Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam:phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Cạn,phía tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc,Tuyên Quang,phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn,Bắc Giang,và phía nam tiếp xúc với TP Hà Nội.Với vị trí địa lý thuận lợi như trên,Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế,chính trị của khu vực Việt Bắc nói riêng của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung.Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội trung du miền núi với vùng đồng bằng bắc bộ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên, những năm qua kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển và tăng trưởng khá toàn diện, GDP năm 2006 tăng 11,86%, năm 2007 tăng 12,46% và 6 tháng đầu năm 2008 đạt 12,22%, phấn đấu cả năm 12,5-13%.Kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 có bước chuyển biến mới:sản xuất công nghiệp tăng 16,5%,sản xuất nông,lâm,ngư nghiệp tăng 4,5%,xuất khẩu tăng 34,5%,bước đầu thu hẹp nhập siêu,tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 30%.Với sự phát triển của nền kinh tế như trên thì đời sống người dân tỉnh Thái Nguyên ngày càng được nâng cao rõ rệt.Như vậy nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ sẽ tăng.Xu hướng của người dân sẽ là tiêu dùng những loại hàng hóa chất lượng cao được bày bán trong các siêu thị,cửa hàng uy tín.Một số ko nhỏ ng dân có mức sống cao sẽ có nhu cầu chăm sóc sức khỏe,làm đẹp tại các trung tâm thẩm mỹ,các phòng tập thể dục.Thái Nguyên chính là một thị trường tiềm năng.Mà hiện nay tại TP Thái Nguyên mới chỉ có 3 siêu thị, 4 phòng tập thể dục thẩm mĩ, Như vậy việc xây dựng “tổ hợp thương mại AC&M” đáp ứng được những nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân.

 

doc19 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy rất thuận tiện cho việc cấp nước sạch cho công tác thi công xây lắp cũng như dùng trong sinh hoạt sau này, khi dự án đã được hoàn tất đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng . Vị trí khu đất với mặt tiếp giáp chính là đường quốc lộ 1B đoạn Mỏ Gà - Cầu Gia Bảy đã được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, mặt đường thảm nhựa 5,5 km, tuyến đường được xác định là trục giao thông trong hệ thống giao thông của thành phố. Một mặt giáp với tuyến đường thuỷ nội địa Sông Cầu đạt tiêu chuẩn sông cấp 4 do đó rất thuận lợi cho cung cấp nguyên vật liệu cho công tác thi công xây lắp công trình cũng như việc giao thông đi lại khi công trình đi vào vận hành Hiện tại, khu đất đầu tư nghiên cứu xây dựng dự án có một số công trình cấp III, IV không còn phù hợp.Tất cả các công trình kiến trúc hiện hữu tại khu đất sẽ được phá bỏ để đầu tư xây dựng lại, nâng cao giá trị sử dụng đất. Tuy vậy, phương án kiến trúc cần nghiên cứu để đưa ra một giải pháp tận dụng tối đa các không gian chức năng và tổ hợp mặt đứng cần có những đường nét mạnh và dứt khoát, dáng dấp hiện đại, phù hợp với cả chức năng sử dụng của công trình I. ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ 1. Điều kiện kinh tế vĩ mô Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam:phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Cạn,phía tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc,Tuyên Quang,phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn,Bắc Giang,và phía nam tiếp xúc với TP Hà Nội.Với vị trí địa lý thuận lợi như trên,Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế,chính trị của khu vực Việt Bắc nói riêng của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung.Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội trung du miền núi với vùng đồng bằng bắc bộ Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên, những năm qua kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển và tăng trưởng khá toàn diện, GDP năm 2006 tăng 11,86%, năm 2007 tăng 12,46% và 6 tháng đầu năm 2008 đạt 12,22%, phấn đấu cả năm 12,5-13%.Kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 có bước chuyển biến mới:sản xuất công nghiệp tăng 16,5%,sản xuất nông,lâm,ngư nghiệp tăng 4,5%,xuất khẩu tăng 34,5%,bước đầu thu hẹp nhập siêu,tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 30%.Với sự phát triển của nền kinh tế như trên thì đời sống người dân tỉnh Thái Nguyên ngày càng được nâng cao rõ rệt.Như vậy nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ sẽ tăng.Xu hướng của người dân sẽ là tiêu dùng những loại hàng hóa chất lượng cao được bày bán trong các siêu thị,cửa hàng uy tín.Một số ko nhỏ ng dân có mức sống cao sẽ có nhu cầu chăm sóc sức khỏe,làm đẹp tại các trung tâm thẩm mỹ,các phòng tập thể dục.Thái Nguyên chính là một thị trường tiềm năng.Mà hiện nay tại TP Thái Nguyên mới chỉ có 3 siêu thị, 4 phòng tập thể dục thẩm mĩ,…Như vậy việc xây dựng “tổ hợp thương mại AC&M” đáp ứng được những nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân. Hiện nay,lạm phát đang là vấn đề nóng bỏng của nền kinh tế đất nước. Chính phủ đã có Quyết định và cả Nghị quyết chuyên đề về kiềm chế lạm phát, chỉ đạo các địa phương cùng tháo gỡ khó khăn, ổn định nền kinh tế. Với Thái Nguyên, ngay sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, ngày 17-4-2008, UBND tỉnh đã có Chỉ thị về thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát. Theo đó, 6 nhóm giải pháp cơ bản đã được triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả khả quan.Lạm phát tháng 6 giảm mạnh,thấp nhất trong 6 tháng đầu năm.Như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi hơncho hoạt động đầu tư,hạn chế sự mất giá của nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư. Cùng với mức tăng trưởng cao đó là tỉ lệ lạm phát cao và kéo theo đó là lãi suất cho vay ở mức cao.gay khó khăn cho hoạt động đầu tư,chi phia vốn của chủ đầu tư tăng.Tuy nhiên trong thời gian gần đây lãi suất cho vay đã co xu hướng giản và đang ổn định ở mức khoảng 18%( đối với những khoản vay dài hạn) 2. Những căn cứ pháp lý: - Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ - CP ngày 5/5/2000 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ - CP của Chính phủ. - Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ - CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và Nghị định số 12/2000/NĐ – CP. - Căn cứ luật Doanh nghiệp - Luật số 13/1999/QH - 10 của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về ban hành Luật Doanh nghiệp. - Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước số 03/1998/QH - 10 ngày 20/5/1998 và Nghị định số 51/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ. - Quy chuẩn xây d ựng Việt Nam do Bộ Xây Dựng ban hành năm 1996, có hiệu lực từ ngày 01/01/1997 . - Căn cứ Nghị định 16/2005/N Đ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. -Căn cứ Nghị định 209/2004/N Đ-CP ngày 16/02/2005 của chính phủ về quản lý chất luợng xây dựng công trình. - Căn cứ Luật đất đai , Luật đầu tư tại Việt Nam. - Căn cứ chủ trương thu hút đầu tư của HĐND, UBND thành phố Thái Nguyên . - Căn cứ quyết định số 222/2007/Q Đ-UBND ngày 30/01/2007 về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh TN 2006-2010. - Căn cứ quyết định 3151/2003/ Q Đ- UB ngày 29/12/2003 của uỷ ban nhân dân tỉnh TN ban hành quy trình thẩm định và triển khai thực hiện dự án ODA trên địa bàn tỉnh. - Căn cứ chỉ thị 22/2008/CT- TTg về việc triển khai thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu chậm nhất đến ngày 31/12/2008 phải hoàn thành việc đăng kí thuế cho tất cả các cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế và tổ chức , cá nhân chi trả thu nhập. - Căn cứ vào các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước. - Căn cứ vào chiến lược , quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế của đát nước và của tỉnh TN. Cụ th ể : 1.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh TN. 2. Quy hoạch phát triển ngành dịch vụ thương mại. 3.Quy hoạch phát triển kết cấu giao thong cơ sở hạ tầng. 4.Quy hoạch phát triển đô thị. 5.Quy hoạch xây dựng. 6.Quy hoạch phát triển giáo dục, y tế. 3. Môi trường văn hóa xã hội 3.1. Dân số Tổng số dân của tỉnh (2007): 1 137 700 người Mật độ: 321 người/km2 3.2. Cơ cấu Dân số nữ (2007): 560 000 người (49,2%) Thành phần: 27,05% từ 0-15 tuổi 63,98% từ 15-60 tuổi (trong đó lứa tuổi thanh niên (15-29 tuổi) chiếm 27,4%) 8,97% từ 60 tuổi trở lên Số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên là 566 475 người 3.3. Số lượng học sinh sinh viên trên địa bàn Số lượng sinh viên ĐH và cao đẳng: 70 666 người 3 trường trung học chuyên nghiệp với 13 595 học sinh 27 trường trung học phổ thông với khoảng 30 000 học sinh 3.4. Thu nhập, mức sống của người dân Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng theo giá thực tế (2006) là 511 000 đồng/ người Thu nhập bình quân hàng tháng của khu vực lao động nhà nước do địa phương quản lí(2006) là 1 505 700 đồng/ người 4. Điều kiện tự nhiên - môi trường: 4.1 Khái quát chung khu vực: Thái Nguyên là 1 tỉnh trung du miền núi,là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Với diện tích tự nhiên là 3.542,6 km², dân số tính theo khảo sát điều tra Xã Hội (XH) học là 1.137.700 người, mật độ dân số bình quân là người 321 người/km². Theo định hướng phát triển ngành du lịch – dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên,hoàn thiện mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại đa chức năng loại II, III; các siêu thị - trung tâm thương mại loại II và loại III tại các thị xã, thị trấn và huyện.Công trình xây dựng được đề cập trong dự án này, cũng là một đối tượng nằm trong quy hoạch và định hướng phát triển 4.2. Địa chất: Công trình ngầm: không có Tính chất đất hiện tại là ổn định. Với việc cải tạo, tôn tạo mặt bằng theo quy chuẩn và xử lý móng hợp lý sẽ có đủ sức chịu đựng cho công trình nhà cao tầng. Do nằm trong khu đất chạy dọc bờ sông Cầu do đó xuất hiện các dải nước ngầm khi thiết kế kỹ thuật thi công công trình cần khoan thăm dò địa chất vị trí đặt công trình để có tài liệu cho việc lựa chọn giải pháp thiết kế nền móng phù hợp, đạt hiệu quả về mặt kinh tế và đảm bảo độ bền vững của công trình. Chú ý chọn giải pháp thi công phù hợp đảm bảo an toàn tránh lún, nứt các nhà xung quanh. 4.3. Khí hậu: Theo tài liệu quan trắc thống kê khu vực dự kiến xây dựng nằm trong khu vực khí hậu Thái Nguyên có những đặc điểm khí hậu sau : Nhiệt độ không khí: - Nhiệt độ trung bình hàng năm : 240C - Nhiệt độ tối cao trung bình : 26,60C - Nhiệt độ tối thấp trung bình : 221,40C - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối : 420C - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối : 30C - Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 với trị số 290C - Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 với trị số 160C. Độ ẩm không khí: - Độ ẩm tương đối trung bình trong năm là 82-84% - Độ ẩm các tháng mùa đông thường thấp khoảng 50-55%. Chế độ nhiệt (bức xạ và nắng) - Lượng bức xạ tổng cộng tại Thái Nguyên là 123,7kcal/cm2 năm. - Tổng số thời gian chiếu sáng trung bình năm ở Thái Nguyên -khoảng 4350 giờ. - Thời gian chiếu sáng khoảng 12,5 – 13,5 giờ/ngày vào các tháng 5, 6, 7, 8 và khoảng 10,5 – 11,5 giờ/ngày vào các tháng 11, 12, 1, 2. - Số giờ nắng trong năm là: 1550 – 1700 giờ, trong đó mùa hè chiếm tới 35 – 37% thời gian chiếu sáng khoảng 1000 – 1300 giờ/năm. - Số ngày nhiều mây (khoảng 80%) trung bình tại Thái Nguyên là 190 – 210 ngày, chủ yếu vào mùa đông. Chế độ gió : - Hướng gió: Hướng gió ở khu vực Thái Nguyên là gió Đông Bắc và Đông Nam. - Tốc độ gió trung bình là 1,5 – 2,5 m/s. - Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, Bắc vận tốc trung bình là 1,4 – 2,0 m/s. - Mùa hè có gió mùa Đông Nam, Nam vận tốc trung bình là 1,3 – 1,8 m/s. - Chênh lệch giữa tháng có gió mạnh nhất và tháng có gió yếu nhất là không dưới 1 – 1,5 m/s. Lượng mưa : - Lượng mưa ở Thái Nguyên khá lớn với tổng lượng mưa trung bình năm là : 1628,8 mm. - Lượng mưa trong năm phân bố không đều, biến đổi theo mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa vào mùa mưa chiếm tới 87,9% tổng lượng mưa hàng năm, kéo dài từ tháng 10 với trị số trung bình là: 1431,3 mm. Mùa khô lượng mưa trung bình chỉ là : 156,5 mm. - Số ngày mưa trong mùa là 101 ngày. - Số ngày mưa trong mùa khô là 57 ngày. - Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ là : 200 – 400 mm. - Lượng mưa lớn nhất trong 1 giờ là : 93,5 mm. - Bão xuất hiện nhiều nhất vào khoảng tháng 7 – 8, gió từ cấp 8 đến cấp 10, có khi lên cấp 12. II. QUY HOẠCH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 1.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 1.1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN Phát triển thành phố Thái Nguyên tương xứng với vị trí, vai trò đã được xác định trong Nghị quyết 37/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 01/7/2004 và Quyết định 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ; là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục - đào tạo của cả nước. Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng; có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng của tỉnh và vùng TDMNBB. Phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng và huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tạo ra bước đột phá mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội một cách hiệu quả và bền vững, phấn đấu sớm đưa thành phố Thái Nguyên trở thành một đô thị giàu đẹp, văn minh và hiện đại. Phát triển kinh tế thành phố Thái Nguyên gắn với hoàn thành tốt các nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. 1.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2010 vượt các tiêu chí của đô thị loại II, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2020 trở thành một đô thị loại I văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục - đào tạo của cả nước. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể a) Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 15-16%/năm, giai đoạn 2011-2020 đạt 14-15%/năm. b) Nâng mức thu nhập GDP bình quân đầu người (tính theo giá thực tế) lên 27-28 triệu đồng vào năm 2010 và 88-90 triệu đồng vào năm 2020. c) Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành Dịch vụ; công nghiệp trong tổng sản phẩm của Thành phố, cụ thể: Dịch vụ chiếm 48-49%, công nghiệp - xây dựng chiếm 47-48%, nông nghiệp chiếm 3-4% vào năm 2010; tương ứng đạt 57-58%; 40-41% và 1-2% vào năm 2020. d) Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,5%/năm trong cả thời kỳ 2006-2020, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng nhanh hơn (16,5%/năm). đ) Tỷ lệ thu ngân sách trên GDP đạt 9-10% vào năm 2010 và 14-15% vào năm 2020. e) Tạo việc làm, nâng cao đáng kể mức sống cho dân cư của thành phố, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống dưới 5% vào năm 2010 và dưới 2% vào năm 2020. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 60% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020. g) Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống trong phát triển kinh tế - xã hội. h) Đầu tư kiên cố hoá các công trình hạ tầng xã hội, trước hết là các cơ sở y tế, giáo dục để đến năm 2010 có phương tiện kỹ thuật hiện đại và thuận tiện hạn chế các bệnh dịch; nâng tỷ lệ các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia lên khoảng 50% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020; tỷ lệ tương ứng đối với cấp THCS và THPT là 60% và 50% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020. 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010. Cải thiện cơ bản tình trạng sức khoẻ của nhân dân, đặc biệt quan tâm vấn đề dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, khống chế các dịch bệnh nguy hiểm đối với cộng đồng. i) Nâng tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch lên 95% vào năm 2010 và 100% trước năm 2015. k) Phối hợp tốt giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh. l) Đầu tư xây dựng tiềm lực chớnh trị, tiềm lực kinh tế, tiềm lực quõn sự để đảm bảo Thành phố là một khu vực phũng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu gúp phần giữ vững quốc phũng - an ninh cho cả tỉnh và vựng. m) Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị và các khu dân cư... gắn với xử lý chất thải, khí độc, nước thải... chống ô nhiễm môi trường. Đảm bảo tỷ lệ rác thải được xử lý đạt 80% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020. 2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DỊCH VỤ - Nhanh chóng đưa thành phố Thái Nguyên trở thành một trung tâm phát triển dịch vụ lớn của Tỉnh và vùng TDMNBB. Đảm bảo ngành dịch vụ tăng trưởng ở mức cao hơn nhiều so với hiện nay: bình quân khoảng 17%/năm giai đoạn 2006-2010 và trên 17,3%/năm trong giai đoạn 2011 đến 2020. - Đảm bảo dịch vụ chiếm khoảng 49% GDP vào năm 2010 và trên 57% vào năm 2020; đóng góp được nhiều cho ngân sách và có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Thương mại: -  Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (trong đó chú trọng các trung tâm thương mại, siêu thị, các nhà triển lãm hiện đại) để cung cấp các dịch vụ thương mại với chất lượng ngày càng cao cho Tỉnh và toàn vùng. -  Phát triển thị trường Thành phố theo hướng tập trung, văn minh, hiện đại và mở rộng đến tất cả các vùng trong Thành phố, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và tiêu dùng, hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong Tỉnh và Vùng, đảm bảo ổn định nguồn hàng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và giữ vững thị trường xuất khẩu. Du lịch: -  Xây dựng, nâng cấp các điểm tham quan du lịch (chú trọng du lịch sinh thái) tương ứng với tiềm năng và điều kiện sẵn có của Thành phố. -  Xây dựng khu du lịch dịch vụ tổng hợp Hồ núi Cốc gắn với quần thể di tích lịch sử văn hoá, tạo nên sản phẩm du lịch văn hoá mang tính đặc trưng của thành phố Thái Nguyên kết hợp với phát triển các loại hình dịch vụ. -  Xây dựng Khu du lịch liên hoàn từ khách sạn Sông Cầu đến Bến Tượng mang tính chất khu vui chơi giải trí trên sông gắn với quần thể công viên, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, chợ Thái. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ 3.1 Quy hoạch phát triển không gian đô thị: a)Phát triển không gian đô thị Thành phố Thái Nguyên theo các hướng sau: - Phía Bắc Thành Phố: Xây dựng khu công nghiệp tập trung để di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm rải rác trong nội thành. - Phía Nam Thành phố: Phát triển đến hết xã Lương Sơn, xây dựng các khu đô thị mới, kết hợp với cải tạo các khu hiện có, dành quỹ đất phía Đông xã Lương Sơn giáp Sông Cầu để xây dựng các công trình dịch vụ và khu du lịch sinh thái. - Phía Tây Thành phố: Xây dựng khu công viên cây xanh, thể dục thể thao cấp vùng tới hết phường Thịnh Đán. - Phía Đông thành phố: Phát triển sang xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm b) Định hướng phân khu chức năng: - Khu dân cư: Phía Bắc Thành phố gồm 3 khu( Khu ở số 1, 2,3) và phía nam Thành phố gồm 2 khu ở(khu ở số 4, 5) - Cụm công nghiêp gồm 5 cụm chính: Cụm công nghiệp số 1 và 2 thuộc phường Tân Lập (40 ha); Cụm công nghiệp số 3 (60 ha) thuộc phường Quán Triều; cụm công nghiệp số 4 (100ha) thuộc xã Quyết Thắng; cụm công nghiệp số 5 (100 ha) thuộc phường Tân Thành. - Các khu thương mại, dịch vụ công cộng: Tổng diện tích đến năm 2020 khoảng 225 ha, tập trung theo hai trục chính gồm trục thương mại phía Bắc từ Bảo tàng các dân tộc Việt Nam kéo dài theo trục đường Hoàng Văn Thụ - Quang Trung đi hồ Núi Cốc; Trục thương mại phía Nam kéo dài theo các tuyến đường Cách Mạng Tháng 8- Vó Ngựa - Lưu Nhân Chú; Hệ thống chợ, siêu thị được xây dựng trên cơ sở nâng cấp các chợ hiện có hoặc xây mới. - Quỹ đất cho các công trình giáo dục: Đến năm 2020 sử dụng khoảng 360 ha cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dậy nghề trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. - Quỹ đất cho các công trình công cộng khác: + Đối với các cơ sở y tế: Giữ nguyên vị trí hiện nay của các Trung tâm y tế cấp vùng và cấp tỉnh. + Các khu du lịch: Ưu tiên khai thác dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng vùng lòng hồ Núi Cốc. + Các khu cây xanh, thể dục thể thao cấp vùng (100 ha) được bố trí ở địa bàn thuộc phường Thịnh Đán và Tân Thịnh, phía Nam đường đi Hồ Núi Cốc. + Công viên cây xanh, thể dục thể thao cấp thành phố(215 ha) gồm phía Bắc tại Trung tâm Thành phố, phía Nam bố trí tại phía Bắc đường Lưu Nhân Chú. + Khu cây xanh cách ly: chủ yếu trồng cây chống khói bụi và chống ồn xung quanh khu công nghiệp Gang Thép thuộc phường Phú Xá và cụm công nghiệp số 1 và số 2. 3.2 Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị: - Hạn chế tối đa việc thay đổi địa hình tự nhiên để giữ bản sắc kiến trúc của vùng Trung du, thực hiện rà soát quy hoạch phòng chống lũ, đắp đê bảo vệ thành phố kết hợp các kênh tiêu thoát lũ ra sông Cầu về phía hạ lưu đập Thác Huống, đồng thời khai thác cảnh quan hai bên bờ sông Cầu. - Cải tạo, chỉnh trang các khu phố hiện có phù hợp với quy hoạch được duyệt; các khu đô thị mới phải xây dựng hiện đại, hạ tầng đồng bộ; - Tại khu trung tâm thành phố xây dựng các công trình cao tầng để tạo không gian kiến trúc hiện đại, tiết kiệm đất xây dựng và nâng cao mật độ dân cư. - Tại các khu xa trung tâm thành phố xây dựng các công trình thấp tầng, chủ yếu là nhà vườn để đảm bảo cảnh quan tự nhiên, phù hợp với địa hình trung du. - Tăng cường trồng cây xanh trong và xung quanh các khu công nghiệp. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN Hệ thống giao thông đường bộ toàn tỉnh có 4.267 km gồm 3 tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B) với tổng chiều dài 183 km; 11 tuyến đường tỉnh, có tổng chiều dài 255 km; 100 tuyến đường huyện có tổng chiều dài 869 km ngoài ra còn có hơn 1000 tuyến đường xã có tổng chiều dài 3.215 km... 4.1 Hiện trạng hệ thống giao thông tỉnh Thái Nguyên Đường bộ Hệ thống giao thông đường bộ toàn tỉnh có 4.267 km gồm 3 tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B) với tổng chiều dài 183 km; 11 tuyến đường tỉnh, có tổng chiều dài 255 km; 100 tuyến đường huyện có tổng chiều dài 869 km ngoài ra còn có hơn 1000 tuyến đường xã có tổng chiều dài 3.215 km. - Quốc lộ 3 dài 80,4 km được dải thảm bê tông nhựa, hệ thống công trình cầu cống vĩnh cửu. Đoạn Hà Nội - Thái Nguyên cũng đang lập dự án, cải tạo Quốc lộ 3 cũ lên cấp 3 và dự án đường cao tốc kết nối với đoạn tránh thành phố. - Quốc lộ 1B đoạn Mỏ Gà - Cầu Gia Bảy đã được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, mặt đường thảm nhựa 5,5 km. - Quốc lộ 37 đoạn Bờ Đậu - Đèo Khế được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi mặt đường nhựa 5,5 m. Đường Quốc lộ qua Thái Nguyên đến hết 2007 cơ bản sẽ được cải tạo nâng cấp thảm bê tông nhựa, cầu cống vĩnh cửu, từ 2 đến 4 làn xe. Hệ thống đường tỉnh: Hệ thống đường tỉnh được phân bổ tương đối phù hợp, có vai trò nối trung tâm tỉnh đến các huyện thành thị. Tuy nhiên trong hệ thống đường tỉnh mới có 121,5 km mặt đường đá dăm láng nhựa chiếm 47,5 %; mặt đường cấp phối đất 133,5 km chiếm tới 52,4 %. Hệ thống các công trình cầu, cống ngầm tràn cón thiếu, hoặc cầu tạm chất lượng kém. Những tuyến, những đoạn chưa láng nhựa nay đang được nâng cấp đến cuối năm 2007 sẽ hoàn chỉnh 100% nhựa 3,5 km cùng cầu cống bằng dự án ADB của Bộ giao thông vận tải. Hệ thống đường đô thị: Có tổng chiều dài 55,3 km nằm trên địa bàn nội thị thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công trong đó thành phố Thái Nguyên 41 km, thị xã Sông Công 14,3 km. Đường ô vuông thành phố nói chung là chất lượng kém, chưa hoàn chỉnh cống, vỉa hè và lề theo tiêu chuẩn đường phố. Hệ thống đường huyện: Mặt đường bê tông xi măng và láng nhựa mới có 140,7 km chiếm tỷ lệ 16,85%; mặt đường đá dăm,cấp phối 171 km chiếm 20,48%, còn lại phần lớn là mặt đường đất 523,2 km chiếm 62,67 %. Hệ thống các công trình trên tuyến như cầu, cống, ngầm tràn còn thiếu, số hiện có không đáp ứng được thoát nước lưu vực, nhiều tuyến chỉ thông xe được mùa khô, vào mùa mưa trơn lầy, sình lún, ngập nước gây ách tắc giao thông. Hệ thống đướng xã: Chủ yếu là mặt đường cấp thấp, mặt đường bê tông xi măng, đá dăm láng nhựa mới có 159 km chiếm 5,23 %, mặt đường đá dăm, cấp phối 315,2 km chiếm 10,36 %, đặc biệt đường đất chiếm tỷ lệ lớn 2.567 km chiếm 84,41 %. Hệ thống công trình thoát nước như cầu, cống, ngầm tràn còn thiếu nhiều. Đường thuỷ Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 02 tuyến đường thuỷ nội địa tiêu chuẩn sông cấp 4 do Đoạn quản lý đường sông 4 - Cục đường sông Việt Nam quản lý, bao gồm: - Tuyến Sông Cầu: Điểm đầu là ngã ba Sông Cầu - Sông Công; điểm cuối trên Sông Cầu giáp địa phận tỉnh Bắc Kạn, chiều dài 80 km. Đoạn từ ngã 3 Sông Cầu - Sông Công đến Hà Châu dài 22 km đang tổ chức khai thác vận tải liên tục, đoạn từ Hà Châu đến Bắc Kạn chỉ khai thác đò ngang, không khai thác vận tải dọc do vướng một số công trình chỉnh trị và luồng tuyến không ổn định. - Tuyến Sông Công: Điểm đầu là ngã 3 Sông Cầu - Sông Công; điểm cuối là Sông Cầu giáp địa phận huyện Đại Từ (Thái Nguyên), chiều dài 60 km. Đoạn từ ngã 3 Sông Cầu - Sông Công đến Cải Đan (thị xã Sông Công) dài 24 km đang tổ chức khai thác vận tải liên tục, đoàn còn lại từ Cải Đan đến Đại Từ chỉ khai thác đò ngang, không khai thác vận tải dọc tuyến do vướng một số công trình chỉnh trị và luồng tuyến không ổn định. Đường sắt Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 03 tuyến đường sắt đang quản lý, khai thác, bao gồm: - Tuyến Đông Anh - Quán Triều dài 34,57 km, trong đó có 27,6 km đường lồng khổ 1,435 m, 6,97 km khổ 1m. - Tuyến Kép - Lưu Xá dài 23,74 km, trong đó có 11,3 km khổ 1m, 12,44 km đường đơn khổ 1,435 m. - Tuyến Quán Triều - Núi Hồng dài 35 km khổ 1m.  4.2 Định hướng phát triển ngành giao thông vận tải giai đoạn 2006 - 2010  4.2.1 Hệ thống giao thông Hệ thống quốc lộ: - Hoàn thành xây dựng: Dự án cầu Quán Triều và tuyến nối Quốc lộ 1B với quốc lộ 3; Dự án cầu Suối Long Quốc Lộ 37; Dự án cầu Mỏ Bạch km 38 + 719 Quốc lộ 3; Dự án cầu Xuân Thịnh Quốc lộ 3; Dự án cải tạo, nâng cấp đường cấp 4 mặt giải thảm Quốc lộ 3 đoạn Bờ Đậu - Chợ Mới dài 31 km; Dự án đường tránh thành phố Thái Nguyên Quốc lộ 3; Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 37 (đoạn Cầu Ca giáp tỉnh Bắc Giang đến Phố Hương Quốc lộ 3) đạt tiêu chuẩn đường cấp 4. - Khởi công dự án đường Quốc lộ 3 Đa Phúc - Thái Nguyên nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 bằng vốn WB4. - UBND tỉnh Thái Nguyên đã thoả thuận với Bộ Giao thông vận tải về hướng tuyến của đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đề nghị sử dụng nguồn vốn JBIC để đầu tư. Hệ thống tỉnh lộ Hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo các tuyến đường thuộc dự án tỉnh lộ vốn vay của Ngân Hàng phát triển châu Á gồm đường ĐT253. ĐT259, ĐT260, ĐT261, ĐT262, ĐT264. Như vậy về cơ bản 8 tuyến đường tỉnh cơ bản được xây dựng đồng bộ với mặt rộng từ 3,5 đến 5,5, cầu cống được xây dựng vĩnh cửu khoảng 50%. Hệ thống đường nội thị Đến năm 2010 hệ thống đường nội thị phải được hoàn chỉnh vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, phải quy hoạch được hệ thống c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37357.doc
Tài liệu liên quan