Nhận định
Chuẩn hoá tiếng Việt nói chung và chuẩn hoá cách dùng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt nói riêng là vấn đề lớn mang tầm quốc gia, phải cân nhắc nhiều yếu tố lợi ích cả về xã hội lẫn về khoa học và ngôn ngữ.
Xét riêng ở các nhà nghiên cứu khoa học, đại diện của những thành phần ưu tú nhất trong xã hội, có
tiếp xúc thường xuyên với con người và thông tin khoa học trên khắp thế giới:
quan điểm "Việt hoá triệt để" tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài (khác tiếng Hán) bằng
cách phiên theo âm đọc là không phù hợp với trình độ phát triển của khoa học cũng như đời
sống xã hội;
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2976 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy tắc nhập liệu trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu. Tham khảo các sách, báo khác nhau thì có một số quy tắc gần như
thống nhất, nhưng có rất nhiều chi tiết mà mỗi nơi dùng theo một kiểu. Trong thời gian chờ đợi sự
thống nhất "trong mơ" đó, chúng tôi cố gắng thống kê lại những quy tắc được đánh giá là phổ biến nhất
và hợp lí nhất với môi trường ngôn ngữ Việt Nam, có đối chiếu với các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế
thông dụng.
Quy tắc nhập liệu cũng giống như toàn bộ các vấn đề ngữ pháp, chính tả tiếng Việt, cho đến nay vẫn
còn được tranh luận và chưa có dấu hiệu ngã ngũ. Việc này nói chung là nằm ngoài phạm vi của giáo
trình, và chúng tôi cũng không có đủ trình độ và quyền hạn để lạm bàn. Tuy nhiên, đánh giá ở góc độ
khách quan, mỗi nhà nghiên cứu khi sử dụng tiếng Việt cần cố gắng tối đa để giữ được sự thống nhất về
các quy tắc ngôn ngữ căn bản. Trong bối cảnh khoa học, kĩ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ như
hiện nay, và trong tình hình tiếng Việt chưa có được vị trí tương xứng trong nhà trường, lại nhiều khi bị
sử dụng trên báo chí, trên truyền hình và trên Mạng một cách tuỳ tiện đến mức trở nên méo mó và dị
dạng, mỗi người Việt Nam, mỗi nhà khoa học, mỗi cơ quan, tổ chức,... cần có một thái độ đúng đắn để
giúp tiếng Việt giữ được linh hồn của nó và phát triển ngày càng giàu đẹp, hoặc ít nhất là không làm
cho nó lộn xộn và xấu đi. Gần 50 năm trước, Louis De Broglie đã đặt ra những vấn đề của tiếng Pháp
khoa học, mà tình hình hiện nay ở Việt Nam chúng ta hầu như là một bản sao:
chắc chắn rằng trong thời đại của chúng ta, hơn bất cứ thời đại nào khác, ngôn ngữ phải
phát triển và phải nhanh chóng được làm giàu bằng các từ mới cho phép diễn tả được sự
tiến triển nhanh chóng của tri thức và khả năng hành động của chúng ta: mọi thái độ
"trong sáng chủ nghĩa" cực đoan chống lại hệ quả tất yếu của sự tiến bộ văn minh này
chỉ có thể đi đến chỗ vỡ nát trước sức mạnh của một dòng chảy không thể quay ngược, và
sự từ chối những cố gắng uốn nắn dòng chảy đó chỉ dẫn đến một kết cục tệ hại hơn là tốt
đẹp.
Theo ông, ngôn ngữ phải "biến đổi và phát triển hàng ngày" để "diễn tả những khái niệm mà
nó du nhập, những hiện tượng mà nó khám phá, những công cụ mà nó phát minh", nhưng điều
đó "phải diễn ra một cách hợp lí, giữ được tính tự chủ cũng như bảo lưu được nguồn gốc
và linh hồn của ngôn ngữ." Và bài học nửa thế kỉ trước từ một nước phương Tây cho đến nay vẫn
đáng được suy ngẫm cho sự phát triển của tương lai tiếng Việt nói chung và tiếng Việt khoa học nói
riêng.
Ngữ pháp và chính tả
Vấn đề rèn luyện ngữ pháp tiếng Việt nằm ngoài phạm vi của giáo trình này. Xin tìm đọc các sách
hướng dẫn khắc phục lỗi ngữ pháp do các chuyên gia biên soạn. Ví dụ: "Cao Xuân Hạo, Lý Tùng
Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai. 2005. Lỗi ngữ pháp và cách khắc
phục. Ấn bản thứ hai. Lý Tùng Hiếu hiệu đính. TP. Hồ Chí Minh: Khoa học Xã hội. 318 tr." Về vấn đề lỗi
chính tả cũng tương tự, có thể tìm đọc các sách chuyên về ngôn ngữ. Ở đây chúng tôi gợi ra hai vấn đề
chính là cách viết "I" hay "Y" ở cuối từ và cách đặt dấu thanh tiếng Việt.
Viết "I" hay "Y"?
o Nhất loạt viết khuôn vần /-i/ bằng I (trừ tên riêng và từ mượn tiếng nước ngoài) trong
các âm tiết H-, K-, L-, M-, T-:
nhất loạt viết HI, KI, LI, MI, TI, giống như viết BI, CHI, DI, v.v.;
không nên viết HY, KY, LY, MY, TY, cũng như không ai viết BI thành BY, CHI thành
CHY, v.v.).
o Nhất loạt viết khuôn vần /-wi/ (u ngắn) bằng UY:
nhất loạt viết QUY, giống như viết HUY, NGUY, TUY, v.v.;
không nên viết QUI, cũng như không ai viết NGUY thành NGUI, HUY thành HUI,
v.v.);
phân biệt với "-ui" như HUI - HUY, LUI - LUY, TUI - TUY,...;
thống nhất với "-uy-": HUY # HUYNH, LUY # LUYÊN, QUY # QUYT,...
o Khi "I" đứng một mình làm thành một từ (hoặc một âm tiết), thì:
nếu là từ Hán-Việt, nên viết "Y", chắng hạn viết Y KHOA, Ỷ THẾ, Ý KIẾN, ..., không
viết I KHOA, Í KIẾN...;
nếu là từ thuần Việt, nên viết "I", chẳng hạn viết Ỉ EO, Í ỚI..., không viêt Ỷ EO, Ý
ỚI...
Dấu thanh đặt ở đâu?
o Dấu chỉ ghi trên/dưới nguyên âm, không ghi trên hoặc dưới phụ âm:
viết đúng: kĩ, vị, định,...;
viết sai: ki~, vi., đị.nh,...
o Dấu chỉ ghi/hoặc dưới âm chính, không ghi trên hoặc dưới âm đệm:
viết đúng: hoà, thuý, quỵ, khoẻ,...;
viết sai: hòa, thúy, qụy, khỏe,...
o Dấu không ghi trên âm cuối:
viết đúng: níu, báo, cúi, dạy,...;
viết sai: niú, baó, cuí, daỵ,...
o Nguyên âm đôi: dấu viết trên/dưới nguyên âm thứ nhất nếu nguyên âm đôi ở cuối từ,
trên/dưới nguyên âm thứ hai nếu ở giữa từ:
viết đúng: kìa, tủa, lửa,...; chiều, tuột, thước,...;
viết sai: kià, tuả, lưả,...; chìêu, tụôt, thứơc,....
o Về vấn đề này, chỉ cần chọn thiết lập phù hợp trên bộ gõ tiếng Việt Unikey là có thể khắc
phục được hầu hết các lỗi.
Viết hoa
Nhân danh
Tên của người Việt Nam hay tên người nước ngoài đã phiên theo âm Hán Việt (kể cả
danh hiệu, bút danh): viết hoa tất cả các chữ cái đầu âm tiết, không có dấu gạch nối giữa các
âm tiết.
o Ví dụ: Nguyễn Du, Tố Hữu, Huỳnh Thúc Kháng, Hàm Nghi, Tương Lai, Lê Đăng Doanh,...
Các danh từ riêng (địa danh, hiệu danh, nhân danh) kết hợp với nhân danh: viết hoa tất
cả các chữ cái đầu âm tiết.
o Ví dụ: Nguyên Vina Cap, Chinh Olympia, Dũng Phan (Rang), Dũng (Nguyễn Trọng)
Giáp,DVD Xuân Hùng …..
Các danh từ chỉ quan hệ, danh từ xưng hô, danh từ chung kết hợp với nhân danh:
o viết hoa chữ cái đầu danh từ quan hệ hay danh từ xưng hô khi tỏ ý tôn kính: Bà Triệu,
Thánh Gióng, Bác Hồ, Cụ Phan,...;
o viết hoa yếu tố đầu khi danh từ và nhân danh kết hợp chặt chẽ trở thành tên gọi thông
tục hay biệt hiệu: Đồ Chiểu, Tú Xương, Thủ khoa Huân, Đề Thám, Bạch Vân Cư sĩ, Hồ
Chủ tịch, Mười Cúc, Bảy Viễn,...
o không viết hoa các danh từ chỉ quan hệ, danh từ xưng hô hay biệt danh bình thường: ông
Phan Thanh Giản, bà Tôn Nữ Thị Ninh, thầy Ba Cầu Bông, cô Ba chữ kí, Sơn "công chúa",
Thành "gà tre", Hiệp “gà” , Hoàng “bò”…..
Tên người nước ngoài không phiên theo âm Hán Việt: xem phần thuật ngữ và tên riêng
tiếng nước ngoài
Địa danh
Tên đất Việt Nam hoặc tên đất nước ngoài đã phiên theo âm Hán Việt: viết hoa tất cả các
chữ cái đầu âm tiết, không có dấu gạch nối.
o Ví dụ: Nam Bộ, Trường Sơn, Nha Trang, Bắc Kinh, Ba Lan, Địa Trung Hải,...
Các danh từ chung chỉ đối tượng địa hình (danh pháp):
o bình thường không viết hoa danh pháp: sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, khu vực Đông
Nam Á, châu Âu, phương Nam, tỉnh Bình Thuận, quận Ba Đình, thành phố Đà Lạt,...;
o chỉ viết hoa nếu danh pháp kết hợp chặt chẽ, trở thành yếu tố không tách rời được của
địa danh: Vàm Cỏ Đông, Bản Keo, Cửa Lò, Vũng Tàu, Biển Hồ, Trường Giang, Hồng Hà,
Hắc Hải, Thái Bình Dương...
Các từ chỉ phương hướng: đông, tây, nam, bắc, thượng, hạ, nội, ngoại, trung, cận, viễn,...
o viết hoa chữ cái đầu âm tiết khi đó là một địa danh hay yếu tố không tách rời của địa
danh: thôn Đông, xóm Đoài, miền Trung, Tây Âu, Viễn Tây, Trung Đông, xã Xuân Thới
Thượng,...
o không viết hoa khi từ chỉ phương hướng không có vai trò địa danh: gió mùa đông bắc, gió
mùa tây nam, hướng chính nam, mạn bắc,...
Hiệu danh, vật danh
Các thương hiệu, nhãn hiệu, pháp nhân: viết hoa tất cả các chữ cái đầu âm tiết tên riêng,
nhưng không viết hoa danh từ chung chỉ loại hiệu danh, vật danh.
o Ví dụ: hãng Ba Son, công ti Unilever, báo Tuổi Trẻ, nhà thờ Đức Bà, chùa Xá Lợi, xe đạp
Phượng Hoàng, máy tính HP,...
Viết hoa tất cả các chữ cái đầu âm tiết:
o tên các năm âm lịch: Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão,...
o tên riêng các giáo phái, tôn giáo viết bằng tiếng Việt hoặc Hán Việt (không bao gồm các
danh từ chung như "đạo", "giáo"): đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành,
Cơ Đốc giáo, Bà La Môn, Tiểu Thừa, Thiền Tông,...
Viết hoa vì mục đích tu từ: viết hoa chữ cái đầu của thành tố đầu và các từ, cụm từ cấu tạo
đặc trưng (nếu có) của:
các danh từ chỉ sự cao quý, thiêng liêng: Tổ quốc, Tự do - Bình đẳng - Bác ái,...;
tên các cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Đảng Cộng sản, Hội Liên
hiệp Thanh niên, Trường Đại học Sư phạm, nước Cộng hoà Hồi giáo Pakixtan, Liên hợp quốc, Hội
Chữ thập đỏ Quốc tế, Tổ chức Thầy thuốc không biên giới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hoá Liên hợp quốc,...;
các danh hiệu riêng: Huân chương Lao động hạng nhất, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân
dân,...;
các thời kì, sự kiện lịch sử quan trọng: đại Cổ sinh, kỉ Đệ tứ, Cách mạng tháng Tám, Cách
mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười, Công xã Paris, thời kì Phục hưng, thời Trung cổ, Chiến tranh
thế giới I, phong trào Cần vương,...;
tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật: họ Kim giao, bộ Mười
chân, lớp Thân mềm, chi Tôm he, lớp Nhện, cây họ Đậu, họ Dâu tằm,...
Không viết hoa các chức vụ, chức danh, học vị, trừ một số chức vụ hoặc chức danh cao cấp có gắn liền
với tên riêng, hoặc tỏ ý tôn kính: tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư, đại sứ, thái thú, tổng đốc, tiến sĩ, cử
nhân, viện sĩ,...
Viết tắt
Trong văn bản nói chung, trừ trường hợp các đơn vị đo lường, còn thì các chữ viết tắt, kí hiệu và tên tắt
chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và khi khái niệm xuất hiện nhiều lần trong văn bản. Chữ viết tắt ở
đây chỉ dùng cho: các khái niệm đặc thù; một số danh từ chung phổ biến trong các tài liệu; danh từ
xưng hô chỉ các chức danh; tên tắt của các cơ quan, tổ chức.
Lần đầu tiên xuất hiện trong văn bản, khái niệm phải được viết đầy đủ và chữ viết tắt được định
nghĩa trong ngoặc đơn (dù đã liệt kê trong danh mục kí hiệu và chữ viết tắt).
Từ lần xuất hiện thứ hai trở đi, khái niệm chỉ cần sử dụng chữ viết tắt. Quy tắc này cũng được áp
dụng riêng rẽ cho bài tóm tắt (nếu có). Không sử dụng chữ viết tắt trong tên tài liệu hay tên các
chương mục. Hạn chế sử dụng chữ viết tắt trong tên bảng và tên hình.
Viết tắt bằng cách viết hoa các chữ cái đầu âm tiết, không có dấu chấm sau mỗi chữ viết tắt:
o các khái niệm đặc thù: KHTN (khoa học tự nhiên), KHXH (khoa học xã hội), XHCN (xã
hội chủ nghĩa), CH (cộng hoà), KHKT (khoa học kĩ thuật), VHNT (văn học nghệ thuật),
VHXH (văn hoá xã hội), AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrom), PGR (Plant Growth
Regulator), AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism Analysis),...;
o các danh từ chung chỉ cơ quan, tổ chức: QH (quốc hội), CP (chính phủ), VP (văn
phòng), UB (uỷ ban), ĐH (đại học), HV (học viện), CĐ (cao đẳng), THCN (trung học
chuyên nghiệp), VNC (viện nghiên cứu), HTX (hợp tác xã), NXB (nhà xuất bản), XN (xí
nghiệp), NM (nhà máy), TT (trung tâm),...;
o các tên tắt của cơ quan, tổ chức: Bộ GTVT (Giao thông Vận tải), Sở GD&ĐT (Giáo dục
và Đào tạo), XUNHASABA (Công ti xuất nhập khẩu sách báo Việt Nam), AUF (Agence
universitaire de la Francophonie), FAO (Food and Agriculture Organization of the United
Nations),...;
o các danh từ chung chỉ chức danh, chức vụ, học vị: TS (tiến sĩ), VS (viện sĩ), TT (tổng
thống), CT (chủ tịch), PCT (phó chủ tịch), GS (giáo sư), PGS (phó giáo sư), KS (kĩ sư),
KTS (kiến trúc sư), BS (bác sĩ), BT (bí thư), GĐ (giám đốc), HT (hiệu trưởng), TTK (tổng
thư kí),...
Với các chức danh gây nhầm lẫn với chức danh khác cùng loại thì viết thêm một
chữ thường kèm theo để phân biệt: ThS (thạc sĩ), TTg (thủ tướng),...
Viết hoa các chữ cái đầu âm tiết, có dấu chấm sau chữ tắt cuối cùng:
o các danh từ chung chỉ đơn vị hành chính: P. (phường), X. (xã), TT. (thị trấn), Q.
(quận), H. (huyện), TX. (thị xã), TP. (thành phố), T. (tỉnh),...;
o các khái niệm thể hiện mức độ thẩm quyền: Q. (quyền), TM. (thay mặt), KT. (kí
thay), TL. (thừa lệnh), TUQ. (thừa uỷ quyền),...;
o tên khoa học của chi sinh vật sau khi đã dẫn ra trước đó: Dinophysis caudata, D.
acuminata, Pseudo-nitzschia multiseries, P. pungens, P. pseudodelicatissima, P.
multiseries,...
Khi trong khái niệm đầy đủ có các yếu tố liên hệ:
o liên từ "và": thay liên từ bằng kí hiệu "&" (Bộ GD&ĐT, Liên hiệp các Hội KH&KT, Trường
Đại học KHXH&NV,...);
o dấu gạch nối: giữ nguyên dấu, không có khoảng trắng, áp dụng cho cả tên riêng người
nước ngoài (hạ tầng KT-XH, các vấn đề AN-CT&TTATXH, Dubois J-MM, Rouveyran J-C,...).
Viết tắt các khái niệm thông thường bằng cách viết thường một hoặc hai chữ cái đầu âm tiết,
có dấu chấm sau mỗi âm tiết viết tắt hoặc sau cùng: tr. (trang), x. (xem), cs. (cộng sự), ctv.
(cộng tác viên), nnk. (những người khác), tr. CN (trước Công nguyên),...
Viết tắt bằng cách sử dụng các chữ viết tắt gốc Latin (in nghiêng, có dấu chấm sau từ viết tắt)
trong tài liệu khoa học:
o a.C.n. (ante Christum natum: trước kỉ nguyên Jesus-Christ);
o d° (dito: giống như vậy);
o et al. (et allii: với những người khác);
o id. (idem: cùng tác giả);
o ibid. (ibidem: ở chỗ đã chỉ ra trong mẩu trích dẫn trước);
o loc. cit. (loco citato: ở chỗ đã chỉ ra trước đó);
o N.B. (nota bene: ghi chú);
o s.d. (sine dato: không có năm xuất bản);
o s.l. (sine loco: không có nơi xuất bản);
o op. cit. (opere citato hay opus citatum: tài liệu đã dẫn);
o p.C.n. (post Christum natum: sau kỉ nguyên Jesus-Christ);
o P.S. (post scriptum: tái bút);
o sic (thế đấy, dùng sau một mẩu trích dẫn có vấn đề cần bàn thêm);
o v.g. (verbi gratia: ví dụ).
Thuật ngữ và tên riêng tiếng nước ngoài
Tình hình thực tế
Trong các vấn đề nổi cộm mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay cũng như các cơ quan
các cấp quản lí, tổ chức xã hội - nghề nghiệp lẫn các nhà khoa học chưa tìm được tiếng nói chung, có lẽ
quan trọng nhất là việc chuẩn hoá cách sử dụng tên riêng và thuật ngữ mượn từ tiếng nước ngoài.
Nguyễn Văn Khang (2003. Kế hoạch hoá ngôn ngữ : Ngôn ngữ học xã hội vi mô. Hà Nội: Khoa học Xã
hội. 498 tr.) đã liệt kê một số xu hướng thực tế sau đây:
Từ ngữ gốc Hán (chủ yếu là từ Hán Việt) chiếm khoảng 60-70 % vốn từ tiếng Việt hiện nay. Có
ba khuynh hướng sử dụng từ ngữ Hán Việt chủ yếu:
o vừa sử dụng vừa muốn chính xác hoá: phân biệt tiếp thu và tiếp thụ, dùng tháp nhập
thay cho sát nhập, nói giúp đỡ người nghèo thay cho hỗ trợ người nghèo,...;
o Việt hoá triệt để: loại bỏ hoàn toàn từ ngữ Hán Việt mà dùng hoàn toàn từ ngữ thuần
Việt, như đàn bà hoặc gái thay cho phụ nữ, người bắn thay cho xạ thủ, lên thẳng thay
cho trực thăng,...;
o dung hoà cả hai yếu tố phạm vi tác dụng của từ ngữ Hán Việt và bảo vệ sự trong sáng
của tiếng Việt: không truy nguồn gốc Hán Việt chính xác (tháp nhập, thống kế, chúng
cư,...) của các từ ngữ đã quen dùng (sát nhập, thống kê, chung cư,...).
Từ ngữ gốc Âu-Mĩ: khác với từ ngữ Hán Việt, từ ngữ gốc Âu-Mĩ không tham gia hoạt động rộng
rãi trong mọi lĩnh vực đời sống ngôn ngữ tiếng Việt cũng như không tham gia tạo từ tiếng Việt,
mà chủ yếu có tính chất thuật ngữ, khoa học. Có các khuynh hướng sử dụng chủ yếu sau:
o Việt hoá triệt để theo hướng âm tiết hoá tiếng Việt: chủ yếu các từ ngữ gốc tiếng Pháp
và một ít tiếng Anh như săm, lốp, xích, líp, ga, kí ninh, cao bồi, cà phê,... cũng như các
tên riêng,
cách này gặp phải những vấn đề về cách phát âm địa phương của người phiên
chuyển, dẫn đến nhiều biến thể, thậm chí có những nghĩa tục tĩu, ngô nghê
(World Cup = vôn cúp, uôn cắp, uôn cúp, vôn cắp, oăn cắp, oăn cúp, quơ cúp,
quơn cúp,...; Ohm = Ôm; Joules = Giun/Run; Coulomb = Culông; Adis = A-đít;
Beaumont = Bô-mông;...), hoặc nhầm lẫn tên gốc (Mác = Mac, Mach, March,
Mars, Marc, Max, Marsch, Makh, Macht,...);
o quốc tế hoá từ vựng tiếng Việt: nhập nội hoàn toàn nguyên vẹn các thuật ngữ tiếng
nước ngoài, cả cách ghi lẫn cách đọc, dù hoàn toàn có thể có từ vựng tiếng Việt phù hợp
(computer thay cho máy tính, almanach thay cho niên lịch, website thay cho điểm mạng,
email thay cho thư điện tử, WTO đọc là "đấp liu ti âu" thay vì "vê kép tê ô", DNA đọc là
"đi en ây" thay vì "đê en a",...),
cách này hợp lí đối với tên riêng,
với các thuật ngữ thì dễ "hội nhập quốc tế" nhưng cũng dễ "mất bản sắc tiếng
Việt" vì nguy cơ bị lai căn, tạp nhiễm rất cao;
o phiên chuyển từ vựng tiếng nước ngoài thành tiếng Việt: đây là giải pháp quen
thuộc nhưng vẫn có những xu hướng khác nhau:
phiên chuyển theo âm đọc, có gạch nối và dấu phụ (bê-rê, mo-rát, xì-căng-
đan, cà-phê, mít-tinh,...): giống như xu hướng "Việt hoá triệt để",
phiên chuyển theo âm đọc, không gạch nối (ô tô, cà phê, mít tinh, cao su,...):
số lượng hạn chế,
phiên chuyển theo âm đọc, viết liền (caosu, đôla, canxi, xíchlô, sâmbanh,...):
hình thức còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Thái độ của người sử dụng tiếng Việt: nhiều người không quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ, chỉ
suy nghĩ đơn giản theo kiểu "biết thế nào thì dùng thế ấy", hoặc "theo sách báo, theo truyền
hình". Và khi các nhà xuất bản, báo chí, truyền hình dùng sai tiếng Việt (viết sai, đọc sai, nói sai,
dùng tiếng nước ngoài tràn lan không cân nhắc,...) thì càng làm cho vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ
càng khó khăn, vì cái sai hoặc bất hợp lí lại trở thành thói quen phổ biến.
Nhận định
Chuẩn hoá tiếng Việt nói chung và chuẩn hoá cách dùng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt nói riêng là
vấn đề lớn mang tầm quốc gia, phải cân nhắc nhiều yếu tố lợi ích cả về xã hội lẫn về khoa học và ngôn
ngữ.
Xét riêng ở các nhà nghiên cứu khoa học, đại diện của những thành phần ưu tú nhất trong xã hội, có
tiếp xúc thường xuyên với con người và thông tin khoa học trên khắp thế giới:
quan điểm "Việt hoá triệt để" tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài (khác tiếng Hán) bằng
cách phiên theo âm đọc là không phù hợp với trình độ phát triển của khoa học cũng như đời
sống xã hội;
quan điểm "quốc tế hoá từ vựng tiếng Việt" bằng cách nhập nội nguyên vẹn cách ghi và cách đọc
nhiều từ vựng tiếng nước ngoài cũng không phù hợp cho sự phát triển của tiếng Việt và giữ được
linh hồn tiếng Việt;
các quan điểm sau đây cũng không phù hợp với sự phát triển của tiếng Việt khoa học:
o cứng nhắc (truy nguyên nguồn gốc một số từ đã quen dùng dù không hoàn toàn chính
xác; không chấp nhận từ ghép giữa các từ thuần Việt hay từ mượn tiếng Âu-Mĩ với từ Hán
Việt ;...),
o thái độ "bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt" một cách cực đoan (không chấp nhận các
phụ âm hay tổ hợp phụ âm không có trong tiếng Việt như f, z, j, w, bl, cr, str,...),
o làm rườm rà về kĩ thuật (dùng dấu gạch nối giữa các từ ghép Hán Việt như triệt-để,
nhập-nội, nguyên-vẹn,...),
o dễ dãi chấp nhận tình trạng tự mâu thuẫn về quy tắc sử dụng ngôn ngữ (thường là trên
các phương tiện thông tin đại chúng) hay cách tân, biến đổi thái quá theo những quan
điểm thiếu cơ sở khoa học về ngôn ngữ (như đề nghị viết liền các từghép hay thuậtngữ
để phânbiệt với các từđơn).
Cách viết tên riêng tiếng nước ngoài
Trên cơ sở các quan điểm nói trên, việc viết tên riêng trong tài liệu khoa học cần tôn trọng tối đa tên
gọi nguyên ngữ.
Tên riêng đã Việt hoá từ lâu, trở thành thói quen: chấp nhận như tên gọi tiếng Việt bình thường,
nhưng những tên gọi không phổ biến thì không dùng nữa.
o Ví dụ: vẫn dùng Pháp, Anh, Luân Đôn, Hoa Kì, Ba Lan,...; nhưng không dùng Hoa Thịnh
Đốn (Washington), Mạc Tư Khoa (Moskova), Gia Nã Đại (Canada), Á Căn Đình
(Argentina), Phi Luật Tân (Philippines)...
Tên riêng gốc Hán: phiên âm theo cách đọc Hán Việt.
o Ví dụ: Chu Dung Cơ, Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô Châu, Nhật Bản, Đài Bắc... (không viết
Zhu Rongji, Beijing, Shanghai, Suzhou, Japan, Taipei,...)
Tên riêng ngữ hệ Latin: giữ nguyên cách viết nguyên ngữ trong khả năng trình bày của bảng chữ
cái Việt (bao gồm 26 chữ cái Latin từ A đến Z và các chữ cái có dấu tiếng Việt). Cách đọc cũng
giữ được càng gần nguyên ngữ càng tốt.
o Ví dụ: Alexandre de Rhodes, Leonard da Vinci, Napoléon, Paris, Berlin, Santiago, Antoine
de Saint-Exupéry,... (không viết A-lê-xan-đơ Đờ Rốt, Lê-ô-na Đa Vanh-xi, Na-pô-lê-ông,
Pa-ri, Béc-lanh, Xantiagô, Ăngtoan Đơ Xanh - Êxuypêry,...)
Tên riêng không thuộc ngữ hệ Latin: giữ nguyên cách viết đã Latin hoá theo quy cách quốc tế,
nên dùng tên và danh pháp bằng nguyên ngữ, cách được Tổ chức Địa danh của Liên hợp quốc
(UNGEGN) khuyến khích (kể cả đối với tên riêng dân tộc thiểu số trong nước) .
o Ví dụ: Dhaka, Dakar, Praha, Wien, Lisboa, Moskva,... (không viết Đaca hay Đa-Ka, Pơ-ra-
ha, Viên, Li-xbơn, Mát-xcơ-va,...; viết tên cũ trong ngoặc đơn và hướng tới loại bỏ hẳn
khỏi văn bản: Prague, Vienna, Lisbon, Moscow,…)
Cách viết thuật ngữ tiếng nước ngoài
Với các thuật ngữ tiếng nước ngoài, cần linh động sử dụng các quy tắc phiên chuyển sao cho càng gần
với nguyên ngữ càng tốt, không gây xáo trộn nghiêm trọng cấu trúc tiếng Việt đồng thời có một sự linh
động nhất định giúp tiếng Việt có khả năng phát triển phù hợp với sự phát triển của khoa học, công
nghệ và đời sống xã hội.
Thuật ngữ đã Việt hoá từ lâu, trở thành thói quen thông dụng: chấp nhận như từ ngữ đã nhập
nội vào tiếng Việt.
o Ví dụ: mét, lít, cà phê,... (không viết met, lit, café,...).
Thuật ngữ gốc Hán: phiên âm theo cách đọc Hán Việt.
Thuật ngữ tiếng nước ngoài (khác tiếng Hán):
o chấp nhận các phụ âm hay tổ hợp phụ âm đầu không có trong tiếng Việt như bl, chr, cl,
cr, f, j, str, w, z,... (ví dụ: blu, chrom, clinker, cravat, festival, formol, jazz, javel, joule,
watt, wolfram, zero, ziczac,...);
o chấp nhận các phụ âm hay tổ hợp phụ âm cuối không có trong tiếng Việt như b, d, f, g, j,
l, r, s, v, w, z,... (ví dụ: amib, protid, sulfur, glycogen, glucoz,...);
o tôn trọng tính hệ thống giữa các thuật ngữ (ví dụ: fluor, fluorur; sulfur, sulfuric, sulfat;
chlor, chlorat, chlorur; phosphat, phosphor, phosphorit;...);
o không phiên các âm tiết tiếng nước ngoài thành các âm tiết tiếng Việt có cách phát âm
gần giống: c- thành x-, -c thành -t, d thành đ-, g- thành gi-, s- thành x-, f- thành ph-, -l
thành -n, -s thành -t, -ur thành -ua, -y- thành -i-, thêm các dấu thanh,... (viết acid
carbonic, centimet, decalit, decibel, gen, sigma, virus, chlorur, oxygen, carbonic,...;
không viết axít cácbônít, xentimét, đêcalít, đêxiben, gien, xíchma, virút, clorua,
ôxigien,...);
o các thuật ngữ viết tắt có tính phổ biến quốc tế thì chấp nhận như nguyên ngữ, ưu tiên
theo loại ngôn ngữ nào sử dụng thuật ngữ đó phổ biến hơn, nhưng phát âm theo tiếng
Việt:
viết DNA, đọc /đê en a/; viết PCR, đọc /pê xê e(r)/; viết Internet, đọc /in te(r)
nét/; viết Linux, đọc /li nút(x)/; viết WTO, đọc /vê kép tê o/; viết AIDS, đọc
/ét(x)/; viết USB, đọc /u ét(x) bê/;...
không viết ADN (tiếng Pháp), không đọc /đi en ây/; không đọc /pi xi a(r)/; không
viết Intơnet; không viết Linút, không đọc /lai nớt(x)/; không viết OMC (tiếng
Pháp), không đọc /đấp liu ti âu/; không viết SIDA (tiếng Pháp); không đọc /diu
ét(x) bi/;...
Các thuật ngữ tiếng nước ngoài đã nhập nội sau khi phiên chuyển một cách phù hợp (dù có khi giống
hoàn toàn với nguyên ngữ) thì viết bình thường trong bản văn. Riêng các thuật ngữ tiếng Latin, thuật
ngữ (không phải tên riêng hay chữ viết tắt) nguyên gốc tiếng nước ngoài chưa qua phiên chuyển thì
phải viết in nghiêng (trong trường hợp bản văn đang in nghiêng thì thuật ngữ này được viết đứng).
Tiếng Latin: et al., op. cit., P.S., sic,...
Tên khoa học các chi và loài sinh vật: Skeletonema costatum, Phaseolus polystachios (L.)
Britton et al., Vigna unguiculata subsp. cylindrica (L.) Verdc., Pseudo-nitzschia spp.,
Thalassiosira sp.,...
Tên các gen (nhưng tên protein tương ứng viết thường): protein HSP (heat shock protein) - gen
hsp18; sắc tố phytochrom - các gen PHYA, PHYB, PHYC, PHYD và PHYE;...
Tiếng nước ngoài chưa qua phiên chuyển (không áp dụng với tên riêng hay chữ viết tắt): viết e-
mail, website, e-learning,... nhưng không viết DNA, SARS, PCR, PGR,...
Với các thuật ngữ và khái niệm mới, chưa được biết hoặc thừa nhận rộng rãi, hoặc có thể gây khó hiểu
cho người đọc, thì ở lần đầu tiên xuất hiện trong bản văn cần chú thích nguyên ngữ trong ngoặc
đơn, bằng chữ in nghiêng theo quy định. Lưu ý: trong luận văn không chú thích quá nhiều khái niệm,
thuật ngữ đã phổ biến trong chuyên ngành.
Ví dụ: "Diễn ngữ (paraphrase) là cách diễn đạt lại các ý tưởng của một tác giả khác bằng ngôn
ngữ riêng của mình. Bằng diễn ngữ, nhà nghiên cứu có thể trình bày một vấn đề, một ý kiến
khoa học của tác giả khác mà không cần phải trích dẫn nguyên văn, không dùng lại từng câu
từng chữ như chính tác giả gốc đã dùng, nhưng vẫn đảm bảo trung thành với nội dung nguyên
bản."
Dấu câu và kí hiệu
Đối với dấu câu và các kí hiệu, vấn đề quan trọng nhất trong kĩ thuật nhập liệu là có hay không có
khoảng trắng trước và sau dấu hay kí hiệu được dùng. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định thống
nhất và có hệ thống trong cả nước về việc này. Bảng dưới đây được mô tả dựa trên việc tham khảo và
tổng hợp những quy tắc đã sử dụng phổ biến trong nhiều loại tài liệu khác nhau trong nước, có đối
chiếu với các bộ tiêu chuẩn hoặc quy tắc phổ biến trên thế giới.
Có hai loại khoảng trắng trong một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qui_tac_go_van_ban_khoa_hoc_hot_126.pdf