2.4. Trả lời câu hỏi: “Điều vừa chứng minh có ý nghĩa gì?”.
- Ở bước ba chúng ta đã chứng minh xong đối tượng. Tuy nhiên chúng ta không dừng lại ở đó mà chúng ta cần lấy cái sản phẩm mình vừa chứng minh để áp dụng lại thực tế. Đây là phương pháp mở rộng (trong toán học thì đây là thao tác thử lại).
- Khi khai thác về ý nghĩa cuả đối tượng thuyết minh chúng tôi đưa ra 3 lĩnh vực cần khai thác là:
+ Ý nghĩa gì cho xã hội.
+ Ý nghĩa với bản thân.
+ Nhiệm vụ của mọi người.
Ví dụ: Khi chúng ta chứng minh xong luận điểm “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Chúng ta cần rút ra:
- Lòng yêu nước đó là sức mạnh tổng hợp của dân tộc, từ khi khai thiên lập địa tới bây giờ sức mạnh đó như ngọn lửa âm ỉ trong lòng dân tộc.
- Tinh thần đó đã sưởi ấm bao nhiêu trái tim Việt Nam, tôi cảm thấy ấm lên trong truyền thống vẻ vang đó.
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm bài văn lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn nghị luận nói chung và văn lập luận chứng minh nói riêng là một thể loại nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống. Tuy nhiên phải được trình bày, chuyển tải bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục. Đây là một lý do khiến người hành văn cần xác định cho mình một phương pháp thể hiện nhất định.
Lập luận chứng minh được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế bài viết phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Điều này lại đòi hỏi người lập luận phải có được một số kĩ năng và phương pháp phù hợp.
Mặt khác những luận điểm, lí lẽ mà người viết đưa ra trong bài văn phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa, bài văn mới có giá trị. Muốn vậy người viết phải qui hợp toàn bộ những giá trị thực tiễn để làm sáng tỏ lý luận. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó ngoại trừ chúng ta có được một hệ thống biện pháp để áp dụng.
Đề bài văn lập luận chứng minh bao giờ cũng nêu ra một vấn đề đòi hỏi người viết dùng khả năng lập luận của mình từ dẫn chứng cụ thể, từ lí lẽ biện chứng để làm sáng tỏ vấn đề đó vậy nên bài làm phải vận dụng các biện pháp phù hợp.
Trong SGK Ngữ văn 7 – tập 2 có một tiết đề cập đến “Cách làm bài văn lập luận chứng minh”. Tuy nhiên nội dung bài học chỉ nêu ra các bước làm một bài văn và dừng lại ở đó mà thôi. Thiết nghĩ, đối với tất cả các kiểu văn thì kiểu văn nào mà không tuân thủ theo các bước như vậy. Điều quan trọng là muốn thực hiện theo các bước như vậy thì cần phải làm như thế nào. Điều này thì lại không nói đến trong chương trình. Vậy nên, tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm hướng dẫn HS hiểu cách thức, biết thực hiện để nâng cao khả năng hành văn và chất lượng bài văn của các em.
Ngoài ra, từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy giáo viên có đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp mới nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm này:
Thứ nhất: Dựa trên cơ sở biên soạn chương trình SGK Ngữ văn 7 (tập 2) có 5 tiết về văn nghị luận và 5 tiết cụ thể về văn lập luận chứng minh. Trong 10 tiết đó có tới 2 tiết tìm hiểu về cách làm, 2 tiết luyện tập và 2 tiết thực hành.
Như vậy đó là một điều kiện thuận lợi để GV áp dụng giải pháp trực tiếp vào 2 tiết cách làm, từ đó kiểm chứng lại biện pháp của mình trong 2 tiết luyện tập và đánh giá kết quả ở 2 tiết thực hành.
Thứ hai: Giáo viên bộ môn Văn trong trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn, đều được đào tạo đúng chuyên ngành, đều nắm chắc lý luận và phương pháp thực hành văn chứng minh. Mặt khác đều có kinh nghiệm giảng dạy từ 3 năm trở lên nên khả năng biến chuyển linh hoạt các phương pháp để lồng ghép các biện pháp là điều có thể.
Đó là những điều kiện thuận lợi để khẳng định rằng “Giải pháp mà tôi xây dựng trong sáng kiến này có thể áp dụng (có bài áp dụng, có nơi áp dụng và có người để áp dụng).
Qua quá trình thực nghiệm cho thấy kết quả áp dụng là khá khả quan nên tôi quyết định xây dựng thành sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn dạy học có hiệu quả hơn, chất lượng bài viết của các em tốt hơn.
Phương pháp là chìa khoá dẫn tới kiến thức, là công cụ không thể thiếu được đối với người nghiên cứu. Đề tài này được hoàn thành với các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Khảo sát thực tế: Là cách nghiên cứu thực tiễn để tìm hiểu thực trạng.
+ Phân loại, phân tích: Là cách chia nhỏ vấn đề và phân nhóm vấn đề.
+ Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các yếu tố lý thuyết dựa vào các tài liệu.
+ Nêu ví dụ: Dẫn chứng minh hoạ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của vấn đề:
Chương trình Tập làm văn THCS lấy sáu kiểu văn bản làm phương thức biểu đạt chính đó là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ. Tuy nhiên, có thể nói rằng văn nghị luận là một phương thức biểu đạt trọng tâm, nó ảnh hưởng trực tiếp và làm cơ sở cho năm phương thức còn lại. Nói như vậy bởi vì khi chúng ta tạo lập một bài văn theo phương thức nào thì vấn đề lập luận cũng là linh hồn của của bài văn.
Văn nghị luận là kiểu văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó (SGK –NV7).
Đây là kiểu văn ta thường gặp nhiều dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến....Tuy nhiên phương thức này cơ bản tồn tại nhiều dưới hai dạng đó là lập luận chứng minh và lập luận giải thích. Cả hai dạng đó đều thuộc phạm trù lý thuyết nhưng trong nó bao giờ cũng chứa đựng những hạt nhân riêng biệt.
Phải nói rằng một dung lượng rất lớn được nhà biên soạn dành riêng cho kiểu văn lập luận chứng minh (5 tiết). Vậy nhưng thực tế cho thấy kết quả bài viết của các em hầu hết còn hạn chế về kĩ năng lập luận, chưa hình dung được công việc cần làm trong từng giai đoạn tạo lập văn bản. Nguyên nhân chủ yếu do học sinh mới bắt đầu tiếp cận với kiểu bài nghị luận, kinh nghiệm, vốn sống chưa tích lũy được nhiều, giáo viên lại chưa hướng dẫn cho học sinh những được những thao tác cần thiết khi lập luận nên học sinh lúng túng, bài viết lan man không có trọng tâm, không có sức thuyết phục.
Sau đây là kết quả khảo sát bài viết số 5 của học sinh khối 7 năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016 tại trường THCS Trung Nghĩa
Năm học
Số bài
Xếp loại
TB
Trở lên
G
K
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014-2015
46
2
4,3
8
17,4
23
50,1
11
23,9
2
4,3
71,8%
2015-2016
46
5
10,9
12
26,1
22
47,8
6
13,0
1
2,2
84,8%
- Dựa vào bảng thống kê trên ta có thể nhận xét thực trạng viết bài văn lập luận chứng minh của học sinh trong từng năm:
+ Năm học 2014-2015: Tỉ lệ bài viết kém tương đương với tỉ lệ bài viết giỏi (cho thấy số lượng bài viết có sức thuyết phục là quá ít). Đa số các em viết theo lối kể chuyện, biểu cảm nên xa rời với đặc điểm văn nghị luận. Bài viết lan man, không thể hiện rõ luận điểm, luận cứ. Trong khi đó số lượng bài viết yếu kém lại chiếm hơn 25% (số bài viết này chưa xác định được đối tượng chứng minh và chưa hình dung được phạm vi của đối tượng).
+ Tới năm học 2015-2016: Đây là thời điểm tôi cho thử nghiệm áp dụng 4 thao tác khi dạy kiểu bài lập luận chứng minh. Kết quả cho thấy đã có bước tiến chuyển (hơn 84% số bài viết đạt trên trung bình). Bài viết của học sinh đã mạch lạc hơn, có trọng tâm, luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ tạo sức thuyết phục hơn. Tuy nhiên số bài viết khá giỏi vẫn còn hạn chế. Điều này một phần vì giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng triệt để các thao tác, phần còn lại do học sinh chưa sẵn sàng đón nhận các thao tác và chưa áp dụng phổ biến vào bài viết của mình nên đa số các bài viết còn hạn chế phần dẫn chứng và lí lẽ, mặt khác còn chưa nhìn nhận được vai trò của đối tượng chứng minh trong đời sống nên thiếu đi tính thực tiễn.
Trên đây là thực trạng của quá trình hành văn lập luận chứng minh của các em. Từ thực trạng đó chúng tôi đã tìm ra giải pháp và áp dụng trong những năm học vừa qua. Thực trạng khi đã áp dụng giải pháp cũng cho ta thấy tính khả thi của các thao tác khi làm bài văn lập luận chứng minh. Tôi xin trình bày để tất cả chúng ta cùng nghiên cứu.
2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Muốn khắc phục thực trạng trên một cách có hiệu quả và đồng loạt, yêu cầu giáo viên phải nắm vững cấu trúc chương trình, nắm chắc lý thuyết về đặc điểm và cách làm kiểu văn lập luận chứng minh, đồng thời thành thạo về kĩ năng thực hành Tức là phải tìm tòi nghiên cứu, đầu tư để có thể sẵn sàng vào cuộc nhằm thực hiện giải pháp một cách đồng bộ. Ở đây giải pháp chúng tôi chỉ đưa ra 4 thao tác cơ bản.
Thao tác là cách thức, là kĩ năng hình thành thói quen hành văn. Vậy nên cách thực hiện các thao tác mà chúng tôi giới thiệu sau đây chính là cách trả lời 4 câu hỏi lớn khi lập luận chứng minh.
2.1.Trả lời câu hỏi: “Chứng minh cái gì?”.
- Đây là thao tác tiền đề cho các thao tác còn lại. Muốn làm một bài văn chứng minh thì đương nhiên người làm văn phải xác định được đối tượng chứng minh. Có nghĩa là phải trả lời được câu hỏi “Chứng minh cái gì?”.
- Tuy nhiên điều quan trong mà chúng tôi muốn đề cập đến trong thao tác này không phải là vấn đề xác định đối tượng nữa mà là xác định phạm vi của đối tượng. Tức là phải xác định được cái mà chúng ta chứng minh nó tồn tại từ đâu tới đâu, nó gồm những cái gì. Vậy muốn trả lời được câu hỏi lớn đó chúng ta lại phải thiết lập hai câu hỏi nhỏ nữa. Đây là thao tác quan trọng khi tạo lập một văn bản, nhưng lại chưa bao giờ được nói đến trong chương trình.
Ví dụ: Cho đề bài “Em hãy chứng minh dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước”.
+ Trả lời câu hỏi: Chứng minh cái gì?
Chứng minh: Lòng yêu nước của nhân dân ta. (đối tượng).
+ Xác định phạm vi đối tượng:
Là truyền thống từ lâu đời.
Truyền thống đấu tranh.
Lòng căm thù giặc.
Xây dựng đất nước.
Nếu chúng ta thực hiện tốt thao tác này thì chúng ta đã có một qui hoạch
tổng thể trước khi đi vào xây dựng bài văn.
2.2.Trả lời câu hỏi “Đối tượng chứng minh đó đúng hay sai?”.
- Nếu như ở bước một chúng ta đã xác định xong đối tượng và phạm vi đối tượng thì tiếp theo nhất thiết chúng ta phải xác định xem ý kiến, nhận định về đối tượng đó là đúng hay sai.
- Tức là chúng ta phải rút ra một nhận định của riêng mình. Nhận định đó phải được thể hiện chắc chắn bằng những câu khẳng định hoặc phủ định. (có hoặc không, đúng hoặc sai). Đây là những cặp từ hô ứng mà không thể không sử dụng trong bài văn chứng minh.
- Những ý chúng ta vừa trả lời trong câu hỏi thứ nhất ở bước một và nhận định chúng ta trả lời ở thao tác hai này chúng ta có thể đưa tất cả vào phần mở bài của bài viết.
Ví dụ: Để xây dựng bài viết cho đề bài trên thì trước hết chúng ta phải khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước là đúng”.
Chúng ta lấy: bước (1) + bước (2) = (Mở bài) như sau:
“ Dân ta luôn luôn có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc trải qua 4000 năm giữ nước. Đó là lòng căm thù giặc và đó là ý chí đấu tranh quật cường. Không những thế tinh thần yêu nước còn được thể hiện qua từng chặng đường phát triển quang vinh của đất nước.”
Như vậy chúng ta đã thực hiện được hai thao tác và đồng nghĩa với việc chúng ta đã xác định được luận điểm mà chúng ta chứng minh là đúng hay sai. Tuy nhiên nhận định mà chúng ta vừa đưa ra mới chỉ tồn tại trên lý thuyết mà thôi, hoàn toàn chưa có sức thuyết phục.
2.3. Trả lời câu hỏi: “Tại sao lại đúng hoặc sai?”.
- Đây là bước bắt buộc chúng ta phải chứng minh nhận định mà chúng ta vừa đưa ra ở bước thứ 2. Muốn hoàn thành bước này chúng ta phải dùng hai thứ chất liệu đề chứng minh đó là: dẫn chứng và lý lẽ.
* Dùng dẫn chứng:
Chúng ta sẽ tìm tòi dẫn chứng trong ba thời kỳ:
+ Quá khứ: Lấy những điều đã xảy ra để chứng minh cho lập luận của mình là có cơ sở.
+ Hiện tại: Lấy dẫn chứng hiện tại để chứng tỏ lập luận của mình là thiết thực.
+ Tương lai: Giả thiết trong tương lai để chứng tỏ lập luận của mình là bền bỉ.
* Dùng lý lẽ:
Khi lập luận đòi hỏi lý lẽ của mình phải vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn thì mới thuyết phục người đọc, người nghe. Muốn vậy chúng ta áp dụng cách viết diễn dịch, qui nạp hoặc móc xích để trình bài lý lẽ của mình.
Lý lẽ thuộc phạm trù cá nhân nên tôi không bàn nhiều. Ở đây tôi chỉ nêu lên vài gợi ý cơ bản.
Ví dụ: Nhân dân ta luôn có một lòng nồng nàn yêu nước vì:
- Dân ta đã trải qua quá trình lịch sử đấu tranh vẻ vang, không chịu khuất
phục trước kẻ thù...đã làm nên những trang sử vàng bất hủ....
- Tới bây giờ truyền thống đó luôn ấp ủ trong bước đường xây dựng đất
nước ...
- Cho tới mai sau để bảo vệ và phát huy thành quả đã đạt được hôm nay
thì truyền thống đó càng phải được nhân lên gấp bội...
Như vậy thông qua thao tác này chúng ta đã làm sáng tỏ nhận định mà
chúng ta đưa ra ở bước 2. Nghĩa là có đầy đủ dẫn chứng, lý lẽ để nghị luận về đối tượng mình chứng minh. Kết quả của thao tác này chúng ta đưa toàn bộ vào phần thân bài của bài viết.
2.4. Trả lời câu hỏi: “Điều vừa chứng minh có ý nghĩa gì?”.
- Ở bước ba chúng ta đã chứng minh xong đối tượng. Tuy nhiên chúng ta không dừng lại ở đó mà chúng ta cần lấy cái sản phẩm mình vừa chứng minh để áp dụng lại thực tế. Đây là phương pháp mở rộng (trong toán học thì đây là thao tác thử lại).
- Khi khai thác về ý nghĩa cuả đối tượng thuyết minh chúng tôi đưa ra 3 lĩnh vực cần khai thác là:
+ Ý nghĩa gì cho xã hội.
+ Ý nghĩa với bản thân.
+ Nhiệm vụ của mọi người.
Ví dụ: Khi chúng ta chứng minh xong luận điểm “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Chúng ta cần rút ra:
- Lòng yêu nước đó là sức mạnh tổng hợp của dân tộc, từ khi khai thiên lập địa tới bây giờ sức mạnh đó như ngọn lửa âm ỉ trong lòng dân tộc...
- Tinh thần đó đã sưởi ấm bao nhiêu trái tim Việt Nam, tôi cảm thấy ấm lên trong truyền thống vẻ vang đó.
- Tinh thần đó như một thứ của quí nên tất cả chúng ta phải biết cất giữ, phải phát huy....
Thao tác cuối cùng này chúng ta áp dụng để xây dựng phần kết bài.
Trên dây là 4 thao tác nằm trong nội dung trả lời của 4 câu hỏi lớn chúng tôi sẽ phác thảo thành mô hình vận dụng
ÑEÀ
TÌM HIEÅU ÑEÀ
(3)
Tại sao lại đúng hoặc sai?
(4)
Điều c/m có ý nghĩa gì?
(2)
Cái c/m đó
đúng hay sai?
(1)
Chứng minh
cái gì?
(xác định (khẳng định (Dẫn chứng và (Với cá nhân
đối tượng, luận điểm lý lẽ) xã hội và
và phạm vi) chứng minh) nhiệm vụ )
LẬP DÀN BÀI
MỞ BÀI THÂN BÀI KẾT BÀI
Đó là các thao tác yêu cầu được áp dụng trong giờ dạy bài lý thuyết về văn nghị luận, trong tiết luyện tập văn lập luận chứng minh và cả trong giờ làm bài, trả bài viết. Chúng ta liên tục cung cấp cho các em những cách thức thì các em sẽ liên tưởng ngay đến cách tiến hành. Nên nhớ rằng chúng ta nên lấy sản phẩm của học sinh để làm thước đo cho chính phương pháp của mình. Không có phương pháp nào là tối ưu, không có biện pháp nào là hữu hiệu nhưng biết cách áp dụng biện pháp vào từng thời điểm cụ thể lại là điều hữu ích.
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thời gian công tác tôi thấy vấn đề rèn luyện cho học sinh biết cách lập luận trong văn nghị luận là vô cùng cần thiết. Bởi đó là cách thức, là con đường, là kĩ năng dẫn các em đi tới hoàn thành một văn bản nghị luận mang tính nghệ thuật. Một văn bản, bất cứ là kiểu văn bản gì cũng phải đạt hai yêu cầu tối thiểu đó là có tính thuyết phục và có tính nghệ thuật. Trong ba năm thí điểm cho thấy:
- Về phía giáo viên:
+ 100% GV nắm vững các biện pháp và áp dụng các biện pháp trên vào các tiết học như: bài mới, tiết luyện tập, tiết viết bài và trả bài một cách có hiệu quả
+ Các đồng chí đã cùng nhau bàn bạc và tháo gỡ những khó khăn để tìm ra giải pháp, áp dụng giải pháp khá thành công, từ đó giáo viên cũng phần nào trau dồi được vốn kiến thức và khả năng rèn luyện cho học sinh.
- Về phía học sinh:
+ Các em đã nắm được các thao tác cơ bản khi làm bài văn lập luận chứng minh để mạnh dạn, tự tin khi đứng trước một đề văn lập luận chứng minh. Bài viết của các em đã sử dụng đúng phương pháp biểu đạt, có trọng tâm, nêu được quan điểm của bản thân về vấn đề cần chứng minh.
+ So sánh kết quả khảo sát 3 năm:
Năm học 2014-2015 ( khi chưa áp dụng sáng kiến)
Năm học 2015-2016 ( khi thử nghiệm sáng kiến)
Năm học 2016-2017 ( khi hoàn thiện và áp dụng sáng kiến)
Năm học
Số bài
Xếp loại
TB
Trở lên
G
K
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014-2015
46
2
4,3
8
17,4
23
50,1
11
23,9
2
4,3
71,8%
2015-2016
46
5
10,9
12
26,1
22
47,8
6
13,0
1
2,2
84,8%
2016-2017
46
6
13,0
18
39,1
20
41,4
3
6,5
0
0
93,5%
Năm học 2016-2017 khi tôi hoàn thiện và áp dụng các biện pháp mới của sáng kiến số lượng bài viết khá, giỏi đã có mức gia tăng đột biến, không còn trường hợp bài viết kém. Chất lượng bài viết về kiểu văn lập luận chứng minh của học sinh ngày càng hoàn chỉnh hơn Nội dung bài viết các em đã có sức thuyết phục cao, lý lẽ rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
Tuy nhiên bài viết thực sự tốt của các em còn hạn chế, một số ít bài còn chưa mang tính thuyết phục, chưa làm sáng tỏ được đối tượng chứng minh. Chúng tôi nghĩ rằng sau khi công bố sáng kiến này với sự áp dụng đồng bộ của giáo viên thì thực trạng trên sẽ được sớm giải quyết.
III. KẾT LUẬN:
Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật...Nghị luận chủ yếu dùng lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc.
"Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 làm tốt bài văn lập luận chứng minh" theo quan điểm của tôi là rất cần thiết đới với đối tượng học sinh ở đây, tôi có thể khẳng định rằng chất lượng môn Ngữ văn sẽ được nâng cao hơn, bài viết của các em sẽ chất lượng hơn, học sinh không những nắm được các bước, các thao tác mà sẽ tạo cho học sinh một thói quen để các em dần dần hình thành kĩ năng hành văn.
Các em biết cách tạo lập một bài văn lập luận chứng minh tốt thì việc vận dụng những kĩ năng đó vào đời sống ứng xử hàng ngày của các em cũng chuẩn mực hơn . Không những thế sẽ rèn luyện cho các em cách dùng từ, đặt câu, nhận diện các kiểu câu ở phần tiếng Việt càng vững vàng hơn.
MÔ PHỎNG VIỆC THỰC HIỆN CÁC BƯỚC
GIÚP HỌC SINH LỚP 7 LÀM TỐT BÀI VĂN LẬP LUẬN
CHỨNG MINH TRONG TIẾT LUYỆN TẬP
TIẾT 92: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Cách làm bài lập luận chứng minh cho một nhận định , một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần , đoạn trong bài văn chứng minh.
3. Thái đô: Có ý thức rèn các kĩ năng.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK.
HS: Vở soạn, vở ghi, SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Thế nào là văn lập luận chứng minh? Khi làm bài văn lập luận chứng minh chúng ta cần thông qua mấy bước?
3. Bài mới:
- Giới thiệu tiết luyện tập.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò và nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (Hướng dẫn HS về nhà
chuẩn bị trước)
Hoạt động 2 (Hướng dẫn thực hành)
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và tìm ý:
? Đề yêu cầu chúng ta chứng minh cái gì?
? Chứng minh từ đâu tới đâu?
? Trong đối tượng gồm những cái gì?
(Minh hoạ xong thao tác 1.)
? Đối tượng chứng minh đó đúng hay sai?
HS: Đúng.
( Minh hoạ xong thao tác 2.)
GV: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
-Phần MB lấy ý đã tìm ở thao tác 1 + 2
? Tại sao các em cho rằng nhân dân ta có tinh thần đoàn kết?
? Ngày xưa nhân dân ta đoàn kết như thế nào?
? Ngày nay nhân dân ta thể hiện tinh thần đoàn kết như thế nào?
?Tinh thần đoàn kết đó cần lưu truyền cho đời sau không?
GV: Ngoài những dẫn chứng đó ra thì các em cần sử dụng lí lẽ để biện luận cho vấn đề chứng minh.
( Minh hoạ xong thao tác 3.)
? Tinh thần đoàn kết đó có ý nghĩa gì ? nhiệm vụ của chúng ta là phải làm gì?
(Minh hoạ xong thao tác 4)
GV hướng dẫn HS viết bài và sửa bài.
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ:.
II.THỰC HÀNH TRÊN LỚP:
Đề: Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết cao. Hãy chứng minh điều đó.
1.Tìm hiểu đề và tìm ý:
Đối tượng: tinh thần đoàn kết.
Phạm vi: Từ xưa- nay.
+ Đoàn kết trong chiến đấu.
+ Đoàn kết trong lao động, SX.
+ Đoàn kết trong khi gặp khó khăn.
2. Lập dàn ý:
a. MB:
- Giới thiệu đối tượng CM.
- Khẳng định luận điểm là đúng.
b. TB:
- Ngày xưa ông cha ta đã chung lưng đấu cật với nhau trong chế ngự thiên nhiên, trong đấu tranh giữ nước.
- Ngày nay toàn Đảng, toàn dân đồng tâm một lòng xây dựng và bảo vệ đất nước, đoàn kết trong lao động.
- Đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn...
- Đoàn kết là sức mạnh thành công nên cần được lưu truyền.
c. KB:
- Tinh thần đoàn kết có vai trò rất quan trọng. Bởi đó là sức mạnh, là động lực, là ý chí đồng lòng, đồng tâm...
- Nhiệm vụ của chúng ta là phát huy tinh thần đoàn kế...
3.Viết bài.
4.Sửa bài.
4. Củng cố, hệ thống bài:: GV hệ thống lại những điều cần lưu ý khi viết đoạn văn chứng minh.
5. Hướng dẫn học tập:
- Chọn một đề xây dựng thành bài viết.
- Soạn bài: “Ôn tập văn nghị luận”.
Trung Nghĩa, năm ....
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trương Thu Hương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CACH LAM BAI NGHI LUAN CHUNG MINH_12440585.doc