Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng đẩy mạnh hoạt động công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Liêu Xá - Yên Mỹ - Hưng Yên

Chỉ đạo, tổ chức các sân chơi, hoạt động tập thể cho học sinh.

 Nhận rõ vai trò trách nhiệm GVCN cũng là anh chị phụ trách. Hiệu trưởng là tổ trưởng tổ chủ nhiệm, Tổng phụ trách là người đứng đầu anh chị phụ trách trong công tác Đội.

 Hiệu trưởng, Tổng phụ trách, Bí thư Đoàn Thanh niên là bộ ba đưa ra các ý tưởng lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá các hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo sân chơi cho các em.

 Nếu theo tuyến dọc thực hiện theo chủ đề hàng tháng. Còn theo tuyến ngang phát huy thế mạnh của từng lớp, từng chi đội kết hợp với phong trào của đoàn xã mà tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Song song với nó là thực hiện phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực.

 

doc41 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng đẩy mạnh hoạt động công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Liêu Xá - Yên Mỹ - Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung sau đây: + Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh; + Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè; + Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh. - Phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.   1.5. Quyền của giáo viên chủ nhiệm: - Căn cứ vào tình hình thực tế, ký xác nhận cho HS nghỉ phép từ 1 đến 2 ngày. Từ 03 ngày trở lên thì xác nhận lý do và gửi BGH nhà trường giải quyết. - Được mời tham gia Hội đồng thi đua, khen thưởng. Hội đồng kỷ luật HS theo quy chế. - Chủ động và có những sáng tạo trong công tác quản lý, hướng dẫn HS, tập thể HS khối lớp mình phụ trách. Nhằm tạo điều kiện giúp đỡ để HS hoàn thành tốt nhiệm vụ của người HS.   - GVCN có quyền liên hệ với gia đình HS để phối hợp giáo dục HS khi cần thiết.   - Trường hợp HS vi phạm nội quy quá đặc biệt, GVCN có quyền mời GVBM, TTCM, Ban thi đua, PHHS và các bộ phận có liên quan để phê bình, uốn nắn, nhắc nhở, giáo dục đạo đức HS, và cuối cùng có quyền đề nghị BGH thành lập HĐ kỷ luật HS.  - Có quyền đề nghị BGH, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật Nhà trường, biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể HS có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và ngược lại theo quy chế học sinh. - GVCN nghiên cứu kỹ Điều 32 theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.   1.6. Chế độ của giáo viên chủ nhiệm: - Mỗi tuần được hưởng 04 tiết. Một năm 37 tuần x 04 tiết = 148 tiết. - Trong năm học GVCN nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, được tập thể công nhận và học tập. Có một tập thể lớp đủ điều kiện được nhà trường khen thưởng theo quy chế. Không có HS bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên thì được nhà trường biểu dương, khen thưởng theo quy định. 1.7. Mối quan hệ giữa GVCN với các tổ chức đoàn thể. - Quan hệ giữa GVCN với các tổ chức đoàn thể: - Quan hệ làm việc với Hiệu trưởng phụ trách công tác chủ nhiệm lớp: GVCN dưới sự quản lý điều hành về công tác chủ nhiệm, những vấn đề liên quan đến HS. Định kỳ mỗi tháng họp một lần vào đầu tháng được ghi trong lịch công tác nhà trường, ngoài ra còn phải tham gia đầy đủ các cuộc họp đột xuất khác. - Quan hệ làm việc với các GVBM, các tổ bộ môn, Ban thi đua,: GVCN là cầu nối giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến HS như việc học tập, rèn luyện, chấp hành nội quy quy chế. GVCN phải tích cực liên hệ với các GVBM, các tổ bộ môn để nắm bắt tình hình chung của HS, để có biện pháp giáo dục kịp thời. - Quan hệ giữa GVCN với Ban giám hiệu: GVCN chịu trách nhiệm về công tác chủ nhiêm trước Hiệu trưởng và chịu sự điều động cũng như giao nhiệm vụ đột xuất. Phải báo cáo đầy đủ những việc liên quan trong công tác chủ nhiệm khi Hiệu trưởng, BGH yêu cầu.   1.8. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của GVCN:   (Trích từ Điều 34 theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011) - Hành vị, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. - Trang phục của GVCN phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước. 1.9. Các hành vi GVCN không được làm: (Trích từ Điều 35 theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011) - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của HS và đồng nghiệp. - Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. - Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. - Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. - Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp. - Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, bỏ tiết sinh hoạt lớp, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục. 1.10. Khen thưởng kỷ luật: - GVCN có thành tích xuất sắc được nhà trường khen thưởng theo quy định chung. - GVCN không hoàn thành nhiệm vụ tuỳ theo mức độ bị kỷ luật từ khiển trách đến bãi nhiệm và cắt thi đua trong học kỳ, trong năm. 2. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2015- 2016, trường THCS Liêu Xá có 10 giáo viên chủ nhiệm. TT GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN LỚP SĨ SỐ 1 Đỗ Thị Kim Chinh ĐH Tin 6A 34 2 Nguyễn Thị Ánh Tuyết ĐH Văn 6B 36 3 Nguyễn Văn Dũng ĐH Toán 6C 36 4 Đào Thị Hà ĐH Văn 7A 28 5 Nguyễn Thị Thắm ĐH Anh 7B 27 6 Vũ Thanh Mai ĐH TD 7C 30 7 Tạ Thị Kim Thành CĐ TD 8A 41 8 Nguyễn Thị Uyên ĐH Toán 8B 37 9 Nguyễn Đăng Nam ĐH Hóa 9A 42 10 Nguyễn Thị Dự ĐH Toán 9B 34 + Tổ Khoa học Tự nhiên có 7 giáo viên. Trong đó: trình độ Đại học là 6/7 (85,7%); trình độ Cao Đẳng 1/7 (14,3%) + Tổ Khoa học Xã hội có 3 giáo viên. Trong đó: trình độ Đại học là 3/3 (100%); Chỉ tiêu thi đua: - Lớp tiên tiến xuất sắc: 2 lớp. - Lớp tiên tiến: 5 lớp. - GVCN giỏi cấp trường: 5đ/c - GVCN giỏi cấp huyện: 2 đ/c - Học sinh tiên tiến: 159 em = 46%. - Cháu ngoan bác Hồ: 333 em = 96,5% - Học sinh lên lớp thẳng: 97% - Học sinh hoàn thành chương trình THCS: 99% - Học sinh vào PTTH và PTDL: 88% - Học sinh giỏi cấp trường: 35 em = 10% - Học sinh giỏi cấp huyện: 18 em. - Học sinh giỏi cấp tỉnh: 3 em. - Học sinh bỏ học: 1 em = 0,28%. Hạnh kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 72% 20% 7,5% 0,5% 10% 46% 40,5% 3,5% 0% Gi¸o viªn cña tr­êng chÊp hµnh tèt chÝnh s¸ch ph¸p luËt cña §¶ng vµ nhµ n­íc, cã phÈm chÊt ®¹o ®øc, cã lèi sèng lµnh m¹nh, yªu nghÒ, th­¬ng yªu häc sinh. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện như: Cô Tạ Thị Kim Thành giàu kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Song bên cạnh đó cũng có giáo viên trẻ vừa ra trường như cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Hoạt động của tổ chủ nhiệm của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp. Phẩm chất và năng lực của học sinh từng bước được cải thiện, Tuy nhiên trong quá trình công tác của tổ chủ nhiệm còn bộc lộ một số những nhược điểm sau: - GVCN chưa tạo ra sân chơi bổ ích, gây hứng thú cho học sinh. Sự kết hợp giữa tổ chức đoàn đội với tổ chủ nhiệm có lúc, có nơi chưa được hài hòa, đồng bộ. - Mạng lưới thông tin và giao lưu gặp gỡ giữa cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp còn hạn chế. Với lý do nhiều gia đình đi làm ăn ở nơi xa, hay làm công ty cho các doanh nghiệp nước ngoài thời gian làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, chính vì vậy việc trao đổi giáo dục đạo đức học sinh còn khó khăn. - Địa bàn Liêu xá gần khu công nghiệp Phố Nối B và đang trên đà đô thị hóa, các tệ nạn xã hội dễ xâm nhập vào học đường. Nhất là các quán “chat”, “Pia”, “đánh xeèng”, họ có một “chính sách” kêu gọi thu hút không nhỏ số học sinh chưa chăm chưa ngoan. Chính vì vậy khó khăn cho đội ngũ giáo viên và nhà trường nói chung, đội ngũ GVCN nói riêng. - Số giáo viên cập nhật hệ thống văn bản liên quan đến công tác giáo viên và GVCN lớp đôi khi chưa được thường xuyên và liên tục. 3. Phương pháp tiến hành, thời gian: * Các phương pháp tiến hành: Điều tra, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi với giáo viên, học sinh để thu thập thông tin. Phương pháp thống kê toán học, so sánh, tổng hợp... * Thời gian: + Điều tra khảo sát số liệu năm học 2013- 2014, 2014 - 2015 và học kỳ I năm học 2015 - 2016. + Hoàn thành tháng 2 năm 2016. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I/ MỤC TIÊU: Đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng đẩy mạnh hoạt động công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Liêu Xá - Yên Mỹ - Hưng Yên”, nhằm giải quyết thực trạng của công tác GVCN, giúp đổi mới công tác quản lý, thực hiện tốt chủ đề năm học là “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục” mà ngành đặt ra trong năm học này. Để chỉ đạo tốt hoạt động công tác chủ nhiệm lớp, phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau: II/ BIỆN PHÁP: Ngoài các biện pháp mà các Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo. Tôi còn tập trung chú ý tới một số biện pháp sau: 1. Biện pháp thứ nhất: Hiệu trưởng quán triệt các Công văn và hướng dẫn các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các qui chế chuyên môn và công tác chủ nhiệm, hoạt động đoàn đội... Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời. - Nâng cao nhận thức của mọi lực lượng làm công tác giáo dục đặc biệt là GVCN trên nhiều kênh thông tin và hoạt động của nhà trường. - Tập trung vào văn bản về Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường THPT, các văn bản về qui chế chuyên môn do ngành quy định: Hiệu trưởng giao cho hiệu phó chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường. - Các văn bản về chuẩn giáo viên (trong đó có cả chuẩn GVCN), chuẩn kiến thức. - Đặc biệt năm học 2015 – 2016 nhà trường có 1 lớp VNEN nên quán triệt tới toàn thể cán bộ giáo viên ngoài việc đánh giá học sinh theo thông tư 58/BGD&ĐT còn đánh giá học sinh theo phẩm chất và năng lực. - Các tài liệu hướng dẫn như: Kỹ năng làm công tác chủ nhiệm 2. Biện pháp thứ hai: Rà soát và chọn đội ngũ GVCN lớp - Chọn GVCN lớp 9 có năng lực chuyên môn dạy nhiều ở khối lớp này. Hơn nữa, tạo điều kiện quan tâm học sinh trong việc xét công nhận tốt nghiệp , có kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm hồ sơ thi vào THPT - Chọn GVCN lớp 6, giáo viên tiếp nhận và chào đón học sinh từ tiểu học lên làm quen với chương trình giáo dục - Riêng năm học 2015 – 2016 nhà trường có 1 lớp VNEN chọn cô Đỗ Thị Kim Chinh làm GVCN có đầy đủ năng lực và đã được tập huấn về trường học theo mô hình mới. GVCN hội tụ được nhiều tiêu chí trong việc tổ chức các hoạt động để thúc đẩy phẩm chất và năng lực của học sinh. - Chọn giáo viên theo lớp chủ nhiệm hơn 2 năm ở một lớp để mang tính liên tục rút kinh nghiệm truyền đạt cho những GVCN khác, cụ thể như lớp 8A của cô Tạ Thị Kim Thành. - Chọn giáo viên có khả năng giáo dục học sinh cá biệt nắm vững địa bàn dân cư có nhiệt tình và hiểu tâm lý học sinh chưa chăm chưa ngoan như cô Nguyễn Thị Uyên, Thầy Nguyễn Đăng Nam. 3. Biện pháp thứ ba: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN. Chỉ đạo họ làm tốt công tác tổ chức lớp chủ nhiệm lớp theo đúng điều 15 Điều lệ trường THCS. Ngoài những việc làm thường xuyên hằng năm vẫn làm từ khi nhận lớp chủ nhiệm tôi còn chỉ đạo: - Bầu cán bộ lớp, học sinh có thể tự ứng cử và trình bày các chỉ tiêu và các giải pháp để lãnh đạo lớp trở thành lớp tiên tiến xuất sắc theo mô hình VNEN tự nguyện – công khai và thân thiện với các bạn trong lớp. - Nộp ngay danh sách cán bộ lớp cho Hiệu trưởng. - Lên sơ đồ lớp, thứ tự xếp hàng: Vào lớp, thể dục giữa giờ, sinh hoạt tập thể (toàn bộ văn bản này được công khai và niêm yết tại lớp, hoạch đính vào sổ đầu bài). - Lập danh sách học sinh theo thôn nhằm hai mục đích: Kiểm tra học sinh học tối ở nhà và hoạt động hè cuối năm học. - Rà soát và tìm chi hội trưởng, chi hội phó hội cha mẹ học sinh đảm bảo để phân bổ mạng lưới chi hội cha mẹ học sinh giải khắp được 4 thôn và 1 phố. 4. Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo GVCN đảm bảo an toàn tính mạng an toàn cho học sinh Ngay từ đầu tháng 8 năm 2015 (sau khi nhận Quyết định luân chuyển về trường THCS Liêu Xá) tôi đã mở 1 chuyên đề “Tuyên truyền ký cam kết về an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường”. Đại úy Vũ Văn Tùng - Đội trưởng đội cảnh sát giao thông trật tự Công an huyện Yên Mỹ làm báo cáo viên: “Phần an toàn giao thông”. Đồng chí Thượng úy Vũ Hồng Cương – Phó đội trưởng đội xây dựng phong trào phụ trách xã về an ninh trật tự Công an huyện Yên Mỹ làm báo cáo viên: “Phần phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường”. Buổi tuyên truyền này có các thành phần tham dự: Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD; Đại biểu Công an xã Liêu Xá cùng toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường tham dự, đặc biệt là 10 GVCN. -Thực hiện ký cam kết gồm có: + Về phía nhà trường: BGH nhà trường, Công đoàn nhà trường, Tổng phụ trách, Bí thư Đoàn thanh niên, Liên đội trưởng. + Về phía công an xã có đồng chí: Đỗ Thế Thắng – Trưởng công an xã. Buổi tuyên truyền còn có phần thi dành cho học sinh về thực hiện an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường. Đặc biệt là phần xử lý các tình huống xảy ra yêu cầu học sinh phải giải quyết. Học sinh tiếp thu kiến thức hưởng ứng nhiệt tình và nắm bắt được nội dung của buổi tuyên truyền rất tích cực. Nhiều em đã nhận được những phần thưởng của ban tổ chức trong niềm hân hoan phấn khởi và đầy ý nghĩa của buổi giao lưu tuyên truyền. (Có hình ảnh kèm theo) Sau buổi tuyên truyền toàn bộ học sinh, cán bộ giáo viên được ký cam kết thực hiện an toàn giao thông, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường và chống các bạo lực gây thương tích cho học sinh GVCN tập hợp toàn bộ văn bản về việc ký cam kết nộp về cho nhà trường. Không những thế vào thứ hai hàng tuần trong các buổi chào cờ tôi liên tục nhắc nhở về công tác an ninh trật tự bảo vệ tài sản tính mạng cho học sinh. Chỉ đạo GVCN cùng giáo viên bộ môn thường xuyên nhắc nhở. Đặc biệt là giáo viên dạy GDCD chú ý tới hoạt động ngoại khóa. Giáo viên bộ môn tích hợp trong các bài giảng trên lớp Chính vì vậy công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông và chống các tệ nạn xã hội và bạo lực xâm nhập học đường đã từng bước được cải thiện và tiến bộ rõ rệt bằng việc cập nhật, đánh giá hạnh kiểm từng tháng mà học sinh bình bầu dưới sự chỉ đạo của GVCN. So với năm trước toàn bộ các tiêu chí đều đạt ở mức độ cao hơn. 5. Biện pháp thứ năm: Xây dựng phong trào “Tự học – Tự rèn” bằng chương trình nhạc học buổi tối. Trong 8 năng lực của người học sinh theo đánh giá mới của lớp VNEN thì năng lực đầu tiên là năng lực tự học chính vì lẽ đó tôi quyết tâm thực hiện để xây dựng phong trào này có hiệu quả, có tính lan tỏa tới toàn bộ học sinh trong toàn xã kể cả học sinh tiểu học và học sinh THPT. Đúng 7h15 phút nhạc học buổi tối trên hệ thống loa truyền thanh của xã vang lên yêu cầu toàn thể học sinh vào vị trí học tập tại nhà. Phong trào tự học tự rèn này đã tuyên truyền và quán triệt tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng chung tay góp sức thực hiện tuyên truyền tới toàn thể học sinh và PHHS, chính quyền và nhân dân địa phương qua các kênh thông tin: Trên loa truyền thanh, họp PHHS, trong các buổi họp với các thôn và lồng ghép trong các bài tham luận tới các tổ chức đoàn thể và các hội trong địa phương. Thường xuyên nhắc nhở học sinh sáng thứ 2 chào cờ đầu tuần. Đôn đốc GVCN nhắc nhở đánh giá học sinh theo phiếu đánh giá dưới đây (có văn bản đính kèm). TRƯỜNG THCS LIÊU XÁ PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ Năm học 2015 – 2016 Ngày, tháng Họ và tên học sinh Lớp Thôn Đánh giá Ý kiến của GV kiểm tra Ý kiến của PHHS Chữ ký PHHS (ghi rõ họ tên) Không gian học tập (3đ) Góc học tập (2đ) Ý thức (5đ) Tổng Hiệu trưởng trực tiếp phân công cán bộ giáo viên xuống các thôn kiểm tra học sinh các lớp. Hiệu trưởng làm tờ trình tới Đảng ủy xã và Công an xã chỉ đạo lãnh đạo thôn cùng vào cuộc để thực hiện đảm bảo an ninh trật tự trong qúa trình đi kiểm tra tại các thôn nhất là việc kiểm tra những học sinh không học tối tại nhà có tham gia vui chơi tại các tụ điểm nhạy cảm trên địa bàn của xã. Sau khi đi kiểm tra các thầy cô giáo phản ảnh với tổ chủ nhiệm do Hiệu trưởng chỉ đạo và thống kê các kết quả. Qua các đợt kiểm tra tổng hợp kết quả như sau (có văn bản đính kèm) PHÒNG GD&ĐT YÊN MỸ TRƯỜNG THCS LIÊU XÁ TỔNG HỢP ĐỢT ĐÁNH GIÁ HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ (3 đợt) Để nắm rõ hơn tình hình học tập của học sinh, trường THCS Liêu Xá đã tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh học tại nhà. Kết quả cụ thể như sau: Trong 3 đợt kiểm tra có 20 giáo viên tham gia đó là các đồng chí: TT Tên GV Chức vụ Kiểm tra thôn, xóm Lớp kiểm tra 1 Lê Hữu Thanh Hiệu trưởng Hảo, Phố 9A, 9B,6C,7B 2 Nguyễn Văn Dũng Giáo viên Hảo, Thượng 6C,7A,8A 3 Nguyễn Thị Dự Giáo viên Trung, Hảo, Thượng, Văn 4 Phạm Thị Hương TT tổ TN Trung 9A, 6B 5 Trần Thị Bẩy TT tổ XH Trung 9A, 6B 6 Nguyễn Duy Thái Giáo viên Hảo, Phố 9A, 9B,6C,7B 7 Nguyễn Thị Ánh Tuyết Giáo viên Thượng, Văn, Vũ 6B, 9B,8A 8 Vũ Thanh Mai Giáo viên Trung 7C 9 Nguyễn Thị Thắm Giáo viên Trung, Văn 7B,9A,6B 10 Đào Thị Hà Giáo viên Trung, Thượng 7A 11 Tạ Thị Kim Thành CTCĐ Trung 8A 12 Đỗ Thị Kim Chinh Giáo viên Thượng 6A 13 Đỗ Thế Kế Giáo viên Thượng 8A 14 Lê Thị Thu Hương Hiệu phó Trung 7A 15 Nguyễn Đăng Nam Giáo viên Trung 9A 16 Nguyễn Thị Uyên Giáo viên Trung 8B 17 Trần Thị Hương Giáo viên Khu phố Trung 6B 18 Lê Thị Minh Nhâm Giáo viên Phố Trung 7C 19 Nguyễn Thị Tuyết Giáo viên Trung 7B 20 Nhữ Thị Thúy Trinh Giáo viên Hảo 6C 2. Kết quả đánh giá: Tổng số học sinh được kiểm tra đánh giá là : 270 em ( trong đó có 54 em thuộc khối PTTH và Tiểu học) Số điểm đạt từ 8-10 điểm: 120 em Số điểm đạt từ 5-7 điểm : 96 em Số điểm đạt từ 1- 4 điểm : 46 em Số điểm 0 : 8 em 3. Nhận xét đánh giá của đoàn kiểm tra: Qua mỗi đợt giáo viên gửi phiếu đánh giá học sinh học tập buổi tối tại nhà cho GVCN tổng hợp. GVCN năm bắt tình hình học sinh của lớp thông qua các thành viên trong nhóm đi kiểm tra. Trực tiếp Hiệu trưởng tổng hợp những ý kiến từ GVCN lớp và các thành viên đi kiểm tra trong nhà trường để đánh giá và nhận xét. Liêu Xá, ngày tháng năm 2016 HIỆU TRƯỞNG Lê Hữu Thanh - Tổng số học sinh toàn trường 345 được phân bổ vào các thôn như sau: + Liêu Trung: 208 học sinh. + Thôn Hảo: 40 học sinh. + Thôn Thượng: 66 học sinh. + Thôn Văn – Vũ: 31 học sinh. Kết quả qua 3 đợt kiểm tra định kỳ và các đợt kiểm tra đột xuất được 270/345 học sinh = 78,3%. Trong đó có 54 học sinh thuộc khối THPT và tiểu học. Qua việc đánh giá tại nhà cũng được ghi vào các phiếu tiêu chí. Qua các đợt kiểm tra được thông báo và nhận xét ở thứ 2 đầu tuần tại trường và trên loa truyền thanh của xã. Phong trào “Tự học – Tự rèn’ này bước đầu đã có nhiều dấu hiệu tốt đẹp được chính quyền và nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ. Giáo viên cũng nhận định rằng học sinh chăm học hơn, qua kiểm tra bài tập, vở soạn bài và kiểm tra bài cũ có kết quả khả quan hơn, chất lượng học tập của học sinh toàn trường được nâng lên rõ rệt. 6. Biện pháp thứ sáu: Nâng cao nhận thức của PHHS. Xây dựng phong trào học tập đối với học sinh lớp 9 nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng học tập để thi vào trường THPT đạt kết quả cao. Ngoài việc thúc đẩy phong trào dạy và học nói chung tôi đã thực hiện một việc làm thiết thực riêng đối với học sinh lớp 9 bằng hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy và học thi vào THPT đạt kết quả cao” (chương trình có văn bản kèm theo). PHÒNG GD&ĐT YÊN MỸ TRƯỜNG THCS LIÊU XÁ CHƯƠNG TRÌNH Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy và học thi vào trường THPT (cấp 3) đạt kết quả cao” Thời gian: Vào Thứ 7 ngày 23 tháng 01 năm 2016 Địa điểm: Hội trường tầng 3 Thành phần gồm: Đảng uỷ - UBND xã Hiệu trưởng trường THPT Yên Mỹ BGH, GVCN các lớp trường THCS Liêu Xá Giáo viên dạy Toán , Anh, Văn Học sinh và PHHS của hai lớp 9 Các em học sinh thủ khoa vào cấp 3 năm học 2014-2015 + Em Nguyễn Thị Huyền: HS có điểm cao nhất của trường THCS Liêu Xá thi vào THPT- Giải nhất HSG tỉnh môn Địa 9 + Em Doãn Văn Khải: HS lớp 12A1 học sinh giỏi toàn diện (HS Liêu Xá) – Giải nhì môn Sinh thi Duyên hải. + Em Nguyễn Thiều Hương: Thủ khoa đầu vào THPT Yên Mỹ Nội dung: TT Thời gian Nội dung chương trình Người thực hiện 1 7h30’-8h00’ GVCN 2 lớp điểm danh , thu giấy mời Đ/c Nam, Dự 2 8h00’-8h10’ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Đ/c Bẩy 3 8h10’-8h30’ Giới thiệu tổng quan nhà trường và kết quả HKI vừa qua. Phương hướng HKII Đ/c Thanh 4 8h30’-9h00’ Công tác tuyển sinh, định hướng mới về phong trào giáo dục của trường cấp 3 Đ/c Luân (HT trường THPT Yên Mỹ) 5 9h00’- 9h15’ Kinh nghiệm học tập – rèn luyện đạo đức của các thủ khoa Các thủ khoa 6 9h15’-9h35’ Tham luận của giáo viên Tham luận của Hội PHHS Đ/c Bẩy điều hành 7 9h35’-9h50’ Ý kiến của học sinh lớp 9 8 9h50’-10h00’ Bế mạc chương trình Hội thảo Đ/c Thanh 9 10h00’-11h00’ Họp PHHS lớp 9 Đ/c Nam, Dự HIỆU TRƯỞNG Lê Hữu Thanh - Qua hội thảo PHHS đã bày tỏ quan điểm của mình về việc thi vào THPT: + Động viên con em học tập. + Không chạy chọt “cửa sau” trong thi cử. + Hiểu biết và định hướng cho con em vào các trường công lập, dân lập, bán công và học nghề (trong 3 năm học sinh vừa được tốt nghiệp THPT và có bằng nghề bậc 2). Đối với giáo viên (nhất là giáo viên dạy 3 môn: Toán, Anh, Văn) cũng rút ra được những định hướng, các giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Đối với học sinh cũng được bày tỏ những trăn trở, thắc mắc đối với các thầy cô giáo và nhất là đối với các khách mời là học sinh giỏi thủ khoa. Các anh chị đã đưa ra những kinh nghiệm học tập để thi vào cấp 3 đạt kết quả cao nhất là em Nguyễn Thiều Hương đã đưa ra 9 bước học tập để đảm bảo có kết quả xuất sắc trong các kỳ thi đã để lại nhiều ấn tượng đối với toàn thể các đại biểu dự hội thảo và học sinh. 3 khách mời là học sinh đạt học sinh giỏi đã trả lời trực tiếp các bạn học sinh lớp 9, cuộc trao đổi này rất thực tế, rất tâm lý đúng với câu: “Học thầy không tày học bạn”. Qua hội thảo có tính lan tỏa lớn tới toàn bộ PHHS trong toàn trường cũng như đội ngũ giáo viên thúc đẩy được phong trào dạy và học đi lên. (Một vài hình ảnh về hội thảo đính kèm) Thầy Nguyễn Ngọc Luân – Hiệu trưởng trường THPT Yên Mỹ Em Doãn Văn Khải – HS giỏi toàn diện lớp 12A1 – Giải nhì môn Sinh thi Duyên Hải miền trung ( cựu HS THCS Liêu Xá) Em Nguyễn Thiều Hương – Thủ khoa đầu vào THPT Yên Mỹ năm học 2014 - 2015 Thầy Lê Hữu Thanh – Hiệu trưởng trường THCS Liêu Xá tặng quà 7. Biện pháp thứ bẩy: Chỉ đạo, tổ chức các sân chơi, hoạt động tập thể cho học sinh. Nhận rõ vai trò trách nhiệm GVCN cũng là anh chị phụ trách. Hiệu trưởng là tổ trưởng tổ chủ nhiệm, Tổng phụ trách là người đứng đầu anh chị phụ trách trong công tác Đội. Hiệu trưởng, Tổng phụ trách, Bí thư Đoàn Thanh niên là bộ ba đưa ra các ý tưởng lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá các hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo sân chơi cho các em. Nếu theo tuyến dọc thực hiện theo chủ đề hàng tháng. Còn theo tuyến ngang phát huy thế mạnh của từng lớp, từng chi đội kết hợp với phong trào của đoàn xã mà tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Song song với nó là thực hiện phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực. Đơn cử là hoạt động 22-12 với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” tôi đã chỉ đạo thực hiện một buổi tọa đàm: “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ” chương trình như sau: CHƯƠNG TRÌNH MÍT TINH LỄ KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Giao lưu tọa đàm chủ đề “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ” Ngày 22/12/2015 Tổ chức tại: Trường THCS Liêu Xá TT Thời gian Nội dung chương trình Người thực hiện 1 7h15-7h30 Ổn định tổ chức Đ/c Chi + GVCN 2 7h30-7h40 Chào cờ theo nghi thức Đ/c Chi 3 7h40-7h50 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Đ/c trinh 4 7h50-8h00 Đọc diễn văn kỷ niệm Đ/c Thanh 5 8h00-9h00 Giao lưu tọa đàm” Sáng mãi phẩm chất anh Bộ đội cụ Hồ”. Khách mời: 1.Ông Lưu Đức Các (Cựu chiến binh) 2.Ông Lê Hữu Hải (Cựu chiến binh) 3. Bà Lưu Thị Vân (Cựu Thanh niên xung phong). Xen kẽ văn nghệ. Khách mời đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Đ/c Trinh + HS Cô Ánh Tuyết + Cô Hà tặng quà HS 6 9h10-9h20 Đại diện học sinh phát biểu cảm tưởng và tặng hoa Em Hà 7B Nhà trường kết hợp với hội Cựu chiến binh, Cựu Thanh niên xung phong của xã tổ chức buổi tọa đàm có sự chứng kiến của toàn thể giáo viên, học sinh và ban chấp hành Đoàn xã. Trong buổi giao lưu tọa đàm đã để lại cho thầy và trò nhà trường nhiều cảm xúc đặc biệt phẩm chất Bộ đội cụ Hồ được tỏa sáng những minh chứng sống như 3 bác là khách mời đã để lại những tình cảm tốt đẹp và tấm gương sáng của những người tham gia bảo vệ Tổ quốc. Những vật vô tri vô giác như: Ăng – gô, bao tượng chứa gạo, dụng cụ y tế, khăn dù, võng nhất là hộp dụng cụ y tế cứu thương của bác Lê Hữu Hải đã làm sống lại tinh thần vượt mọi khó khăn của Bộ đội để chiến thắng kẻ thù. Giọng ngâm thơ bài “Bầm ơi” của bác Lưu Đức Các, bài hát “Tấm áo mẹ vá năm xưa” và giọng hát chèo của bác Lưu Thị Vân – cựu thanh niên xung phong đã làm xao động cả hội trường rất sâu lắng, mộc mạc, giản dị nhưng chứa chan tình cảm bao la. Tiếng hát cùng với lời dẫn “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” của tập thể nam giáo viên trong nhà trường đã làm sống lại tình đồng đội và sự lớn mạnh hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Những câu hỏi các bác đặt ra để cho học sinh trả lời và những phần quà tặng cho những học sinh trả lời đúng đã khuấy động được tâm th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSK chi dao cong tac chu nhiem THCS_12324088.doc
Tài liệu liên quan