Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoài Quốc thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

Lời Mở Đầu 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

Chương 1 Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 5

1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 5

1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 5

1.1.1.1. Phân loại tín dụng Ngân hàng. 5

1.1.1.2. Nhân tố xác định quy mô và tính đa dạng tín dụng Ngân hàng. 7

1.1.1.3. Chất lượng tín dụng và xếp loại NH 8

1.1.1.4. Chính sách tín dụng Ngân hàng 9

1.1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. 11

1.2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. 11

1.1.2.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng. 13

1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. 18

1.2.1. Quan niệm về quản lý rủi ro tín dụng. 18

1.2.2. Mục tiêu quản lý RRTD. 19

1.2.3.1. Nguyên tắc chấp nhận rủi ro. 21

1.2.3.2. Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép. 21

1.2.3.3. Nguyên tắc quản lý độc lập rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác trong NH 21

1.2.3.4 Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của NH. 22

1.2.4.1. Tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng. 22

1.2.4.2. Quản lý rủi ro tín dụng trong phân loại và đánh giá khách hàng. 26

Bảng 1.1: Bảng tính điểm đối với khách hàng cá nhân 32

1.2.4.3.Quản lý rủi ro tín dụng trong quy trình tín dụng. 36

Chương 2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 42

2.1. Tổ chức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 42

2.1.1. Cơ cấu tổ chức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 42

2.1.1.1. Tại hội sở chính. 42

2.1.1.2. Tại chi nhánh cấp 1. 44

2.1.1.3. Tại chi nhánh cấp 2. 44

2.2. Chính sách tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội 45

2.2.1. Nguyên tắc chung. 45

2.2.1.1. Tuân thủ pháp luật. 46

2.2.1.2. Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của HaBuBank trong từng thời kỳ. 46

2.2.1.3. Tôn trọng quyền tự quyết của giám đốc chi nhánh bên cạnh đảm bảo mục tiêu quản lý rui ro tín dụng. 46

2.2.1.4. Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng. 46

2.2.1.5. Đề cao trách nhiệm cá nhân. 47

2.3. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng 47

2.3.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng 47

2.3.1.1. Cơ sở của chính sách. 47

2.3.1.2. Nội dung chính sách cho vay khách hàng. 47

2.3.2. Phân vùng đầu tư 49

2.3.3. Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng. 50

2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 50

2.3.1. Về qui trình tín dụng 50

2.3.2. Phân loại và xếp hạng khách hàng 52

2.3.2.1. Khách hàng doanh nghiệp. 52

2.3.2.2. Khách hàng cá nhân 54

2.3.3. Quy định về tài sản thế chấp. 54

2.3.4. Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng. 56

2.3.5. Thành lập ban kiểm soát quản lý rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. 57

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 60

2.4.1. Kết quả đạt được trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 60

2.4.1.1. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ: 60

2.4.1.2. Tỷ lệ trích dự phòng/tổng dư nợ 61

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 62

2.4.2.1. Hạn chế. 62

Chương 3 Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thưong mại cổ phần Nhà Hà Nội 66

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới. 66

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 67

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy chế tín dụng mới 67

3.2.2.Hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro tín dụng 69

3.2.3 Nâng cao vai trò của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng 73

3.2.4. Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo 75

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay 77

3.2.6. Nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 80

3.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 81

3.3. Một số kiến nghị 82

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoài Quốc thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. Uy tín của khách hàng - Giao dịch tốt trong 2 năm trước liền kề - Đôi khi trễ hạn trả nợ - Giao dịch tốt trên 6 tháng nhưng chưa tới 2 năm - Khách hàng mới dưới 6 tháng - Thường trả nợ trễ hạn 20 16 14 10 0 2. Quy mô tài sản - Trên 60 tỷ đồng - Từ 30 đến 60 tỷ đồng - Từ 20 đến 30 tỷ đồng - Từ 10 đến 20 tỷ đồng - Từ 7 đến 10 tỷ đồng - Từ 4 đến 7 tỷ đồng - Dưới 4 tỷ đồng 12 10 8 6 4 2 0 6. Lãnh đạo ổn định - Rất ổn định - Có một vào thay đổi trong 5 năm qua (hoạc một vài năm tới) - Có sự thay đổi lãnh đạo liên tục trong 2 năm qua hoạc 2 năm tới mà người kế tục không rõ 14 8 0 - Quan hệ giao dịch giữa cá nhân chủ doanh nghiệp và ngân hàng. - Có vay thế chấp, gửi tiền mua kỳ phiếu NH - Có giao dịch không đáng kể - Không có giao dịch 14 7 0 7. Chỉ tiêu thanh khoản (Lãi gộp+TM+TGNH)/Nợ ngắn hạn - Trên 2 - Từ 1, 4 đến 2 - Từ 0, 85 đến 1, 4 - Từ 0, 5 đến 0, 85 - Từ 0, 25 đến 0, 5 - Từ 0 đến 0, 25 - Dưới 0 12 10 8 6 4 2 0 4. Kinh nghiệm tổ chức quản lý của chủ sở hữu. - Trên 31 năm - Từ 21 đến 31 năm - Từ 13 đến 21 năm - Từ 9 đén 13 năm - Từ 6 đến 9 năm - Từ 3 đến 5 năm - Từ 0 đến 3 năm 30 28 24 17 10 5 0 8.Tiềm năng lâu dài của DN - Tốt - Thuận lợi - Ổn định - Hơi bất ổn - Không an toàn 20 16 12 8 0 Bảng 1.4: Bảng xếp loại khách hàng Tổng số điểm Xếp loại Tỷ lệ % nợ quá hạn trong vòng một năm Trên 120 điểm Từ 91 đến 120 điểm Từ 75 đến 91 điểm Dưới 75 điểm 1 2 3 4 1.5% - 2.25% 2.25% - 3.5% 3.5% - 5% Trên 5 % 1.2.4.3.Quản lý rủi ro tín dụng trong quy trình tín dụng. Quy trình nghiệp vụ cho vay gồm 4 phần tương đương với 4 giai đoạn của quá trình cho vay bao gồm: Quy trình xét duyệt cho vay, quy trình phát tiền vay, quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay và quy trình thu hồi nợ vay. Trong đó quy trình xét duyệt cho vay và quy trình theo dõi sau vay là những giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến mức độ rủi ro của khoản vay. Thẩm định cho vay Trên cơ sở các hồ sơ đề nghị vay vốn mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, cụ thể thẩm định các nội dung sau: Kiểm tra hồ sơ nhằm đảm bảo hồ sơ của khách hàng dúng với quy định hiện hành của quy chế cho vay. Tiến hành thẩm định các nội dung sau: + Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng. + Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh, tài chính, năng lực hoạt động của khách hàng. + Thẩm định mặt kinh tế kỹ thuật cảu dự án, hiệu quả và khả năng tài trợ của dự án. + Thẩm định biện pháp bảo đăm tiền vay. Việc thẩm định nhằm hạn chế rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng Kiểm tra và theo dõi sử dụng vốn vay. Để hạn chế rủi ro tín dụng các NH thường có một cơ chế giám sát sau khi cho giải ngân. Cụ thể bao gồm các nội dung sau: Cán bộ tín dụng chủ động kiểm tra sủ dụng vốn vay theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Trường hợp cần thiết phải bổ sung lực lương để chất lương khoản vay được đảm bảo chất lượng kiểm tra sử dụng vốn vay tốt nhất Trường hợp phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng cần báo cáo cấp trên để chủ động kiểm tra đột xuất. Trường hợp điều kiện thực tế của khoản vay không cho phép kiểm tra sử dụng khoản vay theo kế hoạch cần có những điều chỉnh thích hợp. Trường hợp khách hàng không hợp tác tạo điều kiện kiểm tra sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng cần thuyết phục khách hàng để đảm bảo thực hiện đúng việc kiểm tra sử dụng vốn vay theo kế hoạch. Tuỳ từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng có thể kiểm tra các nội dung khác nhau. Cán bộ tín dụng cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao, khôn khéo, chủ động trong công việc để có biện pháp kiểm tra thích hợp nhất. Kiểm tra tín dụng không phải là công việc thừa, lãng phí, mà rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành mạnh. Nó không những giúp cho nhà quản lý nhận ra những vấn đề một cách nhanh chóng, mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách cho vay của NH hay không? Kiểm tra tín dụng cũng giúp cho ban Giám đốc và hội đồng quản trị trong việc đánh giátoàn bộ tiềm ẩn rủi ro đối với NH, từ đó đề ra các biên pháp phòng chống cũng như định hướng chính sách dự phòng và chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của NH trong tương lai. 1.2.4.4. Xử lý nợ xấu. Cho dù hầu hết các NH đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn được thể hiện trên sổ sách là những khoản tín dụng có vấn đề. Những khoản nợ xấu thường bao gồm các trưòng hợp: Người vay không thể trả nợ đúng hạn hay nhiều kỳ, tài sản đảm bảo tín dụng giảm giá, … Trong khi nội dung nợ xấu ít nhiều là khác nhau trong các tình huống khác nhau, nhưng một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản nợ xấu nêu ra như sau: Sự chậm trễ bát thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thoả thuận; hoạc chậm trễ trong việc liên hệ với cán bộ tín dụng. Đối với tín dụng doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi bát thường nào trong phương thức hạch toán khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập. Đối với tín dụng doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợhay hạn chế thanh toán cổ tức, hay có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm. Giá cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi. Thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) hay lợi tức trước thuế và lãi suất (EBIT). Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản(chỉ tiêu thanh khoản hiện hành), hay mức độ hoạt động (ví dụ chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn kho). Độ lệch của doanh thu hay lưu chuyển tiền tệ so với kế hoạch khi mà tín dụng đã được cấp Những thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không có lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại NH. Bảng 1.5: Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu Các biểu hiện của tín dụng có vấn đề Các biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả 1- Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc thất thường Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ 2- Thường xuyên xin đổi thời hạn, xin gia hạn thất thường 2- Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai (ví dụ sự hợp nhất) 3- Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ gốc giảm đi một ít) 3- Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy trì số dư tiền gửi lớn. 4- Lãi suất tín dụng cao không bình thường (để bù đắp RRTD) 4- Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng 5- Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường 5- Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của NH 6- Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tăng (hệ số đòn bẩy tăng) 6- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sót và không đồng bộ. 7- Thất lạc hồ sơ (Đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng) 7- Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộcông nhân viên, hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, các cổ đông, ..) 8- Chất lương bảo đảm tín dụng thấp 8- Có xu hướng thái quá trong cạnh tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng) 9- Tin và đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ sở hữu cho khách hàng. 9- Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ 10- Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền hay dự báo luồng tiền 10- Không nhạy cảm với sự thay đổi cảu môi trường kinh tế. 11- Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ (ví dụ bán nhà xưởng hay máy móc thiết bị) Vậy NH phải làm gì khi tín dụng có vấn đề?Giải pháp để thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề theo một số bước sau: Luôn đặt mục tiêu là: Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay. khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi châm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở lên xấu hơn. Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các giải pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu , và tăng cường cải tiến công tác quản lý. Trước khi hội ý với khách hàng, chuyên gia cần phân tích sơ bộ tín dụng có vấn đề và nhưũng nguyên nhân có thể, ghi chú mọi vấn đề đặ biêt có thể khám phá ra (kể cả những chủ nợ liên quan). Xây dựng kế hoạch hành động sau khi đã xác định rủi ro đối với NH và bổ sung hồ sơ tín dụng (đặc biệt là yêu cầu bổ sung tài sản và đảm bảo tín dụng để phù hợp với tình hình mới). Dự tính những nguồn thu cí thể thu nịơ có vấn đề (bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi tại NH). Chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn những nghia vụ tài chính nào chua thực hiện Đối với doanh nghiệp, cần đánh giá chất lương năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt đọng và các tài sản của doanh nghiệp. Phải cân nhắc mọi phưong án có thể hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gầm việc thoả thuận gia hạn nợ tam thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt. hoặc tìm kiếm giả pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khác có thể là bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng, yêu cầ có bảo lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập hay thanh lý công ty nộp đơn xin phá sản. Chương 2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 2.1. Tổ chức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. Tổ chức hoạt động tín dụng tại HaBuBank được phân làm 3 cấp: Hội sở, chi nhánh cấp 1 và chi nhánh cấp 2. 2.1.1.1. Tại hội sở chính. Uỷ ban quản lý rủi ro. Ủy ban quản lý rủi ro được thành lập nhằm hỗ trợ cho hội đồng quản trị trong công tác quản lý rủi ro, đứng đầu uỷ ban là chủ tịch Hội đồng quản trị. Các thành viên của uỷ ban thường là hoạt động bán nhiệm và thường là những ngưới đại diện cho ban lãnh đạo hoặc hiện đang là những người được phân công phụ trách các phòng quản lý các hoạt động lớn của NH như phòng Vốn, phòng Quản lý tín dụng, Phòng phân tích tổng hợp kinh tế, phòng đề án tín dụng. Hội đồng tín dụng trung ương. Hội đồng tín dụng trung ương được thành lập nhằm hỗ trợ cho ban điều hành trong việc cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Chủ tiọch hội đồng là chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng là phó tổng giám đốc phụ trách các hoạt động tín dụng. Thành viên hội đồng là các trưởng phòng Đầu tư dự án, Phân tích đầu tư dự án, Quan hệ khách hàng và pháp chế. Nhiệm vụ của hội đồng là xem xét và phê duyệt các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của giám đốc các chi nhánh. Phòng quản lý tín dụng. Phòng quản lý tín dụng thực hiện 3 vai trò chủ yếu: Theo dõi và quản lý rủi ro tín dụng, hướng dẫn và ban hành các chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng, xây dụng kế hoạch và định hướng cho hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Phòng đầu tư dự án. Phòng đầu tư dự án thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản: Tái thẩm định các dự án vượt hạn mức phán quyết của giám đốc các chi nhánh và trực tiếp xem xét thẩm định các dự án lớn tại Hà Nội. Phòng công nợ. Phòng công nợ chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ các khoản vay khó đòi (trên 180 ngày), theo dõi trích lập quỹ dự phòng rủi ro nợ khó đòi và xử lý nợ khó đòi từ quỹ dự phòng rủi ro. Xem xét thẩm định miễn giảm lãi vượt mức phán quyết của giám độc chi nhánh. Phòng thông tin tín dụng. Chịu trách nhiệm theo dõi thu nhập thông tin có liên quan đến hotạ động phòng ngừa rủi ro tín dụng nói riêng và trong các hoạt động khác có liên quan. Phối hợp thu thập thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro với các chi nhánh. Tổng hợp, phấn tích, đánh giá và cung cấp thông tin phục vụ thông tin hoạt đọng tín dụng trong toàn hệ thống, và thông tin phục vụ quản lý. Đầu mối quan hệ giao dịch trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước và các tổ chức cung cấp thông tin khác. Phòng quan hệ khách hàng. Phòng quan hệ khách quản lý quan hệ với một số khách hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. Phòng pháp chế. Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến mọi hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 2.1.1.2. Tại chi nhánh cấp 1. Hội đồng tín dụng cơ sở. Hội đồng tín dụng cơ sở được thành lập nhằm hỗ trợ ban giám đốc chi nhánh trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Chủ tịch hội đồng tín dụng cơ sở là giám đốc chi nhánh, phó chủ tịch hội đồng quản trị là một phó giám đốc chi nhánh phụ trách tín dụng hoặc một phó giám đốc khác do HĐTD qui định. Nhiệm vụ của hội đồng tín dụng là xét duyệt giới hạn tín dụng, xét duyệ các khoản vay vượt phán quyết của giám đốc chi nhánh hoặc không vượt phán quyết của giám độc chi nhánh song do phức tạp nên cần đưa lên hội đồng tín dụng nhằm phẩm định đánh giá lại. Phòng tín dụng, phòng đầu tư dự án, phòng khách hàng, bộ phận tín dụng tại các phòng giao dịch. Tuỳ theo quy mô hoạt đọng phòng giao dịch và các chi nhánh có thể thành lập thêm các phòng như đầu tư dự án, cho vay trả góp, …Trường hợp chi nhánh chỉ có một phìng tín dụng thì phòng tín dụng xem xát cho vay tất cả các loại hình đối với khách hàng. Trường hợp chi nhánh có thêm các phìng thì hầu như tên gọi của các phòng đã nói lên nhiệm vụ của phòng đó. do quy mô hoạt động của các phòng giao dịch thường là nhỏ, phạm vi hẹp cho nên không tách thành lập riêng phòng tín dụng mà chỉ một bộ phận thuộc sự điều hành trực tiếp của trưởng phòng giao dịch. 2.1.1.3. Tại chi nhánh cấp 2. Chi nhánh cấp thường chỉ có một phòng tín dụng do đó phòng tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các loại hình vay đến khách hàng. HỘI SỞ CHÍNH UỶ BAN QUẢN LÝ RR HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG BAN ĐIỀU HÀNH QH KH TT TD ĐT DA QLTD CÔNG NỢ CHI NHÁNH CẤP 1 HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG BAN ĐIỀU HÀNH PHÒNG ĐTDA PHÒNG TD PHÒNG GD CHI NHÁNH CẤP 2 BAN ĐIỀU HÀNH PHÒNG TÍN DỤNG 2.2. Chính sách tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội 2.2.1. Nguyên tắc chung. Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội được ban hành nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của hội sở và các chi nhánh HaBuBank cho khách hàng tuân thủ các quy tắc sau: 2.2.1.1. Tuân thủ pháp luật. Tất cả các nhân viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội các quy định của pháp luật trong hoạ động và các quy định có liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dụa trên cơ sở lợi ích chính đáng của HaBuBank, không dược phép lợi dụng tài sản và uy tín của HaBuBank vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng. 2.2.1.2. Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của HaBuBank trong từng thời kỳ. Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và được krrts hợp hài hoà trong hciến lược kinh doanh chung của HaBuBank. Vì thế việc mở rộng phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh của từng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ của các bộ phận khác trong hệ thống của HaBuBank dặc biệt là bọ phận khách hàng, bộ phận nguồn vốn và bộ phận thanh toán. 2.2.1.3. Tôn trọng quyền tự quyết của giám đốc chi nhánh bên cạnh đảm bảo mục tiêu quản lý rui ro tín dụng. Chính sách tín dụng của HaBuBank vừa đảm bảo tính an toàn tín dụng song vẫn đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho các chi nhánh nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển theo từng giai đoạn nhất định. 2.2.1.4. Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng. Trong cấp tín dụng HaBuBank thực hiện thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường. Các ưu đãi tín dụng, nếu có, chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức đọ rủi ro và thiện chí của khách hàng. Việc giao dịch khách hàng được xây dựng theo một đầu mối giao dịch. Tất cả các giao dịch của khách hàng đều do một bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm phục vụ. 2.2.1.5. Đề cao trách nhiệm cá nhân. HaBuBank đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. 2.3. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng 2.3.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng 2.3.1.1. Cơ sở của chính sách. Chính sách cho vay của HaBuBank do hội đồng quản trị phê duyệt và ban hành, khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh và cán bộ tín dụng. nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở: Quy chế bảo đảm tiền vay do chính phủ và ngân hàng Nhà Nước ban hành. Quy chế cho vay do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành. Chiến lược, định hướng của HaBuBank 2.3.1.2. Nội dung chính sách cho vay khách hàng. Đối tượng vay vốn: Chính sách cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội không giới hạn đối tương vay vốn cụ thể nào cả, hạn chế đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình đẳng chính sách cho vay được áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn. Nguyên tắc cho vay: Khách hàng vay vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội phải đảm bảo: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Điều kiện cho vay: Ngân hàng thương mại cổ phần NHà Hà Nội xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đầy đủ các điều kiện: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành vi dân sự theo qui định ucả pháp luật. Mục đích sử dụng vốn hợp pháp. Có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và theo qui định của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. Mức cho vay: Trong chính sách cho vay ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội không qui định mức một cho vay cụ thể mà giao cho Giám đốc các chi Nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ theo nhu cầu về vốn và khả năng hoàn trả của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội và theo qui định của pháp luật. Lãi suất cho vay Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội thực hiện chính sách cho vay linh hoạt, hội sở chính không thực hiện biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với chi nhánh, mà thông qua công cụ lãi suất cho vay vốn và các hướng dẫn không mang tính bắt buộc. Các hướng dẫn này thay đổi theo từng thời kỳ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình lãi suất trong toàn hệ thống ngân hàng cũng như trên thị trường, qua đó giúp chi nhánh đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình. Việc áp dụng một mức lãi suất đối với từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thoả thuận. Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt. Các chi nhánh có quyền tự chủ quyết định phương thức áp dụng lãi suất cố định hay có điều chỉnh. Bảo đảm tiền vay: Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội tự xem xét và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong lựa chọn phương pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất Các biện pháp bảo đảm tiền vay được xác định là các biện pháp làm tăng khả năng thu hồi cho vốn vay chứ không phải là điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Vấn đề quyết định là khả năng trả nợ của phương án, dự án vay vốn. 2.3.2. Phân vùng đầu tư Để đảm bảo chất lượng tín dụng và thuận tiện trong quá trình giám sát khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung tín dụng cho các khách hàng thuộc vùng đầu tư nhất định. chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được Tổng Giám Đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên chi nhánh nên tận dụng tối đa vung đầu tư của mình trước khi đầu tư ra ngoài. Chi nhánh có thể gặp trường hợp khách hàng nằm ở vủng đầu tư của chi nhánh khác nhưng có dơn vị phụ thuộc hoặc dự án đầu tư hoạt động hoặc được triển khai tại địa bàn đầu tư của mình. Trong trường hợp này chi nhánh có thể cho khách hàng vay để phục vụ nhu cầu vốn của đơn vị phụ thuộc hoặc dự án điều kiện là có văn bản thoả thuận với chi nhánh sở tại. Việc phân vùng đầu tư được tiến hành trên cơ sở: Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở. Năng lực của từng chi nhánh. 2.3.3. Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng. Nhằm tạo tính linh hoạt mà vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, Tổng Giám Đốc ban hành quy định xét duyệt thẩm quyền cho vay theo các cấp như sau: Giám đốc chi nhánh: Thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh khác nhau tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng địa bàn và năng lực thực tế của từng chi nhánh và năng lực quản lý. Các khoản cho vay nằm trong giới hạn tín dụng đã được duyệt. Giám đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết đinh. Đối với các khoản cho vay ngoài tầm quyết định Giám đốc chi nhánh phải trình Tổng Giám Đốc phê duyệt. Tổng giám đốc Các khoản thuộc hội sở chính hoặc do Chi nhánh gử lên được chia làm ba cấp: Do phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng xem xét và quyết định, Tổng giám đốc quyết định, và hội đồng tín dụng trung ương quyết định. 2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 2.3.1. Về qui trình tín dụng HaBuBank đã có quyết định số 391/2006/HBB-QĐ ngỳ 27/4/2006 của chủ tịch hội đồng quản trị về quy trình tín dụng với mục tiêu: Hệ thống hoá cụ thể các form biểu mẫu Ngân hàng đang áp dụng tại các chi nhánh để sử dụng một biểu mẫu thống nhất. Hướng dẫn cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới các bước trình tự thực hiện một khoản vay từ khi khách hàng co nhu cầu đến khi khoản vay được thu hồi. Xác định các công việc phải làm và các bộ phận có thể tham gia trong việc xử lý một khoản vay. Giúp quá trình cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu hợp lý của khách hàng trong mối quan hệ với ngân hàng. Với mục tiêu trên, quy trình tín dụng đã quy định chi tiết và cụ thể về: các bước để thực hiện một khoản vay (thu thập thông tin, đánh giá thông tin, trình phê duyệt, lập hợp đồng, công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo, giải ngân, thu hồi nợ) và những người tham gia vào quy trình (cán bộ tín dụng, cán bộ hỗ trợ, phó hay trưởng phòng tín dụng, phó hay giám đốc chi nhánh, phòng kiểm tra áet duyệt, phó hay tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị). Quy định rõ các form biểu mẫu của ngân hàng: Đơn xin vay, phương án kinh daonh, biên bản họp hội đồng thành viên, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, kiểm tra tín dụng, xuất, nhập tài sản đảm bảo… Điều này giúp tạo sự thống nhất trong hồ sơ, tạo hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng về tính chuyên nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong quá trình tái thẩm định phê duyệt khoản vay. Hướng dẫn chi tiết các phương pháp thu thập thông tin khách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng… để giúp cans bộ tín dụng có thể thu thập thông tin phục vụ việc đánh giá khách hàng một cách hiệu quả nhất. Hướng dẫn các bước để xử lý một khoản vay đuợc coi là có vấn đề và các khoản vay quá hạn tại ngân hàng để có thể thu hồi khoản vay một cách nhanh nhất giảm thiêu chi phí cho ngân hàng. Như vậy quy trình tín dụng chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ tín dụng tại ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng hoạt động đúng trình tự như quy trình tín dụng trên thì rủi ro tín dụng sẽ bị hạn chế. 2.3.2. Phân loại và xếp hạng khách hàng 2.3.2.1. Khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng chia khách hàng doanh nghiệp thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp lên cao là AAA, AA, A, BBB, BB, BB, CCC, CC, CC, Đại lý Quan điểm đánh giá của ngân hàng khác nhau đối với từng hạng doanh nghiệp. Bảng 2.1:Phân loại khách hàng doanh nghiệp và quan điểm đánh giá của Ngân hàng Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của ngân hàng AAA Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt,hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển,thiện chí tốt Rủi ro ở mức thấp nhất Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phí thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay AA Hoạt động hiệu quả, thiện trí tốt, triển vọng tốt Rủi ro ở mức thấp Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phí thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay A Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tốt, có thiện chí trả nợ Rủi ro ở mức thấp Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống BBB Hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, song có một số hạn chế về năng lực quản lý, tài chính Rủi ro mức trung bình Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế các điều kiện ưu đãi BB Hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm năng tài chính và năng lực quản lý trung bình Rủi ro trung bình Hạn chế mở rộng tín dụng , tập trung vào các khoản vay ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm B Hiệu quả không cao và dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế Rủi ro tiềm tàng Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay CCC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính kém, trình độ quản lý kém, có thể đã có nợ quá hạn Rủi ro cao Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng. Chỉ thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0298.doc
Tài liệu liên quan