Quyền công tố trong các vụ án hình sự về ma tuý quan thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá

Một cách thể hiện quyền công tố ở phiên tòa đó là tranh tụng đối với người bào chữa và những người

tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên việc tranh tụng tại phiên tòa thực sự là một khâu yếu kém đối với đa số

kiểm sát viên. Nhiều kiểm sát viên còn cho rằng án tại hồ sơ nên việc tranh tụng thường sơ sài hoặc bỏ

qua không thực hiện, trường hợp vụ án có luật sư tham gia thì bài phát biểu của luật sư không được quan

tâm hoặc không được xem là chứng cứ trong vụ án. Đôi khi kiểm sát viên không tích cực tranh luận tại

phiên tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bác bỏ việc bào chữa sai trái hoặc những ý kiến khác

nhau trong việc đánh giá chứng cứ vụ án, mà ỷ lại cho Hội đồng xét xử quyết định.

Thời gian qua, việc tổ chức thực hành quyền công tố còn hạn chế, chưa đầy đủ và toàn diện theo yêu

cầu của sự nghiệp đổi mới. Viện kiểm sát các cấp chưa thể hiện tính độc lập của mình trong việc thực

hành quyền công tố, còn thụ động ngồi chờ án từ cơ quan điều tra chuyển sang, còn nể nang, ngại va

chạm với cơ quan hữu quan trong đấu tranh chống tội phạm, những biện pháp nghiệp vụ để thực hành

quyền công tố còn kém hiệu quả, chưa làm tốt công tác kiểm sát ngay từ đầu dẫn đến chất lượng hồ sơ

chứng cứ nhiều vụ còn yếu không đưa ra truy tố được, hồ sơ vụ án còn phải trả lại để điều tra bổ sung

nhiều lần làm cho việc giải quyết án còn kéo dài.

pdf18 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền công tố trong các vụ án hình sự về ma tuý quan thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua thi cử. Các Công tố viên thực thi nhiệm vụ công tố dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng. Hoa Kỳ, là đất nước mà tổ chức bộ máy nhà nước được thực hiện theo thuyết tam quyền phân lập một cách triệt để bao gồm ba hệ thống cơ quan là Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp, hoạt động theo cơ chế kìm chế và đối trọng. Viện công tố được tổ chức làm hai cấp là liên bang và bang và trực thuộc sự quản lý điều hành của Bộ tư pháp. Đứng đầu Viện công tố liên bang là Tổng công tố do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm theo nhiệm kỳ của Tổng thống. dưới viện công tố liên bang là Viện công tố bang. Tùy thuộc vào pháp luật của từng bang quy định mà Tổng công tố bang có thể do Thống đốc bang bổ nhiệm hoặc do cử tri bang bầu ra theo nhiệm kỳ vài năm một. Trong hoạt động tố tụng hình sự, Công tố viên của Mỹ có vị trí vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ công lý Viện kiểm sát Liên bang Nga, là một cơ quan có vị trí độc lập với cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp, được xây dựng theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Viện kiểm sát chỉ phục tùng một người lãnh đạo duy nhất là Tổng kiểm sát trưởng Liên bang; Tổng kiểm sát trưởng do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga. Dưới quyền Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga có các Kiểm sát viên các nước cộng hòa, các vùng, khu vực, thành phố trực thuộc Liên bang, các vùng tự trị, các khu vực tự trị, các thành phố quận, huyện và cấp tương đương do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga bổ nhiệm và bãi nhiệm. Mỗi Kiểm sát viên đều có một bộ máy những người dưới quyền 1.2.1.2. Một số mô hình hoạt động của cơ quan công tố (Viện kiểm sát) ở châu Á Nhật Bản, là một nước quân chủ lập hiến với lưỡng viện Quốc hội được bầu cử dân chủ. Các viện công tố nằm dưới sự quản lý của Viện Công tố quốc gia. Tư tố không tồn tại. Viện Công tố quốc gia có trách nhiệm toàn bộ đối với quyết định có truy tố hay không. Về quan hệ nội bộ, quyết định truy tố phải được sự thông qua của hai hoặc ba cán bộ lãnh đạo trực tiếp công tố viên. Sự giám sát, mang tính không bắt buộc, đối với các quyết định không truy tố có thể được thực hiện bởi một trong các Hội đồng giám sát công tố của Nhật Bản, mỗi Hội đồng này gồm 11 công dân. Ngoài nhiệm vụ truy tố tội phạm, các công tố viên Nhật Bản được chỉ đạo các hoạt động điều tra ban đầu; hoạt động điều tra độc lập và phối hợp hoạt động với cảnh sát. Các công tố viên còn chỉ đạo trực tiếp cảnh sát trong hoạt động điều tra của họ. Các Công tố viên có quyền kháng nghị hình phạt và sự tha bổng, mặc dù họ hiếm khi sử dụng quyền này. Trung Quốc, là một nước xã hội chủ nghĩa, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Viện kiểm sát được tổ chức thành 4 cấp, tương ứng với tổ chức của Tòa án. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (SPP) là cơ quan cao nhất và chỉ đạo tất cả các Viện kiểm sát địa phương. SPP có trách nhiệm báo cáo Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Viện trưởng do Đại hội đại biểu nhân dân bổ nhiệm. Các Viện kiểm sát địa phương có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tương đương và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Ngoài ra, luận văn còn trình bày sơ lược mô hình hoạt động của cơ quan công tố (Viện kiểm sát) của Cămpuchia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 1.2.2. Sự ra đời và phát triển của chế định Viện kiểm sát trong bộ máy nhà nước Việt Nam Thiết chế tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta có tuổi đời cùng với Nhà nước cách maṇg và trải qua nhiều giai đoaṇ phát triển từ năm 1945 đến nay Giai đoaṇ từ 1945 đến 1958, trước khi cải tổ laị hê ̣thống Viêṇ công tố, mô hình tổ chức cơ quan công tố hoàn toàn giống như mô hình cơ quan công tố của Pháp. Mô hình tổ chức này của Viêṇ Công tố ở nước ta tồn tại rất ngắn (1958 - 1959) và có thể nói chỉ tồn taị trên pháp lý như môṭ bước quá đô ̣về tổ chức theo hướng taọ thành môṭ hê ̣thống riêng, đôc̣ lâp̣ trong bô ̣máy Nhà nước Viêṭ Nam. Hệ thống Viện công tố gồm có Viện công tố Trung ương, Viện công tố địa phương các cấp, Viện công tố quân sự các cấp. Bắt đầu từ Hiến pháp 1959, kế đó là Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 của nước ta , trong hơn 50 năm qua, đa ̃duy trì môṭ hê ̣thống thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân điạ phương và Viện kiểm sát quân sư ̣taọ thành một hệ thống; theo đó, Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, các Viện kiểm sát nhân dân điạ phương và Viện kiểm sát quân sự chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viêṇ trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viêṇ trưởng, các Phó Viêṇ trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân điạ phương và Viện kiểm sát Quân sự các quân khu và khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiêṃ, miêñ nhiêṃ, cách chức. Viêṇ trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chiụ trách nhiêṃ và báo cáo công tác trước Quốc hôị. Nhiêṃ kỳ của Viện trưởng Vi ện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiêṃ kỳ của Quốc hôị . Viện kiểm sát nhân dân là hê ̣thống tổ chức đôc̣ lâp̣ , thống nhất, nhưng với hai chức năng kiểm sát các hoaṭ đôṇg tư pháp và thưc̣ hành quyền công tố , Viện kiểm sát nhân dân thiên về tính chất của một cơ quan tư pháp. Phát huy những thành tựu đã đạt được trong các thời kỳ trước, bước vào thời kỳ đổi mới, trước yêu cầu nhiệm vụ của đất nước và công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, ngành kiểm sát nhân dân đã từng bước đổi mới tổ chức bộ máy và thực hiện chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu của đất nước và thời đại. Chương 2 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ THỰC TRẠNG QUYỀN CÔNG TỐ TRING CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ MA TÚY QUA THỰC TIỄN Ở VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 2.1. Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 153 km về phía Nam theo quốc lộ 1A, có tọa độ địa lý từ 19018 - 20000 vĩ độ Bắc và 104022 - 106004 kinh độ Đông; phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.134,73 km2, dân số trung bình năm 2007 khoảng 3,7 triệu người, chiếm 3,4% diện tích và 4,3% dân số cả nước. Năm 2010 dân số trung bình của tỉnh là 3,7 triệu người (lớn thứ 2 trong cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh), chiếm xấp xỉ 34,6% dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,4% dân số cả nước. Mật độ dân số bình quân gần 332 người/km2, gấp 1,6 lần mật độ dân số trung bình của vùng (207 người/km2) và 1,3 lần mật độ dân số trung bình cả nước (255 người/km2). Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 84,75%, tiếp đến là dân tộc Mường chiếm 8,7%, dân tộc Thái chiếm 6%, còn lại là các dân tộc khác như H’Mông, Dao, Hoa... chiếm một tỷ trọng nhỏ. Các dân tộc ở Thanh Hóa có những nét văn hóa đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ. Trong hơn 20 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001-2005 là 9,1%/năm và 11,5% giai đoạn 2006-2010; trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15,8%/năm và dịch vụ tăng 12,2%/năm. 2.1.2. Tội phạm hình sự và ma túy Trong những năm gần đây, tình hình an ninh - quốc phòng, trật tự trị an trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được giữ vững ổn định, tuy nhiên tình hình tội phạm vẫn diễn biến ngày càng phức tạp. Các loại tội phạm về tệ nạn xã hội như tổ chức đánh bạc, đánh bạc xảy ra với qui mô lớn hơn, thủ đoạn phạm tội tinh vi hơn. - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia: Từ năm 2005 đến nay đã phát hiện và khởi tố 1vụ, 15 bị can về tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền (vụ án này được phát hiện và khởi tố năm 2007, các năm trước không xảy ra vụ án nào thuộc nhóm tội này).01 vụ, 2 bị can về tội tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài trái phép (vụ án này được phát hiện khởi tố năm 2011) - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và xâm phạm sở hữu: Từ năm 2005 đến năm 2011 đã phát hiện và khởi tố 2750 vụ, 4287 bị can. - Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và tính mạng sức khỏe của con người: Tội phạm trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội không giảm và vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ xảy ra đặc biệt nghiêm trọng. Từ năm 2005 đến năm 2011 đã phát hiện và khởi tố 2809 vụ, 3958 bị can - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp: Từ năm 2003 đến năm 2007 đã phát hiện và khởi tố 45 vụ, 48 bị can, đều là tội trốn khỏi nơi giam giữ. - Các tội xâm phạm về ma túy: Các tội phạm về ma túy vẫn diễn biến khá phức tạp, số lượng án ma túy ngày càng tăng cả về số lượng và tính chất, thủ đoạn phạm tội. Công tác kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý việc vận chuyển, tàng trữ, mua bán và tổ chức sử dụng trái phép ma túy vẫn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2005 đến năm 2011 đã phát hiện và khởi tố 1170 vụ, 1990 bị can. 2.2. Quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án ma túy tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa. 2.2.1. Quyền công tố trong tố tụng hình sự Quyền công tố xuất hiện đồng thời với việc xuất hiện tội phạm và kết thúc khi tội phạm ấy đã bị xử lý bởi Tòa án; trong khi đó, hoạt động thực hành quyền công tố thì chỉ xuất hiện khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi tội phạm ấy đã bị xử lý bởi Tòa án hoặc được đình chỉ theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định việc truy tố hoặc không truy tố người phạm tội ra Tòa, hoặc khi vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Mục đích của hoạt động công tố ở giai đoạn điều tra là nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội, cũng như các hành vi phạm tội của họ. Giai đoạn này Viện kiểm sát giữ vai trò chủ đạo: Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố được kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm cho hoạt động điều tra được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Ở nước ta, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất thay mặt nhà nước thực hiện chức năng buộc tội, có trách nhiệm và có quyền đưa ra lời cáo buộc đối với người phạm tội và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên tòa, nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. 2.2.2. Thực trạng pháp luật về quyền công tố trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa 2.2.2.1. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa Căn cứ vào quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh hóa được tổ chức theo hai cấp: Ở cấp tỉnh gồm: Văn phòng tổng hợp, phòng tổ chức cán bộ, phòng thống kê tội phạm và 9 phòng nghiệp vụ. Trong đó có 3 phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, bao gồm: Phòng án kinh tế và chức vụ với biên chế 9 cán bộ, kiểm sát viên; Phòng án trật tự xã hội có 14 cán bộ, kiểm sát viên; Phòng án ma túy có 7 cán bộ, kiểm sát viên. Ở 27 huyện, thị xã, thành phố đều có bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự. Tổng biên chế toàn ngành kiểm sát Thanh Hóa hiện có 340 cán bộ, kiểm sát viên. Số cán bộ, kiểm sát viên trong toàn ngành kiểm sát Thanh Hóa có trình độ đại học chiếm 100%, trong đó có 12 cán bộ, kiểm sát viên có trình độ thạc sỹ và 07 cán bộ, kiểm sát viên đang theo học sau đại học, trình độ cao đẳng là 16 cán bộ. 2.2.2.2 Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án hình sự về ma túy ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa là một tỉnh rộng mà địa bàn tương đối phức tạp do vậy các loại tội phạm về ma túy như tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy diễn biến khá phức tạp, năm sau cao hơn năm trước. Hành vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, tội phạm xảy ra tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi có đường biên giới giáp với nước bạn Lào và khu vực đông dân cứ như thị xã, Thành phố. Trong năm năm từ 2005 - 2010 đã khởi tố điều tra 2113 vụ, 2202 bị can, truy tố, xét xử đạt 98%, không có vụ án nào Tòa án tuyên không phạm tội hoặc phải đình chỉ vụ án vì không chứng minh được tội phạm. - Giai đoạn điều tra: do làm tốt công tác phân loại xử lý tin báo tố giác tội phạm ngay từ đầu nên các vụ án khởi tố đều có căn cứ và đúng pháp luật. Qua công tác thực hành quyền công tố phát hiện và yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố thêm hàng chục bị can trong các vụ án đồng thời mở rộng điều tra ra nhiều địa bàn khác ngoài tỉnh. Đa số các vụ án ma túy đều là phạm tội bị bắt quả tang, hoặc cơ quan điều tra phải sử dụng đặc tình trong một thời gian dài để trinh sát mới phát hiện ra đối tượng. Do đó thời gian điều tra bao giờ cũng dài kể từ khi nhận được tin báo tố giác tội phạm cho đến khi vụ án được khởi tố. Về nguyên tắc việc khởi tố bị can chỉ sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, việc ra quyết định khởi tố bị can của cơ quan Cảnh sát điều tra với mục đích là nhằm xác định về mặt pháp lý một con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm và quyết định khởi tố bị can đó sẽ trực tiếp hạn chế một số quyền và lợi ích hợp pháp thuộc về nhân thân của người bị khởi tố. Tuy nhiên trên thực tế ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh hóa đang còn gặp khó khăn trong vấn đề này. Bộ luật tố tụng hình sự quy định, khi khởi tố bị can phải có lý lịch bị can rõ ràng, xác định hành vi phạm tội cụ thể để khởi tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đối với các vụ án ma túy, giám định xác định định lượng và thành phần chất ma túy là căn cứ chính để có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không. Chính vì vậy kể từ khi bắt tạm giữ đối tượng phạm tội cho đến khi khởi tố bị can thường phải kéo dài để chờ kết luận giám định và xác minh lý lịch bị can. Mặc dù đối tượng bị bắt quả tang nhưng có những vụ án phải gia hạn tạm giữ đến lần hai mới khởi tố bị can được. Hiện tại ở Thanh Hóa, tội phạm về ma túy mang tính chất nhỏ lẻ xảy ra liên tục và có chiều hướng gia tăng do các đối tượng đã xa vào con đường nghiện ngập chưa được quản lý chặt chẽ đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc. Song nhiều nơi nhất là ở cơ sở từ thôn bản, đến khối phố còn buông lỏng quản lý đối với những người nghiện, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nên gây khó khăn rất nhiều trong công tác điều tra, bởi những đối tượng nghiện có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng thường xuyên vắng mặt hoặc ở nơi khác không đăng ký tạm trú sau đó phạm tội, đây là lý do dẫn đến cơ quan điều tra phải đi nhiều nơi để xác minh nhân thân bị can, bị cáo cho phù hợp. Giai đoạn xét xử: những năm trước đây đa số các kiểm sát viên đều có chung nhận thức là việc xét hỏi tại phiên tòa thuộc trách nhiệm của Hội đồng xét xử chứ không thuộc trách nhiệm của kiểm sát viên, nên không chú ý tới việc chuẩn bị đề cương xét hỏi để tham gia xét hỏi tại phiên tòa. Với nhận thức như vậy, tại phiên tòa thường là các kiểm sát viên không tham gia xét hỏi hoặc có xét hỏi thì ở trạng thái bị động, do vậy việc xét hỏi không tập trung vào những vấn đề mấu chốt của vụ án hoặc xét hỏi trùng lặp với những vấn đề Hội đồng xét xử đã hỏi nên chất lượng xét hỏi không cao. Nhưng trong những năm qua, nhận thức này của kiểm sát viên đã được khắc phục, các kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa kiểm sát xét xử án hình sự đã thực hiện các thao tác nghiệp vụ về tham gia xét hỏi. Trước khi tham gia phiên tòa, các Kiểm sát viên đã xây dựng đề cương tham gia xét nội dung đề cương được chuẩn bị sát với tình tiết của vụ án. Đặc biệt lưu ý những trường hợp bị can, bị cáo quanh co chối tội; những vấn đề mà bị cáo khai báo chưa rõ ràng hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của các bị cáo khác hoặc với những người tham gia tố tụng khác; những vấn đề mà quá trình nghiên cứu hồ sơ kiểm sát viên thấy còn vướng mắc, phân vân để chủ động tham gia xét hỏi khi tham gia phiên tòa, tham gia xét hỏi bổ sung những vấn đề mà Hội đồng xét xử chưa hỏi tới hoặc những vấn đề mà bị cáo, người tham gia tố tụng khai báo, trả lời quanh co, còn che giấu sự thật. Trên cơ sở đó đấu tranh với bị cáo nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan và mọi tình tiết của vụ án. 2.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án hình sự về ma túy 2.3.1. Đánh giá chung về kết quả và tồn tại trong công tác thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy Hoạt động tội phạm ở nước ta trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp, nhiều loại tội phạm tăng lên cả về số lượng và tính chất phạm tội nhất là các loại tội phạm như tham nhũng, ma túy, trị an. Bên cạnh đó khoa học công nghệ thông tin phát triển và xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế và khoa học dẫn đến phát sinh một số loại tội phạm mới và có tác động xấu đến trật tự xã hội. Trong khi đó công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự có lúc, có nơi còn bất cập với tình hình xã hội, còn bị động đối phó nhất là trong việc giải quyết những vẫn đề phức tạp của xã hội mới phát sinh. Mặt khác, trình độ nghiệp vụ của một bộ phận kiểm sát viên còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm còn yếu dẫn đến chất lượng công tố bị giảm sút, những vi phạm trong hoạt động điều tra, xét xử còn xảy ra nhưng không được phát hiện kháng nghị để yêu cầu khắc phục. Công tác chỉ đạo việc thực hành quyền công tố ở Viện kiểm sát các cấp còn mang tính sự vụ. Việc hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới vẫn còn có những vụ, việc chưa kịp thời, thiếu chính xác dẫn đến cấp dưới còn bị động, lúng túng. Bên cạnh đó các cơ quan pháp luật ở Trung ương chưa kịp thời ra văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật kịp thời, thống nhất, một số văn bản áp dụng pháp luật như nghị định, thông tư không còn phù hợp với những hành vi phát sinh trong xã hội dẫn đến việc áp dụng thống nhất Bộ luật hình sự có sự khác nhau ở các địa phương. Ngoài ra chất lượng hoạt động và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm vẫn còn bị buông lỏng, thiếu chặt chẽ. Việc thực hành quyền công tố tại phiên tòa trong nhiều vụ án ở nhiều địa phương còn kém hiệu quả, không chủ động phối hợp cùng với Tòa án để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo dẫn đến có trường hợp không bảo vệ được cáo trạng, có nơi để xảy ra truy tố oan sai, xác định không đúng tội danh hoặc đề nghị hình phạt không tương xứng với hành vi phạm tội. Quyền công tố ở phiên tòa thể hiện rõ nhất là bản luận tội của kiểm sát viên, tuy nhiên khâu này hiện nay lại là khâu yếu của đa số kiểm sát viên. Nguyên nhân này môt phần do tư tưởng xét xử án tại hồ sơ cho nên việc phân tích đánh giá chứng cứ trong bản luận tội cũng như bổ sung chứng cứ tại phiên tòa còn yếu, dẫn đến bản luận tội có nội dung tương tự bản cáo trạng. Chức năng công tố của Viện kiểm sát là vừa buộc tội, vừa gỡ tội cho bị cáo, tuy nhiên trên thực tế bản luận tội lại chủ yếu chỉ phân tích những hành vi mang tính chất buộc tội đối với bị cáo, các tình tiết gỡ tội cho bị cáo chỉ được nhắc đến rất ít, không tập trung. Dẫn đến chất lương bản luận tội kém, thiếu tính thuyết phục và răn đe. Một cách thể hiện quyền công tố ở phiên tòa đó là tranh tụng đối với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên việc tranh tụng tại phiên tòa thực sự là một khâu yếu kém đối với đa số kiểm sát viên. Nhiều kiểm sát viên còn cho rằng án tại hồ sơ nên việc tranh tụng thường sơ sài hoặc bỏ qua không thực hiện, trường hợp vụ án có luật sư tham gia thì bài phát biểu của luật sư không được quan tâm hoặc không được xem là chứng cứ trong vụ án. Đôi khi kiểm sát viên không tích cực tranh luận tại phiên tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bác bỏ việc bào chữa sai trái hoặc những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá chứng cứ vụ án, mà ỷ lại cho Hội đồng xét xử quyết định. Thời gian qua, việc tổ chức thực hành quyền công tố còn hạn chế, chưa đầy đủ và toàn diện theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Viện kiểm sát các cấp chưa thể hiện tính độc lập của mình trong việc thực hành quyền công tố, còn thụ động ngồi chờ án từ cơ quan điều tra chuyển sang, còn nể nang, ngại va chạm với cơ quan hữu quan trong đấu tranh chống tội phạm, những biện pháp nghiệp vụ để thực hành quyền công tố còn kém hiệu quả, chưa làm tốt công tác kiểm sát ngay từ đầu dẫn đến chất lượng hồ sơ chứng cứ nhiều vụ còn yếu không đưa ra truy tố được, hồ sơ vụ án còn phải trả lại để điều tra bổ sung nhiều lần làm cho việc giải quyết án còn kéo dài. 2.3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ án hình sự Ở nước ta, cơ quan Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được Quốc hội giao cho chức năng thực hành quyền công tố. Trong những năm gần đây, việc thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã có nhiều chuyển biến so với trước, góp phần cùng cơ quan điều tra và Tòa án xử lý nghiêm minh các vụ án hình sự, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy vậy chất lượng thực hành quyền công tố thực sự còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được so với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong bài viết này tôi mạnh dạn đề nghị một số giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cho việc thực hiện chức năng này: Thứ nhất: Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và yêu cầu cải cách tư pháp Trong lịch sử hoàn thiện bộ máy nhà nước ta, ngay từ năm 1945 cho đến nay hệ thống Viện kiểm sát đã là một cơ quan độc lập, có tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Để việc thực hiện chức năng này thực sự có hiệu quả, Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, nhằm đảm bảo: + Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; + Việc điều tra phải khách quan, toàn diện đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh; + Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật. - Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục đặt ra những yêu cầu, mục tiêu để Viện kiểm sát nhân dân nâng cao trách nhiệm pháp lý trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Thứ hai: Không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn và tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức Kiểm sát viên là người đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Để thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử đáp ứng yêu cầu yêu cải cách tư pháp, đòi hỏi cán bộ, Kiểm sát viên phải: - Miệt mài nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, nắm vững nội dung các văn bản pháp luật và hướng dẫn khác liên quan, đồng thời phải không ngừng học tập nâng cao kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ để vận dụng giải quyết đúng đắn, kịp thời các tình huống trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Thứ ba: Tập trung nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án hình sự Khởi tố vụ án hình sự là khâu đầu tiên, là hoạt động tố tụng quan trọng mở ra quá trình đấu tranh công khai của Nhà nước đối với hành vi tội phạm và người phạm tội, lúc này quyền công tố bắt đầu phát huy tác dụng của mình. Do đó để quyền công tố thực sự mang lại hiệu quả thì: - Viện kiểm sát phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức mạng lưới tiếp nhận, quản lý thông tin tội phạm một cách kịp thời và đầy đủ, thực hiện tốt phân loại xử lý ngay từ đầu. - Quyền khởi tố của Viện kiểm sát là quyền năng phát động quyền công tố để mở ra các giai đoạn tố tụng tiếp theo do đó: Khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan, kiểm sát viên phải nghiên cứu nắm vững nội dung hồ sơ ban đầu, nếu thấy không có căn cứ, trái pháp luật phải yêu cầu cơ quan điều tra hủy bỏ hoặc Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc quyế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050001294_466_2009911.pdf
Tài liệu liên quan