Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 7

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 7

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 7

III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH 8

PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM 9

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 9

1. Vị trí địa lý 9

2. Địa hình 9

3. Khí hậu 9

4. Sông ngòi 10

II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH 10

1. Dân số 10

2. Nguồn nhân lực 10

III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 11

1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2007 11

1.1. Kinh tế: 11

1.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng 12

2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 12

2.1. Kinh tế: 12

2.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng 14

3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Kon Tum đến năm 2010 14

4. Định hướng phát triển của tỉnh 15

5. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 18

5.1. Thuận lợi 18

5.2. Khó khăn 18

PHẦN III. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 19

I. HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH 19

1. Mạng bưu cục, điểm phục vụ 19

2. Mạng vận chuyển Bưu chính 20

3. Dịch vụ Bưu chính 20

4. Nguồn nhân lực Bưu chính 21

II. HIỆN TRẠNG VIỄN THÔNG 22

1. Mạng chuyển mạch 22

2. Mạng truyền dẫn 23

2.1. Hiện trạng mạng truyền dẫn liên tỉnh 23

2.2. Mạng truyền dẫn nội tỉnh 23

3. Mạng ngoại vi 24

4. Mạng di động 24

5. Mạng Internet và VoIP 26

6. Nguồn nhân lực viễn thông 27

7. Dịch vụ Viễn thông 28

III. THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 30

IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM 31

1. Cơ chế chính sách chung của cả nước 31

2. Quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông tại Kon Tum 32

V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM 32

VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 34

PHẦN IV. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 35

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH 35

1. Xu hướng đổi mới tổ chức ngành bưu chính 35

2. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế 35

3. Xu hướng phát triển các dịch vụ mới 35

4. Xu hướng ứng dụng khoa học và công nghệ 36

5. Dự báo phát triển đến năm 2020 37

II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG 37

1. Xu hướng công nghệ viễn thông của thế giới và Việt Nam 37

2. Xu hướng phát triển thị trường 39

3. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế 40

4. Xu hướng phát triển công nghệ 40

5. Xu hướng phát triển Viễn thông đến năm 2020 41

III. DỰ BÁO NHU CẦU CÁC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI KON TUM 41

1. Dự báo các dịch vụ bưu chính 42

2. Dự báo các dịch vụ viễn thông 42

PHẦN V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM 43

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG 43

II. QUY HOẠCH BƯU CHÍNH 44

1. Quan điểm phát triển 44

2. Mục tiêu 44

2.1. Dịch vụ công ích 44

2.2. Các chỉ tiêu phát triển 45

2.3. Phát triển dịch vụ 45

3. Quy hoạch Bưu chính 46

3.1. Mạng Bưu chính 46

3.2. Dịch vụ Bưu chính 47

3.3. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ bưu chính 49

3.4. Phát triển nguồn nhân lực 51

3.5. Phát triển thị trường chuyển phát thư 53

3.6. Tự động hóa mạng Bưu chính 54

III. VIỄN THÔNG 54

1. Quan điểm phát triển 54

2. Mục tiêu phát triển 55

3. Quy hoạch phát triển Viễn thông 56

3.1. Các phương án phát triển 56

3.2. Định hướng phát triển thị trường 68

3.3. Định hướng phát triển dịch vụ 68

3.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực 69

3.5. Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích 70

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN 2020 76

1. Bưu chính 76

2. Viễn thông 76

2.1. Định hướng phát triển dịch vụ 77

2.2. Định hướng công nghệ 77

2.3. Định hướng đầu tư 78

V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 79

1. Bưu chính 79

1.1. Đặc điểm của hoạt động bưu chính 79

1.2. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bưu chính 79

2. Viễn thông 80

2.1. Đặc điểm của hoạt động viễn thông 80

2.2. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch viễn thông 80

VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 81

VII. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 82

1. Khái toán đầu tư bưu chính 82

2. Khái toán đầu tư cho Viễn thông 84

2.1. Phương án 1 84

2.2. Phương án 2 88

2.3. Phương án 3 88

VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM 90

1. Các dự án phát triển Bưu chính 90

2. Các dự án phát triển Viễn thông và Internet 91

PHẦN VI. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 92

I. GIẢI PHÁP 92

1. Bưu chính 92

1.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông 92

1.2. Giải pháp về đầu tư phát triển 93

1.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 94

1.4. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 95

1.5. Nhóm các giải pháp khác 97

2. Giải pháp Viễn thông 97

2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông 97

2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển 102

2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách 102

2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 104

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 106

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110

PHẦN VII. PHỤ LỤC 111

PHỤ LỤC 1. KIẾN TRÚC MẠNG NGN 111

PHỤ LỤC 2. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH 113

PHỤ LỤC 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 118

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, số lượng nguồn nhân lực và nguồn cung ứng nguồn nhân lực trong tương lai. - Trình độ nguồn nhân lực: Mỗi vị trí đòi hỏi một chuyên môn khác nhau nhưng yêu cầu chung nhất là người lao động phải có kiến thức tổng quát về đặc thù của riêng ngành kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, phải có trình độ tin học để sử dụng các phần mềm ứng dụng trong bưu chính. Hầu hết lực lượng lao động trong bưu chính hiện nay còn thiếu đội ngũ nhân viên lành nghề, một phần do hậu quả của ý thức ỷ lại, tư tưởng độc quyền bưu chính từ trước vì vậy cần bố trí các lớp học tập trung trên toàn tỉnh. - Để trình độ nguồn nhân lực đảm bảo với yêu cầu phát triển trong tương lai của ngành Bưu chính cần: Tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có trong các doanh nghiệp bưu chính, tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng sẵn có thông qua công tác đào tạo lại. Mở các lớp học bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện kiến thức, nâng cao kỹ năng trong công tác bưu chính đối với các nhân viên. Phối hợp với các trường chuyên ngành mở các lớp tập huấn cập nhật thêm kiến thức mới về công tác trong ngành bưu chính đồng thời doanh nghiệp cần phối hợp công tác đào tạo với các chính sách chế độ đãi ngộ giữ chân những nhân viên giỏi. - Nhu cầu nguồn nhân lực: Nhân viên giao dịch: Phải có kỹ năng bán hàng, kỹ năng maketing, kỹ năng giao tiếp đối với các sản phẩm dịch vụ bưu chính, trình độ yêu cầu tối thiểu là trung cấp bưu điện, thành thạo máy vi tính, sử dụng được các phần mềm Bưu chính đang áp dụng, giao tiếp tốt với người nước ngoài đặc biệt cần thiết tại các bưu cục trung tâm thị xã, các khu du lịch. Mỗi điểm Bưu điện văn hóa xã yêu cầu khoảng từ 1 – 2 nhân viên giao dịch. Mỗi bưu cục từ 2 – 5 nhân viên tuỳ thuộc vào nhu cầu tại điểm đặt bưu cục. Các bưu cục cấp 1 bưu cục trung tâm yêu cầu số nhân viên giao dịch lớn hơn. Tùy thuộc vào mặt bằng nhưng tối thiểu là 2 nhân viên cho 1 loại dịch vụ, với những dịch vụ có lưu lượng khách hàng lớn như dịch vụ EMS có thể bố trí nhiều nhân viên hơn. Nhân viên khai thác: Tuỳ thuộc số lượng giao dịch ở đơn vị mà yêu cầu số nhân viên khai thác khác nhau. Yêu cầu đối với vị trí này là trung cấp bưu điện, đối với nhân viên khai thác cần căn cứ vào số công đoạn của mỗi công việc, việc phân chia thành các công đoạn theo quy định của tổng công ty từ đó có thể kế hoạch tuyển chọn đào tạo nhân viên. Ví dụ nghiệp vụ khai thác bưu gửi có thể phân ra các công đoạn như sau: Nhận bưu gửi, chia chọn phân hướng, đóng túi, giao bưu gửi sau khi đóng túi. Nếu công việc tại bưu cục nhiều có thể lấy số lao động theo số công đoạn cụ thể ở nghiệp vụ này sẽ cần 3 – 4 lao động, nếu ít thì có thể kiêm nhiệm toàn bộ các công đoạn khi đó chỉ cần 1 lao động. Trong tương lai khi bưu chính áp dụng khoa học kỹ thuật và tự động hoá thì yêu cầu của bộ phận giao dịch, khai thác giảm đi, những nhân viên còn lại phải đáp ứng được yêu cầu mới đó là vận hành các thiết bị tự động và ứng dụng công nghệ thông tin. Nhân viên văn phòng: Tuỳ thuộc vào vị trí công việc phụ trách mà có những yêu cầu tuyển dụng thích hợp. Nhưng yêu cầu trong tương lai các nhân viên phải có trình độ đại học, cao đẳng, trình độ tiếng anh tốt, am hiểu về bưu chính viễn thông. Số lượng cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu, lượng công việc. - Để giải quyết vấn đề về số lượng nguồn lao động và nguồn cung ứng nhân lực trong tương lai thì cần tiến hành một số biện pháp: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại địa phương thông qua các cơ sở, các trường đào tạo theo đúng chuyên ngành bưu chính đảm bảo các cán bộ công nhân viên phục vụ trong ngành bưu chính có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; và vững vàng về quản lý kinh tế. Lựa chọn các ứng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trường có chuyên ngành phù hợp gần với công tác bưu chính để phối hợp mở thêm chuyên ngành đào tạo về bưu chính viễn thông. Các doanh nghiệp xác định các chính sách phối hợp giữa các khâu tuyển dụng, đào tạo, lương bổng, đãi ngộ để duy trì đội ngũ nhân viên giỏi giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính cạnh tranh trong những năm tới khi có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Bưu chính. Để đạt mục tiêu mở rộng cung cấp dịch vụ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần bổ sung thêm kiến thức tin học ứng dụng và kinh doanh. Đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh bưu chính theo hướng nâng cao hiệu suất của lao động làm việc trong lĩnh vực bưu chính, có chế độ tuyển dụng hợp lý trên cơ sở hiệu quả, xây dựng chế độ sát hạch, thưởng phạt để khuyến khích tăng năng suất lao động. 3.5. Phát triển thị trường chuyển phát thư Xã hội hoá lĩnh vực chuyển phát thư theo hướng cạnh tranh, khuyến khích đầu tư phát triển mạng lưới chuyển phát thư, trang thiết bị, công nghệ hiện đại và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, chú trọng ứng dụng tin học và tự động hóa làm tăng thị phần khai thác các dịch vụ chuyển phát thư trong tương lai. Ưu đãi các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và cung cấp nhiều dịch vụ phong phú đa dạng. Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ chuyển phát thư, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và quyền lợi của người sử dụng dịch vụ. Định hướng các điều kiện cho phép các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong địa bàn tỉnh như sau: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đảm bảo phù hợp với lộ trình mở cửa của Việt Nam trong các hiệp định song phương. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát hoặc vận tải. Có phương án kinh doanh khả thi, đạt hiệu quả kinh tế, mang lại lợi ích cho xã hội. Có biện pháp, điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn và an ninh thông tin, bảo đảm tính riêng tư của thư tín. Đạt kết quả kinh doanh tốt trong trường hợp phải thử nghiệm cung cấp dịch vụ. Cung cấp các phương tiện chuyển phát thư hoạt động ít nhất là 6 ngày trong tuần. 3.6. Tự động hóa mạng Bưu chính Bưu cục tự động hoạt động 24/24, các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng hoặc tiền mặt, mục đích chính phục vụ cho du lịch. Giai đoạn đầu sau 2015 đặt thí điểm tại bưu cục trung tâm thị xã Kon Tum và tại khu vực cửa khẩu Bờ Y, sau đó nếu thành công sẽ nhân rộng ra các bưu cục khác tại trung tâm các huyện... ngoài ra trong một số khách sạn lớn có thể đặt các máy bán hàng tự động. Sau giai đoạn thử nghiệm, nếu đạt kết quả sẽ triển khai tiếp. III. VIỄN THÔNG 1. Quan điểm phát triển Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp với dung lượng lớn, hình thành một mạng lưới thông tin có chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế xã hội, đồng thời phải đảm bảo phục vụ tốt và kịp thời cho công tác an ninh quốc phòng trong mọi tình huống. Đẩy mạnh việc phổ cập viễn thông và Internet, rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ giữa các vùng. Cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet với chất lượng tốt, giá cước hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội: viễn thông và Internet trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP ngày càng tăng, nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều việc làm cho xã hội. 2. Mục tiêu phát triển Phát triển mạng viễn thông theo hướng hội nhập với truyền thông. Các trường học, bệnh viện kết nối và sử dụng có hiệu quả dịch vụ Internet, có sự liên kết phối hợp giữa các sở ban ngành trong tỉnh. Các sở, ban ngành, chính quyền cấp tỉnh và huyện xã được kết nối Internet vào mạng diện rộng của tỉnh; Đảm bảo các dịch vụ trong môi trường Internet cho phép phát triển dịch vụ hành chính, thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan v.v. Xây dựng hạ tầng thông tin có độ an toàn và tin cậy cao, kết nối nhiều hướng, phục vụ tốt công tác phòng chống thiên tai và công tác an ninh quốc phòng. Quang hóa thay thế dần cáp đồng, 100% xã có nút mạng, tiến hành cung cấp đa dịch vụ, tốc độ cao, đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu công bố. Đến 2015 cơ bản ngầm hóa mạng cáp trên toàn tỉnh. Mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động đến các xã, và dọc theo các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ quan trọng và đường biên giới quốc gia, nhằm đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, đồng thời đảm bảo an toàn an ninh quốc gia. Mở rộng phổ cập dịch vụ điện thoại và Internet dưới hình thức trợ giá. Kể từ năm 2009 chú trọng phổ cập dịch vụ truy nhập Internet theo các chương trình hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí. Kết hợp việc xây dựng tủ sách với phổ cập Internet, xây dựng trang thông tin chung của toàn tỉnh trong đó có mục cho từng huyện, trong đó tập hợp các thông tin thị trường các loại sản phẩm mà huyện đó quan tâm, có các thông tin hỗ trợ người dân làm nông lâm nghiệp theo khoa học kỹ thuật mới. Đến năm 2010, mật độ điện thoại cố định đạt 12 máy/100 dân và di động đạt 44 máy/100 dân. Đến năm 2015, mật độ thuê bao cố định đạt 22 máy/100 dân và di động đạt 64 máy/100 dân. Số người sử dụng Internet đến 2010 là 30%; đến năm 2015 là 60%. Sau 2015 về cơ bản tất cả nhu cầu về sử dụng Internet đều được đáp ứng. Năm 2010, 100% số xã được phổ cập dịch vụ điện thoại cố định và 50% số xã có điểm truy cập Internet công cộng. 100% các huyện được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng. Các chỉ tiêu chất lượng Tốc độ truy nhập Internet băng rộng qua mạng nội hạt không dưới 2Mb/s, giai đoạn 2010 – 2012 nâng tốc độ lên 4Mb/s, đối với truy nhập Internet qua mạng truyền hình cáp không dưới 8Mb/s. Tốc độ truy nhập Internet qua điện thoại di động đạt tối thiểu 32kb/s đối với công nghệ GSM/GPRS, công nghệ CDMA 192kb/s, CDMA băng rộng trên 1Mb/s. Tốc độ truy nhập mạng qua các thiết bị cá nhân di động Wifi, Wimax không dưới 1Mb/s, giai đoạn 2009 – 2011 nếu triển khai rộng rãi Wimax tốc độ truy nhập không dưới 10Mb/s. Đối với dịch vụ yêu cầu thời gian thực (thoại cố định và di động) thời gian nghẽn mạng không được quá 6 giờ/năm. Bảng 13. Các chỉ tiêu Viễn thông Năm Điện thoại cố định Mật độ điện thoại cố định Điện thoại di động Mật độ điện thoại di động Số thuê bao Internet Mật độ thuê bao Internet 2008 39.500 9,5 147.000 34,5 6.000 1,45 2010 55.000 12 200.000 44 11.000 2,4 2015 117.000 22 340.000 64 30.000 5,7 3. Quy hoạch phát triển Viễn thông 3.1. Các phương án phát triển 3.1.1. Phương án 1 Theo phương án này, không thay đổi hiện trạng mạng, giữ nguyên công nghệ. Để cung cấp dịch vụ mới, các doanh nghiệp phải lắp đặt bổ sung thiết bị. Định hướng phát triển viễn thông phải chú trọng phổ cập dịch vụ, mục đích phát triển tăng nhanh số thuê bao điện thoại cố định và Internet. 3.1.2. Phương án 2 Phát triển mạng chú trọng ứng dụng công nghệ, chất lượng, xây dựng mạng theo mô hình mạng thế hệ mới (NGN), thực hiện trong giai đoan 2009 – 2012. Lộ trình triển khai: Chuyển mạch: Từ năm 2009 thay thế các tổng đài vệ tinh bằng các thiết bị truy nhập đa dịch vụ băng rộng (Multi-service Access). Duy trì các tổng đài trung tâm hiện trạng như hiện nay đồng thời phát triển thêm tổng đài đa dịch vụ băng rộng đặt tại Thị xã Kon Tum. Truyền dẫn: Để đảm bảo nhu cầu băng thông cần thực hiện cáp quang hoá toàn tỉnh, dung lượng các tuyến nhánh trên 155Mb/s, dung lượng vòng Ring trên 2,5Gb/s. Mạng di động: Sau năm 2009 cần xây dựng mạng vô tuyến băng rộng công nghệ Wimax. Mạng ngoại vi: Để cung cấp dịch vụ băng rộng cần phải đẩy nhanh ngầm hoá mạng nội hạt để tăng cự ly phục vụ và ưu tiên phát triển mạng truy nhập quang, thực hiện xây dựng cáp quang xuống xã giai đoạn 2009 - 2011. 3.1.3. Phương án 3 Là giải pháp trung gian cho cả 2 phương án trên. Giữ nguyên công nghệ hiện tại, mô hình mạng NGN được triển khai cho các thuê bao phát triển mới và cung cấp dịch vụ. Thực hiện thay thế dần công nghệ hiện tại bằng công nghệ mạng NGN từ 2009 – 2015. Đối với Thị xã Kon Tum điều chuyển thiết bị cho các huyện và thay thế thiết bị mới từ 2009. Bước đầu, giai đoạn 2009 - 2010 triển khai mô hình mạng NGN cho các dịch vụ mới chủ yếu là các dịch vụ Internet băng rộng và các dịch vụ ứng dụng của hệ thống Call Center như: giải trí, trả lời tự động, thương mại (1800, 1900)… Sau đó, giai đoạn 2010 - 2011 triển khai đến phần truy nhập của mô hình NGN, không cần lắp thêm tổng đài vệ tinh mà thay thế bằng các thiết bị cổng đa phương tiện (Media Gateway) và truy nhập quang. Giai đoạn 2011 – 2015 tiến hành lắp đặt các tổng đài chuyển mạch đa dịch vụ Multiservice Access, thay thế toàn bộ các tổng đài nội hạt và kết nối trực tiếp với khách hàng. Thay thế tổng đài trung tâm hiện nay bằng tổng đài đa dịch vụ băng rộng Multiservice Switch. 3.1.4. Đánh giá các phương án Phương án 1: Ưu điểm: Giữ nguyên công nghệ lõi mạng (phần chuyển mạch), thuận lợi cho mở rộng mạng, giảm chi phí đầu tư. Nhược điểm: Công nghệ cũ, khó đáp ứng được cho tương lai sau 2010, hạn chế phát triển truy nhập băng rộng. Phương án 1 được lựa chọn thực hiện khi gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, hoặc được lựa chọn khi cần thực hiện nhanh việc phổ cập dịch vụ điện thoại cố định. Phương án 2 Ưu điểm: Công nghệ tiên tiến, đáp ứng được cho giai đoạn sau năm 2010, khai thác mạng lưới hiệu quả tạo điều kiện giảm giá thành dịch vụ. Phương án này là giải pháp tối ưu để cung cấp các dịch vụ băng rộng và các ứng dụng công nghệ thông tin, giải trí... Công nghệ của phương án cho phép sử dụng hiệu quả đường truyền giảm chi phí đầu tư khi tỷ lệ sử dụng cao. Nhược điểm: Khi triển khai phương án này, doanh nghiệp phải thay đổi toàn bộ hệ thống lõi mạng, đầu tư lớn, phải tái đào tạo đội ngũ lao động. Phương án 2 sẽ được ưu tiên lựa chọn khi kinh tế tỉnh tăng trưởng mạnh, thu hút được lượng lớn vốn đầu tư, các công trình, dự án đầu tư trong tỉnh được thực hiện nhanh và phát huy công suất 100%. Phương án 2 cũng có thể lựa chọn trong trường hợp giá thiết bị giảm đáng kể, nhu cầu các dịch vụ mới tăng mạnh hoặc do áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau. Phương án 3 Ưu điểm: Phương án này đáp ứng được trước mắt đối với các nhu cầu dịch vụ băng rộng và dịch vụ mới, giảm chi phí đầu tư. Nhược điểm: Do nhu cầu thấp nên thường doanh nghiệp chỉ lắp đặt thiết bị có dung lượng nhỏ, khó đáp ứng kịp khi nhu cầu tăng mạnh khi đó phương án này có thể sẽ làm tăng chi phí đầu tư do phải thực hiện đầu tư mới. Phương án 3 có mức đầu tư hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu phổ cập dịch vụ và cung cấp được nhiều dịch vụ Viễn thông băng rộng, nhưng khi triển khai thực hiện doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do đầu tư không đồng bộ. Lựa chọn: Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông do các doanh nghiệp tự đầu tư, xây dựng từ nguồn vốn của doanh nghiệp, Nhà nước không cấp ngân sách, vì vậy lựa chọn phương án do các doanh nghiệp tự quyết định căn cứ vào khả năng thực tế, nhu cầu thị trường và sự phát triển công nghệ. Tuy nhiên, Sở Thông tin và Truyền thông với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ định hướng chung các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn về vấn đề lựa chọn công nghệ nhằm phục vụ sự phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Khuyến nghị lựa chọn phương án 3, triển khai trước tại Thị xã Kon Tum vào năm 2009, và tiến tới triển khai tại các huyện vào năm 2010. 3.1.5. Phương án triển khai a. Mạng chuyển mạch Giai đoạn 2009 - 2010 Kon Tum với đặc trưng địa hình phức tạp, có nhiều núi cao, nhiều khu vực thường xuyên bị mưa lũ kéo dài, rất khó khăn trong việc triển khai hệ thống thông tin liên lạc tại các xã vùng sâu vùng xa và biên giới. Nhằm đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc của người dân cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn thông tin liên lạc, bên cạnh hệ thống tổng đài hiện tại, khuyến nghị triển khai mô hình các trạm thông tin vệ tinh cỡ nhỏ (VSAT) sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng để cung cấp các dịch vụ viễn thông trên nền giao thức IP (dịch vụ VSAT IP) tại các khu vực khó khăn về địa hình, các khu vực chưa thể kéo cáp quang tới. Theo dự báo, số thuê bao điện thoại cố định phát triển trong giai đoạn này là hơn 15.000 thuê bao, tăng tổng số thuê bao toàn tỉnh đạt mức 55.000 thuê bao vào cuối năm 2010. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, mạng chuyển mạch sẽ được trang bị mới 39.000 lines, cụ thể: - Thị xã Kon Tum: tăng thêm 10.000 lines. - Huyện Đắk Hà: bổ sung thêm 6.000 lines, trong đó nâng cấp tổng đài tại Đăk Hà và lắp đặt tổng đài mới cho các khu vực Đắk Uy, Đắk La, Đắk Ui, Võ Định. - Huyện Sa Thầy: bổ sung thêm 2.000 lines, trong đó lắp đặt các tổng đài mới cho khu vực Mô Rai, Sa Bình và Rờ Kơi; nâng cấp dung lượng cho tổng đài tại thị trấn Sa Thầy. Triển khai mô hình các trạm VSAT IP tại khu vực vùng sâu, vùng núi thuộc xã Mô Rai, nơi chưa được phổ cập các dịch vụ viễn thông. - Huyện Đắk Tô: bổ sung thêm 5.000 lines, trong đó lắp đặt tổng đài tại khu vực Tân Cảnh, Diên Bình, Kon Đào và Văn Lem, còn lại nâng cấp cho tổng đài tại thị trấn Đắk Tô. - Huyện Ngọc Hồi: bổ sung thêm 6.000 lines, trong đó nâng cấp dung lượng tổng đài tại khu vực Bờ Y nhằm phục vụ cho nhu cầu tại khu kinh tế cửa khẩu; tăng dung lượng cho khu vực thị trấn Ngọc Hồi, phù hợp với quy mô đô thị loại IV miền núi vào năm 2010. - Huyện Đắk Glei: bổ sung 2.000 lines, trong đó lắp đặt tổng đài mới cho khu vực Đắk Kroong, Đắk Man, điều chuyển tổng đài cho khu vực Đắk Long, Đắk Plô, Đăk Nhoong, còn lại nâng cấp dung lượng cho tổng đài tại thị trấn Đắk Glei. Do Đăk Glei là huyện có nhiều xã vùng sâu vùng xa, có địa hình phức tạp, nên có thể sử dụng các trạm VSAT IP nhằm cung cấp dịch vụ thoại và Internet băng rộng tại các khu vực này, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc và đảm bảo an toàn an ninh quốc gia. Lắp đặt các trạm VSAT IP tại các xã Đăk Plô, Đăk Long, và Đắk Choong. - Huyện Tu Mơ Rông: bổ sung thêm 1.000 lines, trong đó lắp mới tổng đài tại khu vực Đắk Hà, còn lại nâng cấp cho khu vực thị tứ trung tâm huyện. Tại một số xã vùng xa của huyện có địa hình khó khăn như Ngọk Yêu, Văn Xuôi, Ngọk Lây, Đắk Na, Đắk Sao, triển khai các trạm VSAT IP đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc tại các khu vực này. - Huyện Kon Rẫy: bổ sung thêm 2.000 lines, trong đó lắp mới tổng đài cho khu vực Đắk Ruồng, Tân Lập và nâng cấp dung lượng cho tổng đài tại thị trấn Đắk Rve. - Huyện Kon Plong: Dự kiến đây là vùng trọng điểm phát triển về du lịch của tỉnh. Trong tương lai số lượng khách du lịch trong và ngoài nước sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với hiện tại. Do đó cần phải phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông đảm bảo liên lạc thông suốt và tích hợp các dịch vụ mới. Triển khai nâng cấp tổng đài tại thị trấn Kon Plong bổ sung 5.000 lines, trong đó lắp mới tổng đài cho khu vực Pờ Ê, Măng Canh. Bên cạnh đó, triển khai bổ sung các trạm VSAT IP cho khu vực các xã Đắk Nên, Măng Búk, Đắk Ring, Ngọk Tem. Tính đến cuối năm 2010, tổng dung lượng chuyển mạch lắp đặt trên toàn tỉnh đạt trên 74.000 lines, với dung lượng sử dụng là 55.000 lines, đạt hiệu suất 74%. Giai đoạn 2011 - 2015 Trên cơ sở dự báo số thuê bao phát triển trong giai đoạn này là khoảng 62.000 thuê bao. Vào cuối năm 2015, tổng số thuê bao toàn tỉnh sẽ đạt mức 117.000 thuê bao, tăng hơn so với dung lượng đáp ứng cuối năm 2010 là 43.000 lines. Cần phải lắp mới và nâng cấp tăng thêm dung lượng cho các tổng đài cũ với tổng dung lượng khoảng 56.000 lines. - Thị xã Kon Tum: bổ sung 28.000 lines. - Huyện Đắk Hà: bổ sung 8.000 lines. - Huyện Sa Thầy (mới): tăng thêm 1.500 lines. - Huyện Mô Rai: Theo dự kiến sau năm 2010 tỉnh sẽ thành lập Huyện Mô Rai trên cơ sở tách ra từ Huyện Sa Thầy cũ. Bổ sung thêm tổng đài mới cho Huyện Mô Rai với dung lượng 1.000 lines tại thị tứ trung tâm huyện mới. - Huyện Đắk Tô: bổ sung 4.500 lines. - Huyện Ngọc Hồi: bổ sung 7.000 lines. - Huyện Đắk Glei: bổ sung 2.000 lines. - Huyện Tu Mơ Rông: tăng thêm 1.000 lines. - Huyện Kon Rẫy: tăng 1.000 lines, lắp mới tổng đài tại khu vực Đắk Kôi. - Huyện Kon Plong: tăng 2.000 lines. Dung lượng lắp đặt trên toàn mạng vào cuối năm 2015 đạt 160.000 lines, đạt hiệu suất sử dụng 73 %. b. Mạng truyền dẫn, công nghệ, dung lượng Thực hiện cáp quang hoá toàn tỉnh, phát triển cáp quang đến tất cả các trạm viễn thông, trạm truy nhập. Các tuyến cáp quang nội tỉnh có dung lượng trên 622 Mbps, vòng Ring chính nội tỉnh cần dung lượng trên 2,5 Gbps. Giai đoạn 2009-2010 Cáp quang hóa các tuyến đường trục trên toàn tỉnh, ngầm hóa cáp quang tại các khu vực mới xây dựng. Xây dựng các tuyến truyền dẫn mới phục vụ cho các tổng đài mới lắp đặt. Cụ thể xây dựng thêm một số tuyến cáp quang sau: - Tuyến Kon Plong - Măng Cành dài 8 km, Đắk Hà - Đắk Uy dài 16 km và từ Kon Plong - Pờ Ê dài 26 km, kết nối đến các tổng đài lắp mới tại khu vực này, nhằm mở rộng mạng lưới phục vụ. - Các tuyến cáp Kon Tum - Đắk Ruồng dài 22km, Kon Tum - Tân Lập 32km, Kon Tum - Võ Định dài 27km, Kon Tum - Sa Bình 23km, Kon Tum - Đắk La 12km, Kon Tum - Đắk Ui 28km, kết nối tới các tổng đài tại các khu vực này. - Các tuyến cáp Plei Kần - Diên Bình 25km, Plei Kần - Tân Cảnh 15 km, Plei Kần - Đăk Ba 25km, Plei Kần - Đắk Krong 40km, Plei Kần - Đăk Man 60km, Plei Kần - Kon Đào 25km, Plei Kần - Văn Lem 38km, Plei Kần - Đắk Hà 48km kết nối tới các tổng đài tại các khu vực này. - Tuyến cáp quang dọc theo đường Hồ Chí Minh từ Sa Thầy - Mô Rai thuộc huyện Sa Thầy dài 90 km, kết nối cho tổng đài mới tại khu vực này, nhằm đảm bảo an toàn thông tin liên lạc cho tuyến hành lang biên giới, đảm bảo an ninh quốc gia. Kết hợp các tổng đài, các tuyến truyền dẫn tạo thành các mạch vòng (Ring) nội tỉnh, nhằm đảm bảo độ an toàn cho các tuyến truyền dẫn quan trọng. Tỉnh đầu tư, xây dựng mạng cáp quang đến Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở ban ngành, huyện ủy, và Ủy ban nhân dân huyện để kết nối mạng diện rộng Intranet dùng cơ sở hạ tầng mạng chính phủ điện tử. Trung tâm điều hành quản lý mạng đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông . Giai đoạn 2011-2015 Xây dựng các tuyến cáp phục vụ cho các điểm chuyển mạch mới điều chuyển như tuyến Đăk Môn - Đăk Long dài 18km, Đăk Man - Đắk Plô dài 11km, Đắk Rve – Đắk Kôi dài 24km... Xây dựng các tuyến cáp quang xuống các xã, sử dụng công nghệ DWDM. Nếu địa hình khó khăn hay chi phí ngầm hóa cáp quang cao thì đường cáp quang xuống cấp xã sử dụng cáp treo.Tùy theo hiện trạng mạng, nâng cấp dung lượng các vòng Ring nhằm đảm bảo đáp ứng dung lượng truyền dẫn trên toàn mạng. c. Mạng ngoại vi Thực hiện ngầm hoá đến khu vực dân cư, cụm dân cư, khu công nghiệp. Phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiện đại hoá. Tiến độ xây dựng tuyến cống bể theo dự án nâng cấp và xây dựng mới đường đô thị. Khi có nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu xây dựng tuyến cáp ngoại vi bắt buộc phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Không cho phép có nhiều tuyến cáp chôn trên một tuyến đường. Các doanh nghiệp phải cùng đầu tư và sử dụng chung bể, hộp kỹ thuật, số lượng ống dẫn cáp tuỳ thuộc nhu cầu từng doanh nghiệp và sử dụng riêng. Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối để thông tin cho các doanh nghiệp tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị và phối hợp tổ chức các doanh nghiệp viễn thông xây dựng mạng đồng bộ với các ngành khác, đồng thời phải đảm bảo được phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Nghị định số: 186/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số: 13/2005/TT-BGTVT ngày 07/11/2005 của Bộ Giao thông Vận tải. Trường hợp hệ thống cáp quang buộc phải đi trong hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng của ngành giao thông để có biện pháp xử lý cho phù hợp Giai đoạn 2009 – 2010: thực hiện ngầm hóa dần tại các tuyến phố chính trên địa bàn thị xã Kon Tum, các khu công nghiệp và các đô thị mới trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn sau 2010: Ngầm hóa các tuyến cáp ngoại vi trung tâm các huyện, thị trấn; những khu vực không thể ngầm hóa thì có thể sử dụng cáp treo, độ dài cáp treo tùy theo địa hình từng khu vực. Thực hiện cáp quang hóa đến các xã có khả năng kéo được cáp quang, trong đó thực hiện ngầm hóa dọc theo các tuyến huyện lộ. Sau 2015 ngầm hóa các tuyến cáp quang chính trên toàn tỉnh trừ những khu vực không thể ngầm hóa. c. Mạng di dộng Giai đoạn 2009 – 2010 mạng thông tin di động phát triển theo hướng mở rộng vùng phủ sóng bằng các biện pháp lắp thêm các trạm BTS đồng thời nâng cấp cấu hình các trạm, mặt khác chuyển đổi công nghệ theo định hướng 3G, hướng đến cung cấp các dịch vụ đa phương tiện trên mạng di động. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, tiếp tục phát triển, nâng cấp hệ thống, triển khai các công nghệ và dịch vụ mới (GPRS, W-CDMA, HSDPA…), mở rộng vùng phủ sóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Tập trung nâng cao năng lực, dung lượng các trạm phát sóng hiện tại; tiếp tục phủ sóng di động đến các vùng xa trong tỉnh; đạt mục tiêu đến năm 2010 sóng di động phủ kín trên toàn tỉnh, hầu hết các thôn, buôn của tỉnh được phủ sóng di động. Đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng vị trí các trạm thu phát sóng di động, nhằm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020.doc
Tài liệu liên quan