Ở Việt Nam, một thị trường mới nổi, phần lớn các thương vụ mua
lại và sáp nhập trong thời gian vừa qua, và ít nhất trong vòng
năm năm tới, không phải nhằm mục đích này. Do đó, việc sa thải
công nhân hàng loạt sau các giao dịch M&A làm cho thất nghiệp
gia tăng không phải là một mối lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam
trong tình hình hiện nay.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rủi ro trong chọn đối tác chiến lược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rủi ro trong chọn đối tác chiến lược
Xoay quanh việc chọn đối tác chiến lược, có 10 quan niệm sai lạc
thường khiến các doanh nghiệp không thể phát triển những cơ
hội hợp tác.
1. Khi một nhà đầu tư tổ chức mua cổ phiếu của một công ty,
họ trở thành đối tác chiến lược của công ty đó.
Cần phân biệt nhà đầu tư tài
chính và nhà đầu tư chiến
lược. Nhà đầu tư tài chính
thường chỉ bỏ vốn vào công ty
bạn, và trong một số trường
hợp, tùy vào tỷ lệ sở hữu, họ
có thể cử đại diện vào Hội đồng Quản trị ở công ty nhưng không
tham gia sâu hơn vào các hoạt động trong doanh nghiệp.
Nhà đầu tư tài chính cũng quan tâm nhiều hơn, nếu không muốn
nói chỉ quan tâm, đến lợi nhuận. Họ thường là những nhà đầu tư
với tầm nhìn từ 3-5 năm, và sẵn sàng rút vốn khi đã đạt mức lợi
tức đầu tư (ROI - Return on investment) mong đợi.
Một trong những dạng nhà đầu tư tài chính phổ biến hiện nay là
các quỹ đầu tư tư nhân (private equity funds). Các quỹ này
thường cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động và hệ thống báo
cáo tài chính của công ty mà họ đã chọn để bỏ vốn đầu tư với
mục đích tối đa hóa giá trị công ty khi rút vốn.
Do đó, các quỹ đầu tư tư nhân này cũng không phải là một sự
thay thế hoàn hảo cho các đối tác chiến lược, những người thực
sự trợ giúp công ty phát triển với những tầm nhìn dài hạn hơn.
Nhà đầu tư chiến lược, trái lại, khi đã bỏ một lượng vốn nhất định
để sở hữu một tỷ lệ đáng kể trong công ty bạn, sẽ cố gắng cải
thiện năng lực và vị thế cạnh tranh của công ty. Vì thế, những
nhà đầu tư tổ chức sở hữu chưa đến 5% tổng số cổ phần trong
một công ty là đối tác chiến lược của công ty đó là không chính
xác.
Thông thường, nhà đầu tư chiến lược có thể đóng góp thêm cho
công ty bạn bằng công nghệ hiện đại, quyền sở hữu trí tuệ, kỹ
năng quản lý, tiếp thị, khả năng tiếp cận với những thị trường
mới, khách hàng mới... Bằng cách đó, họ mong đợi công ty bạn
sẽ có thể đạt được những khoản lợi nhuận vượt trội so với các
công ty trong ngành, và họ được chung hưởng với bạn thành quả
đó.
2. Công ty của tôi đang hoạt động tốt. Do đó, tôi không cần
đối tác chiến lược.
Đúng là hiện tại bạn không cần tìm thêm đối tác chiến lược.
Nhưng hãy nghĩ lại xem: chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngày mai, một
trong những đối thủ cạnh tranh của bạn thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược với một công ty quốc tế và bành trướng ngay trong thị
trường của bạn? Bạn có tham vọng làm cho công ty của mình
hoạt động ở mức độ “tốt hơn cả tốt” nữa không?
Nếu bạn lúng túng với câu hỏi thứ nhất và trả lời có với câu hỏi
thứ hai, bạn nên xem xét việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
với một công ty khác, một công ty có thể đóng góp vào công ty
bạn không chỉ có vốn, mà còn công nghệ và kỹ năng chuyên môn
quý báu khác.
3. Công ty càng có nhiều đối tác chiến lược càng tốt.
Có nhiều đối tác chiến lược cùng một lúc đồng nghĩa với việc
công ty theo đuổi nhiều chiến lược trong cùng một thời điểm. Việc
này làm cho nguồn lực của công ty bị dàn trải quá mỏng, và có
thể sẽ dẫn tới không thành công trong việc theo đuổi các chiến
lược đó.
Ngoài ra, nếu có nhiều đối tác chiến lược, rất có khả năng chiến
lược mà các đối tác muốn công ty theo đuổi lại mâu thuẫn nhau.
Do đó, số lượng đối tác chiến lược cần được công ty cân nhắc ở
một mức độ phù hợp, và “chất lượng” của các đối tác đó cần
được chú trọng xem xét nhiều hơn là công ty cần có bao nhiêu
đối tác chiến lược.
4. Chỉ khi nào thất bại người ta mới bán doanh nghiệp của
mình.
Mặc dù đã có những công ty thất bại được công ty khác mua lại,
nhưng trong thực tế rất khó bán được những công ty như thế.
Trái lại, các công ty có mô hình kinh doanh tốt, đội ngũ quản lý
giỏi, lợi nhuận cao luôn được nhiều nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội
để sở hữu một phần.
Do đó, nếu bạn có thể bán được công ty của mình với giá tốt, bạn
đã thành công trong việc tạo ra một doanh nghiệp hiệu quả! Bạn
có thể tự hào về điều đó.
5. Mua bán công ty cũng giống như mua bán các loại hàng
hóa khác.
Ở một góc độ nhất định, việc mua bán công ty cũng có những
điểm tương đồng như việc mua bán các loại sản phẩm khác. Tuy
nhiên, mức độ phức tạp trong quy trình thực hiện, lượng thời gian
và kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện tốt việc mua bán
một công ty lại lớn hơn rất nhiều so với việc mua bán các sản
phẩm khác. Điều đó có nghĩa là công việc này không phải ai cung
có thể làm tốt được.
6. M&A (sáp nhập và mua lại) là một cách để các công ty
nước ngoài “nuốt chửng” các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong trường hợp bạn bán toàn bộ doanh nghiệp của mình,
thông thường công ty của bạn sẽ biến mất và được sáp nhập vào
công ty đi mua lại. Nói cách khác, công ty bạn sẽ bị “nuốt chửng”
bởi công ty kia.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bán một phần công ty của mình cho một
đối tác chiến lược, bạn vừa có thêm nguồn vốn kinh doanh, vừa
tiếp thu thêm được những công nghệ và kỹ năng chuyên môn
của đối tác. Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ được lợi ích của mình
trong công ty và mối lo “bị nuốt chửng” sẽ không phải là sự bận
tâm chính của bạn nữa.
7. M&A không tốt cho Việt Nam vì các công ty thường sa thải
nhân viên hàng loạt sau khi hoàn tất giao dịch, làm cho tỷ lệ
thất nghiệp gia tăng.
Có nhiều động cơ dẫn đến các giao dịch mua lại và sáp nhập.
Trong phần lớn các trường hợp, lý do điển hình để thực hiện một
giao dịch M&A là nâng cao giá trị doanh nghiệp được mua lại
bằng cách làm cho doanh nghiệp đó phát triển hơn nữa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng M&A thực sự tạo thêm việc làm,
và giúp cải thiện hiệu quả chung của nền kinh tế qua việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp M&A được thực hiện với mục
tiêu loại bỏ đối thủ cạnh tranh, giảm bớt nguồn cung vì nguồn
cung trong ngành đã vượt quá xa so với lượng cầu của thị
trường. Giao dịch có động cơ này thường được tiếp nối với việc
đóng cửa bớt các nhà máy, sa thải công nhân hàng loạt...
Tuy nhiên, các giao dịch dạng này chỉ xảy ra ở một số ngành, một
số thị trường, vào những thời điểm nhất định vì nó rất tốn kém,
chẳng hạn như ngành ô tô ở thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ vào
cuối những năm 1990.
Ở Việt Nam, một thị trường mới nổi, phần lớn các thương vụ mua
lại và sáp nhập trong thời gian vừa qua, và ít nhất trong vòng
năm năm tới, không phải nhằm mục đích này. Do đó, việc sa thải
công nhân hàng loạt sau các giao dịch M&A làm cho thất nghiệp
gia tăng không phải là một mối lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam
trong tình hình hiện nay.
8. Bán cổ phiếu phát hành thêm cho đối tác chiến lược chỉ
đơn giản là một cách huy động thêm vốn.
Đúng vậy, bán cổ phiếu phát hành thêm cho đối tác chiến lược là
một cách huy động thêm vốn, nhưng nó có những ảnh hưởng
nhất định đi kèm mà bạn cần nắm rõ trước khi thực hiện. Chẳng
hạn như:
- Sau khi phát hành thêm cổ phiếu, quyền kiểm soát công ty
thuộc về ai? Có như dự kiến của bạn không?
- Cơ cấu tài chính của công ty thế nào sau khi hoàn tất giao dịch.
Thông thường, các công ty thường cố gắng tối ưu hóa cấu trúc
tài chính nhằm tối đa hóa giá trị của công ty.
- Nếu người mua là một đối tác chiến lược, bạn cần chắc chắn
rằng bạn cùng chia sẻ quan điểm cũng như chiến lược mà đối tác
đó dự kiến áp dụng với công ty bạn.
9. Chào bán cổ phiếu ra công chúng qua đấu giá là cách huy
động vốn tốt nhất vì các cuộc đấu giá luôn đem lại giá bán
tốt nhất.
Khi công ty có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các hoạt động của
mình, có nhiều phương án để chọn lựa tùy thuộc vào đặc điểm
của mỗi công ty, tình hình thị trường vốn, thị trường nợ vào thời
điểm đó, và các mục tiêu khác của công ty, chẳng hạn như duy trì
quyền kiểm soát công ty, cải thiện mức độ xếp hạng tín dụng của
công ty... Do đó, không có phương án tài trợ nào là tốt nhất cho
tất cả các công ty vào tất cả mọi thời điểm.
Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán đi xuống, bán cổ phần cho
đối tác chiến lược lại là một chọn lựa tốt hơn so với việc phát
hành cổ phiếu ra công chúng.
Trước hết, ngoài vốn ra, đối tác chiến lược còn có thể đóng góp
cho công ty các kỹ thuật công nghệ mới, kỹ năng quản lý, tiếp thị
tiên tiến, khả năng tiếp cận thị trường mới... điều mà các nhà đầu
tư cá nhân không có khả năng thực hiện.
Kế đến, các nhà đầu tư chiến lược thường sẵn lòng trả giá cao
hơn giá thị trường, vì họ mong đợi vào những lợi ích cộng hưởng
đạt được sau giao dịch.
10. Các nhà đầu tư rất thích các công ty có ngành nghề đa
dạng. Nên công ty càng đa dạng hóa ngành nghề càng tốt.
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn thích những công ty không
đa dạng hóa và chỉ tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi
của họ, ngành nghề mà họ có thể làm tốt nhất. Lý do rất đơn
giản, là nhà đầu tư, nếu muốn đa dạng hóa vào ngành nghề nào,
họ luôn có thể kiếm được một công ty khác chuyên về ngành
nghề đó để đầu tư.
Bằng cách đó, nhà đầu tư có thể tự họ đa dạng hóa danh mục
đầu tư của họ, và bảo đảm rằng những khoản đầu tư của mình
luôn được đặt vào tay những công ty tốt nhất trong ngành mà họ
muốn đầu tư.
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều công ty đa dạng hóa vào quá nhiều
ngành nghề, ngay cả những ngành nghề không phải là năng lực
cốt lõi của họ. Điều này làm cho việc tìm kiếm đối tác chiến lược
trở nên khó khăn hơn, vì đối tác tiềm năng chỉ muốn một trong
những ngành nghề mà các công ty trong nước đang hoạt động,
và không muốn các ngành kia vì họ không có kỹ năng chuyên
môn trong ngành đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12.pdf