MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I: QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC
MỐI QUAN HỆ CỦA CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI . 3
1. Quan niệm của Nho giáo về con người . 3
1.1. Nguyên nhân làm cho Nho giáo chú trọng đến con người . 3
a. Nguyên nhân thời đại: . 3
b. Nguyên nhân truyền thống: . 4
c. Nguyên nhân học thuật : . 5
1.2. Nho giáo quan niệm về bản chất con người . 7
2. Quan miệm về các mối quan hệ của con người trong xã hội . 9
2.1. Quan niệm của nho giáo về các mối quan hệ của con người trong xã hội . 9
2.2. Tính chất và vai trò của quan niệm trên . 16
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO CON NGƯỜI CỦA NHO GIÁO . 17
1. Đối tượng đào tạo . 17
2. Mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo . 18
2.1. Kẻ sĩ . 18
2.2. Kẻ đại trượng phu . 19
2.3. Người quân tử . 20
3. Nội dung và phương thức đào tạo con người của Nho giáo. . 22
3.1. Nội dung đào tạo con người của Nho giáo. . 22
3.2. Phương thức đào tạo con người của Nho giáo. . 23
KẾT LUẬN . 25
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3974 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan niệm về con người và đào tạo con người của Nho giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười dối với ông : ở mọi người lúc dầu vốn gần giống nhau về sau mới xa
nhau. Ông cho rằng “tính tương cận dã ,tập tương viễn dã”tức là bản tính thì
gần nhau do tập tục đi đến xa nhau.
Như vậy Khổng Tử cho rằng bản tính con người vốn gần giống nhau
nhưng do điều kiện hoàn cảnh ,lối sống tập quán khác nhau mà di dén khác
nhau. Điều đó có một điểm nào đó giống với triết học Mác-Lênin sau này là
đời sống xã hội ,tồn tại xã hội quyết định ý thức tư tưởng của con người .
Khổng Tử nói chữ tính ở đây không phỉ là tính nết tốt,xấu mà tính ở đây là
phần thiên lý trời phú cho có đủ nhân ,nghĩa, lễ ,trí ,thiện ,đức trong con
người.
8
Tuy nhiên ơ chỗ khác Khổng Tử lại mắc phải sai lầm hạn chế do ông
xuất thân trong gia đình ở tầng lớp quý tộc cho dù chỉ là quý tộc nhỏ bị sa sút
nên ông đứng trên lập trường của giai cấp quý tộc. Ông cho rằng người
thượng trí ỏ trong hoàn cảnh xấu nào cũng không thay đổi nhân tính như cùng
chung chạ với bọn ác ,bọn người xấu ,còn kẻ hạ ngu thì ở trong môi trường tốt
lành cũng khó thay đổi tính cách truỵ lạc dẫu gần người hiền đức cũng chẳng
được cải hoá.
Sau Khổng Tử nhiều nhà nho cũng bàn đến bản tính con người. Trong
đó Mạnh Tử là nhà nho bàn nhiều đến bản tính con người . Ông nêu lên thuyết
tính thiện-Bản tính con ngưòi là thiện. Ông nhấn mạnh bản chất con người là
thiện,tính thiện vốn có ở con người , đã là con người đêu mang tính thiện.
Mạnh Tử nhận định sở dĩ con người mất di tính thiện cố hữu mà bị cuốn vào
con đường ác là do”vật đục “che lấp ,cái vật đục là tính vốn không có chỉ là do
hoàn cảnh bên ngoài tác động vào.
Mạnh Tử quan niệm tính thiện là lương tâm tiên thiên mà con người
phải tồn dưỡng thì mới thành người được.Bởi vây ông rất chú trọng đến việc
giáo hoá coi giáo dục là bộ phận trọng yếu của chính trị . Ông cho rằng nếu để
tính thiện bị mai một sẽ gần với cầm thú.
Nếu Mạnh Tử đưa ra thuyết tính thiện thì Tuân Tử một nhà nho cuối
thời chiến quốc lại chủ trương thuyết” tính ác”. Ông cho rằng tình và dục là
tự nhiên ai cũng có không thể bớt đi bỏ đi hay làm hại được,con người ai
chăng muốn ăn ngon thấy cái đẹp,muốn ngửi hương thơm,nghe những âm
thanh hay. Ông cho rằng con người ai cũng có lòng ham lợi ,ai cũng có dục
vọng .Ham lợi và dục vọng là nguồn gốc gây nên tội ác.
Từ chỗ cho tính nười là ác ,Tuân Tử nêu lên cái chủ đích sự giáo dục
cần phải uốn nắn cái tính lại cho trở về bản tính thiện . Ông nói :”Tính là cái ta
không thể làm ra được ,nhưng có thể hoá đi được.Tính không phải tự nhiên ta
9
có được ,nhưng có thể làm cho có được.Chú ý làm lụng tập thành thói quen dể
hoá cai tính”
Ông thấy rằng cần thiết phải giáo dục ,uốn nắn con người hạn chế tính
ác để đi đến tính thiện.Như vậy Tuân Tử cho tính người là ác và ông chủ
trương phải có lễ nghĩa ,khuôn phép hình phạt để giáo huấn ngăn ngừa.
Bàn về tính của con người ,Cáo Tử nhà tư tưởng cùng thời với Mạnh Tử
cho rằng bản tính con người chẳng phải thiện ác ,cũng có thể làm điều thiện,
cũng có thể làm điều ác.Cáo Tử cho răng miếng ngon ai cũng muốn ,gái đẹp ai
cũng thích . Đó là cái tính của con người .Ngoài những bản năng tự nhiên đó
ra cò có hành vi:Nhân là thứ ở bên trong mình ,nghĩa là thứ ở bên ngoài
,không thể lẫn lộn nhau .
Cáo Tử coi nhân tính như tờ giấy trắng muốn viết đen thì đen viết đỏ thì
đỏ. Ông nói đén bản chất xã hội của con người.Con người sống trong xã hội
chịu tác động của hoàn cảnh xã hội.Chính hoàn cảnh xã hội là môi trường
đểcon người trở thành tốt xấu về sau.
Như vậy khi bàn đến con người các nhà nho đã đưa ra những quan niệm
khác nhau về tính người.Tuy nêu lên bản tính con người khác nhau nhưng các
nhà nho đều có điểm thống nhất chung cân phải giáo dục con người dến tính
thiện.
Để hiểu rõ con gười trong xã hội ta cần xem các nhà nho giải quyết các
mối quan hệ của con người trong xã hội như thế nào.
2. Quan miệm về các mối quan hệ của con người trong xã hội
2.1. Quan niệm của nho giáo về các mối quan hệ của con người trong xã
hội
Nói về không thể không nói dến các mối quan hệ của con người
trong xã hội. Các nhà nho là nhưng người sớm nhất bàn nhiều các mối quan hệ
của con người trong xã hội.con người ta sống trong xã hội vốn có rất nhiều
10
mối quan hệ song nhà nho chỉ chú ý đến quan hệ chính trị, đạo đức.Sở dĩ các
nhà nho chỉ chú ý tới quan hệ chính trị, đạo đức bởi vì xã hội thời Xuân Thu
chiến quốc là xã hội loạn lạc chiến tranh kéo dài liên miên gây bao cảnh chia
ly đau thương lầm than đói khổ,trật tự của nhà Chu không còn như trước đạo
đức bị suy vì.Khổng Tử phải than rằng;”vua không phải đạo vua,tôi không
phải đạo tôi,cha không phải đạo cha ,con không phải đạo con”. Ông muốn xây
dựng một xã hội “vua ra vua,bề tôi ra bề tôi,cha ra cha ,con ra con”Vì vậy khi
xem xét mỗi quan hệ giữa người với người trong xã hội Nhogiáo chỉ chỉ chú ý
đến các mối quan hệ chính trị đạo đức mà không chú ý đến các mối quan hệ
khác như quan hệ sản xuất quan hệ nghề nghiệp.
Những nội dung ,kiến thức mà Nho giáo truyền đạt cũng chỉ tập chung
vào chính trị và đạo đức.Còn những kiến thức khác thuộc về các ngành khoa
học tự nhiên như Toán học ,Thiên văn, Địa lý …ít được đề cập.Khổng Tử
nói:”Chỉ có kẻ tiểu nhân mới quan tâm đến việc làm ruộng ,làm vườn”.
Vì vậy của Khổng Mạnh là học thuyết chính trị xã hộiNội dungcơ bản
đường lối Khổng Mạnh là “đức trị” “lấy dân làm gốc”.
Vấn đề đạo đức là vấn đề cơ bản,vấn đề trung tâm xuyên suốt học
thuyết nho giáo.Khổng Tử không tách rời dậo đức và chính trịQua tác phẩm
Luân ngữ cho thây Khổng Tử và các nhà nho đương thời là học trò ông luôn
lấy đạo đức là gốc cuả mọi quan hệ chính trị .Khổng Tử cho răng nếu ông vua
có đức biết đem cái đức của mình toả sáng trong thiên hạ thì với đức độ ấy
người dân lại hướng về ông vua.khi bàn về đường lối trị nước Khổng tử cũng
thiên về đường lối “đức trị”luôn nhấn mạnh dùng đức trị nước. Ông nói:”Nếu
nhà cầm quyền chuyên quyền dùng pháp chế,cấm lệnh mà dắt dẫn dân chúng ;
chuyên dùng hình phạt mà trị dânthì dân sợ mà chẳng phạm phép đó thôi chứ
họ chẳng biết hổ người.Vậy nmuốn dắt dẫn dân chúng nhà câm quyền phải
11
dùng lễ tiết ,thì chẳng những dân biêt hổ người ,họ lại còn cảm hoá mà trở nên
tốt lành”.
Trong quan hệ với dân,trong việc trị dân ,Khổng Tử mong nhà cầm
quyền không nên dùng Pháp luật,hình phạt ép dân làm cho dân sợ mà tự nhà
càm quyền phải thỉ ân bổ đức mà đem đức hạnh mà chỉ bảo cho dân ,tự nhà
cầm quyền phải giữ gìn lễ nghĩa đem đến lễ nghi mà giảng giải cho dan.Tự
nhiên dân biết hổ thẹn ,biết cảm mến hướng về đường phải.
Mạnh Tử kế tục tư tưởng của Khổng Tử và nêu lên “ngũ luân”. Ông con
người hải có nhân.Người có nhân là người biết ăn ở theo nhân luân(tức ngũ
luân). Đólà năm mối quan hêax hội cơ bảngiữa người với người trong xã
hội.Năm mối quan hệ đó là :Vua-tôi,cha-con,vợ chồng,anh-em,bạn bè.Về năm
mối quan hệ các nhà nho cho rằng :”Quân thần hữu nghĩa,phụ tử hữu thân
,phu phụ hữu biệt,trưởng ấu hữu tự ,bằng hữu hữu tín”tức là Vua tôi phải sống
theo nghĩa ,cha con phải có tình thân ái ruột thịt,vợ chồng phải có sự khác
biệt,anh em phải có thứ tự trên dưới,bạn bè phải có tín”.
Mối quan hệ trong ngũ luân thời Khổng Mạnh là mối quan hệ có tính
chất hai chiều,bề trên có trách nhiệm với bề dưới ,bề dưới có nghĩa vụ với bề
trên.Mọi người đều cố trách nhiệm và nghĩa vụ lẫn nhau, đó là mối quan hệ
đẹp mà các nhà nho đã dày công xây dựng.Ngoài năm mối quan hệ này các
nhà nho còn bàn đến các mối quan hệ khác như quan hệ quân dân, thầy trò
,nam nữ…Nhưng ta chỉ đivào năm mối quan hệ chính để tìm hiểu xem các
nhà nho thông qua các mối quan hệ đó đã giáo dục và xây dựng con người
trong xã hội như thế nào.
Trước hết mối quanhệ vua tôi là mối quan hệ quan trọng nhất,nó gắn
với vân mệnh đất nước , được các nhà nho chú ý bàn nhiều nhất.Thời kỳ
Khổng Mạnh quan hệ vua-tôi là quan hệ có đi có lạivì sự nghiệp chung trị
nước an dân.Khổng Tử đặt ra vấn đề “vua ra vua” ” tôi ra tôi”.
12
Vua là người trụ cột của đất nước phải xứng đáng đạo làm vua.Vua phải
lấy nhân nghĩa đối xử với bề tôi.bbề tôi với vua phải trung.”Vua nhân tôi
trung” “Vua lấy lễ mà sai khiến tôi,tôi đem lòng trung mà phụng sự vua”.Vua
là tấm gương sáng để bề tôi và người dân noi theo.Mạnh Tử cũng cho rằng
thánh nhân phải là người mẫu mực để người đời ăn ở theo nhân luân.
Về phận bề tôi các nhà nho yêu cầu bề tôi đối với vua phải hết lòng
trung thành đem nhân nghĩa hết lòng thờ vua giúp nước.Bề tôi phải lam cho
vua tin dùng nếu vua không tin dùng thì lui vểơ ẩn để giữ trọn khí tiết và lòng
trung của mình.Bề tôi có trách nhiệm khuyên can để nhà vua sửa tính sửa nết
,bề tôi nói phải vua nghe theo.Khổng Tử nói:”Làm quan trung với bậc quốc
trưởng ,muốn đem hết lòng giúp nước há khong đem ý kiến sáng suốt của
mình mà bày tỏ với bậc quốc trưởng ,há không can gián người sao”.
Mạnh Tử đặt điều kiện có đi có lại trong mối quan hệ vua tôi.Nếu vua
yêu quý bề tôi thì bề tôicũng yêu quý vua nếu vua coi thường bề tôi thì bề tôi
cũng không tôn trọng vua .
Như vậy quan hệ vua tôi thời Khổng Mạnh thật là đầy đặn ,có đi có lại,
có nghĩa có tình,mối quan hệ hai chiều làm nền tảng cho các mối quan hệ khác
trong xã hội .Sau mối quan hệ vua tôi là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Đây là mmối quanhệ máu mủ ruột thịt gần gũi nhất trong gia đình.
Về phía cha,cha(mẹ) sinh ra con cái phải hết lòng yêu thương nuôi dạy
con cái,cha mẹ săn sóc cho con cái , cho con cái đi học để khi con cái trưởng
thành có thể giúp ích cho đời.Cha mẹ có trách nhiệm dựng vợ gả chồng cho
con cái .
Còn Mạnh Tử cũng dẫn trong kinh lễ dạy rằng:” Đàn ông khi làm lễ đội
mũ thì cha dạy cho;con gái khi làm lễ gả chồng thì mẹ gả cho,mẹ đưa con gái
ra cửa răn con gái rằng:”Mày đi về nhà chồng mày phải kính ,phải răn ,chớ
13
trái miệng chồng”Xêm lời mẹ dặn con gái thấy cho thấy bổn phận của cha mẹ
với con cái ngay cả dến lúc trưởng thành.
Về phía con cái ,các nhà nho cho rằng con cái với cha mẹ phải giũ trò
đạo hiếu.Khi bàn về đạo hiếu Khổng Tử mới dề cập đén con cái phải lễ phép
với cha mẹ đi theo chí hướng của cha.Mạnh Tử và Tăng Tử đã phất triển tư
tưởng của Khổng Tử và bàn về đạo hiếu đầy đủ hơn sâu sắc hơn.
Mạnh Tử nói :” Đạo hiếu là suốt đời thờ cha mẹ “ “ cỉ có phung dững
cha mẹ là quan trọng nhất.Tăng Tử và một số nhà nho khác quy nội dung của
hiếu về 3 điều:
_Tôn kính cha mẹ ,vâng lời cha mẹ ,nghe theo lờo cha mẹ ,theo chí
hướng của cha mẹ.
_Phụng dwngx cha mẹ suốt đời .
_khi cha mẹ qua đời phải chôn cất chu đáo,thờ cúng cha mẹ cho có lễ.
Các nhà nho còn nêu lên những diều bất hiếu.Mạnh Tử nói :Bất hiếu có
năm tình huống sau;lười biếng chẳng muốn lam điều gì ,không đoái hoài dến
cuụoc sống của cha mẹ.Ham thích cờ bạc không đoái hoài đến cha mẹ.Ham
muốn tiền hoặc quá yêu quý vợ con ,quên chăm sóc cha mẹ.Ham thích hưởng
lạc nhục dục để cha mẹ tủi nhục ,hổ thẹn.Quá ham mê võ lực đánh nhau tàn
bạo chém giết người thiện lương khiến cha mẹ nguy khốn.
Mạnh Tử nêu lên tội bất hiếu : một là cha mẹ lam điều bất nghĩa mà
mình không biết can vgăn, để cha mẹ măc phải tiếng xấu .Hai là nhà nghèo mà
mình chẳng chịu ra với đời kiếm chút lộc nuôi cha mẹ.Ba là chẳng chịu lấy vợ
đẻ đén nỗi không có conlàm tuyệt mất sự tế tự vói tổ tiên.
Các nhà nho giáo rất chú trọng giáo dục về đạo hiếu mong muốn con
cái trở thành những người conhiếu thảo trong gia đình làm tất cả những gì để
đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹlam cho cha mẹ yên vui với
tuổi già hãnh diện với bà con hàng xóm với xã hội.
14
Tuy trong nội dung giáo dục lòng hiếu thảo còn những điều thái quá
rườm rà nhưngviêc giáo dục lòng hiếu thảo của con cái vói cha mẹvà mối
quan hệ cha con nói chung của Nho giáo đã khá thành công vì nó dễ đi vào
lòng người dễ được xã hội chấp nhận.Nó là mối quan hệ hai chiều có đi có
lai,trách nhiệm di liền với nghĩa vụ phù hợp với tình người đạo lý làm
người.Nó có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trách nhiệm cũng như
nghĩa vụ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Ở Việt Nam ảnh hưởng của mối quan hệ ấy trong từng gia đình ,ngoài
xã hộicũng khá sâu sắc nó góp phẫnây dựngtruyền thống đạo đức của con
người trong xã hội. Ông cha ta có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ở mối quan hệ vợ chồng ta thấy các nhà nho cho rằng trong gia
đình người chồng giữ vai trò chủ yếu cò người vợ là thứ yếu phụ thuộc hoàn
tòn vào chồng.từ sau đời Đổng Trọng Thưmối quan hệ bất bình đăng giữa vợ
chồng càng tăng,mối quan hệ vợ chồng chỉ cò một chiều.Vợ hoàn toàn phụ
thuộc vào chồng.Người vợ còn chịu sự ràng buộc bởi tam tòng tứ đức:” Ở nhà
theo cha ,lấy chồng theo chồng ,chồng chết theo con”.Tứ đức là “công
,dung,ngôn hạnh”Tức là người phụ nữ phải giỏi việc nội chợ ,phải có nhan
sắc ,lời nói dịu dàng lễ phép,biết giữ gìn đức hạnh trinh tiết.
Về mối quan hệ anh em các nhà nho dều yêu cầu anh em trong một nhà
phải cư xử với nhau có trên có dưới trước sau hoà thuận ,tô trọng quyền anh
trưởng trong gia đình.Anh em trong nhà phải có thứ tự trên dưới .Anh nói em
nghe, anh có quyền thay thế cha điều hành mọi công viêc trong gia đình khi
15
cha mấtcò em phải vâng lời anh nghe theo anh chỉ bảocó như vậy gia dình anh
em mới hoà thuận vui vẻ.
Trong khi xây dựng các mối quan hệ khác trong ngũ luân các nhà nho
cũng chú ý xây dựng mối quan hệ bạn bè(bằng hữu).Mối quan hệ này lấy chữ
tín lam trọng:”Bằng hữu hữu tín”.chữ tín làm bạn bèvượt qua khó khăn
thơưng yêu giúp đỡ lẫn nhau.chũ tín làm chotìng bạn mãi bền vững .Khi nói
về kẻ sĩ Khổng Tử nói:”Phải cư sử với người thiết tha hết tình và giữ niềm
hoà duyệt”.Tình bạn với quan niệm của nhà nho được xây dựng không dụa
trên tiền tài danh vọng,giàu sang phú quý mà là nghĩa là tình.Họ kết bạn với
nhau, động viên nhau giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn hoạ nạn.
Ngoài quan hệ ngũ luân các nhà nho cò đề cập đến quan hệ quân dân
.Qua đó cho các bậc vua chúa thấy được tầm quan trọng và vai trò to lớn của
dân.Nên vua phải biétchăm lo đến dân ăn ở cho được lòng dân.
Trên đây là các mối quan hệ cơ bản giữa người với người mà các nhà
nho dày công xây dựng.các mối quan hệ ấy đều liên quan ràng buộc tác đọng
ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.các nhà nho giáo nhằm giáo dục con người có đức
nhân,mọi người đều thấm nhuần và làm theo những điều nhân nghĩa .Các mối
quan hệ này ở thòi Khổng Mạnh là mối quan hệ đầy đặn cò có ính chất hai
chiều có đi có lạimang tính nhân bản sâu sắc ,có tác dụng tích cực trong viêc
giáo dục và dào tạo nhân cách của con ngườ trong xã hội.
Đến Đổng Trọng Thư thời hán đã cải tạo khái quát hoá các quan niệm
của tiên nho thành ra “tam cương””ngũ thường”là những quy tắc khắt khe
cứng nhắc có tính chất duy tâm.Các mối quan hệ giờ đây chỉ có tính chất một
chiều,bề dưới phải có trách nhiệm với bề trên và không có điều ngược lại.Nó
phục vụ đắc lực cho chế độ phong kiến trung ương tập quyền.Chính vì vậy mà
từ nhà Hán trở đi nó trở thành tư tưởng thống trị xã hội Trung Hoa về sau.Nó
cũng ảnh hưởng sâu rông đến Việt Nam dưới 2000 năm lịch sử:
16
“Trai thi trung hiếu làm đầu
Gái thì tiết hạnh là câu răn mình”
“Hai chữ cương thường giằng cả nước
Một câu trung hiếu dựng nên nhà”
(Nguyễn Đình
Chiểu)
2.2. Tính chất và vai trò của quan niệm trên
Quan niệm trên phục vụ cho chế độ phong kiến tôn pháp.
Từ đời vua nhà Chu chế độ lập thái tử đã dựoc áp dung trong hoàmg gia
,trong các gia đình quan lại và cả trong thứ dân.Trong gia đình người dân
luôn luôn con trưởng được hưởng gia tài ,giữ nhiệm vụ hương khoi , địa vị cao
nhất trong nhà nhưng trách nhiệm cũng lớn nhất.
Những quan niệm của Nho giáo về các mối quan hệ giữa con người với
con người trong xã hội nhằm phục vụ cho chế độ phong kiến tôn pháp.
Những quan niệm trên có tính chất tích cực trong giai đoan đầu trong
lúc xã hội rối ren , đạo đức trật tự kỉ cương xã hội bị đảo lộn thì những quan
niệm của Nho giáo về luân thường đạo lý ..có tác dụng tích cực với xã hội.
Đăc biệt từ những tư tưởng và quan niệm trên các nhà nho đã giáo dục xây
dựng lứp người kẻ sĩ đông đảo .Tuy còn có những mặt khiếm khuyết han chế
song là những mẫu người lý tưởng có đủ nhân nghĩa hiếu trung...
Đó là những người tích cực tuyên truyền đạo lý phong kiến,bảo vệ chế
độ phong kiến. Những quan niệm trên có tác dụng tích cực duy trì các mối
quan hệ con người trong xã hội,bảo vệ lợi ích chế dộ phong kiến tô pháp nên
nho giáo trở thành tư tưởng thống trịvà tồn tại trõngãhội Trung Hoa suốt hơn
2000 năm.
17
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO CON NGƯỜI CỦA NHO GIÁO
1. Đối tượng đào tạo
Học thuyết Nho giáo là học thuyết chính trị xã hội chỉ tâp chung giáo
dục con ngưòi về đức nhân song đối tương dào tạo lại rất rộng. Đói tượng
chung mà Nho giáo đào tạo là những người nào muốn học đều được
dạy.Khổng Tử là người đàu tiên mở trường nhận dạy thanh niên mọi giới
thành công. Ông tuyên bố :”Hữu giáo vô loai”tức là bất kẻ loại nào không
phân biệt hạng người ,gia thế ai cũng dạy hết nghĩa dù là con quý tộc hay bình
dânKhổng Tử cũng coi ngang hàng. Ông không phân biệt kẻ giàu người nghèo
,kẻ nào xin học muốn dâng lễ gì ông cũng nhận dù chỉ là mười cái nem..Khi
nhận vào học ông không phân biệt người thiện kẻ ác .
Như vậy đối tượng đào tạo của Nho giáo rất rộng không phân biệt đẳng
cấp giàu nghèo,người thiện kẻ ác,nếu muốn học thì đều được dạy.Việc mở
rông đối tượng đaò tạo trước hết phục vụ yêu cầu giáo dục của các nhà nho là
giáo dục “đức nhân”, giáo dục con người trong xã hội thành con người có đức
nhân.
Khổng Tử là người đặt viên gạch dầu tiên cho việc bình dân hoá giáo
dục,xoá bỏ đẳng cấp trong đào tạo giáo dục con người của xã hội Trung Hoa
cổ đại.Tuy vây đối tượng chủ yếu Khổng Tử cũng như Nho giáo nói chung tập
chung đó là:
_Con em thộc giai cấp thống trị để có người tiếp tục phục vụ sự nghiệp
cuả cha anh họ.
_Con em tầng lớp khác nhưng có điều kiện hoc tập và nguyện trở thành
người phục vụ cho giai cấp thống trị.
_Ngoài ra Nho giáo con dạy cho dân nhằm mục dích dễ sai khiến.
Sở dĩ các nhà nho tập chung đào tạo con em giai cấp thốnh trịvì trong
lịch sử bất kỳ giai cấp thống trị nào cũng phải đào tạo con em mình phục vụ
18
cho giai cấp mình.Trong tình hình xã hội thời Xuân Thu luôn rối ren loan lạc
việc này cang bức thiết.
Khổng Tử đề cao việc học tâp,có học tạp mới lam nổi cong việc mới
có thể trị dân trị nước.Có học mới biết phán đoán khỏi sai lầm không bị “che
láp”
Khổng Tử chú trọng việc giáo dân nhất trong số các triết gia thời tiên
Tần, ông đã bỏ gần hết cuọc đời vào việc đó.Mặc Tử cũng chủ trương dạy dân
đấy nhưng các Thượng thiên đồng , ông chỉ bảo mọi người dân đều học những
gì thiêntử cho là thiện nhất là đạo kiếm ái ,yêu mọi người như chính mình lam
lợi lẫn cho nhau để cái gì thiên tử khen dân cũng khen cái gì thiên tử chê dân
cũng chê;nhờ vậy nước mới được trị..Mặc tử không công nhận công dụng giáo
hoá của lễ nhạc.Pháp gia chỉ dạy dân biết pháp luật để không phạm pháp.Cò
Lão Tử cho rằng giáo dục làm dân sinh ra tinh khôn ham muốn nhiêu hơn gây
hại lớn.
Duy có Khổng Tử là cho nhiệm vụ dạy dân ngang với nuôi dân do:
_Dạy dân là một cách yên ân mình muốn tự lập phải thành lập cho
người;mình muốn thành công phải giúp người thành công .
_Dân đươcgiáo hoá dễ sai khiến cai trị ,công việc chính hình sẽ nhẹ đi
rất nhiều.
Mục đích của Nho giáo là dạy người cho đến bậc nhân nhưng trước hết
phải giáo dục cho nhân dânnhững diều luân thường đạo lý.
2. Mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo
Muc tiêu đào tạo con người của Nho giáo là xây dựng những mẫu người
lý tưỏng của xã hội đó là kẻ sĩ ,kẻ trượng phu ,người quuan tử.
2.1. Kẻ sĩ
Người đi học nho là kẻ sĩ .Con dường vào đời của kẻ sỹ là phải học.Học
giỏi thì đi thi, thi đậu thì lam quan không phải học chỉ đẻ biết.
19
Khổng Tử là người rất chú trọng đến việc học tập . Ônói rằng muốn
xứng đáng là kẻ trị dân trước hết phải tu thân ,muốn tu thân thì phải học.
Con đường vào dời của kẻ sĩ trước hết phải học .Học ở đây là học đạo
học cách lam người ,học để trở thành người nhân đức.Kẻ sĩ là người luônluôn
trau dồiđức hạnh ,bỏ lợi mà làm điều nghĩa,dám sông pha trước nguy nan để
cứu người.
Mạnh Tử cũng nói kẻ sĩ phải luôn giữ lấy nghĩa,lam tròn bổn phận của
mình.Trong mọi cử chỉ hành đọng của mình phải biết sĩ hỗ đặng tránh những
việc trái lễ nghĩa.Khi đi xứ đến các nước khác đùng làm nhụccái mạng lệnh
nhà vua giao phó cho mìnhnhư vậy có thể gọi là kẻ sĩ.kẻ sĩ với bạn bè phải tha
thiết hết tình ,vớianh em thì giũ miềm hoaf duyệt.
Nho giáo chia kẻ sĩ ra làm nhiều hạng .Khổng Tử chia làm bốn hạng là:
_Hạng thứ nhất :Trong mọi cử chỉ hành động của mình phải biết hổ
thẹn trước những hành vi xấu của mình, đi khắp nơi đùng làm nhục cái mạng
lệnh của vua.
_Hạng thứ hai:Họ hàng khắp xóm đều khen là lễ nghĩa
_Hạng thứ ba :Lời nói quả quyết ,hơi cố chấp hẹp hòi nhưng chấp nhận
được
_Hạng thứ tư: Độ lượng nhỏ nhen không đáng nói tới
Còn Tuân Tử cho rằng kẻ sĩ có năm hạng:kẻ thông sĩ ,kẻ công sĩ ,kẻ
trục sĩ,kẻ xác sĩ và kẻ tiểu nhân.
2.2. Kẻ đại trượng phu
Là những con người buất khuất ,cứng rắn ;là một trong những mục
tiêuđào tạo con người thiết thực phục vụ cho giai cáp thống trị.Khổng Tử chưa
bàn nhiều đến kẻ trượng phu song cung dã nêu len tính cách về con người
này.Khổng Tử nói đến ngưòi dũng thì có đủ ,có sức lực,gan dạ đối phó với
nghịch cảnh nên chẳng sợ bậy.
20
Mạnh Tử nêu lên người đại trượng phu với những tính cách cao thượng
đó là làm theo điều nhân điều lễ điều nghĩa Đó là cỗ ở rộng nhất ,cỗ đáng
đứng nhất con đường sáng nhất trong thiên hạ .Dù bất kì hoàn cảnh nào cũng
tu thân,làm điều thiệh không lùi bước trước uy lực tiền tài nghèo khó.
Tuân Tử đề cao đức tháo của người trượng phu.Con người hiên ngang
sống như thế,chết như thế vẫn giữ khí tiết giữ lòng trung trước quân thù.Nói
về dũng Tuân Tử nêu lên ba loại dũng là thượng dungz ,trung dũng ,hạ dũng.
Nói về người trượng phu ,các nhà nho tuy có cách nói khác nhau song
mục tiêu chung là xây dựng co người kiên cường bất khuất.
Mẫu người cao quý lý tưởng mà các nhà nhođều tập chung xây dựng đó
là người quân tử.
2.3. Người quân tử
Có thể nói đạo của Khổng Tử là đạo của người quân tử.Mục tiêugiáo
dục con người của Nho giáo là đào tạo con người có đức nhân mà người quân
tử là mẫu người lý tưởngnhất ,cao quý nhất của xã hội phong kiến.Quân tử vố
có hai nghĩa là “quân tủ cầm quyền “ và “nho quân tử”.Quân tử cầm quyền là
người lam chính trị làm quan có địa vị tôn quýkhông lam việc nhỏ nhặt chỉ
lam việc lớn.
Nho quân tử là người học rộng mà có khí tiết ,người học đạo thánh hiền
mà ăn ở theo bậc thánh hiền.Người quân tử có thể làm quan hay không làm
quan nhưng phải là người ham mê học tập,học rộng hiểu sâu đạo thánh hiền
,có phẩm chất tôn quý trong bất kỳ hoàn cảnh nào,trong bât kì tàng lớp giai
cấp nào.
Người quân tử trước hết phải là người ham mê học đạo hơn cả sự sống
của mình,có học đạo mới hiểu dược đạo thánh hiền mới trở thành người đức
nhân. Đối với người quân tử học đạo quan trọng song quan trọng hơn hết là
hành đạo tu thân sửa mình.
21
Như vậy người quuân tử là người hoan thiện hoan mỹ và chỉ có phẩm
chất cao quý mới là người quân tử.Người quân tử trước hết phải có nhânlà
người quân tủ trong ý nghĩ lời nói việc lảmtong bất kì đâu trong bất kì hoan
cảnh nào cũng không xa rời điều nhân
Quân tử là người trọng nghĩa luônhành động theo đúng đạo lýlam
người.Nghĩa làtiêu chuẩn quan trọng của người quân tửlà gốc của đạo làm
người.
Quân tử là người trọng lễ thì giao tiếp và hành đạo mới đúng theo đạo
được.
Quân tử là người giàu trí
Trí là sự nhận thức hiểu biết sâu rộng. Có trí là không bị lầm lạc, không
bị mê hoặc không bị nghi lầm. Người có trí mới có thể phân biệt đúng sai,
điều hay lẽ phải mới có sự cư xử và hành động đúng theo đạo người quân tử.
Quân tử là người có đứng dũng
Quân tử là mẫu người cao quý nhất của xã hội. Người quân tử không
chỉ là người có nhân, nghĩa, lễ, trí mà còn có cũng. Dúng là một phẩm chất
không thể thiếu được của người quân tử.
Người có dũng là người có sức mạnh, gan dạ, quả cảm dám đương đầu
với những khó khăn hiểm nghèo. Mục tiêu giáo dục đào tạo của Nho giáo là
xây dựng thành những con người đức nhân. Muốn có đức nhân phải có trí,
song chỉ có trí vẫn chưa đầy đủ mà phải có dũng. Có dũng mới có thể hành
động để thành người có nhân có nghĩa.
Quân tử có đức tín cao
Đức tín là một phẩm chất của con người quân tử. Trong mối quan hệ
con người với con người, tín được thể hiện trong việc giữ lời hứa, lời giao
ước, trước sau như một. Lời nói với việc làm thống nhất với nhau, từ đấy gây
được niềm tin cho con người. Đức tin là một phẩm chất rất quan trọng của con
22
người. Co
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan niệm về con người và đào tạo con người của Nho giáo.pdf