MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU.1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2
1.2.1 Mục tiêu chung.2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2
1.3.1. Không gian nghiên cứu.2
1.3.2. Thời gian nghiên cứu.2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.5
2.1.1. Khái niệm rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất.5
2.1.2. Phân loại rủi ro lãi suất.8
2.1.3. Tính chất của rủi ro lãi suất.9
2.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất.11
2.1.5. Phương pháp lượng hóa rủi ro lãi suất của một ngân hàng.11
2.1.6. Các chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích rủi ro lãi suất.13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.15
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.15
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.15
Chương 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG.18
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG.18
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.18
3.1.2. Chức năng hoạt động của chi nhánh.19
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN.20
3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng.20
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 6
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
3.2.2. Chức năng các phòng ban.20
3.2.3. Các nghiệp vụ kinh doanh và lĩnh vực đầu tư chủ yếu
của Ngân hàng.22
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM 2005, 2006, 2007 VÀ QUÍ 3 NĂM 2008.23
3.3.1. Về doanh thu.25
3.3.2. Về chi phí.26
3.3.3. Về lợi nhuận.27
3.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA NGÂN HÀNG.28
3.4.1. Thuận lợi.28
3.4.2. Khó khăn.28
3.4.3. Phương hướng hoạt động.29
Chương 4: THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
QUẬN CÁI RĂNG.30
4.1. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ
NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG.30
4.1.1. Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn của ngân hàng.30
4.1.2. Phân tích tình hình biến động về tài sản của ngân hàng.35
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN NHẠY CẢM
VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM CỦA NGÂN HÀNG.37
4.2.1. Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của
ngân hàng.37
4.2.2. Phân tích tình hình biến động về tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân
hàng.48
4.3. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA THU NHẬP TỪ LÃI VÀ CHI PHÍ
TRẢ LÃI CỦA NGÂN HÀNG.52
4.3.1. Phân tích sự biến động của chi phí trả lãi tại Ngân hàng.52
4.3.2. Phân tích tình hình biến động thu nhập lãi của Ngân hàng.54
4.4. LƯỢNG HÓA MỨC ĐỘ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG.55
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 7
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
4.5. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN THU
NHẬP CỦA NGÂN HÀNG.60
4.5.1. Tình hình thay đổi lãi suất trong thời gian qua tại Ngân hàng.61
4.5.2. Biến động thu nhập lãi thuần của Ngân hàng trong thời gian qua.64
Chương 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT CHO
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG.67
5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP.67
5.1.1. Phân tích nhạy cảm thu nhập lãi thuần của Ngân hàng
theo biến động lãi suất.67
5.1.2. Những chính sách Ngân hàng đã sử dụng để hạn chế rủi ro lãi suất.69
5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG.72
5.2.1. Điều chỉnh cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn.73
5.2.2. Ngân hàng chủ động thực hiện những cân đối phù hợp
về mặt thời gian và giữa tài sản và nguồn vốn.74
5.2.3. Sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại.76
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.77
6.1. KẾT LUẬN.77
6.2. KIẾN NGHỊ.78
6.2.1. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn
quận Cái Răng.78
6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.79
6.2.3. Đối với Nhà Nước và chính quyền địa phương.79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.82
PHỤ LỤC.83
97 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh quận Cái Răng thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%, năm 2007 là 93,47%
đến quí 3 năm 2008 vốn huy động chiếm 97,78% tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn là do công tác huy
động vốn luôn được ngân hàng quan tâm và đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên
suốt trong hoạt động của chi nhánh. Mặc dù, 2006 tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá cả
hàng hóa đồng loạt tăng, giá vàng tăng kỷ lục vào thời điểm cuối năm và không
ổn định đã ảnh hưởng đến việc khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, khách hàng rút
tiền để kinh doanh vàng. Do dịch cúm gia cầm ảnh hưởng đến việc sản xuất, giá
cả hàng hóa lên xuống thất thường, nông sản được mùa mất giá của tác động xấu
đến đời sống của nông dân và hộ kinh doanh nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến
việc huy động vốn của chi nhánh.
Tuy nhiên, với uy tín cao, chất lượng dịch vụ tốt, lãi suất huy động hợp lý,
đảm bảo tính an toàn cho khách hàng gửi tiền nên đã tạo được lòng tin của người
dân trên địa bàn gửi tiền vào. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn đưa ra nhiều hình
thức huy động mới lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn đa dạng từ 1 tháng, 2 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng…, tiết kiệm lĩnh lãi trước, tiết kiệm dự thưởng trúng
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 46
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
vàng, trúng xe, ngân hàng cũng đã chủ động đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt
đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm.…đã làm tăng lượng vốn huy động của
ngân hàng qua các năm. Thời điểm cuối năm 2007 và những tháng đầu năm
2008, lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng đột biến ảnh hưởng xấu
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn, với chính sách
thắc chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát nên lãi suất cơ bản của NHNN liên tục tăng từ
8,75% lên 12% rồi 14%, điều này đã đẩy lãi suất huy động của ngân hàng tăng
cao, trong khoảng thời gian này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt
động sản xuất của người dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư mới sẽ
có rủi ro rất cao so với gửi tiền vào ngân hàng và nhận lãi hàng tháng, tâm lý
ngại rủi ro này của các chủ thể kinh tế đã giúp ngân hàng thu hút được một lượng
lớn lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp.
Nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp.
Năm 2005 nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của ngân hàng là 18 triệu đồng chỉ
chiếm 0,01% trong tồng nguồn vốn. Từ năm 2006 trở đi ngân hàng không còn
nhận vốn tài trợ ủy thác đầu tư nữa. Nguyên nhân là do nguồn vốn này là do
Chính phủ Đan Mạch tài trợ cho tỉnh Hậu Giang cũ nhằm hỗ trợ cho các lò sấy
trong chương trình phát triển công nghệ sau thu hoạch của Hậu Giang. Sau khi
chí tách quận thì nguồn vốn này đã chuyển về cho NHNo&PTNT huyện Châu
Thành quản lý, nên trong cơ cấu vốn của NHNo&PTNT quận Cái Răng không
còn có sự góp mặt của nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư.
Bên cạnh vốn huy động, thì ngân hàng còn nhận sự hỗ trợ vốn từ ngân
hàng cấp trên thông qua hoạt động điều chuyển vốn. Năm 2005, nguồn vốn điều
chuyển ngân hàng tiếp nhận là 35.643 triệu đồng, chiếm 19,76% tổng nguồn vốn,
năm 2006 ngân hàng tiếp nhận 11.414 triệu đồng vốn điều chuyển, tương đương
6,67% trong cơ cấu vốn. Năm 2007, vốn điều chuyển của ngân hàng là 5.033
triệu đồng, chiếm 2,73% tổng nguồn vốn. Đến quí 3 năm 2008 ngân hàng đã tự
cân đối được vốn và không còn tiếp nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.
Ta thấy nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng tiếp nhận liên tục giảm và
chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ qua các năm, nguyên nhân là do hoạt động huy
động vốn tại chổ của ngân hàng đạt hiệu quả cao, vốn huy động liên tục tăng với
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 47
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
tốc độ ngày càng cao, có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các thành phần
kinh tế trên địa bàn quận, do đó nguồn vốn tiếp nhận từ ngân hàng cấp trên ngày
càng hạn chế, điều này là một dấu hiệu tích cực, thể hiện ngân hàng đang dần chủ
động hơn về nguồn vốn hoạt động của mình. NHNo&PTNT quận Cái Răng là
ngân hàng đầu tiên trong 7 chi nhánh của NHNo&PTNT TP. Cần Thơ bắt đầu
chuyển sang giai đoạn chủ động về vốn, không còn phụ thuộc vào nguồn vốn
điều chuyển từ trên xuống.
Thành phần cuối cùng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là vốn và
quỹ. Do NHNo&PTNT quận Cái Răng là ngân hàng chi nhánh nên không được
quản lý tài khoản vốn chủ sở hữu riêng, do đó nguồn vốn và quỹ của ngân hàng
được hình thành từ phần chênh lệch giữa thu nhập - chi phí và quỹ khen thưởng
hàng năm của ngân hàng. Nguồn vốn và quỹ của ngân hàng chiếm từ 2,22% đến
4,60% trong tổng nguồn vốn, và có sự tăng giảm khác nhau qua từng năm. Cụ
thể năm 2006 tăng 2.052 triệu đồng so với năm 2005, sang năm 2007 thì lại giảm
904 triệu đồng so với năm 2006, và có xu hướng giảm trong năm 2008. Nguyên
nhân là do thành phần vốn này chịu sự ảnh hưởng của kết quả kinh doanh trong
năm của ngân hàng, nên có sự biến động theo sự biến động của lợi nhuận mà
ngân hàng đạt được qua các năm.
4.1.2. Phân tích tình hình biến động về tài sản của ngân hàng.
Phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành
tổng số vốn của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử
dụng vốn của ngân hàng. Việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản của ngân hàng
nhằm thấy được khả năng sử dụng vốn của ngân hàng như dự trữ tiền mặt, đầu tư
chứng khoán, cho vay và các tài sản có khác. Xem xét việc phân bổ giữa các loại
vốn trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý hay không
để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Quản lý tài sản của ngân hàng là việc chuyển hoá nguồn vốn tín dụng
thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín
dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác. Các loại tài sản của ngân hàng
bao gồm bốn loại: khoản mục ngân quỹ, đầu tư chứng khoán, tín dụng và tài sản
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 48
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
cố định. Tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh quận Cái Răng có cơ cấu tài sản
như sau:
Bảng 4: Tình hình tài sản của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua
ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thời gian So sánh
2005 2006 2007 Quí 3/2008
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %
1. Tiền mặt tại quỹ 1.989 2.003 2.275 2.532 14 0,70 272 13,58
2. Chứng khoán đầu tư 628 628 428 400 0 0,00 -200 -31,85
3. Cho vay khách hàng 143.106 142.704 149.459 141.657 -402 -0,28 6.755 4,73
+Ngắn hạn 94.186 88.880 92.664 94.034 -5.306 -5,63 3.784 4,26
+ Trung hạn 48.920 53.824 56.795 47.623 4.904 10,02 2.971 5,52
4. Hoạt động thanh toán 33.444 24.497 30.447 39.003 -8.947 -26,75 5.950 24,29
+ Chênh lệch nợ TTLH 29.347 22441 28247 36957 -6.906 -23,53 5.806 25,87
+ Các khoản phải thu 4097 2056 2200 2.046 -2.041 -49,82 144 7,00
5. TSCĐ&TSC khác 1231 1447 1376 2796 216 17,55 -71 -4,91
Tổng tài sản 180.398 171.279 183.985 186.388 -9.119 -5,05 12.706 7,42
(Nguồn: Phòng kinh doanh , năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008)
Ta thấy, qui mô tổng tài sản của ngân hàng có sự thay đổi khác nhau qua
từng năm, Tổng tài sản của ngân hàng giảm trong năm 2006 và bắt đầu tăng từ
năm 2007, sang năm 2008 qui mô tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng tăng,
tổng kết 3quí đầu năm 2008, tổng tài sản của ngân hàng đã vượt qui mô năm
2007.
Trong tổng tài sản của ngân hàng, tài khoản sinh lời là những khoản sử
dụng vốn mang lại thu nhập cho ngân hàng như cho vay khách hàng, đầu tư vào
chứng khoán… Cụ thể khoản mục này năm 2005 là 143.734 triệu đồng, chiếm
79,68% trong tổng tài sản, năm 2006 là 143.332 triệu đồng, chiếm 83,68% tổng
tài sản. Năm 2007 ngân hàng có 149.887 triệu đồng, chiếm 81,5%. Ba quí đầu
năm 2008, tổng tài sản sinh lời là 142.457 triệu đồng, chiếm 76,21% tổng tài sản.
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, chính nó đã làm
ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng qua các năm. Trong tổng tài sản sinh lời
thì các khoản cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 99%, do đó
sự thay đổi của hoạt động cho vay quyết định đến sự biến động của tài sản sinh
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 49
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
lời. Vì vậy, tài sản sinh lời giảm trong năm 2006 và tăng lại trong năm 2007 theo
sự biến động của hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản phải thu, các
khoản chênh lệch nợ thanh toán liên hàng, các khoản mua sắm tài sản cố định và
các tài sản có khác của ngân hàng…. Nhìn chung tổng tài sản sinh lời từ năm
2005 đến năm 2007 của ngân hàng không có sự biến động lớn. Nhưng sang năm
2008, do ngân hàng đầu tư nhiều vào trang thiết bị để phục vụ hoạt động và từng
bước xây dựng nên một ngân hàng hiện đại nên tài sản cố định của ngân hàng
tăng.
Tiền mặt tài quỹ của ngân hàng liên tục tăng là do tình hình kinh tế trên
địa bàn ngày càng sôi động nên hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển,
xuất phát từ nhu cầu giao dịch của khách hàng với ngân hàng ngày càng cao nên
ngân hàng cần có lượng tiền mặt tại quỹ cao để đáp ứng yêu cầu thanh toán của
khách hàng.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN NHẠY CẢM
VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM CỦA NGÂN HÀNG.
4.2.1. Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của
ngân hàng.
4.2.1.1. Khái quát về tình hình huy động vốn của ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn huy
động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo vốn để cho vay và đầu tư. Vì
vậy, nguồn vốn huy động quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực hiện vai trò là trung gian tài chính,
chức năng cơ bản của ngân hàng là đi vay và cho vay , bên cạnh đó ngân hàng cung
cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của
ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối
với toàn bộ các chủ thể kinh tế trong xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn
ngân hàng sẽ đáp ứng yêu cầu cho người dân có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư với rủi ro
thấp nhất nhưng thu được mức lợi nhuận phù hợp nhất thông qua việc gửi tiền vào
ngân hàng. Đồng thời tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 50
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
với nền kinh tế. Huy động vốn là công tác trọng tâm và xuyên suốt trong hoạt
động của ngân hàng.
Trong những năm gần đây, do nền kinh tế có nhiều biến động, cùng với áp
lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ sự bùng nổ của hệ thống các NHTMCP trên
địa bàn, nên việc huy động vốn trong dân cư của ngân hàng cũng gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, do nỗ lực của tập thể nhân viên ngân hàng cùng với các chính
sánh huy động hợp lý, nên hoạt động huy động vốn của ngân hàng vẫn đạt được
những kết quả khả quan.
Qua bảng 4 [Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2005,
2006, 2007 và 3 quí đầu năm 2008, Trang 40]. Ta thấy, từ năm 2005 đến năm
2007, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng và tăng với tốc độ
ngày càng cao, năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Sang năm 2008, vốn huy
động của ngân hàng tiếp tục có xu hướng tăng. Đến cuối quí 3 năm 2008, ngân
hàng đã huy động vượt mức vốn huy động cả năm 2007. Nguyên nhân là do
trong thời gian qua ngân hàng luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn
trong công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ, vừa mở rộng
khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động vì đây là nguồn vốn tạo ra sự
chủ động cho ngân hàng trong việc đầu tư vay vốn. Bên cạnh đó, bằng nhiều hình
thức huy động đa dạng, lãi suất hấp dẫn năm sau cao hơn năm trước, thường
xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp tham gia gửi tiền
tiết kiệm và thanh toán tại ngân hàng với nhiều chiêu thức khuyến mãi hấp dẫn,
nên ngân hàng đã thu hút được một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Cụ thể
sự thay đổi trong từng thành phần vốn huy động của ngân hàng như sau:
Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế.
Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng chỉ tiếp nhận được loại tiền gửi thanh
toán không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn là
loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có thể rút ra bất cứ lúc nào mà
không cần phải báo cho Ngân hàng và Ngân hàng phải thỏa mãn nhu cầu đó của
khách hàng.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 51
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 52
Bảng 5: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thời gian So sánh
2005 2006 2007 Quý 3/2008
2006/2005 2007/2006
số tiền % số tiền %
Tiền gửi KKH của các TCKT 61.790 52.611 46.715 35.272 -9.179 -14,86 -5.896 -11,21
+ Tiền gửi của KBNN 57.396 46.832 39.995 24.657 -10.564 -18,41 -6.837 -14,60
+ Tiền gửi của TCTD khác 0 62 20 702 62 -42 -67,74
+ Tiền gửi KKH của TCKT 4.394 5.717 6.700 9.913 1.323 30,11 983 17,19
Tiền gửi tiết kiệm 75.013 97.333 121.710 146.612 22.320 29,75 24.377 25,04
+ TK KKH 3.165 3.817 5.231 887 652 20,60 1.414 37,04
+ TK CKH <12T 44.894 62.898 78.462 124.704 18.004 40,10 15.564 24,74
+ TK CKH 12T - 24T 24.222 27.740 32.425 19.177 3.518 14,52 4.685 16,89
+ TK CKH >24T 2.658 2.078 2.387 1.499 -580 -21,82 309 14,87
+ TK bậc thang 74 800 3.205 345 726 981,08 2.405 300,63
Phát hành GTCG 2.105 2.040 3.550 369 -65 -3,09 1.510 74,02
Tổng vốn huy động 138.908 151.984 171.975 182.253 13.076 9,41 19.991 13,15
(Nguồn: Phòng kinh doanh,, năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008 )
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Chú thích: TCKT: tổ chức kinh tế. GTCG: giấy tờ có giá.
TK KKH: tiết kiệm không kỳ hạn. TK bậc thang: tiết kiệm bậc thang.
TK CKH: tiết kiệm có kỳ hạn. T: tháng.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 53
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Hình 5: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba
năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008
(Nguồn: phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008)
Qua bảng số liệu cho thấy tổng tiền gửi thanh toán không giảm liên tục
qua 3 năm. Trong đó, nhân tố chính làm giảm lượng tiền gủi không kỳ hạn Ngân
hàng huy động được chính là do tiền gửi của kho bạc Nhà nước giảm, nguyên
nhân vì lượng vốn nhàn rỗi của Kho bạc giảm qua các năm. Tiền gửi của các
TCTD khác (NHCSXH quận Cái Răng) qua các năm có sự biến đổi nhưng không
lớn và không có ảnh hưởng nhiều đến tổng vốn huy động không kỳ hạn của Ngân
hàng vì năm 2006 Ngân hàng mới bắt đầu nhận tiền gửi thanh toán của các
TCTD và chỉ có NHCSXH quận Cái Răng tham gia gửi tiền gửi thanh toán tại
Ngân hàng. Do nhu cầu thanh toán của NHCSXH qua các năm là khác nhau nên
số dư tiền gửi có sự biến động qua các năm. Tiền gửi thanh tóan của các tổ chức
kinh tế và cá nhân liên tục tăng qua các năm là do tình hình kinh tế xã hội trên
địa bàn phát triển, nên nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng tăng cao.
Nhìn chung số tiền Ngân hàng huy động được từ hình thức tiền gửi thanh
toán từ năm 2005 đên 2007 và sang năm 2008 có khuynh hướng giảm đi. Xuất
phát từ mục đích của loại hình huy động này nhằm phục vụ nhua cầu thanh toán
nên để hạn chế tình hình trên Ngân hàng hàng cần phải phát triển các dịch vụ
thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, cải thiện công nghệ thanh toán trong
Ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền điện tử ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 54
0
50.000
100.000
150.000
200.000
Triệu đồng
2005 2006 2007 Quý 3/2008
Thời gian
Phát hành GTCG Tiền gửi thanh toán của các TCKT
Tiền gửi tiết kiệm Tổng vốn huy động
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng để góp phần làm tăng lượng vốn
tiền gửi thanh toán không kỳ hạn trong các năm sau.
Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động
và cũng là loại tiền mà Ngân hàng dành nhiều “ưu ái” nhất. Đây là lượng tiền
nhàn rỗi của dân chúng, các đơn vị kinh tế nhằm mục đích chính là hưởng phần
lãi suất mà Ngân hàng khi khách hàng gửi tiền.
Nhìn chung tiền gửi tiết kiệm tăng liên tục qua 3 năm 2005, 2006, 2007 và
tiếp tục tăng mạnh cho đến quí 3 năm 2008. Cụ thể như sau:
Năm 2006 tổng tiền gửi tiết kiệm huy động tăng 22.320 triệu đồng so với
năm 2005 tương ứng tăng 29,75%, năm 2007, tiền gửi tiết kiệm vào Ngân hàng
tiếp tục tăng, về tuyệt đối tăng 24.377 triệu đồng, tương đối 25,04%. Nguyên
nhân do điều kiện kinh tế Quận đã phát triển khá mạnh nên người dân làm ăn có
hiệu quả, có tiền nhàn rỗi để gửi vào Ngân hàng nhiều hơn. Ngoài ra một số tổ
chức và cá nhân kinh doanh vàng có lợi nên đem một phần lợi nhuận của mình
gửi Ngân hàng vừa hưởng lãi vừa phòng ngừa rủi ro. Năm 2007 tỷ lệ lạm phát
cao, giá vàng biến động thất thường chi phí cơ hội và rủi ro của việc kinh doanh
lớn nên nhiều cá nhân và tổ chức kinh tế lựa chọn gửi tiền vào Ngân hàng hưởng
lãi suất góp phần làm tăng lượng tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Bên cạnh, năm
2007 quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, hoạt động đền bù giải tỏa đã tạo
ra nguồn thu nhập lớn cho nhân dân trên địa bàn, khi chưa có nhu cầu sử dụng
người dân đã gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi suất.
Sang năm 2008, chỉ qua ba quí đầu năm Ngân hàng đã huy động được
146.612 triệu đồng tiền tiết kiệm, vượt qua tổng số tiền tiết kiệm huy động được
năm 2007. Có thể nói đây là một thành tích vô cùng suất xuất của tập thể cán bộ
Ngân hàng. Năm 2008 điều kiện kinh tế Quận phát triển mạnh mẽ, đời sống
người dân được nâng cao nên số lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư tương đối lớn
dưới sự vận động tích cực các cán bộ Ngân hàng đã thu hút một lượng tiền nhàn
rỗi trong dân cư. Ngoài ra, hệ quả lạm phát năm 2007 còn tồn tại và tiếp tục tăng
mạnh trong 3 quí đầu năm, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN biện pháp
hữu hiệu là tăng lãi suất cơ bản, điều này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng lãi
suất huy động, đưa ra nhiều hình thức huy động mới với nhiều kỳ hạn đa dạng,
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 55
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
lãi suất cao hấp dẫn và an toàn hơn rất nhiều so với việc kinh doanh vì với mức
lạm phát quá cao kéo theo chi phí và rủi ro trong hoạt động kinh doanh tăng cao,
từ đó nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân đã có xu hướng gửi tiền vào Ngân hàng
hưởng lãi suất. Bên cạnh đó, trong thời gian này thị trường bất động sản Quận sôi
động hơn quá trình thu mua đất, bồi thường giải tỏa diễn ra mạnh mẽ người dân
bán đất hay nhận tiền giải tỏa thừa vốn gởi tiền vào Ngân hàng một lượng tương
đối lớn. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên một thành tích huy động vốn suất sắc
trong 3 quí đầu năm 2008 của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
chi nhánh Quận Cái Răng.
Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiểm của Ngân hàng thì tiền gửi có kỳ hạn dưới
12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, và tỷ trọng này đặt biệt tăng cao trong 3
quí đầu năm 2008. Nếu từ năm 2005 đến 2007 tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng
chiếm khoảng từ 60% đến 65% tổng tiền gửi tiết kiệm, thì quí 3/2008 tỷ lệ này là
84%. Tổng tiền huy động kỳ hạn dưới 12 tháng là 124.704 triều đồng, tăng rất
cao so với con số này năm 2007 (78.462 triệu đồng). Nguyên nhân là do trong
thời gian này lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện chính sách thắc chặt tiền tệ, lãi
suất cơ bản liên tục tăng kéo theo lãi suất huy động của Ngân hàng tăng mạnh, vì
mục đích hạn chế rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường giảm nên tiền gửi có kỳ
hạn ngắn dưới 12 tháng lại có lãi suất cao hơn các kỳ hạn dài, người gửi tiền lại
thích gửi kỳ hạn có lãi suất cao, nên chọn gửi dưới 12 tháng, Bên cạnh đó họ còn
mong đợi lãi suất sẽ tiếp tục tăng và việc chọn các kỳ hạn ngắn sẽ làm tiền gửi
của họ quay vòng nhanh hơn, khi đáo hạn có thể gửi tiếp kỳ hạn tiếp theo với
mức lãi suất cao hơn khi lãi suất thị trường tăng lên.
Phát hành giấy tờ có giá.
Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng qua các
năm có biến động nhưng không lớn. Nhìn chung đều tăng trong hai năm 2006 và
2007, nhứng tốc độ tăng rất nhỏ và vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá
chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Vì phần lớn
giấy tờ có giá của Ngân hàng là kỳ phiếu ngắn hạn lãi suất không cao và trái
phiếu chuyển đổi thời hạn dài nên không hấp dẫn đối với người dân. Chính vì thế
nên giá trị huy động thấp.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 56
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Nhìn chung, huy động vốn là một hoạt động khó khăn đối với Ngân hàng
vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn huy động tốt thì Ngân hàng phải hội đủ
các yếu tố như cơ sở vật chất, vị trí thuận tiện để giao dịch, lãi suất huy động hấp
dẫn, công nghệ thông tin tiên tiến hiện đại, chất lượng phục vụ cao… Đặc biệt
trong điều kiện Quận Cái Răng tiếp giáp với Quận Ninh Kiều – địa bàn có hơn
30 ngân hàng hoạt động, trên địa bàn Quận Cái Răng lại có hơn 5 phòng giao
dịch của các ngân hàng khác đang hoạt động và đang cạnh tranh gay gắt với
NHNo&PTNT quận Cái Răng. Vì vậy, Ngân hàng cần phải biết dựa trên dặc
trưng và thế mạnh của mình cùng với chính sách huy động vốn hiệu quả nhằm
thu hút khách hàng, tăng cao nguồn vốn huy động cho Ngân hàng.
4.2.1.2. Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
của ngân hàng.
Trong công tác quản lý nguồn vốn của ngân hàng đòi hỏi cần phải cân
nhắc các rủi ro, cũng như khoản chênh lệch giữa chi phí vay vốn (chủ yếu là lãi
suất vay của các ngân hàng khác) và mức lợi nhuận có thể thu được khi đầu tư
vào tín dụng và chứng khoán. Mục tiêu chính của phương thức quản lý này là
bảo đảm thanh khoản của ngân hàng, bảo đảm đủ vốn cho nhu cầu tín dụng và
duy trì mức doanh lợi ròng.
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí trả
lãi sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thị trường thay đổi. Trong cơ
cấu nguồn vốn của ngân hàng thì các khoản vốn nhạy cảm với lãi suất chủ yếu là
các loại vốn huy động ngắn hạn: đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các
tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, các loại giấy tờ có giá ngắn hạn và
vốn vay ngân hàng Hội sở…. Vốn điều chuyển cũng được xem là nguồn vốn
nhạy cảm với lãi suất, bởi vì khi lãi suất thị trường thay đổi, thì tuỳ theo tình hình
kinh tế xã hội mà Ngân hàng Nhà nước có những chính sách tài khoá và tiền tệ
khác nhau. Khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ thay đổi lãi suất chiết khấu, lãi suất
đầu vào đối với các ngân hàng thương mại. NHNo&PTNT cấp trên cho các chi
nhánh trực thuộc của mình vay thì khoản vay này cũng sẽ phụ thuộc và biến
động theo mức thay đổi của lãi suất thị trường.
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 57
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Chú thích: TCKT: tổ chức kinh tế; TCTD: Tổ chức tín dụng GTCG: giấy tờ có giá.
TK KKH: tiết kiệm không kỳ hạn. TK bậc thang: tiết kiệm bậc thang.
TK CKH: tiết kiệm có kỳ hạn. KBNN: Kho bạc Nhà nước
Svth: Nguyễn Thị Thu Hà Trang 58
Bảng 6: Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007
và quí 3/2008
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thời gian So sánh
2005 2006 2007 Quí 3/2008
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %
1. Vốn huy động ngắn hạn 115.573 126.194 139.525 166.518 10.621 9,19 13.331 10,56
Tiền gửi thanh toán 61.790 52.611 46.715 35.272 -9.179 -14,86 -5.896 -11,21
+ Tiền gửi của KBNN 57.396 46.832 39.995 24.657 -10.564 -18,41 -6.837 -14,60
+ Tiền gửi của TCTD khác 0 62 20 702 62 -42 -67,74
+ Tiền gửi KKH của TCKT 4.394 5.717 6.700 9.913 1.323 30,11 983 17,19
Tiền gửi tiết kiệm 52.918 72.783 90.500 130.877 19.865 37,54 17.717 24,34
+ Tiền gửi TK KKH 3.165 3.817 5.231 887 652 20,60 1.414 37,04
+ Tiền gửi TK CKH < 12 tháng 44.894 62.898 78.462 124.704 18.004 40,10 15.564 24,74
+ Tiền gửi TK CKH = 12 tháng 4.785 5.978 5.838 5.136 1.193 24,93 -140 -2,34
+ TK bậc thang ngắn hạn 74 90 969 150 16 21,62 879 976,67
GTCG ngắn hạn 865 800 2.310 369 -65 -7,51 1.510 188,75
2. Vốn điều chuyển 35.643 11.414 5.033 0 -24.229 -67,98 -6.381 -55,91
Tổng nguồn vốn nhạy cảm 151.216 137.608 144.558 166.518 -13.608 -9,00 6.950 5,05
(Nguồn: Phòng kinh doanh, , năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008)
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Quí 3/2008
Triệu đồng
Tổng nguồn
vốn nhạy cảm
Gvhd: ThS. Dương Quế Nhu Luận văn tốt nghiệp – TCNH
Với sự linh hoạt trong công tác huy động vốn, trong những năm qua chi
nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi
trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn, có kỳ hạn,…. Thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ
chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng. Từ đó đã
tập trung và thu hút được nguồn vốn ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh quận cái răng thực trạng và giải pháp.pdf