II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
- Văn nghị luận không làm nhiệm vụ mô tả đời sống xã hội hay nội tâm con người như văn sáng tác mà nhằm nhận biết và phân tích đời sống bằng tư duy logic nên nó phải tuân thủ chặt chẽ tư duy logic.
1/ Luận điểm :
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định ( phủ định ), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, kết nối các đoạn văn thành một khối. Trong bài văn, có luận điểm chính và luận điểm phụ.
2/ Luận cứ :
Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, làm luận điểm có sức thuyết phục.
3 / Lập luận :
Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ luận điểm.
luận cứ phải đúng đắn, chân thật, tiêu biểu ; lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì mới có sức thuyết phục.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề III ( chiếm số điểm cao nhất trong bài thi . giáo án em soạn bao quát chướng trình đi vào trọng tâm tác phẩm )
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức. Giúp Hs biết làm bài văn nghị luận chứng minh. Nghị luận giải thích
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng phân tích, lấy dẫn chứng.
3. Thái độ: có thái độ học tập đúng đắn.
B.Chuẩn bị.
Gv soạn bài có chất lượng
HS vỡ ghi chép đầy đủ.
C.Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra vở bài tập HS
I Ly thuyết:
A. Một số hiểu biết chung
I. Nghị luận và văn nghị luận
- Nghị luận: bàn bạc, lí giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó.
- Văn nghị luận là lọai văn dùng để bàn bạc về một vần đề, một hiện tượng, một nhận định hoặc về một giá trị của một tác phẩm văn học.
Có nhiều cách bàn bạc, có khi dùng những bằng chứng để người ta tin tưởng hơn (chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra bằng chứng để người ta hiểu cặn kẽ hơn (giải thích), cũng có khi phải phát biếu ý kiến của mình (bình luận) hoặc chỉ ra những giá trị của một tác phẩm văn học (phân tích tác phẩm), hoặc chỉ ra những giá trị của một hình tượng nhân vật trong tác phẩm (phân tích nhân vật), hoặc phải giảng giải để bình giá một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi (bình giảng).
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
- Văn nghị luận không làm nhiệm vụ mô tả đời sống xã hội hay nội tâm con người như văn sáng tác mà nhằm nhận biết và phân tích đời sống bằng tư duy logic nên nó phải tuân thủ chặt chẽ tư duy logic.
1/ Luận điểm :
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định ( phủ định ), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, kết nối các đoạn văn thành một khối. Trong bài văn, có luận điểm chính và luận điểm phụ.
2/ Luận cứ :
Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, làm luận điểm có sức thuyết phục.
3 / Lập luận :
Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ luận điểm.
luận cứ phải đúng đắn, chân thật, tiêu biểu ; lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì mới có sức thuyết phục..
B. Đề văn nghị luận và cách làm bài văn nghị luận .
I. Đề văn nghị luận
Bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Tính chất của đề đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.
-Tìm hiểu đề phải xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để bài làm khỏi bị sai lệch.
- Đề văn nghị luận ở chương trinhg ngữ văn 7 thường có hai dạng : Nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
II/ Các bước làm bài văn lập luận chứng minh :
Đề : Nhân dân ta thường nói : Có chí thì nên. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1/ Tìm hiểu đề :
- Kiểu bài : Văn nghị luận chứng minh.
- Yêu cầu : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có chí thì nên.
2/ Tìm ý :
a/ Tìm lí lẽ :
- Giải từ khó :
+ Chí là gì ? chí có nghĩa là ý chí, nghị lực, sự kiên trì, hoài bão, lí tưởng tốt đẹp.
+ Nên là gì ? nên có nghĩa là sự thành công, thành đạt trong cuộc sống.
- Nghĩa cả câu : Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. Ai có ý chí, lòng kiên trì sẽ gặt hái được thành công trong sự nghiệp.
b/ Tìm dẫn chứng :
- Dẫn chứng trong cuộc sống hàng ngày : bất cứ việc gì ví dụ như chơi thể thao, học ngoại ngữ ...nếu không có ý chí, sự quyết tâm, lòng kiên trì thì khó có thể thành công.
- Dẫn chứng bằng những tấm gương tiêu biểu, nhờ có ý chí mà thành công trong cuộc sống :
+ Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo chăm học thi đậu trạng nguyên.
+ Thầy Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay, viết chữ bằng chân mà vẫn tốt nghiệp đại học.
+ Các vận động viên khuyết tật thi thể thao đạt huy chương vàng.
3/ Lập dàn bài :
+ Mở bài : Nêu luận điểm xuất phát.
Thường có 3 phần : Dẫn vào đề, dẫn câu văn đề cho, chuyển ý.
+ Thân bài : Nêu luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.
Nêu lí lẽ.
Nêu dẫn chứng.
+ Kết bài : Nêu luận điểm kết luận.
Thường có 2 phần : Khẳng định lại luận điểm đã nói ở trên, liên hệ rút ra bài học cho bản thân.
4/ Viết bài : Dựa vào dàn bài để viết
II. Thực hành:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- boi duong van 7_12419469.doc