Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề tập tính ở động vật - Sinh học lớp 11

III. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề

- Các báo cáo của các nhóm học sinh

- Các video, hình ảnh về các hình thức học tập, các dạng tập tính ở động vật đã được học sinh chỉnh sửa.

- Các tình huống vận dụng kiến thức về tập tình do học sinh dàn dựng và diễn.

IV. Kế hoạch dạy học

Trong phân phối chương trình sinh học 11 thì các bài Tập tính dạy trong 3 tiết: gồm 2 tiết lí thuyết và 1 tiết thực hành xem phim. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy những bài này tôi thấy rằng khi dạy theo phân phối chương trình thì tiết học lí thuyết rất nhàm chán mặc dù giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra kế hoạch dạy học cho chủ đề này như sau: lồng tiết thực hành vào các giờ lí thuyết, tiết cuối giành cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm và luyện tập. Cụ thể:

 

doc55 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề tập tính ở động vật - Sinh học lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ............................................................................................................................. 5. Để giảm thiểu tai nạn giao thông chúng ta cần hình thành những tập tính nào?.................................................................................................................... ................................................................................................................................ 6. Trong gia đình và ở trường, chúng ta cần hình thành những tập tính nào để sử dụng điện 1 cách tiết kiệm và hiệu quả?....................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 7. Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện?.................................................................. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 8. Muốn hình thành 1 tập tính học được ở 1 loài động vật thì ta phải làm gì? (HS tự chọn 1 loài vật nuôi: chó, mèo, gà ...) ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Lớp:........................ Nhóm:.................... ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tìm hiểu khái niệm tập tính và cơ sở thần kinh của tập tính 1. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được Hãy theo dõi các tình huống trong các video, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng sau: Điểm so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Ví dụ - Hiện tượng tiết nước bọt khi nghe nhắc đến khế chua. - em bé khóc khi vừa trào đời - hành động hs gần đến trường mới đội mũ bảo hiểm. - hành động của cụ già đội mũ bảo hiểm xin đi nhờ xe. Nguyên nhân và giải pháp - mang tính bản năng - không điều chỉnh được TH 1: vì đội mũ bảo hiểm nặng vướng víu, không đẹp. Gần đến trường mới đội để không bị phạt. Giải pháp: tuyên truyền, nhắc nhở các bạn nên đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. TH2. nguyên nhân để người điều khiển xe môtô cho đi nhờ... chấp hành luật giao thông... Khái niệm Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Cơ sở thần kinh - Chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được quy định sẵn từ khi sinh ra. - Bền vững và không thay đổi. - là chuỗi phản xạ có điều kiện. - là quá trình hình thành mối liên hệ giữa các nơron. - Rất đa dạng và có thể thay đổi. 2. Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. 3. Em hãy tìm 1 số ví dụ về tập tính vừa có nguồn gốc bẩm sinh vừa có nguồn gốc học được ngoài sách giáo khoa? Ở người: khóc vừa là tập tính bẩm sinh vừa là tập tính học được cụ thể em bé khi bị ngã đau thì khóc, nhưng thấy mẹ cầm roi là đã khóc trước rồi. 4. Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao? Vì ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới hoặc hệ thần kinh dạng chuỗi hạch cấu tạo khá đơn giản, có số lượng tế bào thần kinh không nhiều à khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn. Hơn nữa tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. b. Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được? Vì hệ thần kinh phát triến rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và ngày càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống luôn biến đổi. 5. Để giảm thiểu tai nạn giao thông chúng ta cần hình thành những tập tính nào? - Luôn đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi đi xe đạp điện và xe gắn máy. - Đi đúng tốc độ, đúng làn đường, tuân thủ đúng luật giao thông. - Không đi hàng đôi hàng ba, không cho bạn đi nhờ xe khi không có mũ bảo hiểm.... 6. Trong gia đình và ở trường, chúng ta cần hình thành những tập tính nào để sử dụng điện 1 cách tiết kiệm và hiệu quả?. Điều chỉnh thói quen sử dụng điện trong gia đình và ở trường - Rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện hoặc cầu giao khi không sử dụng thiết bị hoặc khi đi ra ngoài. - Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện có gắn ngôi sao năng lượng của Bộ công thương. - Hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm (Sáng từ 9h30- 11h30; Tối từ 17h00 - 20h00). - Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện, vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng. - Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 – 60C. Với chế độ đông lạnh thì để âm 150C đến âm 180C. Cứ lạnh hơn 100C là tốn thêm 25% điện năng. - Máy điều hòa nhiệt độ: Để nhiệt độ ở mức trên 200C. Cứ cao hơn 100C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường, sẽ tiết kiệm 20 - 25% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên. 7. Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện?. - Vì điện năng không phải là vô tận. Nếu dùng hoang phí à thiếu điện à mất điện à ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt. - Vì để sản xuất điện năng, con người phải khai thác than và điều đó làm ô nhiễm môi trường và có thể gây nguy hiểm (như sập hầm, nổi khí metan...), sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà ta thấy rất rõ là không khí ô nhiễm nặng, nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng.... - Vì để sản xuất điện năng, con người phải xây đập thủy điện ngăn dòng chảy của các con sông, làm hồ chứa nước à thay đổi môi trường sinh thái, gây ra hiện tượng thiếu nước tưới tiêu của các vùng hạ lưu. - Tiết kiệm điện là tiết kiệm được 1 khoản chi tiêu cho gia đình. 8. Muốn hình thành 1 tập tính học được ở 1 loài động vật thì ta phải làm gì? (HS tự chọn 1 loài vật nuôi: chó, mèo, gà ...) Vd. Khi nuôi mèo trong nhà ta phải rèn cho chúng đi vệ sinh đúng nơi quy định. Cụ thể: xích mèo cạnh cái thau có để sẵn tro bếp hoặc xỉ than 3 – 5 ngày cho mèo quen với vị trí đi vệ sinh. Hàng ngày phải thay xỉ than hoặc tro bếp sạch vì mèo rất sạch sẽ. + Phiếu học tập số 2. Lớp:........................ Nhóm:.................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Tìm hiểu 1 số hình thức học tập ở động vật  Họ và tên các thành viên: 1/.. ..................................... 2/ ............................................... 3/ ............................................... 1. Phân biệt 1 số hình thức học tập ở động vật Hình thức học tập Khái niệm Ví dụ Quen nhờn In vết Điều kiện hóa Học ngầm Học khôn - Nhóm 1. Thuyết trình phần hình thức học tập quen nhờn, in vết và điều kiện hóa bằng powerpoint cùng với video minh họa. - Nhóm 2. Thuyết trình phần hình thức học ngầm và học khôn bằng powerpoint cùng với video minh họa. Chú ý: - các video phải được chỉnh sửa sao cho độ dài chỉ khoảng 3 – 4 phút Có kèm theo phụ đề hoặc tiếng thuyết minh. - Nội dung phong phú, và đặc trưng cho dạng tập tính mà các em muốn trình bày. - Có thể xây dựng các câu hỏi và đáp án liên quan đến nội dung video mà nhóm chuẩn bị để hỏi các nhóm khác (Chú ý: có thể đưa các câu hỏi dưới dạng các trò chơi). 2. Hãy khoanh vào đáp án đúng của các câu hỏi dưới đây Câu 1 : Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ về hình thức học tập : A. Quen nhờn B. Điều kiện hoá đáp ứng C. Học khôn D. Điều kiện hoá hành động Câu 2 : Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. Điều kiện hoá đáp ứng B. In vết C. Học ngầm D. Học khôn Câu 3 : Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ thụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. In vết B. Quen nhờn C. Học ngầm D. Học khôn 3. Theo em thói quen đi học muộn là một thói quen tốt hay xấu? Em hãy chỉ ra nguyên nhân khiến cho nhiều bạn học sinh hay đi học muộn? Tại sao lại phải đi học đúng giờ? . . Lớp:........................ Nhóm:.................... ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Tìm hiểu 1 số hình thức học tập ở động vật 1. Phân biệt 1 số hình thức học tập ở động vật Hình thức học tập Khái niệm Ví dụ Quen nhờn Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần không kèm theo nguy hiểm. - khi 1 số hs đi học muộn nhiều lần mà không bị nhắc nhở hay kỉ luật In vết Con non mới ra đời bám theo vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên. - Vịt vừa mới nở thường đi theo vật chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên Điều kiện hóa a/ Điều kiện hóa đáp ứng: Là hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của kích thích kết hợp đồng thời. b/ Điều kiện hóa hành động: Điều kiện hoá hành động: Liên kết một hành vi với một phần thưởng (hoặc hình phạt) à động vật chủ động lặp lại hành vi (hoặc tránh xa hành vi đó). - Khi cho cá ăn thì gõ kẻng, hành động được lặp lại nhiều lần. Nếu chỉ gõ kẻng cá vẫn bơi đến chỗ ăn. - Chuột chủ động đạp nút xanh để có thức ăn, tránh xa nút đỏ vì bị ngã đau. - Trong huấn luyện xiếc thú. Học ngầm - Học không có ‎Ý thức, không biết rõ là mình sẽ học được. - Khi cần kiến thức đó tái hiện lại giúp giải quyết các tình huống tương tự. - Khi ta thường xuyên nghe 1 bài hát do nhà hàng xóm mở à thuộc lúc nào mà không biết. Học khôn - Phối hợp các kinh nghiệm cũ giải quyết các tình huống mới. - khi vẫy xe mà không đội mũ bào hiểm thì người điều khiển xe sẽ không cho đi nhờ. Vì vậy, các cụ già thường đội sẵn mũ bảo hiểm khi vẫy xe đi nhờ. 2. Hãy khoanh vào đáp án đúng của các câu hỏi dưới đây Câu 1 : Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ về hình thức học tập : A. Quen nhờn B. Điều kiện hoá đáp ứng C. Học khôn D. Điều kiện hoá hành động Câu 2 : Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. Điều kiện hoá đáp ứng B. In vết C. Học ngầm D. Học khôn Câu 3 : Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ thụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. In vết B. Quen nhờn C. Học ngầm D. Học khôn 3. Theo em thói quen đi học muộn là một thói quen tốt hay xấu? Em hãy chỉ ra nguyên nhân khiến cho nhiều bạn học sinh hay đi học muộn? Tại sao lại phải đi học đúng giờ? - là 1 thói quen xấu - Nguyên nhân: ngủ dậy muộn, còn rẽ đi chơi trước khi đến trường.. - vì: + để đảm bào thời gian và hiệu quả học tập của bản thân và mọi người xung quanh. Tiết kiệm thời gian. + hình thành tính kỉ luật tốt - Phiếu học tập số 3: Lớp:........................ Nhóm:.................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Tìm hiểu 1 số dạng tập tính phổ biến ở động vật  Họ và tên các thành viên: 1/.. ..................................... 2/ ............................................... 3/ .............................................. Nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa sinh 11 trang 130 – 131 và trên mạng internet hoàn thành bảng sau: Dạng tập tính Đặc điểm Ví dụ 1.Kiếm ăn 2. Bảo vệ lãnh thổ 3.Sinh sản 4. Di cư 5. Xã hội - Nhóm 3. Thuyết trình phần tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ bằng powerpoint cùng với video minh họa. - Nhóm 4. Thuyết trình phần tập tính sinh sản, tập tính di cư bằng powerpoint cùng với video minh họa. - Nhóm 5. Thuyết trình phần tập tính xã hội bằng powerpoint cùng với video minh họa. Chú ý: - các video phải được chỉnh sửa sao cho độ dài chỉ khoảng 4-5 phút Có kèm theo phụ đề hoặc tiếng thuyết minh. - Nội dung phong phú, và đặc trưng cho hình thức học tập mà các em muốn trình bày. - Có thể xây dựng các câu hỏi và đáp án liên quan đến nội dung video mà nhóm chuẩn bị để hỏi các nhóm khác (Chú ý: có thể đưa các câu hỏi dưới dạng các trò chơi). Lớp:........................ Nhóm:.................... ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Tìm hiểu 1 số dạng tập tính phổ biến ở động vật Dạng tập tính Đặc điểm Ví dụ 1. Kiếm ăn - Ở động vật có hệ thần kinh phát triển thì tập tính kiếm ăn phần lớn là do học tập từ bố mẹ, từ đồng loại hoặc do kinh nghiệm bản thân. - Động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển thì tập tính kiếm ăn phần lớn là tập tính bẩm sinh. Nhện giăng tơ để bắt mồi, khỉ biết dùng ống hút để hút nước dừa bên trong 2. Bảo vệ lãnh thổ - Chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản. - Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau. Sư tử chiến đấu với kẻ lạ mặt xâm phạm lãnh thổ của nó 3.Sinh sản - Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh. ấp trứng, chăm sóc con non 4. Di cư - Một số loài cá, chim, thú,thay đổi nơi sống theo mùa. - Tuỳ theo từng loài động vật mà có những cách định hướng khác nhau. Cá Hồi, Linh Dương 5. Xã hội - Tập tính thứ bậc: Mỗi bầy đều có sự phân chia thứ bậc. - Tập tính vị tha: Là tập tính hy sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn. Trong mỗi tổ ong thường có 5-10% cá thể là lính chiến suốt đời và hơn 90% là “dân binh lao động”, nhưng chỉ có duy nhất một “bà mẹ” có nhiệm vụ sinh sản d. chuẩn bị ma trận và hệ thống câu hỏi đánh giá cho chủ đề. Chuẩn bị của học sinh: Lớp được chia thành các nhóm học tập như sau: các HS cùng xã thuộc một nhóm. Nếu xã nào số học sinh đông thì có thể tách làm 2 nhóm. Các nhóm sẽ nghiên cứu sách giáo khoa các bài 31, 32, 33, tài liệu và khai thác thông tin, tư liệu trên internet hoàn thành các yêu cầu sau: - Tìm hiều lịch sử và mục đích của ngày môi trường thế giới. - Tìm hiểu lịch sử và mục đính của Giờ Trái Đất. - Hoàn thành các phiếu học tập 1, 2, 3 - Tìm kiếm và chỉnh sửa các video theo nội dung và yêu cầu của giáo viên giao cho. - Dựa vào những hiểu biết về các dạng tập tính phổ biến của động vật, em hãy sưu tầm hoặc xây dựng các tình huống trong đời sống hàng ngày xung quanh em theo chủ đề: “Một nửa thế giới” hoặc chủ đề mà học sinh thống nhất trong tiết học trước. + Mỗi tình huống học sinh phải dàn dựng và diễn trước lớp trong tiết cuối cùng. Nội dung các tình huống phải thông qua giáo viên trước 1 tuần. + Mỗi nhóm sẽ cử 1 học sinh làm ban giám khảo. Các thành viên trong ban giám khảo sẽ xây dựng thang điểm và tiêu chí chấm các tình huống do các nhóm diễn. Thông qua bản tiêu chí chấm điểm với giáo viên trước tiết học 2 ngày. + Lớp đề cử 1 học sinh làm MC và chuẩn bị nội dung dẫn chương trình. III. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề Các báo cáo của các nhóm học sinh Các video, hình ảnh về các hình thức học tập, các dạng tập tính ở động vật đã được học sinh chỉnh sửa. Các tình huống vận dụng kiến thức về tập tình do học sinh dàn dựng và diễn. IV. Kế hoạch dạy học Trong phân phối chương trình sinh học 11 thì các bài Tập tính dạy trong 3 tiết: gồm 2 tiết lí thuyết và 1 tiết thực hành xem phim. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy những bài này tôi thấy rằng khi dạy theo phân phối chương trình thì tiết học lí thuyết rất nhàm chán mặc dù giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra kế hoạch dạy học cho chủ đề này như sau: lồng tiết thực hành vào các giờ lí thuyết, tiết cuối giành cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm và luyện tập. Cụ thể: Thời gian Tiến trình Hoạt động của HS Hỗ Trợ của GV Kết quả/ sản phẩm dự kiến Tiết 1 + Hoạt động khởi động + Hoạt động hình thành kiến thức Xem video các tình huống. Nhận nhiệm vụ giải quyết vấn đề Cho học sinh xem video các tình huống, làm rõ nhiệm vụ học tập. Giao nhiệm vụ học tập. Báo cáo của các nhóm. Tiết 2 Hoạt động hình thành kiến thức Học sinh làm việc cá nhân và làm việc nhóm Giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc qua phiếu học tập. Báo cáo kết quả của các nhóm Tiết 3 + Hoạt động trải nghiệm + Hoạt động luyện tập và giao nhiệm vụ về nhà Nhận nhiệm vụ theo tài liệu học tập Giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc qua phiếu học tập. Các nhóm diễn các tình huống của mình. Các nhóm báo cáo kết quả V. Tiến trình lên lớp (Tiến trình tổ chức hoạt động học tập) Tiết 1. Khởi động và Hình thành kiến thức Tên hoạt động Thời gian hoạt động Nội dung hoạt động Hoạt động 1: khởi động phút *GV: chiếu 1 đoạn video về hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bào hiểm đến gần trường mới dừng lại đội mũ bảo hiểm rồi mới đi vào trường. (Video 1). GV: Đưa ra câu hỏi (có thể chiếu lại video) ? Em có suy nghĩ gì về hành động của các bạn học sinh trong đoạn video trên? ? Tại sao các bạn lại hành động như vậy? ? Em có biện pháp nào để việc đội mũ bảo hiểm trở thành 1 thói quen: cứa ngồi lên xe đạp điện, xe moto là đội mũ bảo hiểm? HS: - Đó là hành động đối phó, không trung thực vì đội mũ bảo hiểm không đẹp và lại nặng, nếu nhà trường phát hiện không đội mũ bảo hiểm thì bản thân bạn học sinh đó bị phạt, mà còn ảnh hưởng đến thi đua của lớp. Biện pháp: Luôn để mũ bảo hiểm ở xe, ngoài ra không mang bất kì 1 loại dụng cụ che nắng nào hết. Có thể chọn những loại mũ bảo hiểm đẹp mắt mà vẫn đảm bảo chất lượng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( Khái niệm tập tính, các dạng tập tính và cơ sở thần kinh của tập tính) 25 phút GV: Chia lớp ra thành 5 nhóm, các thành viên của nhóm thuộc cùng 1 xã hoặc nhà ở gần nhau. Các nhóm di chuyển về vị trí đã được Gv chỉ định. Cử nhóm trưởng, nhận bảng phụ và bút. *GV: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Gv phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm và giao nhiệm vụ + Các em hãy nghiên cứu bài 31 trong sgk sinh 11, kết hợp với việc theo dõi các tính huống được trình chiếu trong các video 1,2,3 thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 trong khoảng thời gian là 15 phút. + Cử 1 bạn làm thư kí để viết ý kiến của nhóm vào bảng phụ. Sau đó các nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm GV: Hướng dẫn Hs hoàn thành phiếu học tập số 1. Thông qua 1 số ví dụ: + khi nghe thấy bạn nhắc đến khế chua ta sẽ có phản ứng như thế nào? Thuộc loại tập tính gì? + Khi nhìn thấy bạn đang hút thuốc lá? Em sẽ hành động như thế nào? Đó là loại tập tính gì? *Yêu cấu đối với HS: Nêu được khái niệm tập tính. Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Biết ứng dụng kiến thức về tập tính học được trong đời sống hàng ngày. *Bốc thăm nhóm lên trình bày kết quả PHT số 1 (10 phút) - Các nhóm khác nghe, góp ý và thảo luận. * GV: nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm và đưa ra kết luận cuối cùng hoặc các chú ý và chiếu kết quả phiếu học tập số 1. Hoạt động 3: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 15 phút Nhiệm vụ 1: - Mỗi nhóm phải làm 1 video quay quá trình sử dụng điện của gia đình mình vào thời điểm nào đó trong ngày, nhưng ít nhất phải có 1 thành viên của gia đình ở nhà. - Độ dài của video 2 – 3 phút (chú ý có thể lồng các câu hỏi về quá trình sử dụng điện trong video để hỏi các nhóm khác) - Tìm hiểu ý nghĩa về giờ Trái Đất Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu học tập số 2 và 3 cho các nhóm. Yêu cầu Các nhóm đều phải hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 2 và 3 trước khi đến tiết học tiếp theo. Gv phân công nhiệm vụ chuyên trách cho từng nhóm - Nhóm 1. Thuyết trình phần hình thức học tập quen nhờn, in vết và điều kiện hóa bằng powerpoint cùng với video minh họa. - Nhóm 2. Thuyết trình phần hình thức học ngầm và học khôn bằng powerpoint cùng với video minh họa. - Nhóm 3. Thuyết trình phần tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ bằng powerpoint cùng với video minh họa. - Nhóm 4. Thuyết trình phần tập tính sinh sản, tập tính di cư bằng powerpoint cùng với video minh họa. - Nhóm 5. Thuyết trình phần tập tính xã hội bằng powerpoint cùng với video minh họa. Chú ý: - Các video phải được chỉnh sửa sao cho độ dài chỉ khoảng 3-5 phút. Có kèm theo phụ đề hoặc tiếng thuyết minh. - Nội dung phong phú, và đặc trưng cho hình thức học tập mà các em muốn trình bày. - Có thể xây dựng các câu hỏi và đáp án liên quan đến nội dung video mà nhóm chuẩn bị để hỏi các nhóm khác (Chú ý: có thể đưa các câu hỏi dưới dạng các trò chơi). GV : Để đảm bảo mọi học sinh đều tích cực tham gia công việc chuẩn bị thì giáo viên cần đưa ra các yêu cầu sau: Đại diện mỗi nhóm lên thuyết trình, sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên. Với các câu hỏi do nhóm đặt ra, mà các nhóm khác không trả lời được thì bất kì thành viên nào của nhóm đó cũng phải trả lời được nếu không trả lời được sẽ trừ điểm của cả nhóm. Điểm của cả nhóm được tính = 50% điểm cho công tác chuẩn bị + 50% điểm cho các hoạt động trong giờ. Để đảm bảo cho tiết học đạt hiệu quả và đi đúng nội dung thì giáo viên phải kiểm tra nội dung chuẩn bị của các nhóm trước tiết thực hành ít nhất 2 ngày. Nếu nội dung chuẩn bị của các nhóm chưa đúng hoặc có chỗ chưa chính xác thì giáo viên sẽ hướng dẫn lại và yêu cầu các nhóm về chỉnh sửa lại cho đúng. Tiêu chí chấm điểm cho mỗi phần trình bày. + Trình bày rõ ràng, chính xác : 15 điểm + Nội dung phong phú, hấp dẫn : 15 điểm + Tổ chức được trò chơi hoặc câu hỏi hay thu hút được nhiều hs tham gia 20 điểm. Tiết 2. Hình Thành kiến thức Tên hoạt động Thời gian hoạt động Nội dung hoạt động Hoạt động 1: Sử dụng tiết kiệm điện 5 phút GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của các nhóm HS: Các nhóm trình chiếu video về quá trình sử dụng điện tại gia đình mình và nêu ý nghĩa của giờ Trái đất Các nhóm khác xem, góp ý bổ sung và rút ra các chú ý khi sử dụng điện để vừa hiệu quả vừa tiết kiệm. + Rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện hoặc cầu giao khi không sử dụng thiết bị hoặc khi đi ra ngoài. + Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện có gắn ngôi sao năng lượng của Bộ công thương. + Hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm (Sáng từ 9h30- 11h30; Tối từ 17h00 - 20h00). + Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện, vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng. + Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện... HS: Sự kiện “Giờ Trái đất” được tổ chức trên toàn thế giới, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng, hướng đến việc giảm lượng khí thải điôxit cacbon (loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính), đồng thời qua đó đánh động sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường, cùng tham gia tắt đèn trong Giờ Trái đất. Sự kiện “Giờ Trái đất” năm 2015 sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 vào ngày 28/3/2015. Chiến dịch Giờ Trái đất 2016 có chủ đề: “Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn” diễn ra từ 20h30 đến 21h30 vào ngày 19/3/2016. GV: Nhận xét và chốt kiến thức. Hoạt động 2. Tìm hiểm về các hình thức học tập phổ biến ở động vật 10 phút GV: Yêu cầu ban giám khảo lên làm nhiệm vụ Ban giám khảo: + gồm 5 HS là đại diện của 5 nhóm cử ra: + Thông qua các tiêu chí chấm điểm cho các nhóm + Trình bày rõ ràng, chính xác : 10 điểm + Nội dung phong phú, hấp dẫn : 10 điểm + Đúng thời gian 10 điểm (5 phút) + Tổ chức được trò chơi hoặc câu hỏi hay thu hút được nhiều hs tham gia 20 điểm. + Quy trình : Nhóm 1: Các hình thức học tập quen nhờn, in vết, điều kiện hóa Bước 1: Nhóm 1: bốc thăm đại diện lên thuyết trình Đại diện nhóm: giới thiệu độ dài của video và các câu hỏi (hoặc trò chơi) mà các nhóm khác phải trả lời (hoặc tham gia) sau khi xem xong video. Yêu cầu các nhóm phải có giấy bút để ghi chép Bước 2: Sau khi xem xong video và phần thuyết trình các nhóm còn lại trả lời câu hỏi. 1 đại diện của nhóm 1 sẽ làm trọng tài. Các nhóm thảo luận Bước 3: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm và đưa ra kết luận cuối cùng hoặc các chú ý. Nhóm 2: Trình bày các hình thức học ngầm, học khôn.(cũng làm tương tự các bước như nhóm 1) Yêu cầu đối với học sinh: Phải phân biệt đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSK Sinh hoc 11_12319873.doc
Tài liệu liên quan