Giáo dục lồng ghép thông qua các môn học như: Giáo dục công dân, Văn học, Sử học, Sinh học, Thể dục.
Giáo dục chuyên đề thông qua các hoạt động Đội, sinh hoạt dưới cờ như: Nói chuyện, thuyết trình, thi kể chuyện, thi tìm hiểu.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chúng tôi nhận ra rằng, việc giáo dục kỹ năng sống của nhà trường và việc rèn luyện kỹ năng sống của các em vẫn còn nhiều hạn chế, đó là:
Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học vẫn chưa được làm thường xuyên, do yêu cầu kiến thức bài học nên giáo viên đôi lúc ngại đưa chương trình kỹ năng sống vào.
Các hoạt động lồng ghép giáo dục kĩ năng sống do Ban hoạt động ngoài giờ, liên đội tổ chức đôi lúc chưa có sự đầu tư thích đáng nên chưa đánh động được ý thức tự giác, tích cực rèn luyện của học sinh.
Qua khảo sát đối với nhóm học sinh trường THCS Hà Thế Hạnh. Để có những nhận xét, đánh giá chính xác, tôi đã tìm hiểu thực trạng và nhu cầu cần được giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
15 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 3356 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau.
- Kỹ năng giao tiếp hạn chế. Nhiều em hay nói tục, chửi thề.
2.2.3. Về Phụ huynh:
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức.
Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
Nhiều gia đình phụ huynh giao tiếp, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
2.2.4. Về nhà trường.
Dưới sự chỉ đạo của Ngành Giáo dục & Đào tạo, Hội đồng Đội thị xã, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các ban ngành địa phương và công tác chỉ đạo thực hiện nhuần nhuyễn từ Ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn, các đoàn thể trong nhà trường đến giáo viên, học sinh nên công tác giáo dục của nhà trường ngày càng có những khởi sắc vượt bậc. Mọi hoạt động của nhà trường được xây dựng khép kín và hoạt động theo đợt thi đua, tháng, tuần có sự phê duyệt, giám sát chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường theo nội dung chương trình dựa vào kiến thức các môn học với sự chỉ đạo cụ thể của Ngành giáo dục.
Trong những năm trước đây, công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng đã có sự quan tâm của nhà trường. Thể hiện ở chỗ nhà trường cũng đã quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với học sinh. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Học sinh trường THCS Hà Thế Hạnh cũng không tránh khỏi quy luật đó. Đây là vấn đề được nhà trường rất quan tâm, nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức lớn. Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay là một việc làm cần thiết.
Trường THCS Hà Thế Hạnh có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành. Do đó phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường thường xuyên quan tâm và giáo dục kỹ năng sống là một trong những yêu cầu quan trọng trong phong trào này. Công tác giáo dục kỹ năng sống được triển khai thông qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhà trường như:
Giáo dục lồng ghép thông qua các môn học như: Giáo dục công dân, Văn học, Sử học, Sinh học, Thể dục..........
Giáo dục chuyên đề thông qua các hoạt động Đội, sinh hoạt dưới cờ như: Nói chuyện, thuyết trình, thi kể chuyện, thi tìm hiểu.......
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chúng tôi nhận ra rằng, việc giáo dục kỹ năng sống của nhà trường và việc rèn luyện kỹ năng sống của các em vẫn còn nhiều hạn chế, đó là:
Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học vẫn chưa được làm thường xuyên, do yêu cầu kiến thức bài học nên giáo viên đôi lúc ngại đưa chương trình kỹ năng sống vào.
Các hoạt động lồng ghép giáo dục kĩ năng sống do Ban hoạt động ngoài giờ, liên đội tổ chức đôi lúc chưa có sự đầu tư thích đáng nên chưa đánh động được ý thức tự giác, tích cực rèn luyện của học sinh......
Qua khảo sát đối với nhóm học sinh trường THCS Hà Thế Hạnh. Để có những nhận xét, đánh giá chính xác, tôi đã tìm hiểu thực trạng và nhu cầu cần được giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Từ những thực trạng nêu trên, để củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể, rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:
2.3. 1. Giải pháp 1: Bám sát nội dung giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động giáo dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Những nội dung này hết sức đơn giản, gần gũi với học sinh, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập... Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống”. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấn:
- Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt các nội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể.
- Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động Đội.
- Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung như:
+ Kỹ năng giao tiếp: lắng nghe, chia sẻ, biểu lộ thái độ tình cảm.
+ Kỹ năng trình bày, thuyết trình trước đám đông.
+ Kỹ năng thương lượng, xử lý tình huống.
+ Kỹ năng tự khẳng định về bản thân.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng làm việc hợp tác.
+ Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, từ chối yêu cầu đề nghị của người khác.
+ Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân. Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn, thương tích, bom mìn, cháy nổ
+ Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ;
+ Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước
+ Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm hại tình dục.
+ Kỹ năng ứng phó với một số tình huống bạo lực trong học sinh.
2.3. 2. Giải pháp 2: Phát huy vai trò tác dụng và hiệu quả của giờ chào cờ đầu tuần và sinh hoạt đội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Cần tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới của BGH nhà trường, của Liên đội mà cần thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Chẳng hạn như để các em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xét thêm phần giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi, trao đổi về kinh nghiệm học tập do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của GVCN và giáo viên tổng phụ trách
Để lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt Đội, giáo viên phụ trách cần xây dựng kịch bản giờ sinh hoạt Đội sao cho tăng tính chủ động của học sinh, nâng cao vai trò của tập thể lớp chứ không phải vai trò của giáo viên chủ nhiệm hay chi đội trưởng .
Mục đích của chúng tôi là biến giờ sinh hoạt Đội thành một buổi vui chơi với nhiều trò chơi khác nhau mà nội dung được giáo viên phụ trách chuẩn bị trước. Các trò chơi này phải được lựa chọn và có chủ đích nhằm giáo dục kỹ năng tương ứng cho học sinh. Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ yếu với cách làm sao cho tăng tính chủ động của học sinh, phát huy khả năng từng cá nhân và nhấn mạnh trò của tập thể, để học sinh thấy được và luôn phát huy khả năng phối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung, không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong giờ sinh hoạt.
2.3. 3. Giải pháp 3: Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động Đội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Luôn "làm mới" các hình thức thực hiện và đa dạng hoá các loại hình hoạt động theo từng chủ đề. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh khiến các em say mê khám phá. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động Đội để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Sau đây tôi đưa ra một hình thức tổ chức hoạt động Đội lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Giáo viên phụ trách cần phải xây dựng các hoạt động theo từng chủ đề, chủ điểm của từng tháng và có kịch bản cho từng hoạt động và có sự chuẩn bị chu đáo về cả hình thức tổ chức và các điều kiện phục vụ cho hoạt động đó.
Khi tiến hành tổ chức một hoạt động cần phải tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục phải đạt được.
Bước 2: Giáo viên phụ trách cần vạch kế hoạch, thời gian tiến hành. Chuẩn bị về nội dung, hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động. Phân công công việc cụ thể, dự kiến các tình huống xảy ra. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra sự chuẩn bị.
Bước 3: Tiến hành hoạt động:
Đối với các hoạt động của lớp, cần cố gắng tạo điều kiện để học sinh tự quản, tự điều khiển, còn giáo viên nên đóng vai trò là người hỗ trợ, là người giúp đỡ các em. Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và hình thức tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua chủ đề. Những phương pháp, kỹ thuật được lựa chọn phải phù hợp với nội dung hoạt động và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh có môi trường trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống thông qua hợp tác với bạn, hợp tác với thầy cô.
Thiết kế hoạt động trong tổ chức chủ đề. Khi thiết kế chủ đề có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống, cần tăng cường các hoạt động nhóm làm việc hợp tác, xử lý tính huống, giải quyết vấn đề, thuyết trình v.v... Những hoạt động này sẽ thu hút được người học tham gia một cách tự giác, tích cực vào quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng sống.
Bước 4: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả:
Cần phải rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả hơn. Khi rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cần tập trung vào hình thức tổ chức hoạt động, nội dung hoạt động, quá trình tự quản, tự điều khiển của học sinh để bước chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra. Kiểm tra kết quả thực hiện chủ đề, nội dung hoạt động đã tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như thế nào? Những kiến thức, kỹ năng nào đã được học sinh tích lũy, trải nghiệm; kiến thức, kỹ năng nào chưa được học sinh tích lũy, trải nghiệm và cần phải bổ sung. Cuối mỗi hoạt động phải đánh giá được kết quả để định hướng cho hoạt động giáo dục tiếp theo.
2.3.4. Giải pháp 4: Một số hoạt động Đội ở trường THCS Hà Thế Hạnh năm học 2016-2017 nhằm thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Xuất phát từ nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và nội dung, nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, chúng tôi đã tiến hành các hoạt động thông qua các giờ chào cờ đầu tuần (kể chuyện dưới cờ, sân chơi đầu tuần, tiểu phẩm truyền thông điệp cuộc sống,), thông qua chủ đề HĐGDNGLL, hoạt động ngoại khóa, tham quan. Thông qua các hội thi, hội trại, hội diễn, trò chơi Giáo dục KNS thông qua hoạt động giữ gìn trường em “ xanh – sạch – đẹp”.
Giáo dục KNS thông qua hoạt động phong trào “Kế hoạch nhỏ”...cụ thể như sau:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường. Chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ gìn vệ sinh trường học, đường phố, tham gia bảo tồn các di tích văn hóa Đình làng Phú Ốc.
- Tổ chức các trò chơi dân gian có tác dụng rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết, tham gia các trò chơi trực tuyến có ý nghĩa giáo dục, lành mạnh, tránh xa các trò chơi độc hại, có yếu tố bạo lực.
- Tổ chức câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao, tạo môi trường an toàn, lành mạnh để đội viên nâng cao kỹ năng sống, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng ươm mầm tài năng nhỏ tuổi. Duy trì tốt hoạt động các câu lạc bộ: Quyền trẻ em, Phóng viên nhỏ, Đội tuyên truyền măng non,Cộng tác viên thư viện... tạo môi trường cho đội viên thể hiện, nói lên tiếng nói của chính mình. Tham gia Giải Cờ vua, giải Điền kinh, Giải bóng đá cấp trường.
- 100 % đội viên tiếp tục nắm vững nội dung cơ bản và thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", phong trào: ”Nói không với bạo lực học đường” và thực hiện "Quy tắc ứng xử văn hóa”, "Nội quy học sinh”, nhiệm vụ của người học sinh.
- Học sinh được nghe tuyên truyền An toàn giao thông, tiếp tục tham gia xây dựng cổng trường an toàn; được nghe tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích; tuyên truyền phòng tránh đuối nước; bảo vệ môi trường; truyền thông về phòng chống dịch và các bệnh theo mùa. 100% Đội viên trong nhà trường ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
Nâng cao nhận thức cho đội viên khi điều khiển xe đạp điện, góp phần đảm bảo TTATGT. Thực hiện tốt văn hóa giao thông và phòng tránh tai nạn giao thông góp phần giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
- Được nghe Hướng dẫn phòng chống tai nạn đuối nước cho đội viên bằng những việc cụ thể như nghe tuyên truyền hướng dẫn về kỹ năng bơi lội; không tự ý tắm sông suối, ao, hồ.
- Tham gia cuộc thi Vẽ tranh với chủ đề bảo vệ môi trường và phòng chống HIV AIDS.
- Tham gia nhiều buổi hoạt động ngoại khóa như:
+Tổ chức “Ngày hội đọc sách” với các nội dung như: Viết về cuốn sách em yêu thích, vẽ tranh, xếp sách nghệ thuật và quyên góp sách ủng hộ thư viên trường với số lượng 75 quyển sách và truyện thiếu nhi .
+ Tổ chức “Ngày hội nói tiếng Anh” tạo sân chơi bổ ích và lý thú, giúp cho đội viên có cơ hội phát triển và chứng tỏ khả năng nói tiếng Anh, trên cơ sở đó góp phần rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, năng lực hùng biện bằng tiếng Anh. Qua nhưng hoạt động này góp phần giáo dục kỹ năng sống cho đội viên giúp các bạn tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống.
+ Tổ chức chuyến tham quan học tập thực tế đến làng nghề truyền thống về đan mây, tre Bao La
- Tổ chức các trò chơi dân gian vào thứ Ba và thứ Năm hàng tuần, Tham gia nhảy Dân vũ trong các buổi ngoại khóa, các buổi sinh hoạt đội. Triển khai tập luyện Nghi thức đội và các bài múa hát sân trường năm học 2016 – 2017.
- Thực hiện tốt “Nội quy học sinh”, “Quy tắc ứng xử văn hóa ”, nhiệm vụ và quyền hạn của người học sinh. Đội viên xây dựng kế hoạch Kỉ luật tự giác của cá nhân từ đó nâng cao ý thức tự giác cho các bạn đội viên trong học tập và rèn luyện.
- Tham gia chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Hương Trà”. Phối hợp Chi hội Chữ thập đỏ và Chi đoàn nhà trường đã tặng 33 xuất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, tổng trị giá hơn 6.000.000đ
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” bằng các hoạt động thiết thực như phát động phong trào “Tấm áo tặng bạn”, kết quả tặng được 30 phần quà cho các bạn đội viên trong liên đội với tổng trị giá trên 4.500.00đ.
- Tổ chức cho đội viên đăng ký thực hiện tốt phong trào “Nghìn việc tốt”, “Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, thực hiện tốt phong trào “Nhặt của rơi trả lại người mất”. Kết quả đa số các em thực hiện tốt trong việc giúp đỡ nhau trong học tập; 20 cái máy tính cầm tay và đồ dùng khác bị mất đã được trả lại.
- Triển khai thực hiện tốt phong trào "Kế hoạch nhỏ”, kết quả có 100% đội viên tham gia và thu gom được hơn 10.000 vỏ lon và 933 kg giấy vụn.
- Tích cực tham gia các hoạt động chào mừng, các hoạt động tình nguyện như: Đội nghi lễ, đội văn nghệ tham gia chào mừng các hoạt động cấp thị xã và Phường Tứ Hạ; Lễ bàn giao quân thanh niên lên đường nhập ngũ; lễ ra quân huấn luyện của BCH quân sự thị xã; Đội nghi lễ tham gia chúc mừng đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Tứ Hạ; 32 đội viên tham gia tình nguyện viên giúp các em học sinh tiểu học tham gia “ ngày hội bóng đá vui”.
- Tổ chức hoạt động như: sinh hoạt Truyền thống Đội, tổ chức giải bóng đá bình đẳng giới tính cho đội viên khối 6,7.
- Tiếp đón đoàn sinh viên tình nguyện đến từ Na Uy giúp đở Liên Đội về sân chơi bóng, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính và rèn luyện khả năng giao tiếp tiếng Anh.
* Những kỹ năng sống cơ bản mà học sinh học được thông qua việc tổ chức các hoạt động trên:
+ Hoạt động văn hóa nghệ thuật:
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh THCS. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, nhảy, thơ ca, kịch, thi kể chuyện Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động này nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt đông phù hợp với chủ điểm từng tháng và các ngày lễ lớn trong năm.
+ Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao:
Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái Nói về hoạt động này thì nhà trường đã tổ chức thực hiện có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra. Như Hội trại và Hội thi nghi thức đội, tổ chức văn nghệ, thể dục thể thao.
+ Hoạt động xã hội:
Bước đầu đưa học sinh vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có tinh thần trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với cộng đồng; các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được nhà trường tiến hành tương đối tốt nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em.
+ Hoạt động lao động công ích:
Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội, với công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho học sinh hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp học sinh vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, trang trí lớp học. Đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên trong nhà trường.
2.3.5. Giải pháp 5: Phối hợp tổ chức câu lạc bộ , đội nhóm
Mục đích của câu lạc bộ, đội nhóm là:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thống cho học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải tri lành mạnh. Bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong học tập và cuộc sống.
- Giúp các em giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày . . .
Tham mưu cho nhà trường phân công tổ chức các Câu lạc bộ và nhóm như : Câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ quyền trẻ em, thể dục thể thao, nhóm cộng tác viên thư viện và cộng tác viên y tế, đội cờ đỏ, đội phát thanh măng non, cụ thể như:
+ Các câu lạc bộ bộ môn giúp các em giúp các em trao đổi, nghiên cứu những vẫn đề về môn học.
+ Các câu lạc bộ thể dục thể thao giúp các em rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết, tham gia các trò chơi trực tuyến có ý nghĩa giáo dục, lành mạnh, tránh xa các trò chơi độc hại, có yếu tố bạo lực.
+ Đội cờ đỏ: Chấm điểm thi đua về các nề nếp trong nhà trường: đi học đúng giờ, vệ sinh, tập thể dục, tác phong , ăn mặc, cách ứng xử hàng ngày, tham gia phong trào thi đua và hàng tuần Ban chỉ huy liên đội đánh giá nề nếp dưới cờ và trao cờ thi đua.
+Đội phát thanh măng non : Thứ Ba và Thứ Năm hàng tuần các em được phát thanh trên hệ thống phát thanh của nhà trường một số nội dung theo chủ đề, theo tiến trình hoạt động của trường, Liên đội hoặc những nội dung truyên truyền giáo dục khác đã được chuẩn bị trước.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
+ Tinh thần và thái độ học tập có nâng lên ,qua các tiết học lý thuyết, luyện tập,thí nghiệm thực hành học sinh tự tin hơn, năng động hơn, mạnh dạng phát biểu ý kiến hơn .Thể hiện qua việc đánh giá và hội ý rút kinh nghiệm sau các tiết dạy của giáo viên bộ môn.
Minh chứng :- 100% số tiết dạy của giáo viên bộ môn đều đánh giá tốt và khá.
+ Điểm thi đua hàng tuần và học kỳ, cuối năm: 100% các lớp xếp loại tốt và chất lượng, hiệu quả tăng lên một cách rõ rệt
+ Các em học sinh biết cách giải quyết mâu thuẫn và các xung đột phát sinh trong và ngoài nhà trường, tình trạng các em gây gổ với nhau giảm đáng kể. Đặc biệt là nạn bạo lực trong nhà trường trong năm học này không xảy ra.
+ Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây rất nhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong tiết sinh hoạt dưới cờ nay tự tin hơn ,dạn hơn, đã phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu loát suy nghĩ của mình khi được yêu cầu phát biểu đánh giá hoặc ý kiến.
+Khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chúng tôi nhận thấy:
100% học sinh của trường rất hào hứng và thích thú với hoạt động này. Nó đã cuốn hút các em; khuyến khích các em cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ hội trình bày, trao đổi và nhận xét lẫn nhau.Từ đó giúp cho các em nắm những kỹ năng sống cơ bản như khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin và tạo không khí thi đua lành mạnh.
Thông qua hoạt động này, đã giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao đổi, hợp tác tốt hơn để góp phần giáo dục cho các em những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội. Những kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp với mọi người. Dựa vào những kỹ năng, hành vi này để rèn luyện những kỹ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể.
+ Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước.
+ Trong năm học vừa qua, học sinh trong trường chấp hành rất tốt luật giao thông, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. Hình thành kỹ năng tự khẳng định về bản thân, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc hợp tác, kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, từ chối yêu cầu đề nghị của người khác, kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân. Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn, thương tích, bom mìn, cháy nổKỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như bão lũ; Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước, và những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm hại tình dục. Kỹ năng ứng phó với một số tình huống bạo lực trong học sinh
+ Kết quả xếp loại Hạnh kiểm:
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Hạnh kiểm
474
91,51
44
8,49
0
0
0
0
Học lực
174
33,59
183
35,33
151
29,15
10
1,93
3. KẾT LUẬN:
Kỹ năng sống là một chỉ số thực tế của nhân cách, là mặt biểu hiện của hành vi nhân cách, đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục theo yêu cầu mới về sự trưởng thành và phát triển nhân cách con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt động giáo dục. Đối với giáo dục nước ta hiện nay, kỹ năng sống là mục tiêu, nội dung quan trọng của chương trình giáo dục trung học.
Giáo dục kỹ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của mọi hoạt động trong nhà trường. Cần phải áp dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SKKN giao duc KNS thong qua HD Doi TNTP_12438369.doc