Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN VIỆT NAM 2

I. Tổng quan về qui hoạch ngành 2

1. Khái niệm về qui hoạch 2

2. Nội dung qui hoạch ngành 4

2.1. Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển 4

a) Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân 4

b) Đánh giá các nhân tố đầu vào cho phát triển ngành 5

c) Phân tích ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến phát triển ngành 5

d) Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và hướng khai thác 5

2.2. Đánh giá hiện trạng qui hoạch phát triển ngành 6

a) Đánh giá kết quả công tác qui hoạch phát triển ngành trong 5-10 năm .6

b) Đánh giá hiện trạng ngành 7

c) Đánh giá hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ 8

d) Tổng hợp đánh giá chung 8

2.3. Luận chứng phương hướng phát triển 9

2.4. Các giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch 10

2.5. Phần phụ lục 12

II. Sự cần thiết phải lập qui hoạch phát triển ngành than 12

1. Sơ lược về lịch sử ngành than 12

2. Vai trò của ngành than 13

3. Sự cần thiết khách quan phải lập qui hoạch phát triển ngành than 16

a) Đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững năng lượng quốc gia 16

b) Cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh than trung hạn và ngắn hạn 17

c) Cơ sở để hiện đại hoá công tác khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực 17

4. Sự cần thiết và cơ sở lập qui hoạch phát triển ngành than giai đoạn 2006- 2015 18

Chương II: HIỆN TRẠNG NGÀNH THAN 21

I. Kết quả thực hiện qui hoạch phát triển ngành than đến năm 2006 21

1. Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2003-2005 21

2. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 23

II. Hiện trạng khai thác than 23

1. Hiện trạng khai thác 23

2. Đánh giá tình trạng kỹ thuật và công nghệ 25

a) Khai thác lộ thiên 25

b) Khai thác hầm lò 27

3. Hiện trạng mạng kĩ thuật cơ sở hạ tầng 28

4. Bảo vệ môi trường ngành than 30

III. Hiện trạng phân bố ngành than 31

1. Phân bố tài nguyên than 31

2. Trữ lượng than huy động cho qui hoạch 33

3. Hiện trạng phân bố các cơ sở sản xuât ngành than 35

IV. Đánh giá chung 36

1. Những thành tựu chủ yếu 36

2. Những tồn tại chủ yếu: 37

Chương III: QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN GIAI ĐOẠN 2006-2015 38

I. Dự báo nhu cầu than 38

II. Chiến lược phát triển ngành than 41

1. Quan điểm phát triển ngành Than Việt Nam 41

2. Mục tiêu phát triển ngành than 42

4. Một số định hướng phát triển ngành than 43

5. Định hướng khai thác theo vùng 44

a) Đối với vùng than antraxit Quảng Ninh 44

b) Đối với vùng than abitum Khoai Châu- Hưng yên 44

c) Đối với vùng than nội địa( bao gồm vùng Nội địa và các mỏ than địa phương) 45

d) Đối với than bùn 45

III. Các phương án qui hoạch phát triển ngành than 45

1. Qui hoạch khai thác vùng than Quảng Ninh 45

a) Khai thác lộ thiên 45

b) Qui hoạch khai thác hầm lò 47

3. Qui hoạch khai thác các mỏ than nội địa 50

4. Qui hoạch đóng cửa mỏ 50

5. Qui hoạch khai thác các mỏ than địa phương 51

6. Qui hoạch khai thác than bùn 52

IV. Các giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch 52

1. Nhóm giải pháp về nguồn lực 52

2. Nhóm giải pháp về giá 55

3. Nhóm giải pháp về công nghệ 56

a) Công nghệ khai thác lộ thiên 56

b) Công nghệ khai thác hầm lò 57

4. Nhóm giải pháp về an toàn ngành mỏ 57

5. Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường ngành than 59

6. Tổ chức thực hiện qui hoạch 61

KẾT LUẬN 63

PHỤ LỤC 1 64

PHỤ LỤC 2 67

PHỤ LỤC 3 71

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2,8-3,5 m3 phối hợp với máy xúc gầu thẳng EKG với dung tích gầu xúc đến 5 m3, vận chuyển than là các loại ô tô trọng tải 15-32 tấn hoặc vận tải băng chuyền liên hợp ô tô- băng tải (mỏ Núi béo và Cọc Sáu). Trong các năm qua Tổng công ty Than Việt Nam đã thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, cải thiện tình trạng kỹ thuật và công nghệ do quá khứ để lại tại các mỏ lộ thiên như sau: - Đã nghiên cứu và áp dụng thành công hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng cho hầu hết các mỏ. - Chỉ đạo và giao chỉ tiêu hệ số bóc đất đá cho các công ty, các mỏ, cải thiện dần các thông số của hệ thống khai thác do các năm trước thu hẹp sản xuất. - Đã nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ đào sâu đáy mỏ bằng máy xúc thuỷ lực gàu ngược đối với các mỏ khai thác dưới mức thoát nước tự chảy. - Đã nghiên cứu và bước đầu đưa vào áp dụng công nghệ và thiết bị khai thác chọn lọc, nâng cao chất lượng và giảm tổn thất than. - Các khâu chủ yếu trong qui trình công nghệ khai thác đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại và đồng bộ như: + Công tác khoan lỗ mìn, nạp mìn bằng máy khoan, xe nạp mìn của các nước tiên tiến đang sử dụng. + Máy xúc thuỷ lực gầu thuận, gầu ngược, chạy diezen, có tính cơ động cao, phù hợp với hệ thông khai thác khấu theo lớp đứng, đào hào và khai thác than đáy mỏ, khai thác chọn lọc,... + Ô tô vận tải cỡ lớn ( Trọng tải 42÷60 tấn), ô tô khung động ( xe lúc lắc có khả năng leo dốc cao và bán kính đường vòng nhỏ). Tóm lại, tình trạng kỹ thuật và công nghệ của các mỏ lộ thiên hiện nay đã được cải thiện một bước về chất, đang tiếp tục đổi mới và dần dần đi vào nề nếp, tiến tới phải đảm bảo qui trình, qui phạm kỹ thuật và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. b) Khai thác hầm lò Công nghệ khai thác áp dụng: Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu theo chiều dốc cho vỉa thoải và nghiêng đang là công nghệ khai thác truyền thống có hiệu quả nhất. Chiều dài lò chợ khi chống cột thuỷ lực đơn hoặc giá thuỷ lực di động là 100-150m, sản lượng 100-180 ngàn tấn/ năm; khi chống gỗ là 60-100m, sản lượng 50-60 ngàn tấn/ năm. Một số công nghệ khai thác dưới dàn mềm lò chợ cắt nghiêng, hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống giá thuỷ lực... nhưng những công nghệ này vẫn chưa hoàn thiện, năng suất còn thấp.Với tình trạng kỹ thuật và trình độ công nghệ như hiện nay, sản lượng và năng suất khai thác hầm lò còn thấp. Năng suất lao động 1,5-3 tấn/ca, tốc độ tiến gương lò chợ châm 18-25 m/tháng, tổn thất than ở hầu hết các mỏ hầm lò đều lớn từ 25-40%. Nếu không nhanh chóng hoàn thiện các công nghệ hiện có và đổi mới công nghệ thì hiệu quả sản xuất của ngành than sẽ thấp. Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu triển khai một số công nghệ mới có ứng dụng như: cơ giới hoá khai thác than trong lò chợ, áp dụng thử nghiệm khai thác bằng máy Com bai với giá chống thuỷ lực của Trung Quốc tại vỉa 14 mỏ Khe Chàm và vỉa 9 mỏ Mạo Khê. Công nghệ cơ giới hoá toàn phần ( máy combai+dàn chống thuỷ lực tự hành + máng cào dẻo) đã áp dụng thử nghiệm thành công tại vỉa 14-2 mỏ than Khe Chàm, đây là bước đột phá cũng như tạo tiền đề cho các mỏ than hầm lò trong toàn ngành triển khai áp dụng thử nghiệm thành công tại vỉa 14-2 mỏ than Khe Chàm, đây là bước đột phá cũng như tạo tiền đề cho các mỏ than hầm lò trong toàn ngành triển khai áp dụng công nghệ này nhằm giải quyết việc tăng sản lượng cũng như công tác an toàn đối với tất cả các mỏ than hầm lò. Hệ thống khai thác dàn chống mềm lò chợ cắt nghiêng, áp dụng cho vỉa dày, dốc đứng ở mỏ Vàng Danh, đã đạt được các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tốt. Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các thông số công nghệ để có điều kiện triển khai thác áp dụng rộng rãi đối với tất cả các mỏ than hầm lò có điều kiện địa chất phù hợp. Các thiết bị áp dụng trong hầm lò hầu hết đang được trang bị lại bằng các loại thiết bị cho năng suất cao như com bai đào lò than AM-50 Chống trong lò chợ đã đưa vào áp dụng chống vì thuỷ lực đơn và giá thuỷ lực di động cho các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khá. Dây chuyền công nghệ vận tải trong hầm lò không đồng bộ, đường lò hẹp, kích thước an toàn nhiều chỗ không đảm bảo do đó khi áp dụng cơ giới hoá khai thác trong lò chợ để tăng sản lượng thì vận tải lại ách tắc. Việc áp dụng hình thức vận tải liên tục trong lò sẽ có điều kiện để cơ giới khầu than nâng cao công suất. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ hầm lò thế giới hiện nay là hoàn thiện sơ đồ công nghệ khấu lò chợ dài theo hướng cơ giới hoá đồng bộ, tăng chiều cao khấu hết chiều dày vỉa. Phát triển sơ đồ công nghệ chia lớp nghiêng với vách giả nhân tạo bằng các vật liệu mới, khấu than dưới dàn tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc và cơ giới hoá khai thác gương lò chợ ngắn. 3. Hiện trạng mạng kĩ thuật cơ sở hạ tầng Với khối lượng đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở ở các khu vực khai thác than rất lớn trong các năm 2003, 2004, 2005 song hệ thống hạ tầng cơ sở vẫn còn tồn tại các bất cập so với tốc độ tăng trưởng sản lượng than cụ thể như: + Năng lực của các trung tâm sàng tuyển than hiện nay không đáp ứng được yêu cầu chế biến than, các trung tâm sàng tuyển than hiện có chủ yếu được bố trí găn với các cảng xuất than lớn như Cửa Ông, Nam Cầu Trắng với công nghệ tuyển lạc hậu, không giải quyết triệt để khâu bùn nước sau tuyển đã gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực biển, đặc biệt là lượng đá thải sàng tuyển thiếu diện đổ thải cần thiết, việc đổ đá thải ra biển không tuân thủ qui trình đổ thải cũng gây ô nhiễm nước biển một cách đáng kể. + Về công tác vận tải than tại khu vực Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả vẫn còn tồn tại việc vận tải bằng ô tô với khối lượng lớn ra các cảng tiêu thụ than đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của dân cư dọc theo các tuyến đường vận tải chưa được khắc phục cụ thể như: - Vận tải than bằng ô tô của các mỏ than Nam Mẫu, Đồng Vồng, VIÊTMINDO về khu vực kho than Khe Ngát và ra cảng Điền Công. - Vận tải than bằng ô tô của các mỏ Núi Béo, Hà Lầm về nhà máy tuyển và cảng Nam Cầu Trắng. - Vận tải than bằng ô thô của các mỏ khu vực Ngã Hai- Khe Tam ra cản km6. - Vận tải than bằng ô tô của các mỏ than Đèo Nai, Cọc 6 ra các cảng Đèo Nai, Đá Bàn. - Vận tải than bằng ô tô của các mỏ khu vực Cao Sơn- Khe Chàm ra các cảng Cẩm y, Khe Dây... + Các tuyến đường sắt khổ 1000 mm chuyên dùng vận tải than chưa được cải tạo và tận dụng hết năng lực, các điểm gia cắt với tuyến QL18A chưa được giải quyết gây mất an toàn giao thông trên tuyến QL18A, hạn chế năng lực vận tải của tuyến QL18A. + Tiến độ đầu tư các cảng lớn, tập trung tại các khu vực theo qui hoạch chậm theo yêu cầu do đó vẫn còn tồn tại một số cảng xuất than nhỏ bố trí trong nội thị các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả gây ô nhiễm môi trường một cách đáng kể. Các vấn đề trên cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ và triệt để trong các giải pháp qui hoạch phát triển trong thời gian tới để đảm bảo cho ngành than phát triển ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường. 4. Bảo vệ môi trường ngành than Công nghiệp khai thác than có tác động rất lớn đến các thành phần môi trường như: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, và cảnh quan của các khu vực,... được đánh giá như sau: - Một trong các nhân tố có tác động rất lớn đến môi trường là các bãi thải đất đá của các mỏ lộ thiên và các nhà máy tuyển. Đá thải trôi lấp đất đai, sông suối, ven biển và ô nhiễm môi trường không khí. Vì vậy cần thiết nghiên cứu qui hoạch bãi thải một cách hợp lý, chống trôi lấp đá thải và khôi phục đất đai thảm thực vật ở khu đã ngừng khai thác và nước thải ngừng đổ. - Quá trình khai thác làm mất đi lớp đất mặt, xào trộn các tầng đất đá và ảnh hưởng đến các đối tượng tự nhiên khác nằm trên khu vực có tài nguyên, từng bước làm thay đổi đặc tính môi trường, tác động đến khí hậu và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, đất, không khí... - Các hoạt động khai thác than, đặc biệt là việc khai thác lộ thiên của nhiều năm qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng do nạn chặt phá rừng bừa bãi. Rừng tại Quảng Ninh trong những năm qua đã bị suy thoái nghiêm trọng, kể cả các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của các hồ dự trữ nước. Vài năm gần đây, do được chú trọng công tác trồng từng nên độ che phủ rừng của Quảng Ninh có thể đạt tới 43% năm 2005. - Việc khai thác, chặt phá rừng nhất là ở các khu phòng hộ, rừng cạnh các hồ chưa nước đã làm đất đá thải bồi lấp lòng hồ, làm suy giảm trữ lượng và chất lượng nước. Nước thải của các mỏ các nhà máy, nước thải sinh hoạt không được xử lý trước khi ra môi trường tự nhiên đã làm ô nhiễm nguồn nước ở các hồ, các giếng và khu nước ven biển. - Công tác vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ than do chưa được xem xét bố trí hợp lý cũng gây ra ô nhiễm môi trường. Việc gây ô nhiễm không khí chủ yếu do công tác vận tải, chế biến và tiêu thụ than, các cụm sàng tuyển. Việc hình thành nhiều các cảng nhỏ của các mỏ đã dẫn đến tình trạng than tiêu thụ của các mỏ được vận tải bằng ô tô cắt qua các khu vực dân cư. Bụi, khói, khí thải sinh ra trong quá trình khai thác, vận chuyển và sàng tuyển làm ô nhiễm không khí cần tiến hành các giải pháp về công nghệ vận tải, chống bụi động bộ ở khai trường, trên đường vận chuyển, nơi sàng tuyển than. - Tình hình suy giảm môi trường trong các khu vực sản xuất than đặc biệt là trong các mỏ hầm lò, các nhà máy sàng tuyển than đã ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của công nhân lao động ngành than, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp có chiều hướng gia tăng. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư ở những nơi môi trường suy thoái liên quan đến sản xuất than. Quá trình khai thác than hàng trăm năm đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, đặc biệt là khu vực Quảng Ninh. Trong các năm gần đây nganh than Việt Nam đã có những cố gắng đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực khai thác và sản xuất than. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề rất to lớn của toàn xã hội. Để bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh, phát triển ngành than một cách bền vững cần có sự quan tâm thích đáng của Nhà nước, Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh. III. Hiện trạng phân bố ngành than 1. Phân bố tài nguyên than Theo kết quả thăm do khảo sát trữ lượng than tính đến 01/01/2006 là khoảng 5.882.885 ngàn tấn bao gồm 4 chủng loại: than antraxit, than ábitum, than nâu và than bùn. Trong đó, phân bố chủ yếu ở vùng Quảng Ninh. Trữ lượng vùng than Quảng Ninh vào khoảng 3.863.947 ngàn tấn, chiếm 65,7% tổng trữ lượng than toàn quốc. Than Quảng Ninh là chủng loại than antraxit, chất lượng tốt, phân bố vào 3 vùng chính: Vùng Hòn Gai, vùng Uông Bí, vùng Cẩm Phả. Vùng phân bố than lớn thứ hai là vùng than Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên. Trữ lượng than theo kết quả khảo sát tính đến 01/01/2006 vào khoảng 1.580.956 ngàn tấn, chiếm 26,9% tổng trữ lượng than toàn quốc. Than vùng Khoái Châu- Hưng Yên thuộc chủng loại than ábitum, chất lượng không tốt bằng than antraxit ở vùng Quảng Ninh. Vùng phân bố lớn thứ 3 là vùng than Nội Địa, bao gồm một số mỏ than ở các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đà Nẵng. Trữ lượng khoảng 165.109, chiếm 2,8% tổng trữ lượng than toàn quốc. Than vùng nội địa thuộc chủng loại than antraxít, than abitum và than nâu. Trữ lượng than không lớn nên vùng than này chủ yếu được khai thác để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại địa phương, như phục vụ cho công nghiệp thép ở Thái nguyên,... Thứ tư, còn lại là các mỏ than đia phương (trừ than bùn). Trữ lượng nhỏ khoảng 37.434 ngàn tấn, chiếm 0,6% tổng trữ lượng than toàn quốc. Do trữ lượng nhỏ lại phân bố manh mún, nên việc khai thác các mỏ than địa phương chủ yếu là để tiêu thụ ngay tại địa phương phục vụ cho tiêu dùng của nhân dân trong vùng. Riêng về than bùn, Than bùn ở Việt Nam có trữ lượng vào khoảng 235.438 ngàn tấn, chiếm 4% tổng trữ lượng than toàn quốc (đã trừ đi trữ lượng than bùn bị tiêu huỷ do cháy rừng tại U- Minh, khoảng 165.446 ngàn tấn). Trong đó: miền Bắc là 13.869 ngàn tấn, miền Nam là 221.569 ngàn tấn. Than bùn cho nhiệt lượng ít, nhiều tro, hàm lượng lưu huỳnh cao nên việc sử dụng làm năng lượng bị hạn chế. Tuy nhiên, than bùn có thể làm phân bón rất tốt, vì vậy khai thác và sử dụng than bùn có ý nghĩa lớn đối với ngành công nghiệp phân bón- hoá chất. Các mỏ than bùn nước ta phân bố khá rộng và đều khắp cả nước. Tổng số điểm và mỏ than bùn có trên 216 điểm. Ở miền Bắc và miền Trung các mỏ thường là loại nhỏ và vừa. Các mỏ than bùn lớn tập trung ở các tình đồng bằng Nam Bộ. Tài nguyên than bùn phân bố rải rác và đều trên khắp cả nước là một ưu đãi của thiên nhiên dành cho đất nước ta vì việc khai thác và sử dụng than bùn phù hợp và rất kinh tế đối với việc khai thác, chế biến và sử dụng tại chỗ, đăc biệt là chế biến cho sản xuất phân bón và nhu cầu cải tạo đồng ruộng hoặc sử dụng làm nhiên liệu năng lượng cho việc phát triển công nghiệp nhỏ của địa phương. 2. Trữ lượng than huy động cho qui hoạch Trữ lượng than huy động cho qui hoạch Trữ lượng địa chất ( đơn vị ngàn tấn) QH 2002 QH 2006 Tổng trữ lượng toàn quốc 3.808.852 4.918.691 Trong đó Vùng Cẩm phả 1.316.050 1.435.284 Vùng Hòn Gai 526.910 723.323 Bình minh- Khoái châu( H.Yên) 118.911 1.088.481 Trữ lượng than huy động cho qui hoạch giai đoạn 2006-2015 tăng hơn so với giai đoạn 2003-2010 là do sự tăng lên của các mỏ than Cẩm Phả, Hòn Gai và nhất là mỏ Bình Minh - Khoái châu ở Hưng Yên. - Vùng Cẩm phả tăng do các nguyên nhân sau: tính thêm trữ lượng vỉa dày (2) mỏ Đèo nai dến cao độ -300m: 43.095 ngàn tấn; phát hiện thêm vỉa G(I) khu giáp biên Đèo Nai- Cọc Sáu: 17.500 ngàn tấn; Tình thêm phần trữ lượng bắc Phay B-B Cọc sáu: 20.855 ngàn tấn; Phát hiện và bổ sung thêm mỏ Bãi thải bắc cọc Sáu: 37.784 ngàn tấn. - Vùng Hòn Gai tăng lên do tính thêm trữ lượng gầm mỏ Hà Tu: 9.800 ngàn tấn; tình thêm trữ lượng than phần nằm ngoài khai trường mỏ Thành Công và phần trữ lượng đến độ sâu -300m: 186.613 ngàn tấn. - Vùng Bình Minh - Khoái châu (Hưng Yên) tăng 969.570 ngàn tấn do kết quả thăm dò và tìm kiếm bổ xung theo chương trình NEDO- Việt Nam. Tổng trữ lượng (TL) than toàn quốc huy động vào qui hoạch phát triển ngành than giai đoạn 2006-2015 là 4.918.691 ngàn tấn. Trong đó: - Vùng Cẩm Phả: 1.957.639 ngàn tấn; chiếm 39,8% tổng trữ lượng huy động cho qui hoạch - Vùng Hòn Gai: 747.641 ngàn tấn; chiếm 15,2% tổng trữ lượng huy động cho qui hoạch. - Vùng Uông Bí: 1.269.022 ngàn tấn; chiếm 25,8% tổng trữ lượng huy động cho qui hoạch. - Vùng Nội địa: 944.389 ngàn tấn; chiếm 19,2% tổng trữ lượng huy động cho qui hoạch. Trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thăm dò để nâng cấp và gia tăng độ tin cậy của trữ lượng, giảm tối đa mức độ rủi do cho công tác đầu tư và sản xuất kinh doanh. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TÀI NGUYÊN THAN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TRỮ LƯỢNG THAN VÙNG QUẢNG NINH 3. Hiện trạng phân bố các cơ sở sản xuât ngành than Các cơ sở sản xuất ngành than được phân bố theo sự phân bố tài nguyên than. Hiện nay cả nước có tổng cộng 57 mỏ và công trường than đang khai thác ( không kể các mỏ than bùn và các mỏ than địa phương trữ lượng nhỏ). Cụ thể: - Vùng Cẩm Phả có 28 mỏ/công trường khai thác than, - Vùng Hòn gai có 10 mỏ/công trường khai thác than, - Vùng Uông bí có 10 mỏ/ công trường khai thác than, - Vùng Khoái châu- Hưng Yên có 3 mỏ/công trường khai thác than, - Vùng Nội Địa có 6 mỏ/ công trường khai thác than, - Các mỏ than địa phương có 101 mỏ ( không kể than bùn), - Và 216 mỏ than bùn phân bố rải rác khắp cả nước. Bảng thống kê các mỏ/ công trường khai thác than và công suất khai thác hiện tại có trong phụ lục I. Các mỏ công trường khai thác than do các đơn vị thành viên của Tổng công ty Than Việt nam ( nay là Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam) quản lý. Cụ thể: * Vùng Cẩm Phả: Công ty than Cao Sơn, công ty than Cọc Sáu, công ty than Đèo Nai, công ty than Khe chàm, công ty than Mông Dương, công ty than Thống Nhất, công ty than Dương Huy, công ty than Hạ long, công ty than Quang Hanh, công ty than Hòn Gai, công ty than Đông Bắc, công ty than Nội Địa, Công ty Xây dựng Mỏ, Công ty cổ phần Tây Nam Đá Màig ty than Cao S. * Vùng Hòn Gai: Công ty than Hà tu, công ty than Núi Béo, công ty than Hà lầm, công ty than Hòn Gai, công ty than Hạ Long. * Vùng Uông bí: Công ty than Hà tu, công ty than Núi Béo, công ty than Hà Lầm, công ty than Hòn Gai, công ty than Hạ long. * Các vùng còn lại do Công ty than Nội Địa quản lý. IV. Đánh giá chung 1. Những thành tựu chủ yếu - Năng lực sản xuất và mức độ tiêu thụ than đã đạt được mức tăng trưởng cao, đáp ứng đủ nhu cầu về than của nền kinh tế quốc dân. - Ngành than đã phối hợp với các địa phương kiểm soát được tình trạng khai thác và kinh doanh than trái phép; môi trường vùng mỏ đã có sự quan tâm đầu tư cải thiện từng bước; an ninh chính trị trên địa bàn vùng than được giữ vững và ổn định. - Công tác quản lý kỹ thuật trong toàn ngành đã được quan tâm, đã cải thiện đáng kể tình trạng kỹ thuật của các mỏ than. - Công tác bảo vệ môi trường, văn hoá xã hội đã có chuyển biến tốt: di rời nhà máy sàng tuyển Hòn Gai ra khỏi trung tâm thành phố Hạ Long, ngừng khai thác tại khu vực cấm khai thác: Yên tử, nhà máy nước Diễn vọng,... đã góp kinh phí nhằm khắc phục hậu quả về môi trường do khai thác than gây ra. - Ngành than đã bảo toàn được vốn kinh doanh và đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, các khoản nộp ngân sách hàng năm đều tăng. - Việc khai thác than được thực hiện theo qui hoạch có sự quản lý giám sát. Sự phân bố các cơ sở sản xuất và chế biến than có sự phù hợp. Tạo được mạng luới các cơ sở sản xuất, sàng tuyển, chế biến và tiêu thụ than có hiệu quả. 2. Những tồn tại chủ yếu: - Giá thành sản xuất cao, giá bán than nội địa thấp hơn giá thành sản xuất, ngành than phải lấy lợi nhuận từ than xuất khẩu để bù lỗ cho than tiêu thụ trong nước. - Do thiếu vốn đầu tư nên nhiều công trình xây dựng cơ bản bị kéo dài, thiếu đồng bộ. - Quản lý khai thác và cung ứng than đã được chú trọng nhưng vẫn còn lượng than khai thác trôi nổi trên thị trường nội địa và xuất khẩu không kiểm soát được, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế định giá than và bảo vệ tài nguyên khoáng sản quốc gia. - Việc phân chia và giao tài nguyên cho các đơn vị tại một số khoáng sàng còn manh mún, chưa phù hợp với qui hoạch được duyệt. - Công tác quản lý kỹ thuật- công nghệ tuy có những cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. - Công tác an toàn ngành mỏ trong những năm gần đây đã được chú ý coi trọng tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu, để xảy ra một số vụ tai nạn đáng tiếc. Chương III: QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN GIAI ĐOẠN 2006-2015 I. Dự báo nhu cầu than Trong quá trình làm qui hoạch phát triển ngành than, các chuyên gia đã dự tính nhiều phương án phát triển của nền kinh tế quốc dân. Bao gồm phương án phát triển trung bình ( như trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân giai đoạn 2006-2010) và cả phương án phát triển cao do nhận định được các nhân tố có thể khiến cho nền kinh tế có khả năng phát triển vượt trội với tốc độ cao. Đồng thời trên cơ sở các chiến lược, kế hoạch phát triển của các ngành công nghiệp sử dụng than ( ngành nhiệt điện, ngành xi măng, ngành phân bón- hoá chất, các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu), dựa vào định mức tiêu thụ than của các ngành này mà tính ra nhu cầu than trong giai đoạn qui hoạch. * Dự báo nhu cầu than tiêu thụ nội địa Sau khi phân tích thị trường và cân nhắc kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra, dự báo trong giai đoạn qui hoạch nền kinh tế sẽ tăng trưởng với tốc độ cao, khoảng 8%/năm cho giai đoạn2006-2010, và 8-9%/năm cho giai đoạn 2011-2020. Giá trị tăng thêm của các ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng cao, trung bình từ 9-10,3% . Ngành nông nghiệp tăng trưởng tương đối ổn định ở mức xấp xỉ 1,5-2,5%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng từ 7,3-9,3% . Theo đó các công trình công nghiệp nặng như thép, nhôm, hoá dầu co khả năng phát triển sớm, song song với phát triển các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp phát triển mạnh, nền nông nghiệp phát triển và mức độ thị hoá cao. Theo thực tế và qui hoạch thì nhu cầu than cho ngành điện chiếm tỷ lệ cao. Những năm sau 2010 tỷ lệ than cho ngành điện có thể chiếm tỷ trọng 30-50% tổng sản lượng than của ngành than vì vậy qui hoạch phát triển ngành than và qui hoạch phát triển ngành điện có ảnh hưởng lớn trực tiếp hai chiều. Trên cơ sở công suất của các nhà nhiệt điện hiện tại và dự kiến trong tương lai dự báo nhu cầu than cho công nghiệp nhiệt điện là 4990 ngàn tấn năm 2006 và tăng lên 29.380 vào năm 2015. Than dùng cho các nhà máy nhiệt điện chủ yếu là than cám antraxit. Dự báo nhu cầu than cho ngành sản xuất xi măng dựa trên cơ sở qui hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ Xây dựng lập đã được Chính phủ phê duyệt. Hiện tại công suất thiết kế của các nhà máy xi măng tính đến năm 2005 là 24 triệu tấn/ năm. Trong giai đoạn 2006-2015 dự kiến đưa vào vận hành thêm một số nhà máy mới và nâng cao công suất lên 65,59 triệu tấn/năm. Than dùng cho công nghiệp sản xuất xi măng chủ yếu là than cám, nhu cầu than trong giai đoạn tới có chi tiết trong bảng biểu dưới. Trên đây là hai ngành công nghiệp sử dùng than nhiều nhất ( năm 2006: nhu cầu than của 2 ngành điện và xi măng chiếm khoảng 48,8% tổng nhu cầu than nội địa, đến năm 2010-2015 nhu cầu của 2 ngành này tăng lên rất nhanh và chiêm khoảng 65-72% tổng nhu cầu than nội địa). Ngoài ra còn các ngành công nghiệp khác: công nghiệp phân bón hoá học, hoá chất; ngnàh công nghiệp vật liệu xây dựng; ngành công nghiệp giấy, gỗ diêm, ngành công nghiệp dệt, da, may, nhuộm; các ngành công nghiệp khác, chất đốt sinh hoạt và các nhu cầu khác. Dự kiện trong giai đoạn tới nhu cầu than cho các ngành này cũng sẽ gia tăng nhanh chóng tương ứng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp. Nhu cầu than của các ngành công nghiệp và tiêu dùng cho sinh hoạt cũng được dự báo một cách kỹ lưỡng và chi tiết trong phu lục II Tổng hợp nhu cầu than tiêu thụ trong nước năm 2006 vào khoảng 17,6 triệu tấn; đến năm 2010 nhu cầu than trong nước tăng lên khoảng 42 triệu tấn, đến năm 2015 nhu cầu than trong nước tăng lên khoảng 57 triệu tấn. Tốc độ tăng nhu cầu than bình quân giai đoạn 2006-2010 khoảng 22.17%/năm, giai đoạn 2011-2025 khoảng 6-7%/năm. Các hộ sử dụng than nhiều nhất gồm: điện, xi măng, vật liệu xây dựng, thép và chất đốt sinh hoạt. Dự báo nhu cầu than nền KTQD TT Hộ tiêu thụ Nhu cầu than (103 tấn) % tăng trưởng tb 2006 2010 2015 2006-10 2011-15 I Nhu cầu nội địa 17595 34439 52743 17.31 8.1 1 Nhiệt điện 4990 16305 27380 31.42 10.23 2 Xi măng 3625 5825 7033 12.59 1.95 3 VLXD 4160 4867 5642 4 2.85 4 Phân hhọc, hoá chất 766 1142 1840 10.51 5.29 5 Giấy, gỗ, diêm 220 294 413 7.55 6.88 6 Dệt, da, may, nhuộn 193 269 399 8.69 8.11 7 Luyện kim 338 1556 4380 46.47 16.31 8 Các ngành CN khác 230 310 433 7.76 6.92 9 Chất đốt+ khác 2313 2920 3798 6 5.1 10 Than bùn 760 950 1425 6 5.1 Tổng cộng 17595 34439 52743 17.31 8.01 Than bùn 760 950 1425 6 9 Than mỡ 338 1556 4380 46.47 16.31 Than antraxit+nâu+abitum 16497 31933 46938 16.55 7.39 * Dự báo nhu cầu xuất khẩu than Ngành than đã tạo được thị trường xuất khẩu than antraxit tương đối rộng lớn. Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng than trên thế giới tăng, đặc biệt bán vào thị trường các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Tây Âu... đều tăng cao. Giá bán than vào các thị trường cũng tăng một cách đáng kể, theo các số liệu thống kê năm 2004 giá bán than vào thị trường tây Âu tăng 25-30%, thị trường Nhật Bản tăng 19-23% so với năm 2003, đặc biệt than bán vào thị trường Trung Quốc từ 1/7/2004 đã tăng lên từ 6-8 USD/tấn. Để tận dụng cơ hội thuận lợi của thị trường xuất khẩu than năm 2003 toàn tổng công ty đã xuất khẩu 6,5 triệu tấn, năm 2004 xuất khẩu 10,5 triệu tấn, năm 2005 xuất khẩu 14,7 triệu tấn. Theo dự báo nhu cầu than trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trong các năm tới tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu than trong nước. II. Chiến lược phát triển ngành than 1. Quan điểm phát triển ngành Than Việt Nam Quán triệt quan điểm phát triển năng lượng quốc gia nêu trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng là " Phát triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia", các quan điểm phát triển ngành than Việt Nam là: 1) Khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên than. Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng tối đa nhu cầu than trong nước, có một phần hợp ly cho xuất khẩu trên cơ sở phát huy cao độ nội lực ( vốn, khả năng thiết kế chế tạo thiết bị trong nước) kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến và sử dụng than. Đảm bảo an toàn trong khai thác than. 2) Phát triển ngành than theo hướng đồng bộ, cân đối và phát triển các ngành khác. Ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36634.doc
Tài liệu liên quan