Quy phạm an toàn điện trong bưu chính viễn thông

Quy phạm an toàn điện trong Bưu chính Viễn thông 6

Chương 1. Quy định chung 6

1.1. Phạm vi áp dụng 6

1.2. Thuật ngữ và định nghĩa 6

1.3. Trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác an toàn điện 8

1.4. Yêu cầu về kiểm tra, nghiệm thu khi xây lắp và sửa chữa điện 9

1.5. Yêu cầu về hồ sơ tài liệu 9

1.6. Yêu cầu về dụng cụ làm việc và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 10

1.7. Yêu cầu về nhân sự 10

1.8. Yêu cầu an toàn khi làm việc 11

Chương 2. An toán trong vận hành bảo dưỡng thiết bị điện hạ áp sử dụng trong Bưu chính Viễn thông 13

2.1. Biện pháp an toàn trong vận hành, sửa chữa điện 13

2.1.1. Chế độ trực nhật 13

2.1.2. Chế độ giao nhận ca 14

2.1.3. Chế độ cắt điện (toàn bộ hoặc một phần) để sửa chữa 14

2.1.4. Chế độ làm việc không cắt điện 15

2.1.5. Treo biển báo và đặt rào ngăn cách chỗ làm việc 15

2.1.6. Kiểm tra có điện hay không và thực hiện nối đất hoặc ngắn mạch 16

2.1.7. Chế độ cho phép vào làm việc 16

2.1.8. Chế độ giám sát, tạm ngừng và kết thúc công việc 17

2.2. An toàn đối với các thiết bị điện hạ áp 18

2.2.1. An toàn đối với thiết bị phân phối điện và điều khiển 18

2.2.2. An toàn đối với các thiết bị điện chiếu sáng 18

2.2.3. An toàn đối với đường dây, cáp điện 19

2.2.4. An toàn đối với máy phát điện 21

2.2.5. An toàn đối với ắc quy 23

Chương 3. An toàn điện trong xây dựng công trình Viễn thông 25

3.1. An toàn điện trong xây dựng nhà trạm viễn thông 25

3.2. An toàn điện trong thi công, lắp đặt các trang thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin 26

3.3. An toàn điện trong thi công các công trình ngoại vi viễn thông 27

Chương IV. An toàn điện đối với đường dây, thiết bị Viễn thông và công nghệ thông tin 33

4.1. Yêu cầu chung 33

4.2. Yêu cầu an toàn trong vận hành, bảo dưỡng thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin bên trong nhà trạm 33

4.3. Các biện pháp an toàn chống ảnh hưởng của đường dây điện lực lên đường dây và thiết bị viễn thông lắp đặt bên ngoài nhà trạm 35

4.3.1. Phòng chống tiếp xúc trực tiếp giữa đường dây điện lực và đường dây thông tin khi đi chung cột 35

4.3.2. Phòng chống tiếp xúc trực tiếp giữa đường dây thông tin và đường dây điện lực khi đường dây thông tin đi cạnh đường dây điện lực 36

4.3.3. Phòng chống tiếp xúc trực tiếp giữa đường dây thông tin và đường dây điện lực khi đường dây thông tin giao chéo với đường dây điện lực 38

4.3.4. Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đối với các trạm thu phát vô tuyến 39

4.3.5. Ảnh hưởng nguy hiểm cho phép của đường dây điện lực 40

Chương 5. An toàn điện đối với các thiết bị bưu chính và phát hành báo chí 41

5.1. Yêu cầu chung 41

5.2. An toàn đối với máy và thiết bị sử dụng điện trong bưu chính và phát hành báo chí 41

5.3. An toàn khi vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng máy, thiết bị sử dụng điện trong bưu chính và phát hành báo chí 42

Phụ lục A. Phương pháp cấp cứu người bị điện giật 43

Phụ lục B: Một số nguyên tắc an toàn đối với thiết bị điện hạ áp 47

Phụ lục C: An toàn trong hàn điện 57

Phụ lục D: Biển báo an toàn điện 60

Phụ lục E: Mẫu phiếu công tác điện hạ áp 64

Phụ lục F: Mẫu sổ lệnh công tác 65

Tài liệu tham khảo 66

 

doc67 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy phạm an toàn điện trong bưu chính viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt, thiết bị bảo vệ Cấm đấu ngoắc, vặn, xoắn các đầu dây điện. 6. Tất cả các thiết bị điện phải được bảo vệ ngắn mạch và chống quá tải. Các thiết bị bảo vệ (cầu chảy, aptômat...) phải chọn phù hợp với điện áp và dòng điện của thiết bị hoặc nhóm thiết bị mà chúng bảo vệ. 7. Việc bố trí các thiết bị đóng cắt điện phải đảm bảo có khả năng cắt toàn bộ lưới điện, các nhánh đường dây cung cấp điện, cắt trong từng hạng mục công trình, từng khu vực và từng thiết bị sử dụng điện. 8. Các thiết bị đóng cắt điện dùng để đóng cắt lưới điện chung và các đường đây phân nhánh cấp điện cho từng khu vực thi công trên công trình phải được quản lý chặt chẽ, sao cho người không có trách nhiệm không thể tự đóng cắt điện. Các cầu dao cấp điện cho từng thiết bị hoặc nhóm các thiết bị phải có khoá chắc chắn. 9. Phải có biện pháp để tránh đóng cắt nhầm đường dây, thiết bị điện. Các thiết bị đóng cắt đặt trong tủ điện, bảng điện phải ghi (hoặc ký hiệu) rõ thuộc tuyến đường dây, thiết bị điện nào. 10. Các thiết bị đóng cắt điện phải có vỏ bọc hoặc hộp bảo vệ tránh mưa nắng, an toàn và thuận tiện cho thao tác và xử lý sự cố. Khi cắt điện phải đảm bảo sao cho các cầu dao và các thiết bị cắt điện khác không thể tự đóng mạch. Trường hợp mất điện, phải ngắt cầu dao để đề phòng các động cơ điện khởi động bất ngờ khi có điện trở lại. 11. Ngoài các phương tiện phòng hộ cá nhân (quần, áo, giầy, mũ), công nhân phải được trang bị đủ các phương tiện bảo vệ cách điện phù hợp với từng công việc. Các phương tiện bảo vệ cách điện phải được kiểm tra, thí nghiệm định kỳ và bảo quản cẩn thận. Cấm dùng các phương tiện đã có dấu hiệu hư hỏng. 12. Các phần dẫn điện trần của đường dây, thiết bị điện phải được bọc cách điện, che chắn, treo cao và có biển báo hiệu để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho thao tác. 13. Các dây dẫn ngoài trời phục vụ thi công ở từng khu vực công trình phải là dây có vỏ bọc mắc trên cột có sứ cách điện. Khoảng cách đến mặt bằng thi công ít nhất là 2,5m. Riêng đối với nơi có phương tiện cơ giới qua lại, khoảng cách trên ít nhất là 6m. 14. Những công việc hàn điện phải tuân theo những quy định trong phụ lục C. 3.2. An toàn điện trong thi công, lắp đặt các trang thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin 1. Khi thi công, lắp đặt các trang thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin phải xem xét các yêu tố nguy hiểm về điện liên quan để có phương án, biện pháp thi công, lắp đặt an toàn phù hợp. 2. Nhân viên lắp đặt phải am hiểu và thành thạo với các thiết bị, lắp đặt theo đúng hướng dẫn an toàn và những quy định của quy phạm. 3. An toàn đối với nguồn điện có điện áp và dòng điện lớn - Không được để những người không có chuyên môn chạm vào tủ phân phối điện một chiều, xoay chiều. - Khi đo điện áp và dòng điện phải có các biện pháp cách điện thích hợp. Không được để chạm hoặc gây ngắn mạch. - Trước khi thực hiện kết nối với tủ phân phối điện phải ngắt nguồn nối với cầu chì chính. - Trước khi thực hiện kết nối cáp, phải để bảng mạch phân phối điện chính ở chế độ tắt (OFF). 4. Để tránh nhiễu điện từ và tránh tiếp xúc điện, cáp thông tin phải có khoảng cách tới đường dây và các thiết bị điện như sau: + Tới các phương tiện chiếu sáng tối thiểu là 13 cm; + Tới các mô tơ, máy biến áp tối thiểu là 1,2 m; + Tới cáp phân phối điện tối thiểu là 10 cm. (Nếu không thể đảm bảo khoảng cách này thì một trong hai cáp phải đi trong ống nhựa PVC hoặc ống kim loại). 5. Tất cả các trang thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin phải được tiếp đất đầy đủ mới được phép kết nối với nguồn điện. 3.3. An toàn điện trong thi công các công trình ngoại vi viễn thông 1. Thi công các công trình ngoại vi viễn thông ở khu vực có điện, gần đường dây điện lực, đơn vị thi công phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn điện của nhà Nước, của Bộ Thông tin và Truyền thông. 2. Sau khi nhận việc, người phụ trách thi công phải đề ra các biện pháp an toàn cụ thể theo các quy định trong hồ sơ thiết kế và điều kiện thực tế hiện trường. Khoảng cách từ vị trí làm việc của người lao động đến đường dây điện lực phải đảm bảo an toàn. Trường hợp không đảm bảo khoảng cách an toàn điện, người phụ trách thi công phải phối hợp với ngành điện lực xin cắt điện hoặc đề ra các biện pháp an toàn điện tăng cường. 3. Hằng ngày, người phụ trách thi công phải giao việc cho tổ, nhóm, người lao động làm việc ở khu vực gần đường dây điện lực. Những công việc tiếp xúc trực tiếp hoặc ở gần đường dây điện lực, trạm biến thế phải có hai người cùng làm, trong đó một người làm nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ. 4. Người lao động được phân công làm việc ở gần đường dây điện lực phải có sức khoẻ tốt, được huấn luyện kỹ thuật an toàn điện, sử dụng thiết bị, dụng cụ điện, phương pháp cấp cứu người bị điện giật và được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ. 5. Người lao động phải tự kiểm tra an toàn điện khi làm việc trong khu vực có điện, nếu thấy công việc được phân công không an toàn, không có cán bộ phụ trách thì phải kiến nghị với người phụ trách thi công, khi thấy công việc thực sự an toàn mới bắt đầu làm việc. 6. Người lao động không được phép làm việc trong vùng ảnh hưởng của đường dây siêu cao áp (điện áp đường dây lớn hơn hoặc bằng 330kV) có cường độ điện trường lớn hơn hoặc bằng 25kV/m. Thời gian làm việc cho phép trong vùng đường dây siêu cao áp có cường độ điện trường từ (5¸25)kV/m được tính theo công thức: Trong đó: E là cường độ điện trường tại chỗ làm việc, (kV/m); T là thời gian cho phép làm việc dưới điện trường có cường độ E, (h). - Nếu làm việc ở nhiều nơi có cường độ điện trường khác nhau thì thời gian làm việc tương đương không được vượt quá 8h/ngày đêm. Thời gian làm việc tương đương được tính như sau: (h) Trong đó, tEi là thời gian làm việc thực tế ở những nơi có cường độ điện trường E1, E2... và TEi là thời làm việc cho phép ở những nơi có cường độ điện trường E1, E2... 7. Khi có mưa giông, người phụ trách không được phân công người lao động làm việc trên cột hoặc gần đường dây điện lực. Nếu trời mưa giông, người phụ trách thi công phải cho tạm ngừng công việc, thu dọn phần việc đang làm, che chắn cẩn thận và không để mọi người đứng dưới các cây cao, cột điện, trạm điện để tránh sét đánh. 8. Hạn chế đường cáp thông tin đi chung cột với đường dây điện lực, trường hợp buộc phải đi chung, cán bộ thiết kế phải thực hiện theo các quy định trong mục 4.3.1 Khi thiết kế đường cáp thông tin đi gần đường dây điện lực hoặc đường cáp điện lực chôn ngầm, cán bộ thiết kế phải tuân thủ các khoảng cách an toàn trong trong mục 4.3.2 và 4.3.3. 9. Sử dụng máy, thiết bị điện khi làm việc Hệ thống dây dẫn điện phục vụ thiết bị điện và chiếu sáng phải riêng biệt; thiết bị điện không được đặt trực tiếp trên mặt bằng làm việc, phải đặt trên bệ cách điện hoặc bệ bọc bằng vật liệu cách điện; các đầu dây dẫn, cáp nối tới thiết bị phải được bọc kín cách điện và treo cao; khi mất điện, cầu dao phải được ngắt, công tắc điện phải được tắt để thiết bị không tự khởi động khi có điện trở lại. Dây dẫn điện chính phục vụ thi công ở từng khu vực công trình phải là dây bọc cách điện, mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn, được đặt ở độ cao lớn hơn hoặc bằng 2,5m đối với mặt bằng làm việc và lớn hơn hoặc bằng 5m đối với nơi có xe cộ qua lại; dây dẫn điện cho thiết bị đặt ở độ cao nhỏ hơn 2,5m kể từ mặt bằng làm việc phải được dùng bằng dây cáp bọc cao su cách điện; phích, ổ cắm dùng cho thiết bị điện phải được ghi rõ công suất lớn nhất cho phép; công tắc thiết bị phải cắt được tất cả các pha và lắp ngay trên vỏ thiết bị. Các thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn hoặc bằng 42V và một chiều lớn hơn hoặc bằng 110V phải được nối đất hoặc nối không theo tiêu chuẩn TCVN 4756-89 “Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện” (trích dẫn trong phụ lục B). Đèn chiếu sáng sử dụng điện áp thông thường (110V, 220V) phải treo cách mặt bằng làm việc lớn hơn hoặc bằng 2,5m; đèn chiếu sáng lưu động phải sử dụng điện áp an toàn (điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 36V đối với điện xoay chiều, nhỏ hơn hoặc bằng 48V đối với điện một chiều), công suất đủ sáng; không dùng biến áp tự ngẫu làm nguồn cung cấp cho đèn di động; một số đèn pin hoặc ắc quy phải được chuẩn bị sẵn, để đề phòng khi mất điện xẩy ra. Khi di chuyển vật liệu kích thước lớn dưới đường dây điện, người lao động phải có biện pháp an toàn cụ thể, nếu thấy vật di chuyển có thể chạm vào đường dây điện hoặc điện cao áp từ đường dây có khả năng phóng qua vật di chuyển xuống đất, phải cắt điện trên đường di chuyển vật. Người sử dụng máy, thiết bị điện phải có sự hiểu biết về máy, thiết bị; phải biết vị trí cầu dao chung, cầu dao phân đoạn nơi làm việc để khi cần thiết có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực thi công. 10. Để đề phòng điện giật do dò điện, khi thi công gần đường dây điện lực, người lao động tuyệt đối không chạm vào cột điện, cột chống, dây nối đất hoặc bất cứ phụ kiện nào của đường dây điện lực. 11. Trường hợp dựng cột ở gần đường dây điện lực, người lao động phải thực hiện một số điểm sau: Người trực tiếp tham gia dựng cột phải được trang bị ủng, găng tay cách điện, mũ nhựa cứng và phải biết cách cấp cứu người bị điện giật; Khoảng cách từ cột đang dựng đến đường dây điện lực phải đảm bảo lớn hơn chiều dài cột. Các phương tiện nâng, dựng cột không được đặt ngay phía dưới đường dây điện lực và phải được nối đất; Tuyệt đối không buộc dây chằng và trèo lên cột điện lực, phải luôn để đầu cột tránh xa đường dây điện lực, đảm bảo khoảng cách an toàn trong mục 3.2.3. Chỉ sử dụng dây chão làm dây chằng néo cột phía đường dây điện lực. Nếu an toàn cơ học không bảo đảm mới dùng dây cáp thép, khi đó phải đảm bảo khoảng cách từ dây chằng đến dây dẫn điện không được nhỏ hơn: 4m đối với đường dây cấp điện áp đến 35kV; 6m đối với đường dây cấp điện áp 35 ¸ 220kV; 8m đối với đường dây cấp điện áp 220 ¸ 500kV. 12. Hạn chế dựng cột bằng cần cẩu ở vị trí gần đường dây điện lực, nếu phải dựng cột bằng cần cẩu ở gần đường dây điện lực thì phải thực hiện thêm một số điểm sau: Người điều khiển cần cẩu và người trực tiếp dựng cột phải được chỉ dẫn về kỹ thuật an toàn điện, phải được trang bị dụng cụ cá nhân an toàn điện: giày ủng, mũ cứng, găng tay cách điện; Không đặt cần cẩu ở ngay phía dưới đường dây điện lực; bệ xe cần cẩu phải luôn được nối đất bằng dây nối di động; Không buộc dây chằng và trèo lên cột điện lực; Phải đảm bảo đầu cột đang dựng luôn cách đường dây điện lực khoảng cách an toàn, nếu thấy phương pháp dựng cột bằng cần cẩu có thể vi phạm khoảng cách an toàn thì phải áp dụng ngay phương pháp dựng cột thủ công; 13. Khi treo cáp và kết cuối dây treo trên cột điện lực phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phải nắm vững kỹ thuật an toàn điện, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân an toàn điện, mũ nhựa cứng cách điện, giày cách điện, dây da an toàn; ngày mưa bão không được phép thi công trên các cột có đường dây điện lực; Chỉ được phép lắp đặt cáp thông tin trên những cột đường dây hạ áp (điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 1000V), không treo biến thế điện và phải có đủ độ cao đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ cáp thông tin trên cột điện lực đến mặt đất và các phương tiện giao thông như quy định trong bảng 3.1. Bảng 3.1 - Khoảng cách tối thiểu từ cáp thông tin treo trên cột đến mặt đất và các phương tiện giao thông Vị trí Khoảng cách (m) Ghi chú Vượt qua đường ô tô khi: + Không có xe cần trục đi qua + Có xe cần trục đi qua 4,5 5,5 Vượt qua đường sắt: + Trong ga đường sắt + Ngoài ga đường sắt 7,5 6,5 Tính đến mặt đường ray Vượt qua đường tàu điện, xe điện hoặc xe buýt điện 8 Vượt qua đường thuỷ có tàu bè đi lại ở bên dưới 1 Tính đến điểm cao nhất của phương tiên giao thông đường thuỷ tại thời điểm nước cao nhất Vượt qua ngõ, hẻm không có xe ô tô đi lại bên dưới 4 Dọc theo đường ô tô 3,5 Các công trình cố định 1 Tính đến điểm gần nhất của công trình Cáp thông tin và các phụ kiện phải đặt ở bên dưới đường dây điện lực, đảm bảo khoảng cách đến đường dây điện lực không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong mục 4.3.1. Các phụ kiện treo cáp có thể được lắp trực tiếp vào bề mặt cột điện lực hoặc lắp trên xà, bộ gá cột, congson. Nhưng cáp, dây treo cáp và hộp cáp phải cách điện với bề mặt cột điện lực; Khi gá buộc cáp trên cột trung gian cũng như kết cuối dây treo trên cột điện lực, không được làm rách lớp vỏ cách điện của cáp và dây treo cáp. Các bộ phận kim loại của cáp và dây treo cáp phải được cách điện với bề mặt cột; Người lao động làm việc trên cột điện lực, phải buộc dây an toàn vào vị trí chắc chắn; chỗ đứng phải đảm bảo đỉnh mũ bảo hộ đội trên đầu cách đường dây điện lực khoảng cách an toàn là 1,2 m; luôn chú ý, không chỉ tránh chạm vào đường dây điện lực, mà còn tránh chạm vào các phụ kiện kim loại khác của ngành điện lực vì chúng có thể mang điện khi xẩy ra sự cố. 14. Trên mỗi cột chỉ được lắp đặt một hộp cáp hoặc một tủ cáp. Hộp cáp, tủ cáp lắp đặt trên cột điện lực nhất thiết phải có vỏ bọc bằng vật liệu cách điện. Người lắp tủ cáp, hộp cáp trên cột điện lực phải thực hiện các quy định an toàn khi làm việc gần đường dây điện lực và an toàn khi làm việc trên cao. 15. Tiếp đất đường cáp treo Để đảm bảo an toàn cho tuyến cáp và người bảo dưỡng sau này, dây treo cáp, màn chắn kim loại cáp, hộp cáp, tủ cáp phải được tiếp đất. Tránh tiếp đất tại cột có cọc tiếp đất của ngành điện lực, nếu phải tiếp đất tại cột có cọc tiếp đất của ngành điện lực, phải đảm bảo khoảng cách từ điện cực tiếp đất cáp thông tin đến cọc tiếp đất điện lực không được nhỏ hơn 2m; Không dùng dây tiếp đất của cột điện lực để làm dây tiếp đất cho dây treo cáp, màn chắn cáp, tủ cáp, hộp cáp của đường cáp thông tin; Các dây nối đất phải nối trực tiếp đến điện cực tiếp đất, phải để ở vị trí an toàn cho việc kiểm tra, bảo dưỡng đường dây; 16. An toàn khi lắp đặt đường cáp vào nhà thuê bao ngoài trời Thi công đường cáp vào nhà thuê bao ngoài trời, ít nhất phải có hai người, lúc làm việc trên cao, người lao động phải có thang, đeo dây da an toàn và có người giữ chân thang. Dụng cụ lắp đặt đường cáp vào nhà thuê bao ngoài trời phải đầy đủ, có tay nắm cách điện. Người lao động không lắp đặt đường cáp vào nhà thuê bao ngoài trời khi trời mưa, không lắp đặt các đầu nối điện thoại ở vị trí ẩm ướt, trừ trường hợp jack cắm là loại thiết kế chịu được môi trường này. Các đường cáp vào nhà thuê bao treo trên cột điện lực phải được bọc cách điện, kể cả dây treo và được gá hãm cách điện với cột bằng vòng nhựa, móc hãm để cách ly với cột điện lực. Đường cáp vào nhà thuê bao ngoài trời phải được kéo từ hộp cáp, đi cách đường dây hạ áp ít nhất 1,2m; độ cao đường cáp thuê bao so với mặt đất nơi không có người qua lại là 3m, nơi cắt ngang đường giao thông thì tuân theo quy định của ngành giao thông. 17. An toàn khi sửa chữa, bảo dưỡng mạng ngoại vi Dựng lại các cột đổ; chỉnh lại các cột chống, dây co, thanh nối, độ nghiêng của cột và khoảng cách giữa các dây co phải áp dụng các quy định an toàn dựng cột. Sơn phủ lại các phần tử, chi tiết (chân chống, cột sắt, cột nối...) có lớp phủ bị bong tróc; hàn vá các chỗ vỏ cáp, măng sông bị hở; nối các sợi cáp, dây cáp bị đứt; điều chỉnh lại độ chùng dây cáp, cự ly các móc treo cáp; vặn chặt các kẹp treo cáp...nếu phải làm việc trên các cột Bưu điện và cột điện lực thì phải áp dụng các quy định an toàn làm việc gần cột điện lực, làm việc trên cao, treo cáp và kết cuối dây treo trên cột điện lực. Hàn nối các dây tiếp đất, dây dẫn sét bị đứt; khôi phục, sửa chữa bộ kiện chống sét; làm tổ tiếp đất mới đấu song song với tổ tiếp đất cũ; sửa chữa các hư hỏng ở hộp cáp, tủ cáp...thì phải áp dụng các quy định an toàn làm việc gần cột điện lực, tiếp đất đường cáp treo. Thay thế cáp, dây treo cáp, các đấu nối, măng sông cáp kém chất lượng, dây co, dây hãm và các linh kiện phụ kiện đường cáp bị hỏng phải áp dụng các quy định an toàn làm việc gần cột điện lực, treo cáp và kết cuối dây treo trên cột điện lực. Chương IV. An toàn điện đối với đường dây, thiết bị Viễn thông và công nghệ thông tin 4.1. Yêu cầu chung 1. Đường dây, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin bao gồm cáp thông tin, cáp dẫn điện, thiết bị tổng đài, thiết bị truyền dẫn, hệ thống máy tính, thiết bị đầu cuối cùng các thiết bị liên quan khác khi đưa vào lắp đặt phải có đủ hồ sơ kỹ thuật, trong đó phải chỉ rõ các yêu cầu về an toàn điện đối với từng loại. 2. Các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin lựa chọn phải là loại phù hợp với lưới điện của Việt Nam. Cáp điện dẫn tới thiết bị phải đi chìm hoặc trên cầu cáp không gây ảnh hưởng và nguy hiểm tới các thiết bị khác và người đi lại. 3. Phải đảm bảo điều kiện môi trường làm việc (nhiệt độ, độ ẩm ...) của thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin. Các phần nguy hiểm về điện của thiết bị phải được che chắn an toàn và cảnh báo bằng biển báo thích hợp. 5. Đường dây, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin phải được trang bị thiết bị bảo vệ chống quá áp, quá dòng bằng các bộ phóng điện, cầu chì bảo vệnhằm ngăn chặn tác động nguy hiểm do sự cố trên hệ thống điện lực và điện khí quyển gây ra. Tiếp đất và chống sét cho đường dây, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin bên trong và bên ngoài nhà trạm phải đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn sau: TCN 68-141:1999 "Tiếp đất cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật"; TCN 68 - 135:2001 "Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông"; TCN 68-140:1995 “Chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin - Yêu cầu kỹ thuật”. 4.2. Yêu cầu an toàn trong vận hành, bảo dưỡng thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin bên trong nhà trạm 1. Các cán bộ, công nhân vận hành, bảo dưỡng thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin phải được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn điện phù hợp với yêu cầu của công việc được giao. 2. Không được làm việc trên các mạch có điện ở bất kỳ điện áp nào nếu chưa có các biện pháp an toàn thích hợp và chưa có sự đồng ý của người quản lý, giám sát. 3. Khi làm việc tại các bộ phận có điện áp, người lao động phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định. 4. Phải có phiếu giao việc cho cán bộ, công nhân có chuyên môn và người giám sát trước khi bắt đầu công việc. 5. Phải xem xét khả năng cách ly mạng điện dựa trên cấu hình mạng điện và hồ sơ kỹ thuật trước khi làm việc. 6. Để đảm bảo an toàn trước khi tiến hành công việc trên các thành phần đang mang điện cần phải cắt điện và treo biển ở tất cả các phần mang điện. 7. Nếu các thành phần mang điện không thể cách ly, tổ chức thực hiện công việc như sau: Phân tích an toàn công việc cho từng phạm vi làm việc dựa trên cấu hình mạng điện và hồ sơ kỹ thuật; Lắp đặt các che chắn bảo vệ phù hợp để ngăn tai nạn tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thiết bị mang điện; Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp. 8. Phải đeo găng tay cách điện khi làm việc gần các bộ phận mang điện sau: Tháo hoặc mở nắp bắt bu lông khỏi vỏ bảo vệ mà có thể có dây dẫn điện; Lắp hoặc tháo cầu chì; Khoan vị trí có khả năng có dây dẫn điện; Lắp hoặc tháo các bộ phận đóng điện trên bảng phân phối mà có thể mang điện; Làm việc gần các dây điện trần; Lắp đặt hoặc tháo che chắn bảo vệ tạm thời; Thao tác với bộ phận đóng điện hoặc cầu chì có nắp đã được tháo bỏ. 9. Trước khi bắt đầu công việc, phải đảm bảo khu vực làm việc khô ráo, đủ ánh sáng, không có bụi bẩn, chướng ngại mà có thể gây nguy hiểm hoặc cản trở công việc. 10. Làm việc với các thiết bị thu phát vô tuyến Không nhìn vào hướng sóng được phát ra từ nguồn bức xạ. Các khu vực có thể truy nhập liên quan đến hệ thống thông tin vô tuyến có bức xạ điện từ vượt quá giới hạn cho phép phải được cảnh báo. Khi nhân viên làm việc trong khu vực có khả năng bức xạ điện từ vượt quá giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải đo, kiểm tra mức độ ảnh hưởng của điện từ trường (tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 3718-1:2005 Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio- Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3kHz đến 300GHz). Các máy thu phát vô tuyến trong khi sử dụng, sửa chữa, lắp đặt phải theo đúng các chỉ dẫn trong thuyết minh của từng máy về an toàn điện cho thiết bị và cho con người. Từng máy phải có quy định vận hành an toàn. Các việc phức tạp và nguy hiểm có khả năng chạm điện hay ở nơi có điện cao áp đều phải có quy trình riêng cho từng việc, được phổ biến và có kiểm tra kỹ lưỡng sự hiểu biết và sự thành thạo của người được giao việc. Phải quy định rõ các loại trang bị phòng hộ về điện cần thiết cho từng công việc và kiểm tra định kỳ chất lượng của các trang bị đó, nhất là khi sử dụng ở điện áp cao. 11. Làm việc với ăng ten và phi đơ Cấm làm việc trên cột anten khi có máy phát công suất lớn đang làm việc. Khi sửa chữa ăng ten phải theo các thao tác an toàn và sự hướng dẫn an toàn điện của nhà cung cấp thiết bị. Tiếp đất cho dây phiđơ lúc sửa chữa trong các trường hợp sau: Khi trên cột có nhiều dây ăng ten, dây phi đơ dùng cho nhiều máy mà đã cho các máy đó ngừng làm việc; Khi cách xa đó có cơn giông hay tại chỗ có khả năng sắp có giông; Khi công việc đòi hỏi thời gian dài. Nếu có nhiều dây phiđơ mắc trên cùng một giá mà một trong các dây phi đơ đó có điện áp thì phải làm việc hai người trở lên và phải có người giám sát. Cấm tiến hành mọi công việc trên cột ăng ten và dây ăng ten khi đang có cơn giông, sắp có cơn giông hay từ đằng xa đang có cơn giông. 4.3. Các biện pháp an toàn chống ảnh hưởng của đường dây điện lực lên đường dây và thiết bị viễn thông lắp đặt bên ngoài nhà trạm 4.3.1. Phòng chống tiếp xúc trực tiếp giữa đường dây điện lực và đường dây thông tin khi đi chung cột Đường dây thông tin chỉ được phép đi chung cột với đường dây điện lực hạ áp với điều kiện sau: Được sự thoả thuận của đơn vị quản lý đường dây điện lực; Đường dây thông tin đi phía dưới đường dây điện lực Cáp thông tin treo chung trên cột điện lực phải đảm bảo: - Cách các dây điện lực hoặc các bộ phận của đường dây điện lực có bọc cách điện một khoảng ít nhất là 0,6 m; - Cách các dây điện lực hoặc các bộ phận của đường dây điện lực không có lớp cách điện một khoảng ít nhất là 1,2 m. d) Vỏ kim loại của cáp thông tin phải được nối đất, khoảng cách nối đất lặp lại không lớn hơn 250m. Điện trở nối đất không lớn hơn 25W. 4.3.2. Phòng chống tiếp xúc trực tiếp giữa đường dây thông tin và đường dây điện lực khi đường dây thông tin đi cạnh đường dây điện lực a) Khi đường dây thông tin và đường dây điện lực có đoạn đi cạnh nhau thì phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định khoảng cách ngang giữa các dây gần nhất, nhưng không nhỏ hơn chiều cao của cột cao nhất trong đoạn. b) Trong trường hợp không thể thực hiện đúng như quy định ở trên, khoảng cách ngang đi cạnh nhau trong bất kỳ điều kiện nào (kể cả khi có gió làm các dây xê dịch lớn nhất) cho phép như quy định trong bảng 4.1, với điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Cột và móng cột của đường dây điện lực có hệ số an toàn cơ học lớn hơn 2. - Dây dẫn và dây chống sét trên đường dây điện lực phải có hệ số an toàn cơ học lớn hơn 2. Bảng 4.1. Khoảng cách ngang nhỏ nhất trong đoạn đi gần Điện áp của đường dây điện lực (kV) Khoảng cách ngang nhỏ nhất (m) £ 1 1 £ 22 2 £ 35 3 £ 110 4 £ 220 6 > 220 10 c) Cáp thông tin ngầm đi cạnh tuyến cột của đường dây điện lực có điện áp lớn hơn 1kV phải đảm bảo khoảng cách từ cáp thông tin đến trục đường điện lực lớn hơn 10 m. Nếu không thể thực hiện được, cho phép giảm khoảng cách xuống 5 m nhưng cáp thông tin phải đi trong ống kim loại; khoảng cách nhỏ nhất từ cáp thông tin đến tiếp đất của trạm biến thế hay cột có nối đất của đường dây điện lực mà không cần tính toán hay đo đạc tăng điện thế đất được quy định trong bảng 4.2. Bảng 4.2. Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp thông tin và hệ thống tiếp đất điện lực Điện trở suất của đất trong khu vực (Wm) Khu vực thành thị (m) Khu vực nông thôn (m) £ 50 5 10 51 ¸ 500 10 20 501 ¸ 5.000 50 100 > 5.000 50 100 ¸ 200* * Khoảng cách 200 m áp dụng đối với vùng cực kỳ khắc nghiệt, điện trở suất của đất trên 10.000 Wm. Chú ý: - Giá trị trong bảng được áp dụng đối với các hệ thống tiếp đất của hệ thống điện cao áp lớn hơn hoặc bằng 110 kV. - Đối với hệ thống điện cao áp nhỏ hơn 110 kV, ngoài khoảng cách không cần tính toán hay đo đạc tăng điện thế đất như trong bảng, có thể áp dụng khoảng cách ngắn hơn nhưng phải đảm bảo để tuyến cáp không được ở trong khu vực có tăng điện thế vượt quá 430 V. - Nếu không thể lắp đặt trong khu vực có tăng điện thế đất nhỏ hơn hoặc bằng 430 V, cáp thông tin phải được lắp đặt trong ống nhựa PVC hoặc ống nhựa PE và dùng cáp vỏ nhựa, phải có các cảnh báo tại các vị trí như hố cáp, măng xông, cột treo cáp,...trong khu vực có tăng điện thế đất. d) Cáp thông tin ngầm đi cạnh tuyến cột của đường dây điện lực có điện áp đến 1kV phải đảm bảo khoảng cách từ cáp thông tin đến trục đường điện lực lớn hơn 2 m. Nếu không thể thực hiện được, cho phép giảm khoảng cách xuống 1 m nhưng cáp thông tin phải đi trong ống kim loại; khoảng cách từ cáp thông tin đến cột có nối đất hay tiếp đất của đường dây điện lực lớn hơn: 5 m đối với vùng có che ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquy_pham_an_toan_dien_trong_buu_chinh_vien_thong.doc
Tài liệu liên quan