Nếu sếp cảm thấy ấn tượng với bạn và cảm thấy những ý tưởng
bạn đưa ra đủ sức thuyết phục, họ sẵn sàng trả mức lương hậu
hĩnh để bạn về đầu quân cho họ. Vì vậy, bạn nên bộc lộ năng
lực của mình trong buổi phỏng vấn, đừng vội nhắc đến mức
lương cho đếnkhi nhà tuyển dụng đề cập tới. Tuy nhiên, không
ít ứng viên gặp rắc rối vì vấn đề lương lậu. có người hấp tấp thể
hiện sự vui mừng khi thấy người phỏng vấn đưa ra mức lương
cao hơn họ nghĩ. Người khác đánh mất cơ hội việc làm trong
tầm tay chỉ vì đưa ra mức lương cao ngất ngưởng
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sai lầm thường gặp khi đàm phán mức lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sai lầm thường gặp khi đàm phán mức lương
Không ít ứng viên gặp rắc rối vì vấn đề lương lậu. Có người hấp
tấp thể hiện sự vui mừng khi thấy người phỏng vấn đưa ra mức
lương cao hơn họ nghĩ. Người khác đánh mất cơ hội trong tầm
tay chỉ vì đưa ra mức lương cao ngất ngưởng…
Hồ sơ xin việc và CV của bạn đã gây ấn tượng tốt, đưa bạn vào
danh sách ứng viên được gọi phỏng vấn của nhà tuyển dụng.
Bạn tự tin với những câu hỏi về kinh nghiệm, kỹ năng nhưng lại
băn khoăn nếu gặp phải câu hỏi về lương lậu.
Bạn nên bộc lộ năng lực của mình chứ đừng
chăm chăm nhắc đến tiền lương trong buổi
phỏng vấn -
Trong cuộc phỏng vấn, đề cập đến lương trước khi người phỏng
vấn nhắc tới là một điều tối kị. Theo Ronald Kaufman, tác giả
cuốn “Cẩm nang đi đến thành công”: Nếu bạn nhắc đến lương
lậu trước, người phỏng vấn sẽ cảm thấy bạn chỉ quan tâm đến
tiền bạc, chỗ nào trả lương cao bạn sẽ theo chỗ đó chứ không
xác định gắn bó lâu dài với công ty của họ.
Nếu sếp cảm thấy ấn tượng với bạn và cảm thấy những ý tưởng
bạn đưa ra đủ sức thuyết phục, họ sẵn sàng trả mức lương hậu
hĩnh để bạn về đầu quân cho họ. Vì vậy, bạn nên bộc lộ năng
lực của mình trong buổi phỏng vấn, đừng vội nhắc đến mức
lương cho đến khi nhà tuyển dụng đề cập tới. Tuy nhiên, không
ít ứng viên gặp rắc rối vì vấn đề lương lậu. có người hấp tấp thể
hiện sự vui mừng khi thấy người phỏng vấn đưa ra mức lương
cao hơn họ nghĩ. Người khác đánh mất cơ hội việc làm trong
tầm tay chỉ vì đưa ra mức lương cao ngất ngưởng…
Dưới đây là một sai lầm Kaufman cho rằng, các ứng viên
thường mắc nhất khi đàm phán lương trong buổi phỏng vấn:
- Đưa ngay con số cụ thể
Một số ứng viên thường bị nhầm bởi câu hỏi về mức lương tối
thiểu mà nhà tuyển dụng yêu cầu trả lời trong mẫu đơn xin việc
có sẵn. Họ cứ thật thà ghi thẳng các con số cụ thể vào đó, đúng
như mong muốn của bản thân. Sự thành thật là tốt nhưng đôi
khi, bạn nên biết cách thu hút và gây tò mò đối với nhà tuyển
dụng.
Lúc này, câu trả lời khôn ngoan nhất là: “Tiền lương có thể
thương lượng”. Bằng cách này, bạn không chỉ trả lời câu hỏi
nhà tuyển dụng đưa ra mà còn tháo gỡ rắc rối có thể xảy ra với
bản thân. Bởi một khi chưa gặp gỡ nhà tuyển dụng, chưa hiểu rõ
ý đồ của họ, bạn có thể bị “hớ” nếu lỡ điền mức lương từ trước.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, nếu sợ bị hớ thì cứ đưa ra
mức lương thật cao, rồi nhà tuyển dụng đàm phán xuống là vừa.
Thực tế, điều đó không đơn giản. Nếu bạn đưa ra mức lương
quá cao, rất có thể, cơ hội việc làm dành cho bạn giảm hẳn một
nửa. Thậm chí nhà tuyển dụng đôi khi còn cảm thấy hơi khó
chịu hoặc cho rằng bạn hơi “có vấn đề” vì không hiểu gì về mặt
bằng chung trong công việc này.
Đừng sợ thương lượng mức lương với nhà tuyển dụng -
- Không thương lượng
Nhiều ứng viên thường chấp nhận ngay mức lương ban đầu nhà
tuyển dụng đưa ra mà không thương lượng gì thêm bởi họ cảm
thấy mức đó là đủ rồi. Nhiều người không muốn, thậm chí
không dám thương lượng vì cảm thấy như mình đang mặc cả
với nhà tuyển dụng. Những người này quan niệm rằng, tìm việc
không phải như mớ rau mớ cá ngoài chợ để mà cân lên đặt
xuống. Và họ cứ thế chấp nhận mức lương khởi điểm nhà tuyển
dụng đưa ra. Thế nhưng, bạn nên nhớ rằng, bao giờ nhà tuyển
dụng cũng muốn trả mức lương thấp nhất có thể và mức họ đưa
ra ban đầu này là thấp nhất trong quỹ lương họ định trả cho vị
trí của bạn đấy.
Đặc biệt, khi bạn đã có một mức lương cụ thể ở vị trí tương tự
trước đây, nhà tuyển dụng có thể sẽ theo đó mà trả một mức
lương xấp xỉ. Vì thế, bạn nên thương lượng một cách khôn
ngoan để có được mức lương có lợi nhất cho mình. Không chỉ
tìm hiểu kĩ càng về mức lương phù hợp cho vị trí của bạn, mà
còn tìm hiều rõ những gì công việc đòi hỏi, những gì nhà tuyển
dụng tìm kiếm và mong đợi ở ứng viên. Nếu như nhà tuyển
dụng đưa ra mức lương quá thấp, bạn nên đưa ra yêu cầu về
mức lương tối thiểu và hẹn gặp lại trong vài ngày tới để đi đến
thỏa thuận. Bạn cũng có thể chấp nhận thử việc với mức lương
thấp hơn nhưng khi bạn đã chứng minh khả năng của mình và đi
vào làm việc chính thức, nhà tuyển dụng bắt buộc phải trả cho
bạn mức lương xứng đáng.
- Thể hiện cảm xúc
Nếu bạn vẫn còn lăn tăn về vấn đề tiền lương, Kaufman khuyên
bạn nên xác định mức lương tối thiểu của mình trong mỗi năm,
mỗi tháng, mỗi tuần, thậm chí mỗi ngày rồi đưa ra mức mong
muốn có thể chấp nhận được.
Kaufman cho rằng nếu người tuyển dụng cảm thấy bạn không
chắc chắn về mức lương mong muốn, họ sẽ đưa ra cho bạn mức
lương thấp nhất. Nhưng nếu họ đưa ra mức cao hơn, bạn cũng
đừng nên quá vui mừng bởi như thế dễ khiến nhà tuyển dụng
“chột dạ” và thay đổi lại quyết định. Nếu bạn tỏ ra thất vọng vì
mức lương quá thấp, bạn sẽ tạo ấn tượng không tốt với nhà
tuyển dụng, cho họ cảm giác bạn sẽ bỏ công ty ra đi nếu tìm
được một vị trí khác trả lương cao hơn. Bởi vậy, tốt nhất là nên
giữ thái độ trung lập, không thể hiện niềm vui hay thất vọng quá
lộ liễu.
HẢI NHƯ
Theo CareerBuilder/Bưu Điện Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sai_lam_thuong_gap_khi_dam_phan_muc_luong_5564.pdf