Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đâu tư (Fund Managemant) tại thị trường chứng kháon Mỹ, công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đâu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đâu tư sử dụng nhà tư vấn đâu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý được toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khoán phù hợp với các mục tiêu của nhà đâu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng chứng mở.
7 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quỹ đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ đầu tư
1. Khái niệm quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các lọai tài sản khác. Tất cả các khỏan đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.
Tại sao nhà đầu tư lại sử dụng quỹ đầu tư:
Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 5 yếu tố:
Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận.
Được quản lý chuyên nghiệp.
Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền.
Tính năng động của quỹ đầu tư.
Mỗi nhà đâu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mục đầu tư của quỹ.Việc nắm giữ này đựơc thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.
2. Các lọai hình quỹ đầu tư.
Căn cứ vào vốn huy động.
Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng): Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đâu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đâu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bào đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chyên nghiệp của đầu tư mang lại.
Quỹ đầu tư cá nhân (quỹ thành viên): Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khỏan của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đâu tư vào các quỹ tư nhân thường với số lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm sóat đầu tư của quỹ.
Căn cứ vào cấu trúc họat động vốn.
Quỹ đóng: Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý.
Quỹ mở: Khác với quỹ đóng, tổng vốn của quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và họat động của quỹ.
Quỹ đầu tư dạng công ty: Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân.
Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ.
3. Công ty quản lý quỹ
Khái niệm về công ty quản lý quỹ
Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đâu tư (Fund Managemant) tại thị trường chứng kháon Mỹ, công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đâu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đâu tư sử dụng nhà tư vấn đâu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý được toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khoán phù hợp với các mục tiêu của nhà đâu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng chứng mở.
Ở Việt Nam, theo nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 vế chứng khoán và thị trường khoán, thì công ty quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng hoặc quỹ thành viên, và là dạng đóng.
3.2. Chức năng họat động và các sản phẩn của công ty quản lý quỹ.
Thực chất về họat động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc đâu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất làm tăng giá trị của quỹ đầu tư.
3.2.1. Quản lý quỹ đầu tư
Huy động và quản lý vốn và tài sản
Tập trung đâu tư theo danh mục đầu tư
Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
Các quỹ đâu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm, người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra. Những chuyên gia không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc chọn lựa quỹ đầu tư là quỹ đó phải được quản lý tốt nhất.
3.2.2. Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính
Thực hiện việc tư vấn đâu tư và tư vấn về quản trị cho khách hàng
Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoảnn đầu tư thông qua các công cụ tài chình.
Tối ưu hóa các nguồn vốn cho nhà đầu tư
3.2.3. Nghiên cứu.
Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính và giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các họat động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên
3.3. Cơ chế giám sát của quỹ, cơ quan quản lý quỹ và các cơ quan chức năng.
Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khóan Nhà nước (UBCKNN), bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát tòan bộ họat động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô.
Ngân hàng giámm sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khóan và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đâu tư thoe danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ
Công ty kiểm tóan: Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình họat động của quỹ đầu tư bảo đảm sự minh bạch.
4. Những lợi ích từ Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư ở Việt Nam
Ngành quản lý quỹ đầu tư ở Việt Nam chỉ mới hình thành từ cuối năm 2003, và đến nay cũng chỉ đang ở những bước đi ban đầu. Tính đến tháng 6/2006, trên thị trường có 7 công ty quản lý quỹ được cấp giấy phép là công ty Quản lý quỹ Prudential Việt Nam, Vietfund, Thành Việt, Manulife, Công ty quản lý quỹ VCB, Vietnam Partners Investment Management (BVIM) và Bảo Việt. Quỹ đầu tư đầu tiên được lập năm 2004 bởi Vietfund có quy mô trên 300 tỷ đồng. Công ty quản lý quỹ Prudential Việt Nam, chính thức họat động từ đầu tháng 6/2005, hiện đang triển khai kế họach lập các quỹ đầu tư khác nhau để có thể sớm đáp ứng nhu cầu đầu tư của khách hàng Việt Nam.
4.2. Những lợi ích từ Quỹ đầu tư
Trước hết và quan trọng hơn cả là khả năng đầu tư đa dạng. Một cá nhân bình thường với số vốn hạn chế khó có thể đa dạng hóa một cách tối ưu danh mục đầu tư của mình. Nhưng bằng phương thức kết hợp vốn cùng với nhiều người khác trong các quỹ đầu tư, cá nhân đó có thể có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứng khóan được đa dạng hóa tối đa.
Lợi ích khác do các quỹ đầu tư mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp. Nhiều nhà đâu tư nhỏ khó đạt hiệu năng quản lý các họat động đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất, họ cũng không có khả năng hoặc thấy không còn lợi nếu phải trả các khoản phí cần thiết để “mua” sự quản lý chuyên nghiệp cho mình. Bằng cách chung vốn tập thể vào các quỹ đầu tư, những cá nhân này có thể yên tâm sẽ được các nhà điều hành chuyên nghiệp quản lý số tiền đầu tư của mình với một chi phí thấp hơn so với việc họ phải tự lo liệu.
Một lợi ích nổi bật nữa của quỹ đầu tư là các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức này, họ có thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn.
Do các chứng khoán mà các quỹ đầu tư mua bán thường thuộc những lọai đầu tư có điều kiện bán nhanh nhất, nên những người mua cổ phần quỹ đầu tư không phải lo bị chôn vốn. Họ có thể thực hiện thanh lý việc nắm giữ cổ phần của họ bất cứ này nào có giao dịch, ở mức giá được công bố hiện hành và hận tiền sau một khảong thời gian quy định, thường là một tuần. Vệc tính toán giá cổ phần của quỹ đầu tư rất đơn giản, vì tổng tài sản của quỹ đầu tư hầu hết là các chứng khóan có độ linh họat cao, giá của nó được cập nhật vào sau mỗi phiên giao dịch và dưa vào thị trường chứng khóan.
Giới thiệu sơ lược như vậy để ta thấy khả năng hấp dẫn và thuyết phục mà công cụ này có thể đem lại, đặc biệt cho những nhà đầu tư trung bình và nhỏ hoặc những người đầu tư theo thế thủ. Trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu những nhà đầu tư vào các quỹ đầu tư khác với những nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, đồng thời cũng không giống hoạt động tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn của chúng, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầu tư thay thế nào tốt hơn. Ngoài ra các quỹ đầu tư còn là định chế có thể giúp gia tăng giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Không phải không có những mối lo
Song song với tín hiệu lạc quan, có một số người lại tỏ thái độ nghi ngờ. Họ cho rằng, rất khó có thể giám sát được hoạt động của các quỹ đầu tư và rất dễ xảy ra gian lận tại các quỹ này. Với một mức phí quản lý dành cho các nhà quản lý lên tới 20% mức tăng giá trị hàng năm của quỹ, rất có thể đây là động cơ thúc đẩy các nhà quản lý quỹ chấp nhận mạo hiểm một cách thái quá. Hơn nữa, hầu như không bao giờ nhà quản lý quỹ phải chịu bất cứ một hình thức phạt nào vì việc đã làm cho giá trị của quỹ bị giảm và nhà quản lý hoàn toàn có thể thu hẹp quy mô của quỹ để làm lại từ đầu. Khi tiền đổ vào các quỹ đầu tư càng nhiều thì việc kiếm được các nhà quản lý quỹ có tài năng thực sự càng khó khăn và khả năng để kiếm được một cơ hội đầu tư tốt lại càng ít hơn.
Khoảng một nửa trong số hơn 9.000 quỹ đầu tư tại Mỹ áp dụng chiến lược nắm giữ cổ phiếu của một số công ty nhất định, trong khi bán khống những loại cổ phiếu khác để giảm thiểu rủi ro. Không thiếu cổ phiếu để cho các quỹ đầu tư này đầu tư vào, vì vậy không cần lo lắng về việc những luồng vốn đầu tư mới sẽ thổi phồng một cách quá đáng “quả bong bóng” giá của các quỹ đầu tư được nhiều người ưa chuộng. Nhiều quỹ đầu tư có thâm niên đã không tiếp nhận thêm các nhà đầu tư mới, nhờ đó kìm hãm được phần nào sự tăng giá do các luồng đầu tư mới gây ra. Tuy nhiên, cũng có nhiều quỹ đầu tư không cưỡng nổi sự cám dỗ của việc phát triển quá lớn. Các quỹ này thường gặp khó khăn hơn trong việc đầu tư vốn một cách hiệu quả và những vấn đề về mặt quản lý khi đội ngũ nhân viên của mình tăng lên.
Tóm lại, dù “quả bong bóng” quỹ đầu tư phòng hộ giá có nổ hay không thì có một điều chắc chắn rằng các quỹ đầu tư trong tương lai sẽ hoạt động ngày một sôi động hơn. Mặc dù người ta vẫn tin rằng hình thức đầu tư vào các quỹ đầu tư sẽ không thể thay thế được hình thức đầu tư truyền thống, nhưng có rất ít bằng chứng thể hiện rằng các quỹ đầu tư sẽ suy thóaii. Chúng ta đã từng thấy rằng các quỹ đầu tư đã và đang họat động rất hiệu quả cả khi thị trường chứng khoán rơi vào thời kỳ ảm đạm các đây vài năm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng quan Quỹ đầu tư.doc