Quy trình nhập khẩu nguyên contairner đường biển tại công ty Việt Hoa

Ngày 25/12/2009, trước khi đem bộ chứng từ đã hợp lệ đến Chi cục Hải quan KV1 ( cảng Tân Cảng ) tiến hành thủ tục mở tờ khai, NVGN đã liên hệ với hãng tàu để lấy Lệnh giao hàng ( D/O ). D/O được dùng để đóng tiền thương vụ và lấy hàng tại cảng.

Để lấy lệnh, NVGN đã mang: 01 Giấy giới thiệu Công ty HỒNG QUANG, 01 B/L gốc , 01 Giấy thông báo hàng đến mà Công ty BIỂN ĐÔNG đã gửi cho Công ty HỒNG QUANG đến xuất trình cho bộ phận hàng nhập . Nhân viên của đại lý giao nhận kiểm tra Giấy thông báo hàng đến và nội dung Vận đơn đường biển có hợp lệ không và sẽ giữ lại. Sau đó thu các loại phí

Đồng thời xuất hoá đơn, đóng dấu “ Đã trả “, ký tên lên D/O và đổi D/O cho NVGN

Khi nhận được D/O, NVGN đã kiểm tra chi tiết trên D/O như: tên tàu, số chuyến, cảng dỡ, cảng xếp, tên hàng, số container, số seal, có khớp với B/L không. Nếu chi tiết trên B/L và D/O khác nhau thì phải nhờ nhân viên của BIỂN ĐÔNG chỉnh sửa lại và đóng dấu CORRECTION lên. Đối với lô hàng này thì các chứng từ hợp lệ, không bị sai sót. Ngoài ra, còn chú ý D/O có giá trị đến ngày nào để nhận hàng trong thời gian đó. Sau này, nếu như lệnh hết hạn nhưng vẫn chưa làm xong thủ tục Hải quan thì phải cầm D/O đến đại lý hãng tàu tại cảng yêu cầu gia hạn lệnh và đóng tiền gia hạn.

 

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình nhập khẩu nguyên contairner đường biển tại công ty Việt Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tờ khai Hải quan hàng nhập chính xác: - Hợp đồng ( Sale contract ) số 215TLVN/HQUANG/09, ngày 18/10/2009 - Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ), Phiếu đóng gói ( Packing List ) số TT/1209/341, ngày 08/12/2009 - Giấy giới thiệu của Công ty Hồng Quang - Giấy chứng nhận Xuất xứ C/O From D 1 tờ gốc - Vận đơn đường biển số BR0590318178, ngày 11/12/2009 - Giấy thông báo hàng đến của Công ty Vận tải Biển Đông Công việc đầu tiên khi nhận các thông tin từ Công ty Hồng Quang NVGN phải kiểm tra bộ chứng từ . Vì nếu bộ chứng từ hoàn chỉnh, đầy đủ, không sai sót sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí ( như phí lưu kho, lưu bãi ), đồng thời nhanh chóng trong công tác tiến hành làm thủ tục Hải quan. Kiểm tra hợp đồng thương mại về tên người mua (Công ty Hồng Quang), người bán (TRANE( Thailand ) LIMITED ), xuất xứ ( Malaysia ), tên hàng ( Máy điều hòa nhiệt độ, hiệu TRANE )số lượng, đơn giá, tổng giá trị , điều kiện giao hàng ( CIF Ho Chi Minh), đồng tiền thanh toán ( USD )…có trùng với Invoice, Packing List, B/L không. Đặc biệt là phải xem xét mặt hàng nhập khẩu có thuộc Danh mục hàng cấm XNK hay không, hàng NK có cần xin giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành, hàng có phải kiểm dịch động thực vật, kiểm tra chất lượng nhà nước hay không để từ đó có hướng xử lý phù hợp. Bởi vì với mỗi trường hợp thì bộ hồ sơ khai Hải quan sẽ cần bổ sung các chứng từ khác nhau. Riêng lô hàng này không cần làm các chứng từ đó. Kiểm tra Invoice, Packing List có phù hợp với B/L và hợp đồng hay không. Chú ý, kiểm tra ngày phát hành phải sau ngày ký hợp đồng và trước hoặc trùng ngày gửi hàng. Cụ thể, lô hàng này ngày ký phát (08/12/2009 ) sau ngày ký hợp đồng ( 18/10/2009 ) và trước ngày B/L ( 11/12/2009 ). Kiểm tra B/L: ngày, số B/L, tên người nhận hàng, kiểm tra cước phí Freight Prepaid hay Freight Collect. Đối với lô hàng này, tên người nhận là Công ty Hồng Quang, cước phí là Freight Prepaid. Ngoài ra, nghiên cứu kỹ chất lượng mặt hàng để áp đúng mã số thuế cho hàng hoá trên tờ khai Hải quan theo biểu thuế nhập khẩu 2009. Thông thường, NVGN Việt Hoa yêu cầu khách hàng cung cấp Mã HS cho hàng hoá, sau đó sẽ kiểm tra lại. Ä Lên tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu: Sau khi đã tổng hợp được tất cả các thông tin về lô hàng, nhân viên làm chứng từ sẽ tiến hành lên tờ khai hàng nhập khẩu ký hiệu HQ/2002-NK theo mẫu do Tổng cục Hải quan ban hành được in chữ đen trên 2 mặt khổ giấy A4, nền màu xanh lá cây nhạt, có in chữ “NK” đậm chìm. 1 Tờ khai hàng nhập khẩu bao gồm 2 phần: phần dành cho người khai Hải quan kê khai và tính thuế, phần dành cơ quan Hải quan kiểm tra. Đối với Công ty Việt Hoa, NVGN sẽ làm luôn công việc này. Nội dung tờ khai nhập khẩu lô hàng Máy điều hòa nhiệt độ ghi cụ thể như sau: Góc trên bên trái TK: Cục Hải quan: TP.HCM Chi cục Hải quan: KV1 Phần giữa TK: phần này sẽ do nhân viên mở tờ khai ghi sau khi đã đăng ký được TK. Cụ thể sẽ được ghi như sau: Tờ khai số: 35534 Ngày đăng ký: 25/12/2009 Số lượng phụ lục tờ khai: 01 ( vì lô hàng này gồm 05 mặt hàng ). Theo quy định, từ 03 mặt hàng trở lên thì phải có phụ lục TK và phụ lục đĩa. A - Phần dành cho người khai Hải quan Kê khai và tính thuế Ô số 1: Ghi tên, địa chỉ nhà nhập khẩu và mã số kinh doanh XNK: ( căn cứ vào Hợp đồng ) Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Quang 47 Phan Đình Phùng ,Tp Huế Mã số KDXNK:3300344046 Ô số 2: Ghi tên, địa chỉ nhà xuất khẩu và mã số kinh doanh XNK ( thông thường để trống ): ( căn cứ vào Hợp đồng ) TRANE (Thailand) LINITED 30TH- 31ST Floor, Vanit Building II 1126/2 New Petchburi Road, Makkasan, Rachthevee, BANGKOK 10400, THAILAND Ô số 3: Ghi tên, địa chỉ và mã số kinh doanh XNK của người uỷ thác ( nếu có ): Đối với lô hàng này để trống vì không cần thiết. Ô số 4: Ghi tên, địa chỉ và mã số kinh doanh XNK đại lý làm thủ tục Hải quan ( nếu có ). Để đơn giản hoá khâu này chỉ bắt buộc phải có “ giấy uỷ quyền cho đại lý “ hoặc “ giấy giới thiệu “ có chữ ký xác nhận giới thiệu người đến làm thủ tục thì xem như đã hợp thức hoá khâu này. Đối với lô hàng này để trống vì đã có Giấy giới thiệu. Ô số 5: Đánh dấu vào loại hình nhập khẩu. Ở đây ta đánh vào ô “ KD “ vì nhập với mục đích kinh doanh. Ô số 6: Ghi giấy phép của Bộ ngành ban hành ( nếu có ). Lô hàng này không cần giấy phép nên không cần điền vào. Ô số 7: Ghi số, ngày ký và ngày hết hạn Hợp đồng Số: 215TLVN/HQUANG/09 Ngày: 18/10/2009 Ô số 8: Ghi số và ngày Hoá đơn thương mại Số: TT/1209/341 Ngày: 08/12/2009 Ô số 9: Ghi tên, số hiệu và ngày đến của tàu Tên tàu: BIỂN ĐÔNG STAR/ V.BS039EB ( căn cứ Vận đơn hoặc Lệnh giao hàng ) Ngày đến:14/12/2009 ( căn cứ trên Thông báo hàng đến Lệnh giao hàng ) Ô số 10: Ghi số, ngày tháng năm ký phát Vận tải đơn Số: BR05090318178 Ngày: 11/12/2009 Ô số 11: Ghi tên nước xuất khẩu và mã số nước đó vào ô mã số: ( căn cứ vào Hợp đồng ). Cụ thể: Malaysia – MY Ô số 12: Cảng xếp hàng: BANGKOK (căn cứ vào Vận đơn hoặc Thông báo hàng đến ) Ô số 13: Cảng dỡ hàng: TÂN CẢNG( căn cứ vào Vận đơn) Ô số 14: Điều kiện giao hàng: CIF HOCHIMINH( lấy từ Hợp đồng ) Ô số 15: Đồng tiền thanh toán: USD ( theo thoả thuận trong Hợp đồng ) Tỷ giá tính thuế ( ghi tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm kê khai ): 17,941 Ô số 16: Phương thức thanh toán: T/TR( căn cứ vào Hợp đồng ) Ô số 17: Tên hàng, quy cách phẩm chất ( căn cứ vào Hoá đơn thương mại hoặc Phiếu đóng gói ). Nếu 03 mặt hàng trở xuống thì ghi đầy đủ, chính xác. Nếu 03 mặt hàng trở lên thì ghi chung chung, còn lại khai chi tiết trên tờ khai phụ lục theo mẫu quy định. Vì lô hàng này gồm 05 mặt hàng nên ghi chung chung như sau: Máy điều hòa nhiệt độ, hiệu TRANE ( cam kết không sử dụng CFC ), Chi tiết như phụ lục đính kèm, Hàng mới 100% Ô số 18: Mã số hàng hoá: là mã số phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá XNK Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đây là một trong những ô quan trọng nhất của tờ khai, cho biết mã số thuế của hàng hoá NK nên cán bộ Hải quan tính thuế sẽ hết sức chú ý ô này. Do đó, nhân viên làm chứng từ phải hết sức cẩn thận để tra mã số thuế trong cuốn “ Biểu thuế hàng hoá XNK năm 2009 “ cho thật chính xác. Đối với lô hàng này, ô này bỏ trống ( vì 05 mặt hàng ) và sẽ được ghi trong tờ phụ lục tờ khai NK Ô số 19: Xuất xứ: Ghi tên nước mà hàng hoá được chế tạo ( căn cứ vào Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu có liên quan ): MALAYSIA Ô số 20: Lượng: ( Căn cứ vào Hoá đơn thuơng mại hoặc Phiếu đóng gói ). Đối với lô hàng này chỉ ghi chung chung “ TONG CONG : 288CARTONS / GW:8,917.50 KGS “ ( vì 05 mặt hàng ) và sẽ được ghi chi tiết trong tờ phụ lục tờ khai NK. Ô số 21: Đơn vị tính: ( dựa theo Phiếu đóng gói ). Đối với lô hàng này, ô này được ghi chung chung và thể hiện chi tiết với từng mặt hàng trên tờ phụ lục tờ khai NK. Ô số 22: Đơn giá nguyên tệ: ( Căn cứ vào Hoá đơn thương mại ). Đối với lô hàng này, ô này bỏ trống ( vì 05 mặt hàng ) và sẽ được ghi trong tờ phụ lục tờ khai NK Ô số 23: Trị giá nguyên tệ: Vì lô hàng này gồm 05 mặt hàng nên ô này chỉ ghi tổng trị giá nguyên tệ và sẽ thể hiện chi tiết trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng ở phụ lục tờ khai NK. Cụ thể ô này sẽ được ghi như sau: Tổng trị giá nguyên tệ = 59.815,00 Ô số 24: Thuế nhập khẩu: Chỉ ghi Tổng tiền thuế NK, còn chi tiết sẽ được thể hiện ở phụ lục tờ khai NK ( vì lô hàng này gồm 05 mặt hàng ). Cụ thể ghi như sau: Tiền thuế = 53,675,046 Ô số 25: Thuế GTGT ( hoặc TTĐB ): Cũng như ô 24, chỉ ghi Tổng tiền thuế GTGT ( hoặc TTĐB ), còn chi tiết sẽ được thể hiện ở phụ lục tờ khai NK ( vì lô hàng này gồm 05 mặt hàng ). Cụ thể ghi như sau: Tiền thuế = 112,284.618 Ô số 26: Thu khác: Phần này dành cho những mặt hàng đặc biệt ( như hàng quý hiếm, hàng theo quy định của pháp luật phải đóng thêm các khoản thuế khác theo tỷ lệ nhất định,… ). Cụ thể như sau: Tiền thuế = 123,947,776 Ô số 27: Tổng số tiền thuế và thu khác ( ô 24 + 25 +26 ) bằng số và bằng chữ. Cụ thể lô hàng này được ghi như sau: Bằng số: 290,284,618 Bằng chữ: Hai trăm chin mươi triệu hai trăm tám mươi bốn ngàn sáu trăm mười tám đồng. Ô số 28: Chứng từ kèm: Ghi số lượng bản chính, bản sao các chứng từ đi kèm trong bộ hồ sơ tương ứng Cụ thể lô này, nhân viên chứng từ ghi : Hợp đồng thương mại : 1 bản sao Hóa đơn thương mại: 1 bản chính Bảng kê chi tiết : 1 bản chính Vận tải đơn : 1 bản sao C/O From D: 1 bản chính Giấy giới thiệu: 1 bản chính Ô số 29: Người khai Hải quan ký tên, đóng dấu: Ghi rõ ngày tháng năm khai báo, họ tên, chức danh và đóng dấu ký tên. Cụ thể được ghi như sau: Ngày 25 tháng 12 năm 2009 Đóng mộc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Quang Giám đốc Nguyễn Trường Sinh đã ký Tờ khai này được lập thành 02 bản, 01 bản do Hải quan lưu giữ, bản còn lại sẽ do người khai Hải quan lưu để làm thủ tục nhận và di lý hàng về kho riêng. Chú ý: Thời hạn khai báo Hải quan đối với hàng NK theo Điều 5 ( Nghị định 16/1999 ) quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hàng về đến cảng, cửa khẩu được thể hiện trên Vận đơn. Ä Lên phụ lục tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu: Theo quy định, lô hàng nào có từ 04 mặt hàng trở lên ngoài việc lập tờ khai Hải quan hàng NK phải lập thêm Phụ lục tờ khai Hải quan hàng NK ký hiệu PLTK/2002-NK theo mẫu do Tổng cục Hải quan ban hành và Đĩa mềm phụ lục tờ khai hoặc USB theo mẫu của Hải quan để cán bộ đăng ký Hải quan không phải mất công nhập dữ liệu vào máy. Vì lô hàng này có đến 05 mặt hàng nên nhân viên chứng từ Công ty Việt Hoa phải làm thêm phần này. Nội dung Phụ lục tờ khai nhập khẩu lô hàng này được ghi cụ thể như sau: Ô số 17: Tên hàng và quy cách phẩm chất: ghi rõ ràng, chính xác, đầy đủ từng mặt hàng.Chi tiết từng mặt hàng và quy cách phẩm chất ( xem trên Phụ lục Tờ khai NK, phần Chứng từ kèm theo ) Ô số 18: Mã số hàng hoá: Tra trong cuốn Biểu thuế, chọn mã thích hợp với từng mặt hàng và áp vào ô này. Cách ghi chi tiết: ( xem trên Phụ lục Tờ khai NK, phần Chứng từ kèm theo) Ô số 19: Xuất xứ: Malaysia ( như trên Tờ khai hàng NK ) Ô số 20: Lượng: Ghi số lượng hoặc trọng lượng của từng mặt hàng trong lô hàng và phải phù hợp với ô số 17 và 21 ( Căn cứ vào Hoá đơn thuơng mại hoặc Phiếu đóng gói ). Cách ghi chi tiết: ( xem trên Phụ lục Tờ khai NK, phần Chứng từ kèm theo) Ô số 21: Đơn vị tính: Ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng ( dựa theo Phiếu đóng gói ). Cụ thể lô hàng này có đơn vị tính: bộ ( xem trên Phụ lục Tờ khai NK, phần Chứng từ kèm theo ) Ô số 22: Đơn giá nguyên tệ: ghi đơn giá của 01 đơn vị hàng hoá bằng loại tiền tệ đã ghi ở ô 15. Ghi đầy đủ 05 mặt hàng ( căn cứ vào Hoá đơn thương mại ). Cách ghi chi tiết: ( xem trên Phụ lục Tờ khai NK, phần Chứng từ kèm theo) Ô số 23: Trị giá nguyên tệ: là giá nguyên tệ của từng mặt hàng NK bằng kết quả của phép nhân giữa ô 20 và 22. Đồng thời, ghi thêm Tổng trị giá nguyên tệ theo như Tờ khai NK. Chi tíêt lô hàng này: ( xem trên Phụ lục Tờ khai NK, phần Chứng từ kèm theo ) Ô số 24: Tiền thuế nhập khẩu gồm: Trị giá tính thuế NK: Ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền tệ Việt Nam. Vì lô hàng này được tính theo giá CIF để phân bổ cước phí và được xác định theo công thức sau: † Trị giá tính thuế NK = Trị giá nguyên tệ * Tỷ giá tính thuế. † Thuế suất: Ghi mức thuế suất tương ứng với mã hàng hoá của từng mặt hàng đã được xác định ở ô 18 theo Biểu thuế NK. † Tiền thuế NK = Trị giá tính thuế NK * Thuế suất Ví dụ: Đối với mặt hàng 01 Máy điều hòa nhiệt độ 13.000BTU MCW512ZB000B/ TTK512ZB000B của lô hàng này sẽ đựơc tính thuế NK như sau: Trị giá tính thuế NK = (9.100,00* 17.941) = 163.263,100 Thuế suất: 5% ( tương ứng với mã hàng hoá 8415829010 Tiền thuế NK = 163.263,100 * 5% = 8.163,155 Xem chi tiết đối với các mặt hàng còn lại trên Phụ lục Tờ khai NK, phần Chứng từ kèm theo. Ô số 25: Thuế Tiêu thụ đặc biệt(TTDB) gồm: † Trị giá tính thuế TTDB = Trị giá tính thuế NK + Tiền thuế NK † Thuế suất: Ghi mức thuế suất tương ứng với mã hàng hoá của từng mặt hàng đã được xác định ở ô 18 theo Biểu thuế NK ( làm tương tự như thuế suất của Thuế NK ) † Tiền thuế TTDB = Trị giá tính thuế GTGT * Thuế suất Ví dụ: Đối với mặt hàng 01 Máy điều hòa nhiệt độ 13.000BTU MCW512ZB000B/ TTK512ZB000B của lô hàng này sẽ được tính thuế TTDB như sau: Trị giá tính thuế TTDB = 163.263,100 +8.163,155 = 17.142,255 Thuế suất: 10% ( tương ứng với mã hàng hoá 8415829010 ) Tiền thuế TTDB = 17.142,255* 10% = 17.142,626 Xem chi tiết đối với các mặt hàng còn lại trên Phụ lục Tờ khai NK, phần Chứng từ kèm theo. Ô số 26: Thu khác: ô này tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT) Ô Tỷ lệ : ghi % thuế GTGT của mặt hàng này Số tiền GTGT = ( Trị giá tính thuế NK + Tiền thuế NK + Tiền thuế TTDB) * tỷ lệ % Ví dụ: Đối với mặt hàng 01 Máy điều hòa nhiệt độ 13.000BTU MCW512ZB000B/ TTK512ZB000B của lô hàng này sẽ được tính thuế GTGT như sau: Thuế suất: 10% ( tương ứng với mã hàng hoá 8415829010 ) Tiền thuế GTGT = (163.263,100 +8.163,155 +17.142,626 ) * 10% = 18.856,888 Xem chi tiết đối với các mặt hàng còn lại trên Phụ lục Tờ khai NK, phần Chứng từ kèm theo. Ô số 29: Người khai Hải quan ký tên, đóng dấu. Cụ thể: Đóng mộc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Quang Giám đốc Nguyễn Trường Sinh đã ký Cũng như Tờ khai Hải quan hàng NK, Phụ lục tờ khai Hải quan hàng NK này được lập thành 02 bản, 01 bản do Hải quan lưu giữ, bản còn lại sẽ do người khai Hải quan giữ. Ä Lên Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu: Sau khi lập xong Tờ khai NK và Phụ lục tờ khai NK, nhân viên chứng từ phải lập thêm Tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu ký hiệu HQ/2008-TGTT. Trong Tờ khai TGTT hàng NK, nhân viên chứng từ trả lời các câu hỏi từ câu số 2 đến câu số 5, sau đó tuỳ lô hàng mà kê khai các ô còn lại. Ô số 7: khai báo đơn giá nguyên tệ của từng mặt hàng ( dựa theo Hoá đơn thương mại ). Ví dụ cụ thể mặt hàng 01 Máy điều hòa nhiệt độ 13.000BTU MCW512ZB000B/ TTK512ZB000B của lô hàng này là: 260.00.. Ô số 23: Trị giá tính thuế nguyên tệ Ô số 24: Trị giá tính thuế bằng đồng Việt Nam = ô 23 * Tỷ giá Ghi kết quả này vào ô 24 ở mặt hàng 1. Các mặt hàng còn lại tính tương tự ( xem chi tiết đối với các mặt hàng còn lại trên Tờ khai TGTT hàng NK, phần Chứng từ kèm theo). Tới đây, kết thúc các bước lên Tờ khai. Ä Lấy lệnh giao hàng Ngày 25/12/2009, trước khi đem bộ chứng từ đã hợp lệ đến Chi cục Hải quan KV1 ( cảng Tân Cảng ) tiến hành thủ tục mở tờ khai, NVGN đã liên hệ với hãng tàu để lấy Lệnh giao hàng ( D/O ). D/O được dùng để đóng tiền thương vụ và lấy hàng tại cảng. Để lấy lệnh, NVGN đã mang: 01 Giấy giới thiệu Công ty HỒNG QUANG, 01 B/L gốc , 01 Giấy thông báo hàng đến mà Công ty BIỂN ĐÔNG đã gửi cho Công ty HỒNG QUANG đến xuất trình cho bộ phận hàng nhập . Nhân viên của đại lý giao nhận kiểm tra Giấy thông báo hàng đến và nội dung Vận đơn đường biển có hợp lệ không và sẽ giữ lại. Sau đó thu các loại phí Đồng thời xuất hoá đơn, đóng dấu “ Đã trả “, ký tên lên D/O và đổi D/O cho NVGN Khi nhận được D/O, NVGN đã kiểm tra chi tiết trên D/O như: tên tàu, số chuyến, cảng dỡ, cảng xếp, tên hàng, số container, số seal,… có khớp với B/L không. Nếu chi tiết trên B/L và D/O khác nhau thì phải nhờ nhân viên của BIỂN ĐÔNG chỉnh sửa lại và đóng dấu CORRECTION lên. Đối với lô hàng này thì các chứng từ hợp lệ, không bị sai sót. Ngoài ra, còn chú ý D/O có giá trị đến ngày nào để nhận hàng trong thời gian đó. Sau này, nếu như lệnh hết hạn nhưng vẫn chưa làm xong thủ tục Hải quan thì phải cầm D/O đến đại lý hãng tàu tại cảng yêu cầu gia hạn lệnh và đóng tiền gia hạn. Ä Hoàn tất toàn bộ chứng từ và hồ sơ Hải quan: Ngày 25/12/2009, sau khi đã lên Tờ khai hàng nhập, Phụ lục tờ khai, Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập và Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế, NVGN tiến hành xem xét, kiểm tra chứng từ đồng thời yêu cầu Công ty này làm các công việc sau: - Đóng mộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Quang Giám đốc Nguyễn Trường Sinh đã ký lên ô 29 của 02 Tờ khai Hải quan hàng NK, 02 Phụ lục Tờ khai Hải quan hàng NK ( bản lưu Hải quan và bản lưu người khai Hải quan), ô 23 của Tờ khai trị giá tính thuế hàng NK và Phụ lục Tờ khai trị giá tính thuế hàng NK. - Sao y Hợp đồng 01 bản có đóng dấu giáp lai. - Invoice, Packing list: mỗi loại 01 bản chính, 01 bản sao. - Sao y 01 B/L - Viết “ Giấy giới thiệu “ để đến cảng làm thủ tục Hải quan. Trong khâu này, nếu chứng từ nào mà theo Tổng cục Hải quan được phép cho nợ khi làm thủ tục Hải quan thì ta được quyền làm công văn xin nợ chứng từ đó và sẽ bổ sung trong thời hạn mà luật quy định. Ví dụ: ta có thể làm “ Công văn xin nợ Invoice, Packing list, C/O, Vận đơn. Nhưng phải bổ sung các chứng từ trên trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Riêng đối với Vận đơn, muốn được nợ thì ngoài việc phải có công văn xin nợ Bill, còn phải có Thư bảo lãnh nhận hàng ( Shipping Guarantee ) của Ngân hàng thì Hải quan mới cho phép mở tờ khai. Vì lô hàng này chứng từ để mở tờ khai đầy đủ nên không cần làm công văn xin nợ. Quy trình làm thủ tục Hải quan hàng nhập khẩu: Địa điểm mở tờ khai : Chi cục Hải Quan Cảng Tân Cảng Thời gian mở tờ khai :sau 30 ngày kể từ ngày tàu cập cảng Bộ hồ sơ Hải quan cho lô hàng Máy điều hòa nhiệt độ, hiệu TRANE được xếp theo quy trình mới của phòng tiếp nhận hồ sơ NK: - Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ Hải quan ( 01 bản chính ) - Tờ khai hàng hoá nhập khẩu ( 02 bản chính ) - Phụ lục tờ khai hàng hoá nhập khẩu ( 02 bản chính ) - Tờ khai trị giá hàng hoá tính thuế nhập khẩu ( 01 bản chính ) - Giấy giới thiệu ( 01 bản chính ) - Hợp đồng thương mại, 01 bản sao ) - Commercial Invoice ( 01 bản chính, 01 bản sao ) - Packing list ( 01 bản chính, 01 bản sao ) - Bill of lading ( 01 bản sao ) - Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O From D ( 01 bản chính ) Ngoài ra, tùy vào các trường hợp sau mà bộ hồ sơ Hải quan cần phải có các chứng từ sau: - Công văn xin nợ Invoice, Packing list, Bill ( nếu xin nợ các chứng từ này) - Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp ( 01 bản chính ) - Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ( nếu hàng nhập phải có giấy phép ) ( 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao nếu nhập khẩu nhiều lần và xuất trình bản chính để đối chiếu ) - Giấy đăng ký kiểm thực vật ( nếu hàng thuộc diện kiểm thực vật ) ( 01 bản chính ) - Nếu như doanh nghiệp lần đầu làm thủ tục Hải quan thì phải có thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( 01 bản sao ) và giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế ( 01 bản sao ) Vì lô hàng này không thuộc các trường hợp trên nên không cần thêm các chứng từ đó vào bộ hồ sơ Hải quan. Sơ đồ làm thủ tục Hải quan Mở tờ khai HQ Lãnh đạo duyệt tỷ lệ Cán bộ đội phân công Lấy hàng, thanh lý Thương vụ cảng Bộ phận trả tờ khai Kiểm tra gía thuế Kiểm hoá Ä Mở Tờ khai Hải quan: Do lệnh giao hàng ( D/O ) thể hiện hàng nhập kinh doanh được giao tại cảng Tân Cảng nên ngày 25/12/2009 NVGH sau khi kiểm tra đầy đủ chứng từ, bộ hồ sơ đã mở tờ khai tại Chi cục Hải quan KVI. Việc đầu tiên là NVGN bốc số thứ tự bên hàng nhập và ngồi chờ đợi đến lượt số của mình sẽ được phân công vào cửa số mấy tại khu vực đăng ký tờ khai thì sẽ đến gặp cán bộ đăng ký ở cửa đó để nộp bộ hồ sơ mở tờ khai. Lúc này, NVGH nộp bộ hồ sơ Hải quan cho cán bộ này, cán bộ Hải quan sẽ xem xét bộ hồ sơ, nhập mã số kinh doanh XNK của doanh nghiệp ( cụ thể là : 330044046 ) vào máy tính để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế. Vì Công ty Hồng Quang không nợ thuế nên lô hàng được phép mở tờ khai. Sau đó, cán bộ Hải quan tiến hành: - Nhập nội dung chi tiết tờ khai vào máy kiểm tra - Kiểm tra nội dung khai - Kiểm tra tính đồng bộ, chính xác của bộ hồ sơ, số lượng chứng từ Nếu bộ hồ sơ hoàn chỉnh, đầy đủ, chính xác, Hải quan sẽ mở tờ khai và cho số tờ khai. Kết thúc công việc tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đăng ký tờ khai, Hải quan tiếp nhận in Lệnh hình thức xác định thời hạn nộp thuế và mức độ kiểm tra của máy tính và Hải quan, ký tên Trần Thị Bích Vân và đóng dấu số hiệu công chức vào ô dành cho công chức bước 1 ghi trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra Hải quan, ô “ cán bộ đăng ký “ trên Tờ khai, ô 24 trên Tờ khai trị giá tính thuế. Đồng thời đóng dấu, ký tên trên Phụ lục tờ khai NK, Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế. Sau đó, Hải quan chuyển bộ hồ sơ cho NVGN xem số tờ khai, thời hạn đóng thuế, luồng kiểm hoá. NVGN sau khi nhận bộ hồ sơ đã ghi STK: 35534/NK/NKD/CO2I và ngày mở tờ khai: 25/12/2009 vào Tờ khai, Phụ lục tờ khai và các chứng từ còn lại đồng thời đánh số thứ tự chứng từ và gửi trả lại bộ hồ sơ cho cán bộ Hải quan. Tiếp theo, Hải quan đăng ký chuyển toàn bộ hồ sơ kèm Lệnh hình thức cho Lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. Thủ tục Muợn container, Đăng ký chuyển bãi kiểm hoá và in Phiếu giao nhận container ( phiếu EIR ): Ÿ Mượn container ( vì lô hàng này giao nguyên container ): Trong khi chờ đợi lô hàng mình thuộc mức mấy, cán bộ nào tính thuế, cán bộ nào kiểm hoá, NVGN đã cầm D/O đến đại lý hãng tàu tại cảng . Để tiến hành cược container, NVGN phải điền vào “ Giấy xin mượn container “ theo mẫu của hãng tàu và đóng tiền cược container là 200.000 VNĐ. Sau khi nộp phí, nhân viên đại lý hãng tàu đã đóng dấu “ Hàng giao thẳng “ lên D/O và xuất phiếu thu đồng thời hãng tàu giữ lại 1 B/L Lúc này, NVGN phải chú ý kiểm tra xem hãng tàu quy định hoàn trả container về bãi nào và sau bao nhiêu ngày lấy container ra khỏi cảng để tranh thủ làm hàng, trả container trước thời gian quy định thì không bị nộp phí lưu giữ container quá thời hạn. Ÿ Đăng ký chuyển bãi kiểm hoá: Theo lý thuyết, sau khi Lãnh đạo Chi cục phê duyệt hàng kiểm hoá thì NVGN mới đăng ký chuyển bãi. Nhưng đối với lô hàng này, do kinh nghiệm làm hàng và dựa theo Lệnh hình thức nên NVGN biết chắc lô hàng này sẽ bị kiểm hoá, vì thế đã đăng ký chuyển bãi từ bãi trung tâm sang bãi kiểm hoá luôn nhằm tiết kiệm thời gian. Thủ tục đăng ký chuyển bãi như sau: NVGN nộp 01 B/L“ quầy đăng ký chuyển bãi kiểm hoá “. Trước đó, NVGN ghi tên, số điện thoại, vị trí container ( dựa theo số container trên D/O mà dò trên máy tính vị trí container ở đâu ) lên D/O. Nhân viên Thương vụ cảng đóng mộc đội nào cắt seal lên D/O và hẹn giờ chuyển container ra bãi. Sau đó, Thương vụ cảng giữ lại 01 D/O copy. Ÿ In Phiếu giao nhận container ( Phiếu EIR ): Vì là hàng giao thẳng nên để lấy được hàng ra khỏi cảng sau khi đã hoàn thành thủ tục Hải quan đồng thời để tiết kiệm thời gian đi lại, NVGN đã tiến hành in phiếu EIR luôn. NVGN mang 01 D/O có đóng dấu “ Hàng giao thẳng “sang Phòng Thương vụ cảng đóng tiền, Trước đó, NVGN ghi mã số thuế ( MST ) lên D/O để Thương vụ cảng nhập vào máy. Sau khi thu phí, nhân viên Thương vụ cảng xuất hoá đơn và in ra 01 phiếu EIR để NVGN lấy hàng. Mở rộng: Đối với Tân Cảng, NVGN phải cầm D/O đến Hải quan đối chiếu, xác nhận container có ở cảng rồi mới đến Thương vụ Cảng in phiếu EIR. Ngoài ra, đối với hàng giao nguyên container, Tân Cảng in 04 phiếu EIR. Sau các bước chuẩn bị cho việc kiểm hoá và lấy hàng, NVGN quay trở lại bộ phận mở tờ khai. Quan sát trên màn hình vi tính, hồ sơ có STK: 5534 được duyệt ở mức 3c ( tức là kiểm tra 5% thực tế hàng hoá ), cán bộ tính thuế là Nguyễn Thị Thu Huyền, cán bộ kiểm hoá là: Lương Xuân Linh và Đỗ Thị Châu Giang . Lúc này, bộ hồ sơ được chuyển qua bộ phận tính thuế. Ä Kiểm hoá: Việc kiểm hoá trước hay sau tính thuế là tuỳ quy trình từng cảng, đôi khi cũng tuỳ thuộc vào mặt hàng. Nhưng theo quy trình thủ tục Hải quan ở cảng Tân Cảng thì kiểm hoá trước, tính thuế sau. Do đó, sau khi bộ hồ sơ được chuyển qua cán bộ tính thuế, dựa theo bảng phân công kiểm hoá và tính thuế trên màn hình, NVGN đã liên hệ trực tiếp với cán bộ tính thuế yêu cầu chuyển bộ hồ sơ qua cán bộ kiểm hoá để được kiểm hàng trước. Đáng lẽ, ngay sau khi biết lô hàng bị kiểm hoá, NVGN phải làm thêm bước chuẩn bị cho việc kiểm hoá là đăng ký chuyển bãi để Hải quan kiểm hoá xuống bãi kiểm tra hàng. Nhưng ở đây, NVGN đã làm khâu này trong khi chờ đợi phân luồng. Vì thế, lúc này hàng đã ở bãi kiểm hoá rồi. Do đó, NVGN chỉ việc tra cứu vị trí container ở bãi kiểm hoá hoặc nhìn trên phiếu EIR Sau khi tìm thấy được vị trí container ở bãi kiểm hoá, NVGN đã gọi điện liên lạc với 2 cán bộ kiểm hoá đã được phân công yêu cầu họ xuống vị trí container để kiểm. Khi Hải quan mang bộ hồ sơ của TK số 35534 xuống, NVGN cùng 2 Hải quan đối chiếu số container, số seal. Vì phù hợp nên Hải quan yêu cầu cắt seal để tiến hành kiểm hoá. Lúc này, NVGN đưa 01 D/O đã đóng dấu “ chuyển bãi kiểm hoá “ cho công nhân cắt seal và họ giữ lại D/O này. Sau đó, cán bộ kiểm hoá yêu cầu khui thùng hàng để kiểm tra 5% mỗi loại về tên hàng, xuất xứ, số lượng,… có khớp với trên tờ khai không. Sau khi kiểm hoá xong, NVGN khoá cửa container, bấm seal lại để tránh tình trạng mất mát và cùng với 2 cán bộ kiểm hoá quay trở lại khu vực làm thủ tục Hải quan để ghi kết quả kiểm tra hàng hoá. Vì kiểm tra 5% lô hàng không thấy nghi ngờ, cán bộ kiểm hoá tiến hành ghi kết quả kiểm tra vào phần “ Kiểm tra hàng hoá “ trên tờ khai với nội dung: hàng NK đúng khai báo của người khai Hải quan. Đồng thời, 2 cán bộ kiểm hóa ký tên và đóng dấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trình nhập khẩu nguyên contairner đường biển tại công ty Việt Hoa.doc
Tài liệu liên quan