Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến

Mục lục

Rủi ro hệthống ngân hàng ởViệt Nam

xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến

1. MộT HệTHốNG NGÂN HÀNG ĐANG TRONG GIAI ĐOạN CHUYểN ĐổI VÀ CÓ

MứC ĐộKHÔNG MINH BạCH RấT CAO.3

1.1. QUÁ TRÌNH CHUYểN ĐổI VÀ CÁC THÁCH THứC.3

1.2. RấT KHÓ ĐÁNH GIÁ VềTÌNH HÌNH TổNG KếT TÀI SảN CủA HệTHốNG NGÂN HÀNG.5

1.2.1. Không có thông tin chắc chắn vềmức độvốn hóa .5

1.2.2. Không có thông tin chắc chắn vềchất lượng tài sản và dựphòng.5

2. HệTHốNG NGÂN HÀNG VÀ CHU TRÌNH TÀI CHÍNH.7

2.1. CÁC BƯớC TRÌNH TựCủA KHủNG HOảNG CHÂU ÁVÀ KHÁI NIệM HƯNG PHấN TÀI CHÍNH CủA F. MISHKIN.7

2.2. LUồNG VốN VÀO,CHU TRÌNH TÍN DụNG VÀ GIÁ TÀI SảN ở VIệT NAM.9

2.3. XU THế ĐÔ LA HÓA:MộT RủI RO TIềM TÀNG NHƯNG HIệN VẫN HạN CHế ĐƯợC.11

3. NHữNG DIễN BIếN CÓ THểDự ĐOÁN .14

TÀI LIỆU THAM KHẢO .

pdf16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết tài sản bằng ngoại tệ, tỷ suất sinh lời. Việc thiếu thông tin chắc chắn về mức độ vốn hóa và chất lượng của tài sản hiện là một trở ngại cho việc tiến hành đánh giá tình hình một cách đầy đủ do hai yếu tố phân tích trên cho phép đánh giá được tình hình căng thẳng có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng của các nước mới nổi, 1.2.1. Không có thông tin chắc chắn về mức độ vốn hóa Các thông tin hiện có không cho phép đánh giá chính xác hệ số đủ vốn của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhất trí cho rằng các ngân hàng Việt Nam nhìn chung hiện chưa đủ vốn, bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng có mục tiêu tăng lượng vốn tối thiểu. Năm 2004, bộ phận chuyên môn của IMF đã đánh giá rằng nhu cầu vốn của khu vực ngân hàng sẽ vào khoảng từ 15% tới 25% GDP3. Việc Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh, nhằm tiến tới tư nhân hóa một phần (cổ phần hóa) các ngân hàng này, cũng như việc vốn nước ngoài tăng mạnh trong một số ngân hàng cổ phần có thể đã cho phép nâng cao mức độ vốn hóa của khu vực ngân hàng song mức độ vốn hóa này hiện vẫn còn thấp nếu xét tới tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng và nguy cơ mất ổn định gắn liền với các nền kinh tế đang nổi có tốc độ tăng trưởng cao. Theo đánh giá do Fitch thực hiện vào năm 20064, hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio) của Việt Nam ở mức trung bình khoảng 5%, mức này thấp hơn rất nhiều so với mức của các nước châu Á mới nổi khác (14% ở Thái Lan, 13% ở Malaixia, 22% ở Inđônêxia5). Do vẫn còn chịu tác động của chính sách tín dụng theo mệnh lệnh hành chính và cơ chế áp chế tài chính trước đây, kể từ những năm 90, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã trải qua nhiều giai đoạn căng thẳng vì thiếu vốn và điều này buộc chính phủ Việt Nam phải nhiều lần tái cấp vốn. Tình hình của các ngân hàng thương mại quốc doanh, vốn chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống ngân hàng khi kiểm soát tới 75% tài sản, như vậy là rất mâu thuẫn. 1.2.2. Không có thông tin chắc chắn về chất lượng tài sản và dự phòng Tính chất mệnh lệnh trong quan hệ tín dụng trước đây (đặc biệt là hoạt động cho vay chính sách) đã cản trở sự phát triển của văn hóa rủi ro trong các tổ chức tín dụng và đặc biệt là trong các ngân hàng quốc doanh. Kết quả là, các ngân hàng quốc doanh hiện tập trung phần lớn các khoản nợ xấu theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước. Có lẽ tình hình này đang 3 B. Aitken (2004), “Can Vietnam outgrow its banking sector problems ?”, trong IMF Selected Issues, SM/04/379. 4 I. Tan và P. Tebbutt (2006), “The Vietnam banking system”, trong Fitch Country Report, 24/3.. 5 Dữ liệu lấy từ : IMF (2007), Global Financial Stability Report, tháng 9. Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ] 6/16 từng bước được khắc phục ở cấp độ toàn hệ thống vì hai lý do sau : các ngân hàng cổ phần đang phát triển mạnh trong cơ cấu ngân hàng với một phương thức quản trị gần với các tiêu chuẩn quốc tế hơn nếu ta so sánh các ngân hàng cổ phần với các ngân hàng quốc doanh và kể từ năm 2004, hoạt động cho vay chính sách của các ngân hàng quốc doanh được chuyển cho các định chế tài chính chuyên biệt (Quỹ hỗ trợ phát triển và Ngân hàng chính sách xã hội). Dù có thế nào, văn hóa rủi ro vẫn còn trong thời kỳ đầu phát triển của mình trong khi đó tín dụng vẫn phát với một tốc độ rất cao. Trong bối cảnh đó, việc không thể có được một hình ảnh rõ ràng về chất lượng danh mục nợ và dự phòng khiến ta không thể đưa ra một đánh giá đầy đủ về chất lượng tài sản ngân hàng : nếu tính theo chuẩn kế toán trong nước, tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 3% theo ngân hàng Nhà nước ; và con số này sẽ vào khoảng 15% theo đánh giá của Fitch trên cơ sở chuẩn mực IAS (International Accounting Standards)6. 6 I. Tan và P. Tebbutt (2006), “The Vietnam banking system”, trong Fitch Country Report, 24/3. Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ] 7/16 2. Hệ thống ngân hàng và chu trình tài chính 2.1. Các bước trình tự của khủng hoảng châu Á và khái niệm hưng phấn tài chính của F. Mishkin Nhiều mô hình nghiên cứu về căng thẳng tài chính đã được xây dựng kể từ cuối những năm 90 nhằm thuật lại các động thái nối tiếp nhau dẫn tới khủng hoảng tại các nước mới nổi7. Các mô hình này kết hợp tính động năng của các luồng luân chuyển vốn quốc tế với diễn biến thay đổi của các cơ cấu tài chính trong nước, đặc biệt ở cấp kinh tế vi mô. Chính vì vậy, các bước trình tự dẫn tới khủng hoảng thường tương đối độc lập với diễn biến của các chỉ số cơ bản về kinh tế vĩ mô (quan hệ phụ thuộc giữa tình trạng các chỉ số kinh tế vĩ mô xấu đi và khủng hoảng trong trường hợp này không mạnh bằng trong trường hợp các mô hình được xây dựng trong những năm 80 để mô phỏng về các cuộc khủng hoảng nợ). Xét trên góc độ thực nghiệm, các mô hình này có tính chính xác cao đối với trường hợp của các nền kinh tế mới nổi đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang từng bước hội nhập vào nền tài chính quốc tế. Như vậy, có thể sử dụng các mô hình này nhằm xác định các rủi ro mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện đang phải đối mặt. Trong loại mô hình này, tình trạng rủi ro tài chính vi mô tăng cao bắt nguồn từ hiện tượng các nguồn vốn đầu vào tăng tốc đổ vào hệ thống tài chính trong nước vốn đã có nhiều bất cập về mặt thông tin và cẩn trọng. Trong giai đoạn đầu, ngay cả khi cho phép củng cố đà tăng trưởng, các nguồn vốn nước ngoài đầu vào vẫn là một trong những yếu tố gây ra tình trạng mất cân đối cho bảng tổng kết tài sản. Điều này đặc biệt đúng với các hệ thống ngân hàng mà ở đó sự tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn nước ngoài đã tạo điều kiện cho vay nợ bằng ngoại tệ nhằm tài trợ cho các khoản tín dụng bằng nội tệ (do lãi suất đi vay bằng ngoại tệ thấp hơn so với lãi suất cho vay bằng đồng nội tệ, nên biên độ trung gian chênh lệch là lớn). Trong giai đoạn đầu này, tăng trưởng đi kèm với tình trạng mất cân đối về tài chính và thị trường chỉ nhìn nhận được một cách hết sức phiến diện trước tác động của không khí « hưng phấn »8 nói chung. Trong giai đoạn thứ hai, ngược lại đó lại là trạng thái « trầm uất » : thực vậy, trong một bầu không khí ngày càng mất lòng tin khiến các nhà đầu tư và đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài giảm dần thời gian đáo hạn của các các khoản cho vay, tình trạng mất cân đối của bảng tổng kết tài sản bằng ngoại tệ (tài sản có bằng đồng bản tệ được tài trợ bởi các tài sản nợ bằng ngoại tệ) sẽ đi liền với tình trạng mất cân đối về kỳ hạn (tài sản có tức là các khoản cho vay thì mang tính dài hạn trong khi đó các khoản này lại được tài trợ bởi các khoản đi vay tức tài sản nợ với thời hạn đáo nợ ngày càng bị rút ngắn). Tình trạng ngày càng căng thẳng đối với tính thanh khoản của hệ thống tài chính cũng chính là tình trạng nợ nước ngoài ngắn hạn ở mức rất cao (hệ số nợ nước ngoài ngắn hạn trên dự trữ ngoại hối tăng). Thanh khoản ngân hàng như vậy nằm ở vị trí trung tâm trong các bước trình tự do loại mô hình này miêu tả. Như vậy khủng hoảng xảy ra do một cú sốc ngoại sinh hoặc do sự cạn kiệt nội sinh của chu trình tài chính : i. Các mô hình có sử dụng cú sốc ngoại sinh nhấn mạnh tới tác động của kỳ vọng9. Đối với các chủ nợ quốc tế, do tình hình bảng tổng kết tài sản ngày một xấu đi, chỉ cần một sự kiện tương đối nhỏ là đủ để làm thay đổi đột ngột về dự báo đối với tính bền vững của việc huy 7 P. Pesenti và C. Tille (2000), « The economics of currency crises and contagion: an introduction », trong Federal Reserve Bank of New York Economic Policy Review, tháng 9 . P. Krugman (2001), « Crisis : the next generation ? », Razin Conference, Tel Aviv University, 25-26/3. Tổng hợp : A. Cartapanis (2004), « Les crises de change : qu’avons-nous appris depuis 10 ans ? » , trong Economie Internationale, Vol. 7, số 1. 8 F. Mishkin (1998), «Lessons from the Asian crisis », trong Journal of International Money and Finance, 18 (4). 9 P. Artus (2000), Crises de pays émergents. Faits et modèles explicatifs, Economica, Paris. Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ] 8/16 động tài chính phục vụ nền kinh tế. Một cú sốc như vậy có thể làm khủng hoảng xảy ra nhanh hơn : các ngân hàng trong nước không còn khả năng đáo nợ bằng ngoại tệ dễ dàng như trước đây, điều này dẫn tới việc các luồng vốn thuần nước ngoài bị rút khi thời hạn trả nợ đến. Tình trạng căng thẳng về thanh khoản ngoại tệ làm sụt giảm tỷ giá hối đoái và yếu tố này đến lượt mình lại làm cho các ngân hàng mất khả năng thanh toán do hiện tượng chênh lệch tiền tệ (currency mismatch). Thu nhập từ tài sản có bằng đồng nội tệ không còn đủ để chi trả cho các khoản nợ bằng đồng ngoại tệ đã đến kỳ thanh toán khi tỷ giá hối đoái sụt giảm gây mất giá đối với đồng bản tệ. Tình trạng mất khả năng thanh toán càng nghiêm trọng hơn khi khủng hoảng lan sang các lĩnh vực của nền kinh tế thực, làm giảm sút chất lượng của tài sản ngân hàng do tình trạng nợ xấu tăng và do sự sụt giảm của giá chứng khoán và bất động sản. ii. Các mô hình mô phỏng tình trạng cạn kiệt nội sinh được xây dựng trên cơ sở lý thuyết của Mishkin về chu trình tài chính. Theo chúng tôi, các mô hình này cho phép ta biết được một cách rất hoàn chỉnh về tình hình căng thẳng tài chính có thể xảy ra trong một nền kinh tế mới nổi năng động và có sức hấp dẫn cao trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài10. Tăng trưởng GDP mạnh trong một thời gian dài sẽ thu hút vốn nước ngoài và điều này đẩy giá chứng khoán lên cao. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ thuận lợi khi huy động vốn, cả từ thị trường (tăng vốn, phát hành trái phiếu) và từ các ngân hàng (giá trị chứng khoán của các nguồn vốn tự có của các ngân hàng tăng là một tác động). Tuy nhiên, giá chứng khoán tăng mạnh, khi thổi phồng giá trị thị trường của tài sản vốn tự có của doanh nghiệp, dần dần có thể dẫn tới tình trạng chênh giữa khu vực tài chính và khu vực thực : hệ số nợ/vốn tự có có xu hướng giảm trong khi đó hệ số nợ/thu nhập lại tăng. Điều này được giải thích bằng việc song song với việc khắc phục hạn chế về thanh khoản và tăng đầu tư về khối lượng, tín dụng tăng trưởng cộng với hiện tượng vốn nước ngoài ồ ạt đổ váo dần dần sẽ dẫn tới tình trạng khả năng sinh lời của đồng vốn dần dần giảm (tăng tích trữ vốn sẽ làm giảm năng suất biên). Xét về mặt thực nghiệm, có thể có ba giai đoạn : trong giai đoạn đầu, chỉ số cổ phiếu và tín dụng ngân hàng tăng nhanh hơn cả giá trị gia tăng song giá trị gia tăng vẫn tiếp tục có xu hướng tăng đều. Giai đoạn này tương ứng với tình trạng « hưng phấn » trên thị trường, điều này làm công tác đánh giá đúng rủi ro trở nên phức tạp. Tuy nhiên, chính trong giai đoạn tăng trưởng này tình hình có nguy cơ dần dần xấu đi ; trong giai đoạn thứ hai, hiệu ứng của việc đầu tư quá mức bắt đầu có tác động rõ rệt trong một số lĩnh vực (bất động sản, xây dựng) và tăng trưởng GDP bị chậm lại. Chất lượng tài sản ngân hàng bị suy giảm (tỷ lệ nợ xấu tăng). Song song với đó, tình trạng nghi ngờ gia tăng của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, sẽ gây sức ép đối với thanh khoản bằng ngoại tệ. Tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ làm tăng áp lực nợ ; trong giai đoạn thứ 3, tình trạng mất lòng tin ngày càng lan rộng gây ra tình trạng rút vốn thuần, làm giảm giá chứng khoán và sụt tỷ giá. Đây chính là giai đoạn trong đó chu trình tài chính sau một giai đoạn đỉnh cao bắt đầu đi vào giai đoạn tụt dốc trước sức ép của tình trạng nợ của nền kinh tế thực. Trước đây, tình trạng này đã bị che dấu khi thanh khoản còn dư thừa : tình trạng tăng của hệ số nợ/thu nhập đã bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn trước sẽ ngày càng gia tăng và hệ số nợ/vốn tự có cũng tăng theo do giá giảm trên thị trường tài chính. Căng thẳng về thanh khoản sẽ gây căng thẳng về khả năng thanh toán và tình hình này sẽ gây khan hiếm thanh khoản theo cơ chế « chu trình tương tác ». Nền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng tài chính vĩ mô. Trong bất cứ trường hợp nào (cú sốc ngoại sinh hay cạn kiệt nội sinh), các luồng vốn đầu vào sẽ đột ngột giảm (« sudden stop ») và kéo theo tính trạng mất khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và tiếp đó, một cuộc khủng hoảng ngoại hối sẽ dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng. Tình hình trên có thể được đánh giá là một 10 M. Aglietta (2005), Macroéconomie financière, La découverte, Paris. Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ] 9/16 cuộc khủng hoảng kép. Nếu như các chỉ số cơ bản về kinh tế vĩ mô không phải là nguyên nhân gây khủng hoảng, thì cuộc khủng hoảng này cũng gây ra mất cân đối kinh tế vĩ mô ở mức độ nghiêm trọng (tỷ giá sụt giảm, lạm phát tăng cao, bùng nổ nợ chính phủ và đặc biệt là GDP giảm). Một số yếu tố mất cân bằng có thể ảnh hưởng lâu dài tới tính hiệu quả của chính sách kinh tế vĩ mô : công tác thực hiện ngân sách sẽ gặp khó khăn do tình trạng nợ công tăng cao vì Nhà nước phải tái cấp vốn cho các ngân hàng và do tỷ giá hối đoái bị mất giá ; chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt nhằm thiết lập lại tình trạng cân bằng với bên ngoài và kiềm chế lạm phát. Chính vì vậy, khả năng tăng trưởng có thể chịu tác động tiêu cực từ kiểu khủng hoảng này. Đó cũng là trường hợp của Inđônêxia sau thời gian 1998, thời điểm mà khủng hoảng tài chính đã để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Mô hình thế hệ 3 : bùng phát khủng hoảng do cạn kiệt nội sinh của chu trình tài chính Giai Đoạn 1 : Hệ số (Nợ/Vốn tự có theo giá thị trường) giảm do giá tăng Giai Đoạn 2 : Hệ số (Nợ/Thu nhập) bắt đầu tăng, tương tự như vậy với hệ số (chi phí tài chính/Thu nhập) Giai Đoạn 3: Hệ số (Nợ/Vốn tự có) tăng và các hệ số (Nợ /Thu nhập) và (Chi phí tài chính/Thu nhập) cũng tăng theo. Khủng hoảng ở đây là khủng hoảng bảng tổng kết tài sản. 2.2. Luồng vốn vào, chu trình tín dụng và giá tài sản ở Việt Nam Phải chăng ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay đang có được sự năng động tài chính tương tự như ở các giai đoạn hưng phấn tài chính mà chúng tôi vừa mô tả trong các mô hình trên đây ? Trên thực tế, những năm vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các luồng vốn đổ vào hệ thống tài chính Việt Nam. Nguyên nhân là do sức hấp dẫn mạnh mẽ của thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO và liên tục đạt mức tăng trưởng cao qua nhiều năm. Lấy ví dụ năm 2007, mặc dù mức thâm hụt vãng lai là khá lớn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn thu hút được một lượng ngoại tệ ròng lên đến 9 tỷ USD, tức khoảng 13 đến 14% GDP (xem sơ đồ 1 và 2). Luồng vốn quốc tế ồ ạt đổ vào Đầu tư thái quá/Dư thừa năng lực sản xuất Các nhà đầu tư quốc tế mất long tin trước tình tr hệ số nợ/thu nhập tăng cao Chênh lệch tiền tệ trong bảng tổng kết tài sản Giá tài sản tài chính tăng Tăng trưởng tín dụng > tăng trưởng GDP khả năng sinh lời của vốn giảm trong khu vực thực GDP tăng trưởng chậm lại Hệ số nợ ngắn hạn/dự trữ ngoại hối tăng Rút vốn Giá tài sản giảm GDP giảm + mất khả năng chi trả các cam kết với bên ngoài Ng hàng khủng hoảng khả năng thanh toán làm giảm lượng tín dụng cấp cho doanh ng Mất cân đối về kỳ hạn trong ngân hàng Dự trữ và tỷ giá sụt giảm Ngân hàng bị kh hoảng thanh khoản ngoại tệ ồ ố Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ] 10/16 Sơ đồ 1 : Cơ cấu cán cân chung (Tỷ USD) Sơ đồ 2 : Cơ cấu cán cân chung (theo tỷ lệ % của GDP) -5 -3 -1 1 3 5 7 9 11 13 15 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (est.) balance des capitaux balance courante balance globale -10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (est.) -10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% balance des capitaux (g) balance courante (g) balance globale (d) Chú thích: balance des capitaux = cán cân vốn; balance courante: cán cân vãng lai ; balance globale = cán cân chung Nguồn : IMF và AFD/RCH (A. Silve) Các luồng vốn đổ vào nhiều đã tạo tiền đề cho sự tăng trưởng rất mạnh mẽ của tín dụng ngân hàng trong những năm vừa qua: tổng dư nợ tín dụng đã tăng từ 30% lên 70% GDP kể từ cuối những năm 1990. Ngoài ra, kể từ năm 2006, lượng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam cũng tương quan với mức tăng của chỉ số trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (chỉ số VNI – Viet Nam Index tăng 280% trong khoảng thời gian từ đầu năm 2006 đến tháng 3 năm 2007) và tính bất ổn đáng kể của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trong tình hình bất ổn chung của các thị trường tài chính thế giới, chỉ số VN Index đã giảm mạnh từ cuối năm vừa qua. Sự sụt giảm này cho thấy rằng giá tài sản ở Việt Nam ngày càng nhạy cảm hơn trước diễn biến của tình hình kinh tế thế giới. Sơ đồ 3 : Tín dụng ngân hang Chỉ số 4 : Chỉ số chứng khoán (% GDP) 0 200 400 600 800 1000 1200 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nguồn : IMF Ecowin, tính toán của AFD (dữ liệu được sử dụng cho năm 2007 là dữ liệu của tháng 3) Trong giai đoạn phát triển nóng của VNI, hoạt động tài chính của các ngân hàng Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự gia tăng của các chỉ số chứng khoán. Để đối phó với tình hình này, các cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ đã tìm cách điều tiết những thái quá của chu trình tài chính trên đà mất kiểm soát. Theo quy định mới ban hành vào tháng 1, trong năm nay các ngân hàng có nghĩa vụ ngừng cấp vốn cho các quỹ đầu tư của họ, đồng thời nâng mức đối trọng rủi ro đối với các khoản tín dụng cấp cho các quỹ đầu tư đó từ 100 lên 150%11. Tiếp đến, kể từ tháng 6, các ngân hàng có nghĩa vụ giới hạn lượng tín dụng cấp cho các quỹ đầu tư ở mức 3% trên tổng dư nợ. Cuối cùng, các ngân hàng có nghĩa vụ báo cáo hàng tháng cho Ngân hàng Nhà nước về tình hình tín dụng dành cho các quỹ đầu tư. Hiện tại, các danh mục đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong các bảng tài sản dường như chủ yếu 11 IMF (2007), Vietnam – Staff Report for the 2007 article IV consultation, août. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ] 11/16 tập trung tại các ngân hàng cổ phần nhỏ, trong khi đó các ngân hàng thương mại nhà nước nhìn chung đều cho vay đầu tư chứng khoán ở mức thấp hơn nhiều so với mức trần 3%. Tình hình phát triển nóng của các thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn từ đầu năm 2006 đến giữa năm 2007 đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ hơn một thị trường tài chính còn non trẻ và đang phát triển trong bối cảnh tính thanh khoản tăng mạnh. Chính vì vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (State Securities Commission) đã tìm cách tăng cường sự minh bạch tài chính của các công ty niêm yết. Đây là một việc làm vô cùng cần thiết khi số lượng công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đã tăng mạnh trong những năm vừa qua (đặc biệt là trong tháng 12 năm 2006 để tranh thủ ưu đãi về thuế trước khi các ưu đãi này chấm dứt). Nhìn chung, quá trình tăng độ sâu cho hệ thống tài chính (có thể xác định được thông qua sự gia tăng tỷ lệ tín dụng/GDP) đương nhiên là một chiều hướng tích cực bởi vì xu hướng này phù hợp với sự phát triển của hoạt động liên ngân hàng, tức là phù hợp với xu hướng phát triển năng lực huy động vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến chất lượng thể chế, vốn khó đong đếm, khi đánh giá tính bền vững của quá trình tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Sở dĩ như vậy là bởi về mặt lý thuyết, các luồng vốn nước ngoài có thể làm tăng tính thanh khoản của một hệ thống tài chính chưa được giám sát tốt, non yếu về quản lý rủi ro và tính minh bạch của chủ thể đi vay. Mặc dù sự tăng trưởng tín dụng cho phép đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm lãi suất của các khoản vay ngắn hạn, nhưng sự gia tăng nguồn vốn có thể gây bất lợi ở chỗ nó làm tăng tính dễ bị tổn thương tài chính trong các bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng và doanh nghiệp. Về mặt kinh tế vĩ mô, những khả năng dễ bị tổn thương đó – đặc biệt là mức độ đòn bẩy nợ quá cao và sự phụ thuộc quá nhiều vào ngoại tệ - chính là một yếu tố quan trọng gây ra rủi ro hệ thống thường gặp trong giai đoạn kinh tế cất cánh với tốc độ cao và có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng tài chính trong trường hợp có sốc (đặc biệt là sụt giảm tỷ giá hối đoái và tăng lãi suất). 2.3. Xu thế đô la hóa : một rủi ro tiềm tàng nhưng hiện vẫn hạn chế được Xu hướng đô la hóa là một yếu tố gắn liền với hệ thống tài chính Việt Nam. Xu hướng này cần phải được tính đến khi đánh giá về rủi ro hệ thống. Do tỷ lệ đô la hóa tiền gửi khá cao – cho dù có chiều hướng giảm (hiện này là 25%, trong khi năm 2000 là 40%), nên một phần hoạt động trung gian ngân hàng đã làm phát sinh các khoản tín dụng bằng ngoại tệ (chủ yếu là đô la). Kết quả là 22% tín dụng hiện nay đã bị đô la hóa, nhưng quá trình đô la hóa này đã trải qua hai giai đoạn trong những năm vừa qua: ‰ trong giai đoạn từ 2000 đến 2004, tín dụng bằng đồng đô la đã gia tăng cùng với sự nới rộng khoảng cách chênh lệch về lãi suất tiền đồng và lãi suất đô la – khoảng chênh lệch này đã tăng từ 240 lên 710 pdb, mà nguyên nhân là sự đối lập giữa hai xu hướng : xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của Mỹ và xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của Việt Nam ; ‰ trong giai đoạn từ 2004 đến 2007, mức độ đô la hóa đã giảm đi, có thể là do việc Hoa Kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ. Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ] 12/16 Sơ đồ 5 : Tỷ trọng tín dụng bằng ngoại tệ trên tổng lượng tín dụng ( %) 0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn : IMF, Statistical Appendix, tính toán của tác giả (dữ liệu sử dụng cho năm 2007 là dữ liệu thu thập vào tháng 3) Bảng 1 : Lãi suất và khoảng cách giữa tín dụng bằng đồng Việt Nam và tín dụng bằng đô la ( %) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Ngắn hạn, tiền đồng 9,8 8,8 9,9 10 10,7 12 11,8 11,8 Trung hạn, tiền đồng 10,4 9,9 10,8 10,7 11,7 13,6 13,7 13,7 Ngắn hạn, ngoại tệ 7 4,6 4,3 3,1 3,6 5,5 5,5 5,7 Spread giữa tín dụng tiền đồng và tín dụng ngoại tệ 280 420 560 690 710 650 630 610 Nguồn : IMF, Statistical Appendix, tính toán của tác giả (dữ liệu sử dụng cho năm 2007 là dữ liệu thu thập vào tháng 3) ‰ Việc mở tín dụng bằng ngoại tệ đã cho phép các ngân hàng cân đối được bảng tổng kết tài sản bằng ngoại tệ của họ và hạn chế rủi ro ngoại hối trong một môi trường thiếu vắng các công cụ bảo hiểm trước những dao động về tỷ giá của đồng Việt Nam. Tỷ lệ bù đắp của lượng tiền gửi bằng ngoại tệ đối với các khoản cho vay bằng đô la đã tăng nhanh trong những năm vừa qua : từ 40% năm 2001 lên 80% đầu năm 2007 (sơ đồ 6). Nhìn từ góc độ này, lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam có được một bảng tổng kết tài sản bằng ngoại tệ tương đối cân bằng: các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 3 đến 4 % của GDP đầu năm 2007, trong khi năm 2001 là 11%. Nếu tính cả các tài sản bằng ngoại tệ khác ngoài các khoản nợ thì bảng tổng kết bằng ngoại tệ có lẽ gần đạt mức cân bằng. Xét trên khía cạnh này thì có thể kết luận rằng lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam khác biệt rất lớn so với hệ thống ngân hàng châu Á khác trước cuộc khủng hoảng 1997-98, xét trên phương diện cơ cấu của bảng tổng kết tài sản. Sơ đồ 6 : Tín dụng và tiền gửi bằng ngoại tệ (% GDP) Và tỷ lệ bù đắp 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 14,0 16,0 18,0 20,0 22,0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 0,0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 Crédit en devises - échelle de gauche Dépots en devises - échelle de gauche Crédit en fx/Dépots en fx - échelle de droite Nguồn : IMF, Statistical Appendix, tính toán của tác giả (dữ liệu sử dụng cho năm 2007 là dữ liệu thu thập vào tháng 3) Chú thích : tín dụng bằng ngoại tệ (các cột bên trái – số liệu bên tung trái ) ; tiền gửi bằng ngoại tệ (cột bên phải, số liệu bên tung trái) Shared by [ Click ]hared by http:// lubtaichinh.net [ lick ] 13/16 Mặc dù lĩnh vực ngân hàng có được bảng tổng kết tài sản bằng ngoại tệ tương đối cân bằng nhưng không vì vậy mà xóa bỏ được hết các rủi ro của tình trạng đô la hóa hệ thống tài chính: ‰ chế độ hối đoái Việt Nam gắn với đô la, do vậy có thể được người đi vay nhìn nhận như một sự bảo hiểm ngầm trước những rủi ro về hối đoái, tương tự như trường hợp của các nước Đông Nam Á trước khủng hoảng 1997-98. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng hóa không trao đổi được (tức là những doanh nghiệp không xuất khẩu và không có nguồn thu bằng ngoại tệ), sự nhìn nhận sai lệch về rủi ro hối đoái có thể là một yếu tố rủi ro lớn. Nhìn từ góc độ này, như Ngân hàng thanh toán quốc tế đã nhấn mạnh nhiều lần trong những năm qua, việc mở tín dụng bằng ngoại tệ sẽ cho phép các ngân hàng hạn chế được rủi ro hối đoái nhưng có thể làm tăng rủi ro tín dụng nếu như phương thức tài trợ này làm phát sinh rủi ro hối đoái đối với các các bảng tổng kết của các đối tác của họ ; ‰ ngoài ra, sẽ có sự mất cân đối về kỳ hạn khá lớn giữa các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ (thường tương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf31_nc_bl_systemic_risks_afd_vn_4314_.PDF
Tài liệu liên quan