Quê hương của An Dương Vương ở đâu

Truyền thuyết là ghi chép lịch sử của dân chúng, đó là sử nói - sử truyền miệng, một kênh thông tin lịch sử còn hơn cả sử thư, sử sách chép sử. Nhiều dân tộc có trình độ văn minh thấp - chủ yếu bởi thiếu ghi chép, đã bảo tồn bền vững lịch sử dân tộc mình, đất nước mình, tổ tiên mình bằng lời sử nói truyền miệng vô cùng chính xác.

 

Thứ hai, là hệ thống hàng trăm di tích - dấu tích - chứng tích. về An Dương Vương - Âu Lạc, cho đến nay vẫn còn lại, chứng giám cho lịch sử oanh liệt của thời kỳ này. Không ai có thể phủ nhận Cổ Loa của An Dương Vương được, dù rằng những đắp đổi của thời gian đã làm cho dấu vết xa xưa khó nhận ra, nhưng Cổ Loa gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương xây thành Ốc là một gắn kết lịch sử bền vững. Còn Đền Cuông với cái chết của An Dương Vương cũng là thiên cổ vĩnh hằng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quê hương của An Dương Vương ở đâu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quê hương của An Dương Vương ở đâu? Sự tồn tại, cũng như nguồn gốc hay quê hương của Thục Phán An Dương Vương là vấn đề được quan tâm từ xưa đến nay, có ý nghĩa để đánh giá và khẳng định tính bản địa hay tính ngoại lai của Nhà nước Âu Lạc. Thục Phán An Dương Vương là có thật Chúng ta tìm thấy rất nhiều nguồn tư liệu chứng minh cho sự tồn tại của An Dương Vương và nước Âu Lạc, được lưu giữ lại trong cộng đồng dân cư Việt có cội nguồn từ người Việt thời An Dương Vương là những hậu duệ của con dân Âu Lạc xây dựng nên quốc gia Âu Lạc. Trước hết, đó là hệ thống hàng trăm truyền thuyết lịch sử nói về An Dương Vương, Nhà nước Âu Lạc, các tướng tá, các thần dân Âu Lạc. Các truyền thuyết đó được phân bố khá rộng trong lãnh thổ nước Âu Lạc, từ miền Việt Bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn) sang tận Tây Bắc (Hòa Bình - Phú Thọ - Lai Châu) vào tận Nghệ An. An Dương Vương và con gái Mỵ Châu Phải nói rằng, An Dương Vương - Âu Lạc là thời kỳ lịch sử xa xưa nhất có nhiều truyền thuyết nhất. Toàn bộ các truyền thuyết đó cho phép các nhà sử học hệ thống lại, xử lý một cách khoa học đã có thể viết nên một cách chính xác, đầy đủ, tin cậy về 50 năm của An Dương Vương - Âu Lạc, kể từ khi Thục Phán đánh nhau với Sơn Tinh - một tướng giỏi của Hùng Vương, giành chiến thắng, lập nên nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa, đánh nhau với Triệu Đà và chung cuộc hy sinh tận vùng núi Mộ Dạ - nay là khu vực Đền Cuông (Diễn Châu, Nghệ An). Truyền thuyết là ghi chép lịch sử của dân chúng, đó là sử nói - sử truyền miệng, một kênh thông tin lịch sử còn hơn cả sử thư, sử sách chép sử. Nhiều dân tộc có trình độ văn minh thấp - chủ yếu bởi thiếu ghi chép, đã bảo tồn bền vững lịch sử dân tộc mình, đất nước mình, tổ tiên mình bằng lời sử nói truyền miệng vô cùng chính xác. Thứ hai, là hệ thống hàng trăm di tích - dấu tích - chứng tích... về An Dương Vương - Âu Lạc, cho đến nay vẫn còn lại, chứng giám cho lịch sử oanh liệt của thời kỳ này. Không ai có thể phủ nhận Cổ Loa của An Dương Vương được, dù rằng những đắp đổi của thời gian đã làm cho dấu vết xa xưa khó nhận ra, nhưng Cổ Loa gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương xây thành Ốc là một gắn kết lịch sử bền vững. Còn Đền Cuông với cái chết của An Dương Vương cũng là thiên cổ vĩnh hằng. Thứ ba, là vô vàn di tích hiện vật khảo cổ về thời An Dương Vương là bằng chứng không thể bác bỏ được về nước Âu Lạc. Chỉ trong vùng Cổ Loa, hàng vạn mũi tên đồng được tìm thấy như một minh chứng cho nỏ thần bắn một lúc hàng trăm tên là việc có thật. Thứ tư, là sử sách của nước ta nói đến An Dương Vương là quá rõ ràng. Nước ta có sử khi nào thì khi đó đã có ghi chép về An Dương Vương và Âu Lạc. Đó là điều khẳng định. Sơ qua như vậy để muốn nói lên rằng, người dân Âu Lạc và hậu duệ người Việt của An Dương Vương đã trang trọng ghi chép lịch sử với toàn bộ tâm sức của mình, lịch sử trong lòng người, lịch sử trên vùng đất là không thể nào phủ nhận được. Cổ Loa là bản sao của Yên Bái? Trước đây có nhận định cho rằng, Thục Phán là người của nước Ba Thục -  một quốc gia cổ đại của Trung Hoa thuộc vùng Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, với khoảng cách quá xa như vậy, Thục Phán không thể nào cất quân xa đến 500 - 700km hiểm trở để đánh nhau với Hùng Vương ở tận Phú Thọ. Vì vậy, nguồn gốc Ba Thục của Thục Phán bị loại trừ. Tượng An Dương Vương. Những năm 70 của thế kỷ XX, có ý kiến cho rằng, Thục Phán quê ở Cao Bằng, vì trong truyền thuyết "Chín chúa tranh vua" lưu hành ở đây nói Thục Phán xuất phát từ Cao Bằng cất quân đánh Hùng Vương. Nhưng các địa danh được nhắc đến trong truyền thuyết đều là những địa danh thuộc vùng Yên Bái - Nghĩa Lộ, nơi mà cách đây hơn nửa thế kỷ, giới khảo cổ học phát hiện nhiều di vật văn hóa đồng thau nổi tiếng. Tiêu biểu là thạp đồng ở Đào Thịnh, mà thạp đồng như là hiện vật tượng trưng cho những thế lực hùng mạnh nhất lúc bấy giờ. Học giả quá cố Đinh Văn Nhật (1914 - 1995) đã chứng minh rằng, Thục Phán An Dương Vương có nguồn gốc từ vùng Yên Bái - Đào Thịnh. Ông còn chứng minh thêm rằng các địa danh ở Cổ Loa là những bản sao của địa danh ở Yên Bái, đó là việc Thục Phán và cư dân Âu Lạc đã từ Yên Bái về Cổ Loa định cư, mang theo về đây địa danh từ quê hương phát tích của An Dương Vương và Âu Lạc. Những chứng cứ mới Để tiếp tục làm sáng tỏ thêm luận điểm của Đinh Văn Nhật về quê hương Yên Bái của Thục Phán, chúng tôi thấy cần thiết phải làm đầy thêm những chứng cứ mới. Thứ nhất, trong truyền thuyết Sơn Tinh và đặc biệt là trong truyền thuyết về cuộc đụng độ Thục Phán - Hùng Vương, địa bàn xảy ra các cuộc đụng độ có phạm vi khá xác định. Các trận đánh xảy ra ở vùng trung tâm, lấy sông Hồng đoạn qua Yên Bái - Phú Thọ là chính, quân Thục từ miền thượng lưu sông Hồng đánh xuống, Thục Phán bị Sơn Tinh kháng cự ở vùng Vũ Ẻn, Ấm Thượng khoảng dưới Yên Bái, quân Sơn Tinh chăng lưới chắn sông Hồng không cho quân Thục tiến. Quân Thục Phán lại chuyển quân đánh phía sông Chảy, sông Lô (Tuyên Quang), quân Sơn Tinh lại tiếp tục chặn quân Thục ở hướng này. Quân Thục lại tiến về phía Nghĩa Lộ - Lai Châu theo sông Đà đánh xuống lại bị quân Sơn Tinh chặn ngang sông Đà. Kết cục Thục Vương chiến thắng, buộc Hùng Vương nhường ngôi, để thành lập nước Âu Lạc và dời đô về Cổ Loa, Hà Nội. Điều đó muốn nói lên rằng, thế lực của Thục Phán nằm kề với Hùng Vương ở phía Tây Bắc và đó chính là vùng Yên Bái - Lào Cai, mà trong thời gian qua, lưu vực sông Hồng khoảng này lộ ra nhiều dấu tích văn hóa Đông Sơn nổi trội như ở Đào Thịnh - Yên Bái. Thứ hai, khu vực Mường Lò (Nghĩa Lộ - Yên Bái) theo nhiều tư liệu lưu truyền thì đây là nơi phát tích của dân tộc Thái, cách ngày nay khoảng 2200 năm, một sự chia tách của Việt cổ thành một nhánh là Thái và có lẽ Thục Phán là một điển hình. Trong hệ thống quan chức của người Thái, có chức danh Tức Pắn, người đứng đầu của một bộ lạc Thái, được phiên ra tiếng Việt là Thục Phán. Nếu đúng như vậy, thì Thục Phán là một thế lực chứ không phải là tên riêng, vị Tức Pắn nọ sau khi chiến thắng Hùng Vương đã trở lại lấy tên là Thục Phán, xưng là An Dương Vương lập nên nước Âu Lạc. Về nguồn gốc của Thục Phán và nước Âu Lạc cần có thêm nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn và khẳng định chắc chắn. Theo KHĐS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuê hương của An Dương Vương ở đâu.doc