Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức – kĩ năng sống cho học sinh lớp 8AB trường PTDTBT-THCS Quảng Sơn, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh thông qua môn ngữ văn 8

+ Kỹ năng tư duy sáng tạo:

 Với kỹ năng này, thường tôi rèn luyện qua phân môn tập làm văn, đặc biệt là văn nghị luận và văn tự sự. Bởi tập làm văn là môn tổng hợp kiến thức, đòi hỏi khả năng tư duy và sáng tạo rất cao. Thông thường các em làm bài theo một “lối mòn” có sẵn (do lười suy nghĩ, thiếu cố gắng,máy móc, rập khuôn, không sáng tạo ) Trong khi đó đã là văn nghị luận thì phải bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng và trình bày những nhận xét, đánh giá của cá nhân trước một vấn đề nào đó, nên thiếu khả năng tư duy, sáng tạo (dù là về bài học trên lớp chứ chưa nói xa hơn) thì khó đạt được yêu cầu của một bài làm trọn vẹn, chặt chẽ. Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng này, ngoài phần lý thuyết cơ bản khi dạy và học tập làm văn; tôi thường chú ý những yêu cầu sau đối với học sinh:

 -Ví dụ đối với thể văn thuyết minh ở lớp 8 học sinh cần nắm:

+Khái niệm văn thuyết minh và các phương pháp làm văn thuyết minh.

+ Bố cục trong bài văn thuyết minh.

Giáo viên nên ra thật nhiều đề bài mang tính thời sự cập nhật để các em bày tỏ quan điểm của mình một cách chân thực nhất. Ví dụ như các dạng đề thuyết minh như sau:

 

doc27 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức – kĩ năng sống cho học sinh lớp 8AB trường PTDTBT-THCS Quảng Sơn, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh thông qua môn ngữ văn 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn xã hội. Đất nướcViệt Nam của chúng ta đang bước vào thời kì mới - thế kỉ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá - và trong thế kỉ này con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Do đó giáo dục và kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi THCS ngày càng trở nên quan trọng. Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp làm công việc “Trồng người” tôi không thể thờ ơ trước một vấn đề mang tính xã hội như vậy. Chính vì thế năm học 2016 - 2017 này tôi tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu đề tài:“Giáo dục đạo đức – kĩ năng sống cho học sinh lớp 8AB trường PTDTBT – THCS Quảng Sơn thông qua môn ngữ văn 8”. 2.2 Các giải pháp 2.2a. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần con người cũng dần được nâng cao. Các giá trị văn hóa văn học càng được trân trọng. Song, nhiều người cũng đang dần lãng quên vai trò đích thực của văn học trong đời sống, đặc biệt là học sinh. Nếu như yêu cầu kiến thức của các môn tự nhiên toán, lý, hoá ngày càng cao thì câu hỏi của bao học sinh “Học văn để làm gì trong xã hội hiện đại?” được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Đây thật sự là một vấn đề cần được suy nghĩ và bàn bạc thấu đáo. Muốn giúp các em có lòng yêu thích bộ môn văn thì điều đầu tiên người giáo viên dạy văn phải giúp các em hiểu văn học là gì? Học văn là để làm gì? Để làm được điều này thì ngay trong buổi học đầu tiên tôi không chú tâm ngay vào việc dạy ngay kiến thức của bài học hôm đó mà tôi dành thời gian khởi động : cô trò tìm hiểu về nhau qua khâu giới thiệu tên, tuổi, sở thích...( vì đây là lớp học lần đầu tiên cô và trò gặp gỡ). Tiếp theo đó tôi sẽ phát cho các em một phiếu thu thập thông tin dựa theo bảng hỏi KWLH như sau: K W L H Em hiểu văn học là gì? Học văn để làm gì? Em có mong muốn và đề xuất gì khi học môn ngữ văn lớp 8? Em đã học thêm được những điều gì qua môn ngữ văn lớp 7? Khi học văn em thấy những nội dung kiến thức nào có thể vận dụng vào trong cuộc sống? Với phiếu hỏi KWLH tôi sẽ nắm được những mong muốn, những trăn trở của các em, từ đó mà có định hướng rõ nét hơn trong việc mình sẽ dạy cho các em những gì? Dạy như thế nào để các em thêm yêu văn học, yêu thích bộ môn ngữ văn mà cô giáo đang giảng dạy và giáo dục các em những điều gì thông qua môn văn. Nếu ngay từ đầu không nâng cao được nhận thức về tầm quan trọng của môn văn thì sẽ không giúp các em yêu môn học này được. Tôi có thể đưa ra rất nhiều lí do để giúp các em nâng cao nhận thức về môn ngữ văn như: Đây là một môn học rất quan trọng không thể thiếu trong các nhà trường, có hệ số điểm nhiều, cao, có vai trò quyết định trong việc xếp loại học lực của mỗi học sinh. Đây cũng là môn học bắt buộc trong rất nhiều kì thi như thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THCS, THPT, trong các kỳ thi cao đẳng và đại học chuyên nghiệp... Nhưng trên tất cả điều đó tôi phải giúp các em hiểu được đúng giá trị đích thực của môn văn và khi học văn. Trước hết ta hiểu, học văn bao gồm việc tìm hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau, song về cơ bản vẫn là học về ngôn ngữ, tiếng nói, văn chương của Tiếng Việt. Thông qua đó, ta học cách để nói, viết, để xây dựng ngôn ngữ diễn đạt riêng cho bản thân sao cho phù hợp với cấu trúc ngữ pháp cũng như văn hoá Tiếng Việt. Nhìn chung, tất cả đều nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Song, học văn đâu chỉ học những con chữ, mà qua đó, ta còn được học về văn hoá, tình cảm, tư duy nghệ thuật của nhân loại thông qua những tác phẩm văn chương đặc sắc. Gần gũi hơn với đời sống, học văn là cách học diễn đạt trôi chảy ý nghĩ của bản thân, tạo nên những câu nói đẹp, những bài luận sắc sảo. Ngoài ra, văn học còn là lăng kính phản chiếu một cách sinh động hiện thực của cuộc sống. Thông qua việc học văn ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người trong quá khứ cũng như hiện tại. Đâu chỉ có vậy, học văn còn là để đi tìm về với nguồn cội của dân tộc, đến với lịch sử hào hùng của cha anh. Học “Thiên đô chiếu”, “Nước Đại Việt ta” để thêm yêu quý bờ cõi dân tộc, khẳng định ý chí tự tôn dân tộc, học “Hịch tướng sĩ” để căm thù bọn giặc hung tàn, bồi đắp cho bản thân niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước con người, hay học “Tức nước vỡ bờ”,“Lão Hạc”,“Trong lòng mẹ” để khâm phục, để hiểu thêm về những con người Việt Nam chân chất, hiền lành dù sống trong tận cùng của khổ đau. Tất cả đều giúp ta tạo nên sự cân đối trong việc phát triển trí tuệ, tài năng cũng như hình thành nhân cách con người. Vậy chẳng phải học văn trong xã hội hiện đại này là cần thiết lắm hay sao! Việc học văn quả thật rất quan trọng, song văn học cũng như viên ngọc quý tiềm tàng mà không phải ai cũng nhìn thấy và biết trân trọng. Đâu đó vẫn còn nhiều bạn tỏ ra lơ là, không quan tạm đến việc học văn. Bạn say mê học toán? Bạn có mơ ước trở thành một nhà khoa học tài giỏi? Đó đều là những mơ ước chân chính và đáng trân trọng, nhất là trong xã hội “tên lửa” ngày nay. Song chỉ học toán mà không chú ý đến việc học văn thì bạn sẽ thành người khập khiễng trong sự hiểu biết và cả tâm hồn nữa! Học toán giỏi mà lại học tốt văn, cũng như thông minh, trí tuệ mà còn ăn nói lưu loát, tâm hồn thánh thiện thì bạn sẽ dễ thành đạt hơn. Ai dám bảo chỉ cần học toán, lý, hoá, giỏi thì có thể trở nên nổi tiếng và được kính trọng. Điển hình là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hay giáo sư Trần Văn Khê, nhờ vào tài năng văn chương xuất sắc cũng như khả năng ăn nói thuyết phục, học đã chạm tay đến thành công và được vô vàn người nể phục. Nếu cuộc sống của bạn chỉ có những con số khô khan thì chẳng phải nó sẽ tẻnhạt và tâm hồn sẽ “khô héo” đến nhường nào. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy ra sức học tập toàn diện cả toán lẫn văn, những môn tự nhiên lẫn xã hội, từ đó tạo cho mình một nền tảng kiến thức toàn diện và bền vững, cũng như xây dựng cho mình một nhân sinh quan tốt đẹp, có vậy khi đi sâu vào một ngành nào cũng dễ dàng nắm bắt. Hiểu được điều đó, bạn sẽ cảm thấy có hứng thú học tập văn tốt hơn và dần yêu thích nó. Tóm lại, văn là một môn học không thế thiếu trong nhà trường. Để có thể dễ dàng thành công trong xã hội, nhất định phải học văn thật nghiêm túc, đó sẽ là nền tảng vững chắc cho mỗi người trong tương lai. 2.2b. Luyện kỹ năng thực hành Như đã trình bày, với đặc trưng của một môn học khá nhạy cảm (khoa học xã hội và nhân văn, mang tính thẩm mỹ cao), ngoài kiến thức cơ bản, môn ngữ văn có điều kiện, “thế mạnh” riêng trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ và định hướng “thị hiếu lành mạnh, trong sáng” trong tâm hồn và cảm xúc các em để từ đó dần hoàn thiện nhân cách. Tóm lại, với “khả năng đặc biệt” đó, người dạy có thể có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh như nội dung, mục đích đề tài đã nói trên. Đó là việc làm mà bước đầu tôi đúc kết được (và tiếp tục nghiên cứu, đầu tư, rút kinh nghiệm) cho những năm học tiếp theo với mong muốn giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh qua môn ngữ văn THCS. Như đã biết, KNS là một chuỗi các hoạt động rộng lớn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và trong các lĩnh vực cũng khác nhau (theo các lứa tuổi, nghề nghiệp,môi trường sống và làm việc...) Ở phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập, nhấn mạnh đến một vài biện pháp trong việc giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh lớp 8AB thông qua: - Giờ đọc hiểu văn bản - Giờ tập làm văn - Hoạt động ngoại khóa văn ngữ văn 8 của trường PTDTBT- THCS Quảng Sơn, từ đó các em có thể vận dụng thích ứng cho nhiều kỹ năng khác liên quan. + Kỹ năng tự nhận thức: Hoạt động nhận thức là hoạt động phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Có thể nói, nhờ có hoạt động nhận thức mà con người làm chủ được tự nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được chính bản thân mình. Đây là hoạt động tâm lý xuất hiện đầu tiên trong đời sống tâm lý của con người và nó là cơ sở, nền tảng để hình thành các hoạt động tâm lý khác như: tình cảm, ý chí, nhân cách... Việc nhận thức của con người về thế giới khách quan diễn ra từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó con người mới chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang tác động trực tiếp đến các cơ quan cảm giác tương ứng của con người. Mức độ cao hơn là nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng, trong đó con người phản ánh được các thuộc tính bản chất bên trong, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của các sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau. Chúng là cơ sở cho mọi hoạt động tâm lý của con người. Dạy học môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh người giáo viên cần chú ý đến giáo dục lĩ năng tự nhận thức cho các em. Vì thế trong giờ hiểu văn bản bước đầu tiên tôi muốn tạo hứng thú cho giờ học văn bằng cách dẫn dắt vào bài một cách hấp dẫn. Vào bài mới là tạo tâm thế ban đầu, tạo không khí cho một giờ học văn, học sinh có cảm giác tò mò muốn khám phá trước khi đến với một tác phẩm văn học. Việc làm này có thể có giáo viên còn coi nhẹ, vào giờ văn sau khâu kiểm tra bài cũ, giáo viên bị ức chế do học sinh không học bài, không soạn bài rồi thầy cô quát mắng học sinh. Sau đó vào bài mới bằng một nhan đề trên bảng, như vậy thì làm sao tâm hồn các em có thể rung động với cái hay, cái đẹp của văn chương. Cho nên khâu kiểm tra bài cũ trong môn văn cũng nên nhẹ nhàng, thoải mái không nên lạm dụng, ôm đồm bắt học sinh phải trả lời những câu hỏi quá khó hoặc quá vụn vặt. Lời giới thiệu bài nhẹ nhàng, hấp dẫn của giáo viên ngay từ giây phút đầu tiên đã đưa các em vào không khí văn chương. Ví dụ: Dạy bài “ Tôi đi học” bài ngữ văn đầu tiên trong chương trình ngữ văn 8 tập 1, tôi sẽ vào bài bằng hình thức trò chuyện với các em bằng những câu hỏi rất giản đơn: – Em còn nhớ lần đầu tiên khi em vào học lớp 1 ai đã đưa em đến trường không? – Em có nhớ được mẹ đã chuẩn bị cho em những gì để đi học không? Khi được mẹ đưa tới trường cảm giác của em như thế nào? Đối tượng học sinh của tôi là người dân tộc thiểu số, nhận thức chậm và bản tính rất rụt rè, nhút nhát nên khi đặt câu hỏi cho các em tôi thấy mức độ câu hỏi cần phù hợp, ngắn gọn gần gũi để các em có thể tư duy được và trả lời câu hỏi được. Qua câu hỏi trên sẽ giúp các em nhận thức được vai trò của nhà trường, của gia đình ( sự quan tâm của mẹ). Khơi gợi trong các em các cảm xúc cụ thể về thầy cô, mái trường, gia đình. Không những thế trong giờ đọc hiểu văn bản người giáo viên biết kết hợp khéo léo với việc giáo dục tình cảm học sinh qua phương pháp đọc sáng tạo. Bởi đọc là một trong những hình thức hoạt động nhận thức của con người. Nó phản ánh năng lực tư duy bằng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ. Riêng đối với văn học, đọc phản ánh những tình cảm, những ý chí, những ước vọng, những động lực của tâm hồn và cùng với tiếng lòng của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Đọc là tiếng đồng vọng của con người trước thời đại và lịch sử. Đọc nó giống như một hoạt động tinh thần, một hoạt động nhận thức. Đọc cũng giúp con người có ý thức khám phá những giá trị chân, thiện, mỹ. Chính vì thế dạy văn không thể không hướng dẫn học sinh đọc văn phải hướng dẫn các em đọc chuẩn văn bản có nghĩa là phải đọc đúng, đọc rõ, đọc diễn cảm, đọc hay, đọc như là một sự tự biểu hiện, như là sự tự cảm nhận nên khi đọc phải hướng dẫn các em dựa trên đặc điểm thể loại của văn bản, tính cách của nhân vật, phong cách của tác giả để điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp. Người giáo viên văn phải coi phương pháp đọc sáng tạo là phương pháp đặc biệt đối với môn văn mà trong đó đọc diễn cảm chỉ là một phần của đọc sáng tạo. Giáo viên phải biết vận dụng phương pháp này trong suốt giờ học cho đến khi bài học kết thúc, chứ không phải chỉ là đọc gây không khí đầu giờ học như một số người thường nghĩ. Tóm lại “đọc” là một hoạt động quan trọng hàng đầu cho sự cảm nhận và hiểu biết, trong hoạt động “đọc” thì phần đọc mẫu của giáo viên vô cùng quan trọng trong một giờ dạy văn. Cô giáocó giọng đọc truyền cảm, hấp dẫn tự nhiên sẽ làm cho học sinh chú ý, háo hức theo dõi. Vì đối với nghệ thuật của văn chương, sự tồn tại của âm thanh ngôn từ vô cùng quan trọng. Ví dụ khi dạy một bài thơ trữ tình nếu giáo viên luyện cho học sinh đọc ngân vang lên bằng âm điệu tiết tấu, bằng cái vỏ âm thanh của ngôn từ thì sẽ góp phần tạo nên những rung động sâu xa, những cảm xúc thẩm mỹ trong tâm hồn học sinh. Như vậy là chúng ta đã góp phần giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn, tình cảm học sinh qua giờ văn học. Tôi lấy ví dụ: Khi dạy bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000-Ngữ văn 8” giáo viên đâu chỉ có cung cấp cho học sinh kiến thức về môn sinh học, hoá học mà từ hệ thống câu hỏi tìm hiểu bằng những từ ngữ câu văn giàu hình ảnh, điểm vài lời nhận xét, so sánh ý nhị, người giáo viên cần dẫn dắt các em đi tìm hiểu tác hại của bao bì ni lông với cảnh quan môi trường, với đời sống con người...để hình thành nên kỹ năng sống cho các em như biết bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ chính chúng ta từ những việc nhỏ nhất nhưng lại có một tác dụng vô cùng to lớn... Hoặc khi dạy văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng (Ngữ văn 8- tập I). Từ niềm khắc khoải nhớ mong da diết của bé Hồng vì hoàn cảnh phải xa mẹ - người giáo viên phải thổi vào tâm hồn các em tình cảm thiêng liêng của tình mẫu tử, biết trân quý, biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Bằng một hệ thống ngôn từ, nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc, người giáo viên văn cần phải cho học sinh nhận thấy tình cảm đẹp đẽ và thấm đẫm của mẹ đối với con và con đối với mẹ trong lúc hiện thực xã hội còn có những hiện tượng tiêu cực: Con chửi lại cha, cháu cãi lại bà thì vấn đề gắn với giáo dục đạo đức học sinh qua giờ Ngữ văn là rất cần thiết, làm sao để qua một giờ học văn giáo viên góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông cơ sở là bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng nhân cách con người mới cho học sinh, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước và tinh thần quốc tế vô sản, tư tưởng làm chủ tập thể, thái độ lao động XHCN và những đức tính tốt đẹp khác như lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm, ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống. Đối với học sinh THCS điều này là cần thiết bởi lứa tuổi các em dù không còn nhỏ nhưng cũng chưa gọi là lớn. Nhận thức ở đây là nhận thức chính mình và nhận thức qua bài học; nhận thức về con người và xã hội. Cần biết mình là ai, đứng ở đâu, đang và sẽ làm gì cho bản thân, gia đình và xã hộilà điều rất quan trọng. Muốn thế trong quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn tìm cách khơi gợi, xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân và đối với mọi người. Từ đó có những hành động thiết thực, hữu ích góp phần vào cuộc sống chung tốt đẹp. Bởi về bản chất thì rèn luyện KNS là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực). Kết hợp với bài học và thực tế cuộc sống (qua phương tiện thông tin đại chúng chẳng hạn), giáo viên đưa ra những tấm gương vượt khó học tập, gương cứu người quên mình với một tinh thần nhân ái đáng trân trọng và khâm phục, thậm chí có cả những “tấm gương” xấu, mặt trái xã hội, những nhân vật phản diện trong tác phẩmđể qua đó các em có ý thức tự nhìn và tự đánh giá bản thân mình đã... “sống” đến đâu, tự thấy được những nhược điểm và ưu điểm của mình nhằm tự soi rọi lại mình mà có thái độ và hành động sống tích cực hơn nữa. Đặc biệt những em học sinh cá biệt, yếu kém cũng sẽ dần chuyển biếntheo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, ít nhất là trong nhận thức con non trẻ của các 6 em. Đó là một trong những cách giáo dục, rèn kỹ năng tự nhận thức cho các em từ thực tế cũng như sự lồng ghép thích hợp mà chúng tôi thường làm. Về các bài học trong chương trình, có thể nói toàn cấp (ngữ văn THCS) đều là những bài khá đặc sắc để nâng cao nhận thức của học sinh. Vì phạm vi có hạn tôi không thể nêu đầy đủ và chi tiết, chỉ xin nhắc đến một vài tác phẩm tiêu biểu để giáo dục nhận thức (GDNT) cho các em trong chương trình ngữ văn lớp 8 cụ thể: - Bài “Trong lòng mẹ”,“Tôi đi học”,“Tức nước vỡ bờ”GDNT về vai trò của gia đình, đặc biệt là của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, đặc biệt là tình cảm gia đình trong việc phát triển nhân cách của các em. - Bài “Lão Hạc”,“Tức nước vỡ bờ” GDNT về số phận con người trong xã hội phong kiến mong manh và oan trái, để từ đó các em liên hệ tới mặt tốt của xã hội đang sống - Bài “Hịch tướng sĩ; Nước Đại Việt ta” GDNT về lòng yêu nước, tự tôn về chủ quyền dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng trong quá trình dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc, từ đó giúp các em thêm yêu quê hương đất nước, cos ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc ta. Ở nhiều bài học khác và các lớp khác cũng tương tự. Mục đích là để các em tự nâng cao nhận thức qua từng bài học khác nhau (có sự khơi gợi, kích thích, dẫn dắt của giáo viên hoặc qua bài tập). Qua đó chẳng những kiến thức bài học được khắc sâu hơn mà kỹ năng tự nhận thức của các em luôn được củng cố, nâng cao. Từ đó có thể đề ra phương châm hành động và quan niệm sống tích cực cho mình. + Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ: Đây cũng là một trong những “thế mạnh” khác của môn ngữ văn cần được khai thác, vận dụng. Bởi văn học là nhân học. Tính nhân văn và giáo dục thẩm mỹ đã luôn nằm trong tác phẩm rồi. Trước hết bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước và lòng tự hào dân tộc; nâng cao ý chí tự lập tự cường; thậm chí đến những điều bình thường tưởng như đơn giản nhất như tình bạn, lẽ sống, lòng thương yêu, sự bao dung tha thứTinh thần đó gần như có tất cả ở các bài học trong chương trình ngữ văn THCS. Vấn đề là xây dựng, củng cố và định hướng thị hiếu, năng lực cảm thụ thẩm mỹ của các em qua các bài học. Đây là việc làm khó bởi sự nhạy cảm, tinh tế, rung động qua từng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật và nhiều yếu tố khác không phải dễ dàng khai thác, khám phá hết một lúc mà đòi hỏi thời gian và đặc biệt là khả năng cảm thụ của các em cũng khác nhau. Vì đó là “sợi dây” tình cảm, tâm hồn. Tuy nhiên cũng xin nêu một vài ví dụ: - Ở bài “Bài toán dân số ” (lớp 8) người giáo viên phải đi đến được cái đích cuối cùng là cho học sinh thấy được sự bùng nổ dân số sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Từ đó giáo dục các em phải có ý thức tuyên truyền cho gia đình về các chính sách của Đảng và nhà nước để hạn chế gia tăng dân số là góp phần làm cho dân giàu nước mạnh xã hội ổn định phồn vinh - Ở bài “Quê hương” (lớp 8) ta thấy được cái đẹp trong tâm hồn của con người làng chài – mộc mạc, khoẻ khoắn, thấy được tâm hồn, tình cảm sâu đậm của tác giả dành cho quê hương.Qua đó chúng ta có thể giáo dục các em về tình yêu quê hương đất nước. + Kỹ năng tư duy sáng tạo: Với kỹ năng này, thường tôi rèn luyện qua phân môn tập làm văn, đặc biệt là văn nghị luận và văn tự sự. Bởi tập làm văn là môn tổng hợp kiến thức, đòi hỏi khả năng tư duy và sáng tạo rất cao. Thông thường các em làm bài theo một “lối mòn” có sẵn (do lười suy nghĩ, thiếu cố gắng,máy móc, rập khuôn, không sáng tạo) Trong khi đó đã là văn nghị luận thì phải bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng và trình bày những nhận xét, đánh giá của cá nhân trước một vấn đề nào đó, nên thiếu khả năng tư duy, sáng tạo (dù là về bài học trên lớp chứ chưa nói xa hơn) thì khó đạt được yêu cầu của một bài làm trọn vẹn, chặt chẽ. Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng này, ngoài phần lý thuyết cơ bản khi dạy và học tập làm văn; tôi thường chú ý những yêu cầu sau đối với học sinh: -Ví dụ đối với thể văn thuyết minh ở lớp 8 học sinh cần nắm: +Khái niệm văn thuyết minh và các phương pháp làm văn thuyết minh. + Bố cục trong bài văn thuyết minh. Giáo viên nên ra thật nhiều đề bài mang tính thời sự cập nhật để các em bày tỏ quan điểm của mình một cách chân thực nhất. Ví dụ như các dạng đề thuyết minh như sau: Đề 1: Giới thiệu về trang phục dân tộc Dao Thanh Y ( Dao Thanh Phán) xã Quảng Sơn quê em. Đề 2: Thuyết minh về chiếc xe đạp ( xe máy). Đối với các dạng bài thuyết minh khác cũng tương tự như thế. Làm thế nào để khơi gợi sự tư duy, sáng tạo của các em càng nhiều càng tốt nhằm tránh sự máy móc, rập khuôn, học vẹt khi làm bài là một điều khó mà người giáo viên luôn phải hướng tới. Qua đó còn rèn kỹ năng nhận thức, khiến các em bày tỏ quan điểm của mình về lẽ sống, tình cảm yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, nghĩa tình trong cuộc sống. + Kỹ năng giao tiếp: Mục đích của giao tiếp là truyền tải được các thông điệp, những điều mình muốn nói (qua suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận..) đến với người nghe, người tiếp nhận. Nếu không, những ý tưởng ấy sẽ không được phản ánh, thậm chí gây hiểu lầm và tạo ra những rào cản khiến ta không đạt được mục tiêu. Đó cũng là một trong những KNS nói chung. Riêng môn ngữ văn, có thể giúp các em rèn luyện từng bước kỹ năng này, trước hết trong học tập và sau nữa là trong cuộc sống tương lai. Tôi chú ý rèn luyện kỹ năng này cho học sinh bằng những hoạt động sau: +Thuyết trình trước lớp, trường +Truyền đạt thông tin từ một bài học, sự việc, sự kiện nào đó. +Lắng nghe và thu thập thông tin hoặc nhận xét (ví dụ sau một lần tham quan, dã ngoại, di tích lịch sử, văn hóa nào đó) + Hoạt động nhóm. + Tiết luyện nói hoặc rải rác qua các bài học trên lớp mà nội dung có thể lồng ghép kỹ năng này. Ví dụ qua bài “Thuế máu” (lớp 8) có thể cho học sinh trình bày suy nghĩ, ý kiến, nhận xétcủa các em về tội ác của thực dân Pháp gây ra cho đồng bào ta hoặc có thể hỏi: “Nếu em là người bị bắt đi lính vào thời điểm đó em sẽ xử trí như thế nào? Hay khi học bài “ Nhớ rừng” (lớp 8) để kích thích khả năng tư duy sáng tạo và đặc biệt khả năng giao tiếp ta có thể đưa ra các câu hỏi như: ? Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới rừng thiêng nơi nó từng ngự trị. Lời nhắn gửi ấy có ‏‎ý nghĩa ntn đối với tâm trạng của con người VN thuở ấy ? ? Nỗi đau ấy p’ ánh khát khao mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú và cũng là của con người ? ? “Nhớ rừng”là bài thơ tiêu biểu của thơ lãng mạn, qua đó giúp em hiểu gì về thơ lãng mạn VN ( nghệ thuật )? ? Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về bài thơ “Nhớ rừng”: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì? Khi nhận được câu hỏi các em sẽ phải tư duy tìm hướng trả lới và quan trọng nữa là phải thực hiện thao tác trình bày trước lớp sao cho dễ hiểu và hay nhằm thuyết phục thầy cô và các bạn. Càng trả lời nhiều thì càng trau dồi tốt hơn cho mình kỹ năng giao tiếp, càng tự tin hơn khi phải trình bày trước đông người. + Kỹ năng thực hành, ứng dụng: Thực hành, ứng dụng trong môn ngữ văn chính là qua hệ thống các bài tập, bài làm, bài viết..mà các em thực hiện trong quá trình học tập. Chỉ có chủ động và tích cực thì các em mới có thể làm tốt việc này. Các em có thể hiểu bài, có kiến thức bài học nhưng chưa hẳn sẽ làm bài tập tốt, viết tốt, vận dụng đúngĐể rèn được kỹ năng này, chúng tôi thường thực hiện các dạng sau (từ mức độ thấp đến cao, dễ đến khó hơn và chú ý đến các đối tượng học sinh): Ví dụ : Khi học xong bài “ Lựa chọn trật tự từ trong câu” tôi sẽ ra các bài tập viết ngắn về sự cảm nhận của em trong quá trình học tập và sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình như thế nào cho đúng và hay. Khi học xong phần tập làm văn tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận – trong tiết luyện nói , tôi sẽ ra bài tập luyện nói cụ thể : Em thích học môn học gì nhất? Vì sao? Ở bài luyện nói này tôi yêu cầu các em làm và trình bày trước lớp, thông qua đó sẽ rèn cho các em kỹ năng trình bày, thực hành ứng dụng cụ thể và qua đó cũng biết được tâm tư nguyện vọng của các em mà có điều chỉnh thích hợp trong quá trình giảng dạy của mình. Những hình thức trên được thực hiện lồng ghép, đan xen trong các tiết học, tiết ôn tập hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớpQua đó có điều kiện rèn và nâng cao kỹ năng thực hành, ứng dụng từ lý thuyết các bài học mà các em đã được học. Hơn nữa giúp các em có dịp cọ xát với những tình huống sẽ gặp trong thực tế sau này khi ra đời, dù chỉ là viết một biên bản trong cuộc họp, một báo cáo thông thường khi làm việc. Đó cũng là một trong những đặc trưng mà mônngữ văn làm được. + Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây là kỹ năng cần có trong mọi lĩnh vực đời sống, mọi môn học. Mặc dù cách giải quyết vấn đề trong đời sống và cách GQVĐ trong môn học không phải hoàn toàn trùng khớp nhưng cũng là “một cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ và đưa ra giải pháp thực thi” để giải quyết, đáp ứng một yêu cầu nào đó. Với môn ngữ văn, giải quyết vấn đề không ngoài các tình huống, các vấn đề, các yêu cầu đặt ra từ bài học và theo khả năng ứng xử, quan điểm của mỗi cá nhân. Cũng trong thực tế cuộc sống, khi đứng trước một tình huống nào đó, mỗi người sẽ giải quyết, ứng xử một cách khác nhau tùy theo “kỹ năng” của họ. Học sinh cũng thế, từ cách giải quyết của các nhân vật, tư các tình huống khác nhau các em cũng sẽ tìm và chọn cách giải quyết tối ưu cho mình một khi cókỹ năng. Ví dụ sau khi học xong văn bản “

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsang kien kinh nghiem_12406362.doc