 468 tỷ đồng, nợ khoanh 639 tỷ đồng. 2.2.2. Phương thức quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH Một là, tín dụng chính sách tại NHCSXH có sự tham gia của nhiều đơn vị cùng chung sức quản lý. Hai là, tín dụng chính sách tại NHCSXH được quản lý bài bản và thống nhất trong toàn hệ thống. Ba là, NHCSXH quản lý tín dụng chính sách thông qua cơ chế khoán chỉ tiêu kế hoạch tín dụng. Bốn là, quản lý tín dụng chính sách thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát. 2.2.3. Hiệu quả quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội 2.2.3.1. Về hiệu quả xã hội - Các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ nghèo cần được vay vốn trung bình trong 5 năm qua 2010-2015 đạt mức khá cao 87%. Kết quả cho thấy gần như tỷ lệ này không có nhiều biến động và xu hướng tăng trưởng ổn định qua các năm. - Tỷ lệ số HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn từ NHCSXH cũng luôn đạt ở mức trên 90% và tăng trưởng mạnh trong hai năm gần đây với mức hiệu suất đạt gần 100%. Bên cạnh đó, tỷ lệ người thuộc đối tượng chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động cũng đạt mức rất cao từ 90% năm 2010 đến gần 100% năm 2015. Điều đáng khích lệ là tỷ lệ người sau cai nghiện có việc làm ổn định và không tái nghiện cũng luôn đạt trên mức 80% và thậm chí ở ngưỡng 90% tính đến cuối năm 2015. 2.2.3.2. Về hiệu quả kinh tế Trên thực tế cho thấy tỷ lệ nợ xấu của NHCSXH luôn dưới mức 1,4% trong 5 năm qua. Như vậy có thể thấy mức độ rủi ro mất vốn của NHCSXH là trong tầm kiểm soát được và nó đảm bảo cho NHCSXH hoạt động an toàn, bền vững, từ đó giúp NHCSXH có thể tiết kiệm được nhiều chi phí như chi phí quản lý nợ và xử lý nợ rủi ro, v.vĐặc biệt tỷ lệ này còn thể hiện người vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả, NHCSXH cho vay vốn đúng đối tượng,.. 2.2.3.3. Khảo sát thực tế Kết quả khảo sát 1.433 hộ dân đã đánh giá cao nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đối với các hoạt động kinh tế, đời sống gia đình. Hoạt động phát triển kinh tế, tăng thu nhập của gia đình được người dân đánh giá cao nhất, chiếm 67,8%, bên cạnh đó việc xây dựng và cải thiện nhà ở từ nguồn vốn tín dụng chưa được người dân đánh giá cao, tỷ lệ không tăng chiếm 13,3%, cao nhất các hoạt động của gia đình. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA cho thấy P<= 0,05 phương sai của các nhóm có thời hạn vay có sự khác biệt, có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa thời hạn vay của các nhóm hộ gia đình có ý nghĩa thống kê với tác động của nguồn vốn ưu đãi tới việc phát triển kinh tế, tăng thu nhập; Cải thiện đời sống gia đình và tiếp cận nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường (P<=0.05). Sự khác biệt này còn được thể hiện giữa các nhóm tuổi, giữa các nhóm tuổi khác nhau thì giá trị trung bình của các nhóm có sự khác nhau, cụ thể trong cách đánh giá tác động của nguồn vốn vay ưu đãi tới hoạt động phát triển kinh tế, tăng thu nhập; Cải thiện đời sống gia đình và nâng cao trình độ văn hóa, học vấn. Đặc biệt giữa các hộ gia đình có số tiền vay khác nhau thì có sự khác biệt về phương sai và giá trị trung bình của tác động nguồn vốn tới hầu hết các hoạt động của gia đình, tới 7/8 hoạt động (P<=0.05). Trong đó không tìm thấy sự khác biệt về số tiền được vay với hoạt động nâng cao trình độ văn hóa, học vấn. Cơ chế tín dụng của NHCSXH được thực hiện linh hoạt và chủ động theo điều kiện và đối tượng vay vốn, đa phần người dân đều hài lòng 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 2.3.1. Những kết quả đạt được Một là, đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn tín dụng, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hai là, tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội. Ba là, chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được nâng cao. Bốn là, đã thiết lập được mô hình tổ chức quản trị đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta. Năm là, xây dựng và tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, sáng tạo của Việt Nam. Sáu là, xây dựng được bộ máy điều hành tác nghiệp gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả và hình thành cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế Một là, Nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người vay. Hai là, Về cơ chế hoạt động, gồm: Cơ chế tạo lập nguồn vốn, cơ chế sử dụng vốn và cơ chế tài chính. Ba là, Công tác điều tra, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức Bốn là, Công tác phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH Năm là, Một số Ban đại diện HĐQT chưa thường xuyên, sâu sát; vai trò, trách nhiệm và sự phối kết hợp của một số UBND cấp xã Sáu là, Tại một số tỉnh, thành phố phát triển công nghiệp không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia vì vậy một số tỉnh quy định chuẩn nghèo riêng. Tuy nhiên đến nay chưa bố trí nguồn vốn tương xứng để cho vay các đối tượng này. 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, Nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu nhằm phát triển kinh tế - xã hội chin Hai là, Một số chính quyền địa phương do chưa xác định được xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ ưu tiên hiện nay Ba là, Thiếu cơ chế chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của các ngành, các cấp Bốn là, Thiếu cơ chế gắn kết thống nhất và hiệu quả để lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội trên một địa bàn, giữa hoạt động tín dụng chính sách với các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ Năm là, Chưa có sự tách biệt giữa tiêu chí phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với tiêu chí phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo để hưởng các chính sách về y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, ảnh hưởng tới công tác điều tra, xác nhận để cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sáu là, Mạng lưới tổ chức điều hành ở một số thành phố lớn chưa phù hợp với thực tế, phương pháp bố trí bộ máy điều hành tác nghiệp theo địa bàn hành chính không phù hợp với xu thế thay đổi của các đối tượng chính sách. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI 3.1. MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 3.1.1. Mục tiêu về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020 Nghị quyết đã đưa ra mục tiêu tổng quát “Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư” . Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đặt ra nhiệm vụ "Phải coi trọng việc kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn..." Nghị quyết số 15/NQ-TƯ ngày 01/6/2012 về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cũng yêu cầu "Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ...", đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn. 3.1.2. Nhu cầu tín dụng chính sách đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại Việt Nam đến năm 2020 Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đến năm 2030 cần phải bố trí một lượng vốn khoảng 200.000 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2010, mỗi năm tăng khoảng hơn 5.000 tỷ đồng. 3.2. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Mục tiêu tổng quát Phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Mục tiêu cụ thể a) 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp. b) Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. c) Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% tổng dư nợ. d) Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. đ) Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. e) Hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. g) Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro. h) Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. 3.3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3.3.1. Hoạch định chính sách tín dụng chính sách Để đảm bảo cho NHCSXH có thể thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách thì cần phải có định hướng chính sách và cơ chế về nguồn vốn, lãi suất, xử lý rủi ro và quản lý tài chính 3.3.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động tín dụng chính sách Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của NHCSXH trên cơ sở phối hợp với các bộ, ngành chức năng xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của pháp luật về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoàn thiện cơ chế tạo lập nguồn vốn, cơ chế quản lý tài chính , đảm bảo cho ngân hàng hoạt động ổn định, bền vững. 3.3.3. Giải pháp mở rộng tín dụng chính sách - Cần xây dựng các chương trình tín dụng chính sách phù hợp với các nhóm người nghèo do các nguyên nhân khác nhau dựa trên tiếp cận "nghèo đa chiều'' - Mở rộng các đối tượng chính sách khác như các đối tượng gặp khó khăn đột xuất về tài chính... - Hiện nay tại các tỉnh, thành phố lớn, có công nghiệp phát triển, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn chung của cả nước ngày càng giảm. Để mở rộng hoạt động của NHCSXH, một mặt, các địa phương phải ban hành chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo quốc gia. Mặt khác, cần cần bố trí ngân sách chuyển cho NHCSXH tạo lập nguồn vốn cho vay. Đồng thời, thực hiện cơ chế cấp bù theo quy định của Chính phủ áp dụng đối với NHCSXH. 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và công tác cán bộ - Cần hoàn thiện bộ máy quản trị ; Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý theo hướng tinh giản cấp trung gian, tăng cường quản lý ở cấp trung ương, tăng nhân lực và cơ cấu lại Phòng giao dịch cấp huyện và Hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống kiểm tra nội bộ. Đồng thời, quy định lại chức năng nhiệm vụ của các đơn vị. - Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; Tiêu chuẩn hóa viên chức chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở quy định của Nhà nước có tính đến đặc thù của NHCSXH. 3.3.5. Giải pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động của NHCSXH Hoàn thiện về cơ chế tạo lập nguồn vốn, cơ chế sử dụng vốn, cơ chế tài chính của NHCSXH và một số cơ chế khác để NHCSXH hướng tới phát triển bền vững. 3.3.6. Giải pháp xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan theo đúng quy định. Thực hiện đôn đốc các chi nhánh trong việc quản lý nợ khoanh, đánh giá thu hồi nợ khoanh khi hết thời gian khoanh nợ, để có biện pháp xử lý phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể tránh tình trạng chây ỳ, tạo tâm lý ỷ lại, lây lan. 3.3.7. Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin - Hoàn thiện hệ thống corebanking giúp cho việc cập nhật hàng ngày các thông tin giao dịch của toàn hệ thống một cách chính xác. - Hoàn thiện qui trình giao dịch xã bằng phần mềm corebanking, hoàn thiện hạ tầng thông tin để tiến tới giao dịch trực tuyến (online) tại Điểm giao d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_tien_si_kinh_te_tieng_viet_4208_1853761.doc
Tài liệu liên quan