1. Các quy định kết hợp tải trọng thiết kế, thành phần tải trọng, tổ hợp tiêu chuẩn chấp nhận và
các thông số tải trọng khác đối với mỗi tổ hợp tải trọng thiết kế được đưa ra tại Bảng 2A-T/8.14.
2. Xem 8.1.1-2(9)(b).
3. Các chiều chìm quy định đối với đà ngang đáy, sống dọc và sống ngang mạn được làm cơ sở
giới hạn hoạt động được quy định tại 8.1.1-2. Trong đó các điều kiện tải trọng tuỳ ý vượt quá
điều kiện tải trọng quy định của Quy chuẩn nhỏ nhất thì chiều chìm phải được xem xét đặc biệt.
4. Đối với tàu dầu có hai vách dọc kín dầu, chiều chìm được lấy bằng 0,25Tsc. Đối với tàu dầu có
vách trung tâm, chiều chìm được lấy bằng 0,33Tsc.
5. Nếu hình dáng của tàu không được mô tả bằng những thành phần kết cấu hoặc hình dáng kết
cấu được xác định ở trên, thì tổ hợp tải trọng thiết kế có thể áp dụng để xác định các yêu cầu
kích thước của kết cấu gối đỡ chính được lựa chọn sao cho chỉ rõ tất cả các trường hợp có thể
áp dụng từ những điều sau đây:
Một két chứa đầy phía có kết cấu thuộc két hoặc khoang trống trên mạn kia rỗng.
Một két chứa đầy trên một mạn của cơ cấu có áp lực phía ngoài nhỏ nhất.
Áp lực phía ngoài lớn nhất với két hoặc không gian rỗng liền kề .
Biên phải được đánh giá tải trọng từ cả hai mạn. Tổ hợp tải trọng thiết kế được lựa chọn trên cơ
sở không gian két hoặc khoang và nó phải tạo ra áp lực thực trên đường bao kết cấu lớn nhất,
chiều chìm được sử dụng phải phù hợp với tổ hợp tải trọng thiết kế và bảng này. Tổ hợp tải
trọng thiết kế bao gồm kết hợp tải trọng thiết kế S và S+D được lựa chọn. 11 tổ hợp tải trọng
thiết kế cần thiết phải áp dụng, phụ thuộc vào hình dáng kết cấu đặc trưng. Xem chú thích 4 trên
Bảng 2A-T/8.13 và Bảng 2A-T/8.14.
6. Đối với không gian trống hoặc khô, thành phần áp lực từ mạn rỗng phải được bỏ qua, trừ Tổ
hợp tải trọng thiết kế 11 phải áp dụng.
606 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Kết cấu thân tàu và trang thiết bị tàu chở dầu vỏ kép có chiều dài từ 150 mét trở lên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính mặt cắt ngang cơ bản
khác của kết cấu chịu lực chính và cục bộ phải được xác định theo mục 4.2 Chương 4.
(3) Mô đun chống uốn và chiều dày bản thành của kết cấu chịu lực cục bộ áp dụng cho
vùng ngoài mã mút. Mô đun chống uốn và diện tích mặt cắt ngang của kết cấu chịu lực
chính áp dụng yêu cầu của các chú thích Bảng 2A-T/8.26.
(4) Tiêu chuẩn kích thước dựa trên giả định tất cả các mối nối kết cấu và các chi tiết hàn
được thiết kế và chế tạo sao cho chúng tương thích với mức ứng suất làm việc dự
QCVN 21: 2010/BGTVT
309
kiến tại vị trí được xem xét. Phải xem xét mô hình tải trọng, tập trung ứng suất và các
dạng hư hỏng tiềm ẩn của các mối nối kết cấu và chi tiết kết cấu khi thiết kế các vùng
chịu ứng suất cao. Chi tiết thiết kế kết cấu phải thỏa mãn các yêu cầu của mục 4.3
Chương 4.
(5) Phải khoét các lỗ thoát nước, thoát khí và rãnh thoát nước ở tất cả các phần của kết
cấu, như yêu cầu, để đảm bảo nước chảy tự do đến ống hút và không khí tới ống
thông hơi. Phải có bố trí thoát nước khoang bên trên két sâu. Xem thêm mục 4.3
Chương 4.
3 Tính liên tục kết cấu
(1) Kích thước vỏ bao, boong trên và đáy trong phải được giảm dần phù hợp về phía đuôi
tàu. Xem mục 8.1.6.
(2) Phải bố trí phù hợp để đảm bảo tính liên tục sức bền và tránh gián đoạn đột ngột khi
kết cấu tham gia vào sức bền dọc chung thân tàu không được đặt trong vùng không
gian buồng máy.
(3) Khi kết cấu đáy trong hoặc vách dọc kết thúc tại vách trước buồng máy, phải đặt kết
cấu đỡ thích hợp cùng với mã chuyển tiếp để đảm bảo tính liên tục sức bền.
(4) Tất cả các sườn mạn và nẹp gia cường biên vách két phải liên tục hoặc được gắn mã
mút, trừ khi được phép theo 4.3.2-4 và 4.3.2-5 Chương 4.
(5) Kết cấu chịu lực chính chiều dọc, boong dưới và vách bố trí trong buồng máy phải
thẳng hàng với kết cấu tương tự trong vùng két hàng, đến mức có thể. Nếu không thể
đặt thẳng hàng, phải có bố trí ghép thích hợp như mã chuyển tiếp.
4 Bố trí
(1) Khi có các lỗ khoét trên boong/vách trong buồng máy, thì việc bố trí này đảm bảo gia
cường kết cấu boong, mạn và đáy.
(2) Tất cả các máy móc, đường trục, v.v ..., phải được gia cường để phân bố tải trọng
truyền tới kết cấu thân tàu. Kết cấu liền kề phải được gia cường thích hợp.
(3) Kết cấu chịu lực chính phải được bố trí đưa ra xem xét đối với các quy định việc cho
nẹp gia cường xuyên qua và các gối đỡ cột chống thẳng hàng để đạt được thiết kế kết
cấu chắc chắn.
(4) Các quy định này được đưa ra với giả thiết bố trí một động cơ đẩy, một chân vịt thông
thường. Tàu 2 chân vịt hoặc nhiều động cơ hoặc tàu công suất lớn có thể có yêu cầu
bổ sung về kích thước kết cấu và diện tích gắn kèm, tỷ lệ trọng lượng, công suất và sự
cân đối của máy móc, đặc biệt là khi động cơ được đặt tương đối cao so với chiều
rộng tấm bệ máy.
(5) Bệ máy chính, hộp giảm tốc, trục và ổ đỡ trục lực đẩy, và kết cấu đỡ các bệ đó phải
duy trì được độ thẳng hàng quy định và độ cứng trong mọi điều kiện tải trọng dự kiến.
Phải xem xét việc trình các bản vẽ sau đây của nhà sản xuất .
(a) Bệ máy chính.
(b) Bệ đỡ hộp giảm tốc.
(c) Bệ đỡ ổ đỡ trục lực đẩy.
(d) Kết cấu đỡ (a), (b) và (c).
(6) Phải có không gian chống va để ngăn cách két hàng và buồng máy. Buồng bơm, két
dằn hoặc két nhiên liệu có thể được coi là khoang chống va cho mục đích này.
5 Chiều dày tối thiểu
QCVN 21: 2010/BGTVT
310
(1) Ngoài các yêu cầu về chiều dày, mô đun chống uốn và diện tích cắt, như nêu trong
8.4.2 tới 8.4.8 Chương này, chiều dày tấm và nẹp gia cường trong buồng máy phải
thỏa mãn các yêu cầu chiều dày tối thiểu trong Bảng 2A-T/8.30.
Bảng 2A-T/8.30 Chiều dày cơ bản tối thiểu của kết cấu trong buồng máy
Vị trí kích thước Chiều dày cơ bản
(mm)
Tôn sống nằm Xem 8.2.1-5(1)
Vỏ bao tới Tsc + 4,6 m
Tôn đáy/hông/mạn Xem 8.2.1-5(1)
Vỏ bao trên Tsc + 4,6 m Tôn mạn/boong trên Xem 8.2.1-5(1)
Biên két bên trong thân tàu Xem 8.2.1-5(1)
Vách không kín nước,
vách giữa các không
gian khô và các tấm
khác nói chung
Xem 8.2.1-5(1)
Boong dưới và sàn 3,3 + 0,0067s
Tấm Kết cấu mạn kép bên
trong thân tàu
Đáy trên 6,5 + 0,02L2
Sống chính đáy Xem 8.2.1-6(1)
Đà ngang và sống phụ đáy 5,5 + 0,02L2
Bản thành kết cấu đỡ chính 5,5 + 0,015L2
Kết cấu đỡ cục bộ Xem 8.2.1-5(1)
Mã chống vặn Xem 8.2.1-5(1)
Trong đó:
Tsc : Chiều chìm tính toán như định nghĩa trong 4.1.1-5(5) Chương 4(m).
L2 : Chiều dài theo Phần này như định nghĩa trong 4.1.1-1(1) Chương 4, nhưng không cần
lấy lớn hơn 300 m.
S : Khoảng cách nẹp như định nghĩa trong mục 4.2.2 Chương 4,(mm).
8.4.2 Kết cấu đáy
1 Yêu cầu chung
(1) Nói chung, phải đặt đáy đôi trong khu vực không gian buồng máy. Chiều cao đáy đôi
tối thiểu như yêu cầu cho khu vực két hàng, xem 5.3.2-1 Chương 5. Khi chiều cao đáy
đôi trong khu vực buồng máy khác chiều cao đáy đôi trong các không gian liền kề, tính
liên tục dọc kết cấu phải được duy trì bằng cách làm nghiêng đáy đôi trên một chiều
dài thích hợp. Chiều cao đáy đôi nhỏ hơn có thể được chấp nhận tại vùng cục bộ với
điều kiện chiều dài lớn nhất của kết cấu đáy đôi ở đó không bị hư hỏng.
2 Tấm tôn đáy
(1) Chiều dày tấm sống nằm phải thỏa mãn yêu cầu của 8.2.2-1(1) Chương 8.
(2) Chiều dày tôn đáy (bao gồm cả tấm sống nằm) phải thỏa mãn yêu cầu của 8.4.8-1(1).
3 Nẹp gia cường tôn đáy
(1) Mô đun chống uốn và chiều dày nẹp gia cường tôn đáy phải thỏa mãn yêu cầu của
8.4.8-1(2) và 8.4.8-1(3).
4 Sống và đà ngang đáy
(1) Đáy đôi phải được đặt sống chính.
QCVN 21: 2010/BGTVT
311
(2) Sống đáy đủ chiều cao phải được bố trí tại vùng máy chính để phân bố đều trọng
lượng của nó và đảm bảo độ cứng của kết cấu. Sống chính phải được kéo dài về phía
trước đến mức có thể và phải được gia cường thích hợp tại mút cuối để đảm bảo phân
bố tải trọng từ máy. Sống đáy phải giảm dần ở phía ngoài phạm vi yêu cầu.
(3) Sống phụ, nếu có, phải thẳng hàng với sống phụ đáy trong không gian liền kề.
(4) Khi đáy đôi có kết cấu ngang, đà ngang tấm phải được đặt tại mỗi khoảng sườn.
(5) Khi đáy đôi có kết cấu dọc, đà ngang tấm phải được đặt tại mỗi khoảng sườn dưới
máy chính và ổ đỡ trục lực đẩy. Phía ngoài máy chính và bệ ổ đỡ, đà ngang tấm có
thể được đặt cách 2 khoảng sườn.
(6) Nếu thiết bị nặng được đặt trực tiếp lên đáy trong, chiều dày đà ngang và sống đáy
phải được tăng thích hợp.
5 Tấm đáy trên
(1) Khi máy chính và ổ đỡ trục lực đẩy được bắt bu lông trực tiếp lên đáy trong, chiều dày
cơ bản của tấm đáy trong tối thiểu phải là 19 mm. Bulông giữ phải được bố trí gần đà
ngang và sống dọc đến mức có thể. Chiều dày tấm và bố trí bu lông giữ cũng phải
xem xét khuyến nghị của nhà sản xuất.
6 Hộp thông biển
(1) Khi kết cấu đáy trong hoặc kết cấu đáy đôi tạo thành một phần của hộp thông biển,
chiều dày tấm không được nhỏ hơn chiều dày yêu cầu cho tôn vỏ tại vị trí đó, chú ý
chiều rộng không được đỡ lớn nhất của tấm.
8.4.3 Kết cấu mạn
1 Yêu cầu chung
(1) Kích thước tấm và kết cấu dọc mạn phải được giảm dần từ giữa tàu về phía đuôi.
(2) Phải có bố trí ghép thích hợp khi hệ thống dọc kết thúc và được thay thế bằng hệ
thống ngang.
(3) Nẹp và kết cấu gối đỡ chính phải được gia cường tại hai đầu mút cuối.
2 Tôn mạn
(1) Chiều dày tôn mạn phải thỏa mãn yêu cầu của 8.4.8-1(1). Nếu có thể, chiều dày tôn
mạn phải thỏa mãn yêu cầu của 8.2.2-4(2).
3 Kết cấu gối đỡ cục bộ tôn mạn
(1) Mô đun chống uốn và chiều dày nẹp gia cường dọc và thẳng đứng mạn phải thỏa mãn
yêu cầu của 8.4.8-1(2) và 8.4.8-1(3).
(2) Liên kết mút của kết cấu dọc tại vách ngang phải có độ cố định, sự đỡ ngang, và nếu
không liên tục thì phải có mã mềm. Không được lắp mã đè lên cơ cấu dọc.
4 Kết cấu gối đỡ chính tôn mạn
(1) Sườn khỏe phải được liên kết ở phía trên và dưới với kết cấu có độ cứng thích hợp,
và được đỡ bởi khung ngang boong.
(2) Khoảng cách sườn khỏe trong vùng buồng máy có kết cấu ngang nói chung không
được quá 5 khoảng sườn.
(3) Mô đun chống uốn và diện tích cắt của kết cấu gối đỡ chính phải thỏa mãn yêu cầu
của 8.4.8-2.
QCVN 21: 2010/BGTVT
312
(4) Chiều cao bản thành không được nhỏ hơn 2,5 lần chiều cao bản thành sườn liền kề
nếu lỗ khoét không được bịt.
(5) Bản thành kết cấu gối đỡ chính phải có chiều cao không nhỏ hơn 14% nhịp uốn không
được đỡ.
8.4.4 Kết cấu boong
1 Yêu cầu chung
(1) Tất cả các lỗ khoét phải có khung. Phải chú ý đến tính liên tục kết cấu, tránh thay đổi
đột ngột hình dạng, mặt cắt hoặc chiều dày tấm.
(2) Góc lỗ khoét buồng máy phải được lượn thích hợp và thiết kế phải giảm thiểu tập trung
ứng suất.
(3) Tại vùng lỗ khoét buồng máy, boong hoặc sàn phải có đủ độ bền nếu chúng được dự
định làm kết cấu đỡ hiệu quả cho sườn hoặc sườn khỏe mạn.
(4) Nếu kết cấu hệ thống ngang được chấp thuận, nẹp boong phải được đỡ bởi bố trí
thích hợp của sống dọc cùng với các cột chống hoặc vách chống. Nếu được lắp đặt,
khung ngang boong phải trùng với sườn khỏe để đảm bảo độ cứng ở mút cuối và tính
liên tục sức bền ngang.
(5) Nếu kết cấu hệ thống dọc, kết cấu dọc boong phải được đỡ bởi khung ngang boong
trùng với sườn khỏe cùng với các cột chống hoặc vách chống.
(6) Quầy miệng buồng máy phải được đỡ bởi bố trí thích hợp của khung ngang boong và
sống dọc cùng với các cột chống hoặc vách chống. Tại vùng lỗ khoét quầy buồng máy
đặc biệt rộng, thanh chống ngang có thể được yêu cầu. Chúng phải được bố trí trùng
với khung ngang boong.
(7) Kích thước kết cấu không được nhỏ hơn yêu cầu đối với biên két nếu boong tạo thành
biên của két.
(8) Kích thước kết cấu không được nhỏ hơn yêu cầu đối với vách kín nước nếu boong tạo
thành biên của khoang kín nước.
2 Kích thước boong
(1) Chiều dày của tấm tôn boong phải phù hợp với quy định tại 8.4.8-1(1).
(2) Mô đun chống uốn và chiều dày nẹp gia cường boong phải phù hợp với quy định tại
8.4.8-1(2) và 8.4.8-1(3).
(3) Chiều cao bản thành của nẹp gia cường boong phải không được nhỏ hơn 60 mm.
(4) Mô đun chống uốn và diện tích mặt cắt của kết cấu gối đỡ chính phải phù hợp với quy
định tại 8.4.8-2.
(5) Tấm thành của kết cấu đỡ chính phải có chiều cao không được nhỏ hơn 10% nhịp
không gối đỡ trong trạng thái uốn.
(6) Tại tải trọng tập trung do thiết bị nặng, kích thước của kết cấu boong phải được xác
định dựa trên tải trọng thực.
3 Cột chống
(1) Cột chống phải được bố trí theo đường thẳng đứng nếu có thể được, và việc bố trí hợp
lý phải tạo ra sự phân bố tải trọng tại đỉnh và chân của các cột chống. Nếu các cột
chống chịu tác dụng của tải trọng lệch tâm, chúng phải được gia cường độ cứng để
chịu mô men uốn bổ sung chịu tác động của tải trọng lệch tâm.
QCVN 21: 2010/BGTVT
313
(2) Cột chống hình ống rỗng và hình vuông rỗng phải được gắn tại đầu và chân bằng
những mã hữu hiệu, hoặc bằng tấm lồng/tấm kép, nếu có thể áp dụng, để truyền tải
trọng hữu hiệu. Cột chống phải được hàn liên tục tại đầu và chân cột chống. Tại đầu
và chân cột chống có tiết diện hình tròn, tải trọng phải được phân bố bằng các mã
hoặc phương pháp tương đương khác.
(3) Trong đáy đôi dưới cột chống có khoảng cách xa nhau, mối nối của đà ngang với sống,
và của đà ngang và sống với tôn đáy trên, phải được tăng lên một cách phù hợp. Nếu
cột chống không trực tiếp như điều nói trên, sự giao nhau của đà ngang tấm và dầm, đà
ngang từng phần và kết cấu gián đoạn phải được bố trí để đỡ cột. Lỗ khoét người chui
không được khoét tại đà ngang và dầm dọc phía dưới chân của cột chống.
(4) Cột chống trong các két phải là cột có tiết diện đặc. Nếu áp lực thuỷ tĩnh có thể gây ra
ứng suất kéo tại cột, ứng suất kéo trong cột và mối nối mút của chúng không được
vượt quá 45% ứng suất chảy nhỏ nhất quy định của vật liệu.
(5) Kích thước của cột chống phải thoả mãn với quy định tại 8.4.8-4.
(6) Nếu tải trọng cột từ thiết bị nặng vượt quá tải trọng thiết kế được quy định tại 8.4.8-4,
kích thước cột chống phải được xác nhận dựa trên tải trọng thực.
8.4.5 Bệ máy
1 Quy định chung
(1) Máy chính và ổ chặn phải được cố định chắc chắn đối với kết cấu thân tàu bằng bệ
máy có độ bền đủ để chịu tác động của lực hấp dẫn, lực đẩy, lực xoắn, lực động, và
lực dao động tác động lên chúng.
(2) Trong trường hợp động cơ đốt trong công suất cao hoặc thiết bị tubin, bệ máy thường
liên kết thống nhất với kết cấu đáy đôi. Việc xem xét phải được tăng chiều dày tôn đáy
trên tại tấm tôn bệ máy hoặc hộp số tubin, và ổ chặn, xem Hình 2A-T/8.18, Kiểu 1.
(3) Đối với máy chính được đỡ bằng bệ máy Kiểu 2, được chỉ ra tại Hình 2A-T/8.18, các
lực từ máy chính truyền sang kết cấu liền kề phải được phân bố đều đến mức độ có
thể được. Kết cấu dọc đỡ thành bệ máy phải thẳng hàng với dầm dọc trong đáy đôi, và
nẹp gia cường ngang phải được bố trí thẳng hàng với đà ngang, xem Hình 2A-T/8.18,
Kiểu 2.
(4) Đối với tàu có đà ngang hở trong buồng máy, thành bệ máy thông thường phải được
bố trí phía trên đỉnh của đà ngang và được liên kết mã chắc chắn, xem Hình 2A-T/8.18,
Kiểu 3.
Xem chú thích 1 Xem chú thích 1
QCVN 21: 2010/BGTVT
314
Chú thích:
1. Mã có kích thước càng lớn càng tốt. Mã có thể được bỏ qua để tránh sự giao nhau với dầm
dọc của thành bệ máy, phù hợp với khuyến nghị của nhà chế tạo động cơ.
Hình 2A-T/8.18 Thành bệ máy
2 Bệ máy của động cơ đốt trong và ổ đỡ chặn
(1) Để xác định kích thước của bệ máy động cơ đốt trong và ổ đỡ chặn, phải xem xét đưa
ra đối với độ cứng của động cơ và các đặc tính thiết kế liên quan đến ngoài lực cân
bằng.
(2) Thông thường hai dầm dọc phải được bố trí tại thành bệ máy của động cơ đốt trong và
ổ đỡ chặn.
Chú thích hướng dẫn:
Thông thường, chiều dày thực của bản thành bệ máy không được nhỏ hơn 45 mm, nếu
công suất liên tục lớn nhất của máy chính từ 3500 kW trở lên.
3 Bệ máy phụ
(1) Máy phụ phải được cố định chắc chắn trên các bệ máy, bệ máy phải có kích thước và
bố trí phù hợp để phân bổ tải trọng đều xuống các kết cấu gối đỡ.
8.4.6 Vách két hàng
1 Quy định chung
(1) Các két hàng phải được quy định để phân chia thành khoang hoặc các tấm vách chặn
sâu để giới hạn ứng suất thuỷ động lên các kết cấu.
2 Kết cấu
(1) Không có trường hợp nào kích thước vách biên két nhỏ hơn quy định của vách kín
nước.
3 Kích thước vách biên két hàng
Xem chú thích 1
Bệ máy liền đỉnh két Bệ máy liền đỉnh két
Đường tâm hạ bậc
Bệ máy dựng lên
Bệ máy dựng lên
Đường tâm hạ bậc
Xem chú thích 1
Xem chú thích 1
Bệ máy có đà ngang hở Bệ máy có đà ngang hở
Đường tâm hạ bậc
Kiểu 1 Kiểu 2
Kiểu 3
QCVN 21: 2010/BGTVT
315
(1) Chiều dày của tấm vách biên két phải phù hợp với quy định tại 8.4.8-1(1).
(2) Mô đun chống uốn tiết diện và chiều dày của nẹp gia cường phải phù hợp với quy định
tại 8.4.8-1(2) và 8.4.8-1(3).
(3) Mô đun chống uốn tiết diện và diện tích cắt kết cấu đỡ chính phải phù hợp với quy định
tại 8.4.8-2.
(4) Bản thành của kết cấu đỡ chính phải có chiều cao không được nhỏ hơn 14% của nhịp
không đỡ chịu uốn.
8.4.7 Đường biên kín nước
1 Quy định chung
(1) Đường biên kín nước trong phạm vi không gian buồng máy phải được bố trí phù hợp
với mục 5.2 Chương 5.
2 Kích thước của đường biên kín nước
(1) Chiều dày của tấm tôn đường biên kín nước phải phù hợp với các quy định trong
8.4.8-1(1).
(2) Mô đun chống uốn và chiều dày của nẹp gia cường phải phù hợp với quy định 8.4.8-
1(2) và 8.4.8-1(3).
(3) Mô đun chống uốn và diện tích cắt của kết cấu gối đỡ chính phải phù hợp với quy định
tại 8.4.8-2.
(4) Tôn bản thành của kết cấu gối đỡ chính phải có chiều cao không được nhỏ hơn 10%
nhịp không gối chịu uốn.
8.4.8 Quy định kích thước
1 Tôn tấm và kết cấu gối đỡ cục bộ
(1) Đối với tôn tấm chịu áp lực ngang chiều dày tấm tôn thực tế phải phù hợp với quy định
tại 8.3.9-2(1), nhưng sử dụng hệ số ứng suất uốn cho phép, aC , được định nghĩa tại
Bảng 2A-T/8.31.
(2) Đối với các nẹp chịu tác dụng của áp lực ngang quy định mô đun chống uốn cơ bản
phải phù hợp vối quy định tại 8.3.9-2(2), nhưng sử dụng hệ số ứng suất uốn cho phép,
SC , được quy định tại Bảng 2A-T/8.32.
(3) Đối với các nẹp chịu tác dụng của áp lực ngang, chiều dày bản thành cơ bản trên cơ
sở quy định diện tích cắt phải phù hợp với quy định tại 8.3.9-2(3).
Bảng 2A-T/8.31 Hệ số ứng suất uốn cho phép đối với tấm
Hệ số ứng suất uốn cho phép đối với tấm, aC , đối với tổ hợp tải trọng thiết kế được xem xét như sau:
gh
a a a
yd
C
nhưng không được lấy lớn hơn a maxC
QCVN 21: 2010/BGTVT
316
Trong đó:
a a a max, ,C
Tổ hợp
tiêu chuẩn
chấp nhận
Chi tiết kết cấu a a a maxC
Tấm được gia cường dọc 0,9 0,5 0,8
Kết cấu có
độ bền dọc Tấm được gia cường
ngang hoặc thẳng đứng
0,9 1,0 0,8
AC1
Kết cấu khác 0,8 0 0,8
Tấm được gia cường dọc 1,05 0,5 0,95
Kết cấu có
độ bền dọc Tấm được gia cường
ngang hoặc thẳng đứng
1,05 1,0 0,95
AC2
Kết cấu khác, bao gồm tấm biên kín nước 1,0 0 1,0
hg : Ứng suất uốn thân tàu đối với tổ hợp tải trọng thiết kế được xét và tính toán tại điểm tính
tải trọng được xác nhận tại 3.5.1-2 Chương 3
I
NA net50 v total 3
v net50
z z M
10
N/mm2.
v totalM : Mô men uốn thẳng đứng thiết kế tại vị trí dọc đang xét đối với tổ hợp tải trọng thiết kế được
xét, kNm. Mô men uốn trên nước tĩnh, sw permM , được lấy có dấu tương tự như tác động
đồng thời mô men uốn trên sóng, wvM , xem Bảng 2A-T/7.2.
I v net50 : Mô men quán tính thân tàu thẳng đứng thực, tại vị trí dọc được xét, như định nghĩa tại
4.2.6-1 Chương 4, m4.
z : Toạ độ thẳng đứng của điểm tính tải trọng đang xét, m.
NA net50z : Khoảng cách từ đường cơ bản đến trục trung hoà nằm ngang, như được quy định tại
4.2.6-1 Chương 4, m.
yd : Ứng suất chảy nhỏ nhất quy định của vật liệu, N/mm
2.
QCVN 21: 2010/BGTVT
317
Bảng 2A-T/8.32 Hệ số ứng suất uốn cho phép đối với nẹp gia cường
Hệ số ứng suất uốn cho phép, sC , được lấy như sau:
Dấu ứng suất uốn
thân tàu, hg
Phía chịu tác dụng của áp lực Tiêu chuẩn chấp nhận
Kéo (dấu +) Phía nẹp gia cường
Nén (dấu -)
Phía tấm
hg
s s s
yd
C a
nhưng không được
lớn hơn s maxC
Kéo (dấu +) Phía tấm
Nén (dấu -) Phía nẹp gia cường
s s maxC C
Trong đó:
s s s max, ,C : Hệ số ứng suất uốn cho phép và được lấy như sau:
Tổ hợp
tiêu chuẩn
chấp nhận
Thành phần kết cấu s s s maxC
Các nẹp gia cường dọc hữu hiệu 0,85 1,0 0,75
AC1 Các nẹp gia cường khác 0,75 0 0,75
Các nẹp gia cường dọc hữu hiệu 1,0 1,0 0,9
Các nẹp gia cường khác 0,9 0 0,9
AC2
Các nẹp gia cường biên kín nước 0,9 0 0,9
hg : Ứng suất uốn thân tàu đối với tổ hợp tải trọng thiết kế được xét và tính toán tại điểm tham
khảo được xác nhận tại 3.5.2-2(5) Chương 3
I
NA net50 v total 3
v net50
z z M
10
N/mm2.
v totalM : Mô men uốn thẳng đứng thiết kế tại vị trí dọc đang xét đối với tổ hợp tải trọng thiết kế được
xét, kNm.
v totalM được tính phù hợp với Bảng 2A-T/7.2 sử dụng mô men uốn trên nước tĩnh (MMUTNT)
võng xuống hoặc vồng lên.
sw permM
Vị trí nẹp gia cường
Áp lực tác dụng phía tấm Áp lực tác dụng phía nẹp gia cường
Trục trung hoà phía trên Mô men uốn trên nước
tĩnh võng xuống
Mô men uốn trên nước tĩnh vồng lên
Trục trung hoà phía dưới Mô men uốn trên nước
tĩnh vồng lên
Mô men uốn trên nước tĩnh võng xuống
Iv net50 : Mô men quán tính thân tàu thẳng đứng cơ bản, tại vị trí dọc được xét, như định nghĩa tại
4.2.6-1 Chương 4, m4.
z : Toạ độ thẳng đứng của điểm tính tải trọng đang xét định nghĩa tại 3.5.2-2(5) Chương 3, m.
NA net50z : Khoảng cách từ đường cơ bản đến trục trung hoà ngang, như được định nghĩa tại 4.2.6-1
Chương 4, m.
yd : Ứng suất chảy nhỏ nhất quy định của vật liệu, N/mm
2.
QCVN 21: 2010/BGTVT
318
2 Kết cấu gối đỡ chính
(1) Đối với kết cấu gối đỡ chính giao nhau với hoặc tại mặt cắt thân tàu cong, hiệu quả
của mã mút phải gồm thừa nhận độ cong của thân tàu.
(2) Đối với kết cấu gối đỡ chính chịu áp lực ngang quy định mô đun chống uốn thực phải
phù hợp với quy định tại 8.3.9-3(2).
(3) Đối với kết cấu gối đỡ chính chịu áp lực mạn diện tích mặt cắt ngang thực bản thành
phù hợp với quy định tại 8.3.9-3(3).
(4) Kết cấu gối đỡ chính thông thường được phân tích phương pháp đặc biệt như được
mô tả đối với kiểu kết cấu đặc trưng. Các phương pháp tính toán tiên tiến hơn có thể
được quy định đảm bảo rằng trị số ứng suất pháp đối với tất cả kết cấu gối đỡ chính
phải nhỏ hơn ứng suất cho phép và hệ số ứng suất được đưa ra tại 8.3.9-3(2) và
8.3.9-3(3) khi chịu tác động tổ hợp tải trọng thiết kế áp dụng.
3 Vách sóng
(1) Nếu được bố trí, phải xem xét đặc biệt để chấp thuận vách sóng.
Chú thích hướng dẫn:
Các yêu cầu kích thước của vách sóng trong vùng két hàng có thể được sử dụng làm cơ sở,
xem 8.2.5-6 và 8.2.5-7.
4 Cột chống
(1) Tải trọng lớn nhất lên cột chống phải không được nhỏ hơn tải trọng cột cho phép được
đưa ra tại 8.3.9-5.
8.5. Phần đuôi tàu
8.5.1 Quy định chung
1 Phạm vi áp dụng
(1) Các quy định của mục này áp dụng cho kết cấu được bố trí giữa vách đuôi tàu và điểm
mút đuôi tàu.
(2) Các quy định của mục này không áp dụng cho những kết cấu sau:
(a) Giá đỡ bánh lái.
(b) Những kết cấu không phải gắn liền với thân tàu, như bánh lái, thiết bị phụt và
chân vịt.
(c) Các bộ phận khác được gắn cố định vào thân tàu.
Nếu các kết cấu này được lắp, phải phù hợp với các quy định của Đăng kiểm.
(3) Các kích thước thực được quy định tại 8.5.1 đến 8.5.7 có liên quan đến kích thước
thực như sau:
(a) Để áp dụng quy định chiều dày tối thiểu của 8.5.1-4, chiều dày thực được xác
định từ những quy định có thể áp dụng bằng cộng thêm trị số mòn gỉ được quy
định tại mục 6.3 Chương 6.
(b) Đối với tấm tôn và cơ cấu gối đỡ cục bộ, chiều dày thực và đặc tính tiết diện mặt
cắt thực phải được xác định từ quy định áp dụng bằng cách bổ sung mòn gỉ toàn
bộ được quy định tại mục 6.3 Chương 6.
(c) Đối với cơ cấu gối đỡ chính, diện tích mặt cắt thực, mô đun tiết diện thực và các
đặc tính tiết diện ngang thực khác được xác định từ quy định có thể áp dụng
bằng cách cộng thêm một nửa trị số mòn gỉ toàn bộ được quy định tại mục 6.3
QCVN 21: 2010/BGTVT
319
Chương 6.
(d) Để áp dụng các quy định ổn định của mục 10.2 Chương 10 chiều dày thực và đặc
tính tiết diện mặt cắt thực phải được xác định từ quy định áp dụng bằng cách bổ
sung mòn gỉ toàn bộ được quy định tại mục 6.3 Chương 6.
2 Các quy định về kích thước chung
(1) Kết cấu thân tàu phải được phù hợp với các quy định có thể áp dụng:
(a) Độ bền dọc thân tàu, xem mục 8.1 Chương 8.
(b) Độ bền chịu đựng tải trọng va đập và tải trọng mặt thoáng trong két, xem mục 8.6
Chương 8.
(c) Độ bền ổn định/tới hạn, xem Chương 10.
(2) Chiều dày tấm boong và kết cấu gối đỡ phải được gia cường phù hợp đối với hệ lái,
hệ tời neo, và các hệ thống máy móc trên boong khác. Xem mục 11.3 Chương 11.
(3) Mô đun chống uốn cơ bản, diện tích mặt cắt và đặc tính tiết diện khác của kết cấu gối
đỡ chính, kết cấu gối đỡ cục bộ phải được xác định phù hợp với mục 4.2 Chương 4.
(4) Mô đun chống uốn và chiều dày bản thành của kết cấu gối đỡ cục bộ áp dụng đối với
khe hở diện tích của mã mút. Mô đun chống uốn và diện tích mặt cắt ngang của kết
cấu gối đỡ chính phải được áp dụng như quy định của chú thích trong Bảng 2A-T/8.26.
(5) Tiêu chuẩn kích thước phải dựa trên giả thiết rằng tất cả các mối nối và chi tiết hàn
phải được thiết kế và lắp ráp sao cho chúng phù hợp với trị số ứng suất làm việc được
đề cập trước tại các vùng đang xét. Mẫu tải trọng, tập trung ứng suất và mô hình mối
nối kết cấu hư hỏng tiềm ẩn và các chi tiết trong quá trình thiết kế vùng có ứng suất
cao phải được xem xét. Chi tiết thiết kế kết cấu phải phù hợp với các quy định tại mục
4.3 Chương 4.
(6) Lỗ thoát nước, lỗ hút khô và thông khí phải được khoét trên tất cả các phần của kết
cấu, khi có quy định, để đảm bảo rằng dòng chảy không bị cản trở từ ống hút và ống
thoát khí từ ống thông gió. Việc bố trí phải tạo ra khô ráo các khoang phía trên két sâu.
Xem mục 4.3 Chương 4.
3 Tính liên tục của kết cấu
(1) Kích thước của vỏ bao, boong trên và đáy trên phải được giảm dần đều về phía mút
đuôi. Xem 8.1.6.
(2) Trong vùng chuyển tiếp từ phía trước đến khoang buồng máy, phải được xem xét cẩn
thận đối với sự giảm dần của kết cấu gối đỡ chính.
(3) Hệ thống dọc của boong chịu lực phải được bố trí về phía sau đến đuôi tàu.
(4) Tất cả khung sườn mạn và các nẹp gia cường biên két thông thường phải liên tục,
hoặc phải được gắn mã hai đầu, trừ trường hợp cho phép tại 4.3.2-4 và 4.3.2-5
Chương 4.
4 Chiều dày tối thiểu
(1) Ngoài quy định chiều dày, mô đun chống uốn và diện tích mặt cắt bản thành nẹp
được đưa ra trong 8.5.2 đến 8.5.7, chiều dày tấm và nẹp gia cường tại vùng mút
phía đuôi phải phù hợp với các quy định chiều dày tối thiểu tương ứng được đưa ra
tại Bảng 2A-T/8.33.
QCVN 21: 2010/BGTVT
320
Bảng 2A-T/8.33 Chiều dày cơ bản tối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_pham_phan_cap_va_dong_tau_bien_vo_thep_ket_cau_than_tau.pdf