Cơ sở thực tiễn của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Ngày nay trong đời sống xã hội hiện đại các quan hệ dân sự diễn ra ngày càng nhiều và
cùng với sự phát triển của nó thì những mâu thuẫn cũng phát sinh đòi hỏi cần được giải quyết
ngày một nhiều. Một trong những phương thức giải quyết tranh chấp khi các bên đương sự
không tự thỏa thuận được với nhau là thông qua việc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết
tranh chấp. Đây cũng chính là yêu cầu bắt nguồn từ đời sống thực tiễn đòi hỏi pháp luật phải
có những quy định cụ thể về thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp tại Tòa án để các đương sự
thực hiện trong đó có các yêu cầu về bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự.
Việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm cho các đương sự thực hiện
các quyền do pháp luật nội dung quy định.
Xuất phát từ bản chất của các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại
và lao động nên đương sự có quyền tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình bằng việc khởi kiện hoặc không khởi kiên tại Tòa án hoặc rút đơn khởi kiện không yêu
cầu Tòa án giải quyết nữa. Nếu người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc các đương
sự đã tự thỏa thuận được việc giải quyết tranh chấp thì quy trình tố tụng dân sự phải chấm dứt
và Tòa án sẽ không giải quyết những vấn đề mà đương sự trước đây đã yêu cầu nữa. Nếu vẫn
tiến hành xét xử khi họ rút đơn khởi kiện hoặc thỏa thuận được với nhau việc giải quyết tranh
chấp thì có nghĩa là Tòa án đã ra bản án trái với nguyện vọng của đương sự, không phản ánh
đúng ý chí tự nguyện của đương sự.
Vì vậy, việc pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự là xuất
phát từ thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án.
18 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội hiện đại các quan hệ dân sự diễn ra ngày càng nhiều và
cùng với sự phát triển của nó thì những mâu thuẫn cũng phát sinh đòi hỏi cần được giải quyết
ngày một nhiều. Một trong những phương thức giải quyết tranh chấp khi các bên đương sự
không tự thỏa thuận được với nhau là thông qua việc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết
tranh chấp. Đây cũng chính là yêu cầu bắt nguồn từ đời sống thực tiễn đòi hỏi pháp luật phải
có những quy định cụ thể về thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp tại Tòa án để các đương sự
thực hiện trong đó có các yêu cầu về bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự.
Việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm cho các đương sự thực hiện
các quyền do pháp luật nội dung quy định.
Xuất phát từ bản chất của các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại
và lao động nên đương sự có quyền tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình bằng việc khởi kiện hoặc không khởi kiên tại Tòa án hoặc rút đơn khởi kiện không yêu
cầu Tòa án giải quyết nữa. Nếu người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc các đương
sự đã tự thỏa thuận được việc giải quyết tranh chấp thì quy trình tố tụng dân sự phải chấm dứt
và Tòa án sẽ không giải quyết những vấn đề mà đương sự trước đây đã yêu cầu nữa. Nếu vẫn
tiến hành xét xử khi họ rút đơn khởi kiện hoặc thỏa thuận được với nhau việc giải quyết tranh
chấp thì có nghĩa là Tòa án đã ra bản án trái với nguyện vọng của đương sự, không phản ánh
đúng ý chí tự nguyện của đương sự.
Vì vậy, việc pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự là xuất
phát từ thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án.
1.3. Nội dung quyền tự định đoạt của đƣơng sự
Quyền tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự là sự phản ánh của quyền tự
định đoạt của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự (theo nghĩa rộng) và luôn tồn tại
mối quan hệ chặt chẽ giữa luật tố tụng và luật nội dung. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng dân
sự một mặt ghi nhận quyền tự định đoạt của các đương sự nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ
động của họ trong việc giải quyết tranh chấp, nhưng mặt khác cũng đặt ra trách nhiệm của
Tòa án trong việc đảm bảo cho các đương sự thực sự thực hiện được quyền tự định đoạt của
mình.
Do vậy, nội dung quyền tự định đoạt của đương sự thể hiện trước hết ở quyền khởi kiện
vụ án dân sự, quyền yêu cầu việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn
yêu cầu đó.
Nội dung thứ hai của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự đó là quyền
thay đổi, bổ sung yêu cầu, rút đơn khởi kiện.
Nội dung thứ ba của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là quyền của các
đương sự tự thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Nội dung thứ tư của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là quyền của
các đương sự trong việc kháng cáo hoặc khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.
Tóm lại, nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm: Quyền
của các đương sự được tự quyết định việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước Tòa án;
7
quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập hoặc thỏa
thuận với nhau giải quyết vụ việc, quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên,
để thực hiện được quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trên thực tế còn phải
phụ thuộc vào đương sự, Tòa án và những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
1.4. Sự phát triển các quy định về quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng
dân sự của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay
1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960
Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật mới trong đó có nhiều văn bản chứa đựng các quy phạm tố tụng dân sự như Sắc lệnh số 47
ngày 10/10/1945; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946; Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946; Sắc lệnh số
85/SL ngày 22/5/1950; Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/1/1950... Như vậy, tuy các quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự giai đoạn này còn mang tính tản mạn, chưa có văn bản nào quy định và
hướng dẫn cụ thể về thủ tục tố tụng dân sự và quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự. Nhưng đây là những quy định mang tính nguyên tắc đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống
các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trong đó có cả quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng
dân sự.
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989
Năm 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Nhà nước ta đã ban hành một loạt những văn bản
pháp luật cho phù hợp với tình hình mới đó là Hiến pháp 1959, Luật tổ chức Tòa án nhân dân
năm 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.
Tòa án nhân dân tối cao cũng đã cùng với Bộ Tư pháp ban hành một loạt các văn bản pháp luật tố
tụng dân sự. Các văn bản đáng chú ý ở giai đoạn này là Thông tư số 39/NCPL ngày 21/01/1972;
Thông tư số 614/DS ngày 24/4/1963; Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 của Tòa án nhân
dân tối cao; Thông tư số 39/NCPL ngày 21/1/1972 của Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư số
614/DS ngày 24/4/1963 của Tòa án nhân dân tối cao Với những quy định trên, pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam dần dần được hoàn thiện trên cơ sở xác định rõ thẩm quyền xét xử về dân
sự, thủ tục điều tra, hòa giải cũng như đã có những quy định thể hiện quyền tự định đoạt của
đương sự trong tố tụng dân sự khi giải quyết các vụ án dân sự.
Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số
96/NCPL ngày 8/2/1977; Thông tư số 81/TATC Ngày 24/7/1981.
1.4.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến 2005
Có thể nói rằng đây là giai đoạn phát triển của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam và điểm mới có tính căn bản trong thời kỳ này là việc Nhà nước ta ban hành Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989, có hiệu lực pháp luật từ ngày
01/01/1990. Đây là một văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa những quy định về thủ tục
giải quyết vụ án dân sự. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định thủ tục khởi
kiện và thụ lý vụ án dân sự, thủ tục chuẩn bị xét xử và thủ tục hòa giải vụ án dân sự, thủ tục
sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Sau khi có Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh này.
Ngoài ra, Công văn số 310/NCPL ngày 24/12/1990 của Tòa án nhân dân tối cao giải thích
một số vấn đề về thủ tục tố tụng dân sự.
Một vấn đề có tính thay đổi phạm vi điều chỉnh của luật tố tụng dân sự giai đoạn này là việc
ban hành các pháp lệnh như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh
thủ tục giải quyết tranh chấp lao động năm 1996. Từ thời điểm này, luật tố tụng dân sự quy định
8
thủ tục giải quyết các loại việc về dân sự và các loại việc về hôn nhân và gia đình. Các vụ án kinh
tế được giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế. Các tranh chấp lao động được giải quyết theo
thủ tục tố tụng lao động.
Với việc ban hành các pháp lệnh này đã đánh dấu bước phát triển mới của luật tố tụng dân
sự.
1.4.4. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Sự phát triển có tính bước ngoặt của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam được đánh dấu
bằng việc ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2005. Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao đã ra nhiều nghị quyết hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật này, trong đó
có nhiều hướng dẫn về quyền tự định đoạt của đương sự như Nghị quyết số 01/2005/NQ-
HĐTP ngày 31/3/2005; Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006
Nghiên cứu sự phát triển của các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố
tụng dân sự cho thấy quyền tự định đoạt được quy định khá sớm trong pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam và ngày càng được quy định cụ thể, mở rộng hơn. Đặc biệt từ năm 1989 đến nay
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tố tụng dân sự có giá trị pháp lý cao đó là
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động... và tiếp đến là Bộ luật tố tụng dân sự. Với
các quy định của các văn bản này, các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự ngày
càng đầy đủ góp phần đảm bảo cho các đương sự bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp
pháp của mình trước Tòa án.
Kết luận chương 1
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một quyền tố tụng cơ bản của đương
sự được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự và là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố
tụng dân sự. Theo đó, đương sự có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Tòa án giải quyết việc
dân sự, đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi
kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; có quyền tự thương lượng, thỏa thuận với nhau giải quyết
các vấn đề của vụ việc dân sự.
Việc pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự xuất phát từ các yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp theo hướng tôn trọng quyền tự do,
tự nguyện, thoả thuận của các đương sự trong việc quyết định về các quyền lợi của mình
trong các quan hệ dân sự và đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp diễn ra theo trình tự
nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự về quyền tự định đoạt của đương sự ngày càng hoàn thiện. Từ việc quyền
tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự chỉ được quy định sơ sài trong các thông tư
của Tòa án nhân dân tối cao là chủ yếu đến việc quy định rải rác trong các văn bản pháp luật
có hiệu lực cao hơn do Nhà nước ban hành như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao
động v.v... Ngày nay, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự đã được quy định
tương đối đầy đủ và cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Chương 2
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG NĂM 2004
VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
9
2.1. Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong việc đƣa ra yêu cầu
2.1.1. Quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự
Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể có quyền, lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm. Việc thực hiện quyền khởi kiện của các chủ thể này là cơ sở pháp lý
làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, không có hành vi khởi kiện thì cũng không có quá
trình tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004,
quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự thể hiện cả ở quyền khởi kiện vụ án dân sự và
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự.
Ngoài quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự thì
quyền tự định đoạt của đương sự còn thể hiện ở quyền quyết định việc khởi kiện hoặc không
khởi kiện lại vụ án dân sự đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật. Đối với một số vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình do tính chất đặc thù về loại
việc nên mặc dù sự việc đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật pháp luật vẫn cho phép đương sự có thể khởi kiện lại vụ án đó.
2.1.2. Quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập có liên quan tới vụ án mà Tòa án
đang giải quyết
- Về yêu cầu phản tố:
Trong tố tụng dân sự, phản tố được hiểu là việc bị đơn khởi kiện ngược lại nguyên đơn về
một quan hệ pháp luật khác với quan hệ pháp luật nguyên đơn đã kiện bị đơn, nhưng có liên
quan đến quan hệ pháp luật mà nguyên đơn đã khởi kiện. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc
hoàn toàn mới, không liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi
kiện thành vụ án riêng. Quyền phản tố của bị đơn khác quyền phản đối của bị đơn. Nếu quyền
phản đối là quyền của bị đơn nhằm chứng minh việc mình không xâm hại đến quyền lợi của
nguyên đơn như yêu cầu kiện của nguyên đơn, thì quyền phản tố là quyền bị đơn đưa ra yêu
cầu ngược lại đối với nguyên đơn về một quan hệ pháp luật độc lập, có liên quan đến yêu cầu
của nguyên đơn. Như vậy, xét về bản chất, quyền phản tố là quyền yêu cầu để bù trừ nghĩa vụ
có liên quan tới yêu cầu của nguyên đơn nên yêu cầu phản tố được giải quyết trong cùng một
vụ án.
Với việc quy định cụ thể các trường hợp được xác định là yêu cầu phản tố theo quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự đã đảm bảo cho bị đơn thực hiện quyền tự định đoạt của mình
trong việc đưa ra các yêu cầu để bảo vệ quyền lợi của mình, bác bỏ các yêu cầu của nguyên
đơn.
- Về quyết định đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên tham gia tố tụng độc
lập:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (hay người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan tham gia tố tụng độc lập) là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc
lập với nguyên đơn và bị đơn hay nói cách khác người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập là người tham gia vào vụ kiện của người khác để bảo vệ quyền, lợi ích độc lập của mình
đối với đối tượng tranh chấp mà Tòa án đang xem xét và giải quyết. Trong vụ án dân sự, lợi ích
pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi
ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn nên yêu cầu của họ có thể chống cả nguyên đơn, bị đơn.
Như vậy, khởi kiện vụ án dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ
thể khác trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người
khác, là cơ sở pháp lý làm phát sinh các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Không có hành vi
khởi kiện thì cũng không có quá trình tố tụng dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân
10
sự khi có đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu của các chủ thể. Cùng với việc quy định quyền khởi
kiện của các đương sự thì Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 cũng quy định quyền phản tố của bị
đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn
hoặc loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn và quyền yêu cầu
độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đảm bảo cho họ có các điều kiện để thực hiện
các quyền tự định đoạt của mình trong việc đưa ra các yêu cầu, thay đổi, bổ sung hoặc rút các yêu
cầu khi họ có quyền lợi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
2.2. Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
Khi đương sự thực hiện hành vi khởi kiện thì đương sự hoàn toàn có quyền quyết định các hành
vi tố tụng tiếp theo của mình đó là đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi, bổ sung các yêu cầu khởi
kiện. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện
có thể được Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận.
Trước khi mở phiên tòa thì quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu là quyền tuyệt đối của đương
sự, theo đó việc đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện không bị hạn chế. Tại phiên tòa
sơ thẩm thì việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự bị hạn chế chỉ được chấp nhận nếu
việc thay đổi, bổ sung không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu
cầu độc lập ban đầu.
Việc nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện thể hiện mong muốn của nguyên đơn về việc
không yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu khởi kiện nữa. Vì vậy, trong bất cứ giai đoạn nào
của quá trình tố tụng (trước hoặc trong phiên tòa) mà nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ
yêu cầu khởi kiện của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Tòa án chấp nhận và
đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ án nếu nguyên đơn rút toàn
bộ yêu cầu khởi kiện.
Xét về bản chất, yêu cầu phản tố của bị đơn làm phát sinh quan hệ pháp luật mới khác với
quan hệ pháp luật mà nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết. Do vậy, trong quá trình giải
quyết vụ án, bị đơn cũng có quyền thực hiện quyền tự định đoạt của mình bằng việc thay đổi,
bổ sung, rút yêu cầu phản tố.
Một trong những thiếu sót của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 hiện nay là chưa có những
quy định cụ thể về rút yêu cầu và đình chỉ giải quyết việc dân sự. Căn cứ vào Điều 311 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004 nếu áp dụng các quy định tương tự khác của Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trong đó có thủ tục rút đơn khởi kiện và đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự vào thủ tục giải quyết việc dân sự thì sẽ không phù hợp. Bởi lẽ việc giải quyết
các vụ án dân sự có nhiều điểm khác biệt với việc giải quyết việc dân sự. Do đó cần sớm có văn
bản hướng dẫn cụ thể để tránh tình trạng lúng túng khi áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong
thực tiễn.
2.3. Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân
sự
Xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự, các đương sự có quyền thương lượng, thỏa
thuận với nhau giải quyết tranh chấp dân sự ở bất cứ giai đoạn nào của tố tụng dân sự. Theo
quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự thì: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và
tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự
theo quy định của Bộ luật này. Tuy nhiên, việc hòa giải phải bảo đảm quyền tự định đoạt của
đương sự, phải xuất phát từ ý chí chủ quan, sự tự nguyện của chính đương sự, không ai có thể
cưỡng ép, bắt buộc đương sự thỏa thuận trái với ý muốn của họ.
2.4. Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong việc kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết
định của Tòa án
11
Quyền kháng cáo, khiếu nại, bản án, quyết định của Tòa án cũng là một nội dung cơ bản
của quyền tự định đoạt của đương sự. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp
luật quy định cho các đương sự, người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết
định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm. Có thể thấy rằng quyền kháng cáo là một phương tiện
pháp lý để đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình. Tuy nhiên, quyền kháng cáo của
đương sự bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật về đối tượng của quyền kháng cáo.
Đương sự chỉ có quyền kháng cáo đối với những bản án sơ thẩm, các quyết định đình chỉ, tạm
đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Ngoài việc quy định đương sự được thực hiện quyền kháng cáo thì đương sự cũng có
quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo
trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa (trong vụ án không còn có kháng cáo, kháng nghị)
thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ.
Trường hợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu
của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu
hoặc toàn bộ yêu cầu của đương sự đã rút.
Ngoài quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án, pháp luật còn quy định cho các cá
nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại
quyết định, hành vi tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đối tượng khiếu nại trong tố tụng dân sự là quyết
định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng. Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004 còn quy định đương sự có quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án
trong trường hợp họ có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng không được chấp nhận.
Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khiếu nại, kháng cáo đối với bản án, quyết
định của Tòa án các cấp là một trong những quyền tố tụng quan trọng của đương sự. Với việc
quy định cho đương sự được thực hiện quyền này trong tố tụng dân sự đã giúp đương sự có
điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án cũng như khắc
phục, sửa chữa được những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án.
Kết luận chương 2
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một hệ thống quyền tố tụng của
đương sự trong việc lựa chọn các phương thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Toà
án, trong việc thoả thuận và đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết vụ việc dân sự. Quyền tự
định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự đã được Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và các văn
bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này quy định tương đối đầy đủ. Theo nội dung của các quy
định này thì đương sự có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, đưa ra
yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; có quyền thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu
cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; có quyền thỏa thuận giải quyết vụ việc dân
sự; có quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.
Với việc ghi nhận quyền tư định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự bằng việc quy
định một hệ thống các quyền tố tụng như đã nêu trên, pháp luật tố tụng dân sự đã góp phần
tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự thực hiện tốt việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình trước Tòa án.
Chương 3
12
THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
NĂM 2004 VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền
tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự
3.1.1. Tình hình thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền
tự định đoạt của đương sự
Trong thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự, các Tòa án đã bảo đảm cho các đương sự thực
hiện khá tốt quyền tự định đoạt của mình từ quyền khởi kiện vụ án, yêu cầu giải quyết việc
dân sự, quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu; quyền hòa giải, thương lượng; quyền kháng cáo,
khiếu nại các bản án, quyết định của Tòa án Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên
thì việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt
của đương sự trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Những hạn chế này
thể hiện cả trong các hoạt động tố tụng dân sự của đương sự và Tòa án:
Thứ nhất, về phía đương sự, do không hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật nên nhiều
trường hợp đã không thực hiện đúng được các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình. Trên thực
tế, đã không ít trường hợp đương sự khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự khi đã hết
thời hiệu khởi kiện nên đã bị trả lại đơn khởi kiện.
Thứ hai, về phía Tòa án, còn có trường hợp không bảo đảm quyền tự định đoạt của đương
sự do sai sót trong việc trả lại đơn khởi kiện, không xem xét hết các yêu cầu của đương sự, xét
xử vượt quá yêu cầu của đương sự, gò bó, cưỡng ép đương sự thỏa thuận khi hòa giải...
- Sai sót của Tòa án do trả lại đơn khởi kiện không đúng pháp luật.
- Tòa án không xem xét hết (bỏ sót) yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo của đương sự.
- Tòa án xét xử vượt quá yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
- Tòa án gò bó, cưỡng é đương sự thỏa thuận khi hòa giải.
3.1.2. Nguyên nhân của hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Việt nam
3.1.2.1. Về hệ thống quy phạm pháp luật tố tụng dân sự liên quan đến quyền tự định đoạt
của đương sự trong tố tụng dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành đã đánh dấu bước phát triển mới của hệ
thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện Bộ luật này đã bộc
lộ những hạn chế nhất định, trong đó có cả những vấn đề liên quan đến quyền tự định đoạt
của đương sự thể hiện ở những điểm sau:
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 chưa có quy định về đương sự trong việc dân sự cũng như
quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bắt buộc phải tham gia tố tụng nếu việc giải quyết vụ án có liên
quan đến họ trong khi họ không có yêu cầu tham gia.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 chưa quy định cụ thể thời điểm thực hiện việc phản tố của bị
đơn và đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự còn
mâu thuẫn và chưa rõ ràng dẫn đến việc hiểu và thực hiện không thống nhất.
13
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong
trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận đã hạn chế quyền
của người khởi kiện.
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định chưa đầy đủ về quyền khởi kiện lại vụ án đối
với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 193 Bộ luật tố tụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_tu_dinh_doat_cua_duong_su_theo_quy_dinh_cua_bo_luat_to.pdf