CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết
Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục đòi hỏi phải thực hiện tốt các yêu cầu “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” [10]. Trước các yêu cầu đó, đòi hỏi Hiệu trưởng các nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý nhà trường nói chung, hoạt động dạy học nói riêng để đáp ứng được các yêu cầu, các đòi hỏi ngày càng cao đối với giáo dục, góp phần tích cực bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất
Các biện pháp đưa ra phải dựa trên thực tế của nhà trường, các biện pháp có mối hiện hệ kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau đảm bảo có sự thống nhất, liên tục giữa các biện pháp để cho quá trình dạy học là một hệ thống thống nhất và liên tục.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Tính thực tiễn của các biện pháp là sự phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường của nhà trường THPT, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra.
Các biện pháp quản lý phải bám sát thực tiễn kinh tế xã hội và giáo dục của địa phương. Có như vậy mới đảm bảo sát thực tiễn, đảm bảo tính thiết thực và mang lại hiệu quả trong quản lý.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp nêu ra được tổ chức thực hiện trong các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra, biết vận dụng sáng tạo từng biện pháp cũng như kết hợp hài hòa, hợp lý. Các biện pháp nêu ra phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương cũng như xu thế phát triển giáo dục.
Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của người hiệu trưởng trường THPT một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của người hiệu trưởng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.
3.1.5. Đảm bảo tính mục tiêu và pháp lý
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải đạt mục tiêu mà Luật giáo dục đã chỉ rõ, đồng thời, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI đã định hướng cho việc đổi mới nền giáo dục nước nhà được cụ thể hóa bằng văn bản và hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các cấp quản lý để thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Chỉ có trên cơ sở như vậy, hoạt động của hệ thống giáo dục, nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục và định hướng phát triển giáo dục ở trên trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận của một chỉnh thể thống nhất.
123 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật dạy học, ứng dụng CNTT theo khối lớp
116
4
0
2.97
1
55
54
11
2.37
5
3
Giao cho tổ chuyên môn kiểm tra giáo án, dự giờ theo kế hoạch
109
11
0
2.91
3
65
47
8
2.48
2
4
Kiểm tra việc sử dụng tài liệu, sách tham khảo và các thiết bị, đồ dùng dạy học
102
15
3
2.83
5
52
58
10
2.35
6
5
Theo dõi nghỉ dạy, bố trí dạy thay, tổ chức dạy bù
85
30
5
2.67
6
53
60
7
2.38
4
6
Kiểm tra giáo án đột xuất, dự giờ đột xuất giáo viên
81
36
4
2.64
7
52
58
10
2.35
6
7
Sử dụng kết quả thực hiện nền nếp chuyên môn vào đánh giá, xếp loại giáo viên
105
11
4
2.84
4
61
52
7
2.45
3
tổng
708
116
16
2.80
430
357
53
2.5
Nhận xét:
Mức độ nhận thức về sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp này là rất cao (tổng = 2.80) và rất đồng đều. Mức độ cần thiết của các biện pháp đều đạt ≥ 2.64. Đặc biệt một số biện pháp được đánh giá là rất cần thiết, có ≈ 3.0. Điều đó khẳng định CBQL và GV đều đã xác định được tầm quan trọng của các biện pháp này.
Đánh giá mức độ thực hiện mới chỉ đạt khá =2.5 cho thấy việc chỉ đạo thực hiện biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm còn hạn chế. Để đạt được yêu cầu đổi mới trong thời gian tới, Hiệu trưởng cần tập trung thời gian, trí tuệ và có biện pháp phối kết hợp với các lực lượng cốt cán để thực hiện tốt các biện pháp này.
Quản lý việc sử phương pháp dạy học; các hình thức tổ chức dạy học; kĩ thuật dạy học trên lớp và việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, sử dụng CNTT hỗ trợ cho dạy học có hiệu quả.
Để quản lý tốt hoạt động này, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn môn sinh hoạt chuyên môn nghiêm túc theo hướng nghiên cứu bài học, chọn các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực sao cho phù hợp với nội dung giảng dạy, đối tượng học sinh, trên cơ sở khai thác có hiệu quả đồ dùng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ cho dạy học.
Khảo sát sự cần thiết quản lý việc phối hợp các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực, và sử dụng trang thiết bị dạy học, sử dụng CNTT cùng với những đánh giá về biện pháp đó chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 2.17 sau:
Bảng 2.17. Nhận thức về mức độ cần thiết, đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp.
TT
Biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp
Nhận thức về mức độ cần thiết
Đánh giá về mức độ thực hiện
Rất cần thiết
(3đ)
Cần thiết
(2đ)
Ít cần thiết
(1đ)
Thứ bậc
Tốt
(3đ)
TB
(2đ)
Chưa tốt
(1đ)
Thứ bậc
1
Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp
103
13
3
2.83
2
90
28
2
2.73
3
2
Sử dụng đủ và hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học
45
72
3
2.35
6
81
29
10
2.59
4
3
Sử dụng CNTT hỗ trợ cho dạy học
62
50
6
2.48
4
50
63
7
2.36
6
4
Phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho từng bài, từng phần kiến thức
85
26
9
2.63
3
98
14
8
2.75
2
5
Tổ chức hoạt động dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
50
69
1
2.41
5
62
56
2
2.5
5
6
Dạy phù hợp đối tượng học sinh, chú ý bồi dưỡng phương pháp, kĩ năng tự học cho học sinh
107
9
4
2.86
1
112
8
0
2.93
1
tổng
454
240
26
2.59
493
198
29
2.64
Nhận xét
- Có thể nói nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp có điểm khá cao 2.35≤ ≤ 2.86. CBQL, GV đều đề cao vai trò và yêu cầu của dạy phù hợp đối tượng, chú ý rèn luyện phương pháp, kĩ năng tự học cho học sinh, phải lựa chọn hình thức tổ chức dạy học thích hợp, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy của thầy. Việc sử dụng thiết bị đồ dùng vẫn chưa được đánh giá cao do thực tế hiện nay, đồ dùng dạy học quá cũ, không đồng bộ, chất lượng hạn chế, nếu giáo viên không đầu tư nhiều thời gian chuẩn bị thì có thể không thành công trong quá trình dạy, không thực hiện hết yêu cầu của giáo án đề ra.
- Đa số cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Văn Lâm đã quan tâm đến việc dạy học phù hợp đối tượng và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp; kĩ thuật dạy học tích cực với yêu cầu đảm bảo tốt nội dung theo chuẩn kiến thức kỹ năng nên mức độ thực hiện được của biện pháp 6 và 1 rất cao. Tuy nhiên, biện pháp tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của nhiều giáo viên chưa tốt. Sở dĩ vậy là do năng lực, trình độ học sinh ngay trong một trường và học sinh các trường quá chênh lệch nhau làm cho việc phát huy tính tích cực cho một số học sinh các trường hiệu quả thấp. Mặt khác, hầu như các trường THPT đều có phòng học trình chiếu nhưng việc sử dụng như thế nào để phục vụ tốt nhất cho hoạt động dạy học thì chưa thật sự được quan tâm nhiều ở một số giáo viên. Vì vậy, Hiệu trưởng phải có biện pháp tổ chức hội thảo về sử dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ đắc lực nhất cho dạy học.
2.3.1.4. Thực hiện dự giờ thao giảng, dự giờ thanh tra giáo viên định kỳ, dự giờ đột xuất, dự giờ bồi dưỡng giáo viên tham dự hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh
Trên cơ sở yêu cầu đánh giá giáo viên cuối năm, kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, Hiệu trưởng các trường THPT đã chú ý các hoạt động sau:
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thanh tra giáo viên cả năm theo từng tháng để chủ động bố trí dự giờ đảm bảo kế hoạch.
- Hàng tuần Hiệu trưởng thống nhất kế hoạch dự giờ đột xuất (dự giờ không báo trước) trong BGH và phân công các thành viên BGH cùng tham gia dự giờ không báo trước.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ đánh giá giáo viên đảm bảo 3 tiết/năm theo quy định, bố trí dự các giờ thanh tra giáo viên của Hiệu trưởng, các giờ dự đột xuất của BGH để nhận xét rút kinh nghiệm, đánh giá xếp loại giờ dạy làm căn cứ đánh giá giáo viên cuối năm học.
- Hiệu trưởng tổ chức thao giảng ba đợt Hội giảng – Hội học vào tháng 10, tháng 11 và tháng 3 hàng năm với những mục tiêu khác nhau, phù hợp..
- Hiệu trưởng chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh. Các bộ môn dự thi phải thiết kế bài giảng, dự giờ rút kinh nghiệm các tiết dạy thử của giáo viên dự thi. Coi việc thiết kế bài dạy dự thi là thành quả của tập thể giáo viên nhóm bộ môn, còn kết quả thực hiện giờ dạy là sự sáng tạo trong thực hiện kế hoạch bài dạy.
2.3.1.5. Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên
Giáo viên là lực lượng trực tiếp, thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả cho nhà trường. Vì vậy, hiệu trưởng phải coi trọng công tác bồi dưỡng giáo viên và quản lý có hiệu quả việc bồi dưỡng giáo viên.
Việc sử dụng đội ngũ giáo viên như thế nào để chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao là bài toán khoa học của Hiệu trưởng và Ban giám hiệu các nhà trường. Cần chọn đúng người, giao đúng việc, tạo điều kiện cho họ thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao nhất và thuận lợi nhất. Tuy nhiên, khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên cũng cần có kế hoạch bồi dưỡng lực lượng trẻ, mạnh dạn giao việc, giao người kèm cặp để lực lượng trẻ tự tin, hăng say hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Để đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 120 CBQL, GV đã thu được kết quả tổng hợp trên bảng sau:
Bảng 2.18. Nhận thức về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên.
TT
Biện pháp bồi dưỡng giáo viên
Mức độ cần thiết
Mức độ thực hiện
Rất cần thiết
(3đ)
Cần thiết
(2đ)
Ít cần thiết
(1đ)
Thứ bậc
Tốt
(3đ)
TB
(2đ)
Chưa tốt
(1đ)
Thứ bậc
1
Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo học kì, năm học, 5 năm.
105
12
3
2.85
1
102
15
3
2.83
1
2
Bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp (6 nội dung bồi dưỡng)
102
16
2
2.83
2
65
34
21
2.37
6
3
Tổ chức bồi dưỡng thông qua Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
71
32
17
2.45
6
53
49
18
2.29
7
4
Bồi dưỡng các năng lực sư phạm qua hội thảo chuyên đề, hội giảng.
55
50
15
2.33
7
61
45
14
2.39
4
5
Bồi dưỡng qua dự giờ phân tích hoạt động học tập của học sinh.
78
30
12
2.55
5
60
45
15
2.38
5
6
Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường (liên trường).
44
46
30
2.12
8
52
36
32
2.17
8
7
Bồi dưỡng đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS
104
12
4
2.83
2
84
22
14
2.58
2
8
Tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
100
17
3
2.81
4
65
43
12
2.44
3
tổng
645
228
87
2.6
556
279
125
2.4
Nhận xét
- Qua bảng 2.18 ta thấy cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT huyện Văn Lâm đánh giá rất cao mức độ cần thiết của 8 biện pháp trên (có ≥ 2.6). Các biện pháp 1 và 7 cùng có mức độ cần thiết lần lượt xếp thứ 1,2 mức độ thực hiện biện pháp 1 và 7 xếp thứ 1,2 đã khẳng định việc được vai trò của các biện pháp này và quyết tâm tổ chức thực hiện của CBQL và giáo viên các nhà trường. Tuy nhiên biện pháp mức độ thực hiện chưa cao.
Việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS đòi hỏi Hiệu trưởng phải linh hoạt về hình thức: có thể đào tạo tại chỗ, có thể cho đi học các lớp tập trung, các lớp bồi dưỡng thường xuyên Do đó, Hiệu trưởng phải sử dụng các biện pháp quản lý để giáo viên thấy việc đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS nhu cầu tất yếu, từ đó chủ động tích cực đổi mới.
- Nhìn chung, các đối tượng khảo sát chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên (mức độ cần thiết xếp thứ 4, mức độ thực hiện thứ 3). Việc tự học, tự bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau: Bồi dưỡng qua tài liệu, sử dụng mạng Internet, qua học tập kinh nghiệm của người đi trước, qua việc bồi dưỡng tập trung
- Bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp là biện pháp quan trọng được xếp thứ 2 về mức độ cần thiết nhưng lại xếp thứ 6 về mức độ thực hiện. Nội dung bồi dưỡng là đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp cần tập trung là:
+ Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Bồi dưỡng về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
+ Bồi dưỡng về năng lực dạy học
+ Bồi dưỡng về năng lực giáo dục
+ Bồi dưỡng năng lực hoạt động chính trị xã hội.
+ Bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp
Qua khảo sát chứng tỏ biện pháp đó được CBQL quan tâm nhưng giáo viên chưa thực sự tích cực và chưa quyết tâm nâng cao mức độ đáp ứng của chuẩn nghề nghiệp.
- Tuy nhiên có biện pháp 4,5 và 6 được đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực chưa cao. Sở dĩ như vậy là do việc bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề chưa được các trường quan tâm nhiều, bồi dưỡng qua hội giảng hiệu quả thấp vì đánh giá các tiết thao giảng còn nặng tính động viên. Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường (liên trường) để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về quản lý hoạt động giáo dục, về nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, đánh giá học sinh, của các nhà trường còn dè dặt. Nguyên nhân là nội dung sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường có mức độ cao hơn so với nội dung sinh hoạt chuyên môn theo định kì tại các trường. Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường đề cập tới các vấn đề mang tính tổng kết đánh giá của các trường; những vấn đề đòi hỏi phải có sự phối hợp tháo gỡ từ nhiều giáo viên cốt cán, chuyên gia giáo dục từ địa phương và trung ương, một mặt do tốn kém về kinh tế, mặt khác do giáo viên còn bận rộn nhiều công việc cá nhân nên việc bồi dưỡng đó chưa cao. Nhiệm vụ của các Hiệu trưởng là phải đứng ra tự tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ có tính thiết thực, mang lại lợi ích cho chính bản thân các trường, tạo điều kiện để mọi giáo viên tích cực hơn trong việc tham gia sinh hoạt theo cụm trường, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lương giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Đồng thời, hàng năm, yêu cầu mỗi giáo viên xây dựng chương trình tự bồi dưỡng, mỗi giáo viên phải có một sổ tích lũy thể hiện sự tự bồi dưỡng về chuyên môn của mình. Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc việc bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ, tham gia đầy đủ và nghiêm túc các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên còn một số hạn chế:
Việc đào tạo thăng hạng viên chức; bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ chưa đạt chất lượng. Số lượng GV được bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học hàng năm rất hạn chế chủ yếu là tự học.
Công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, GV đầu đàn chưa được thường xuyên và sâu sát nên năng lực quản lý của họ còn hạn chế.
Công tác tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của giáo viên còn hình thức, chưa thiết thực, hiệu quả không cao.
2.3.2 Phân tích thực trạng quản lý hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng đối với học sinh
Để đánh giá kết quả các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh, chúng tôi đã dùng phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến của 120 cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh về hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động học tập và quản lý kiểm tra đánh giá thường xuyên, cuối kỳ, cuối năm các môn học. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.19. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh
TT
Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
Mức độ cần thiết
Mức độ thực hiện
Rất cần thiết
(3đ)
Cần thiết
(2đ)
Ít cần thiết
(1đ)
Thứ bậc
Tốt
(3đ)
TB
(2đ)
Chưa
tốt
(1đ)
Thứ bậc
1
Xây dựng nội quy học tập cho HS
103
17
0
2,86
4
104
8
8
2,8
1
2
Chỉ đạo HS xây dựng kế hoạch học tập
100
15
5
2,79
9
72
26
22
2,42
10
3
Xây dựng ý thức thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh
93
27
0
2,78
10
52
54
14
2,32
12
4
Quản lý chặt chẽ nền nếp học tập của học sinh
90
30
0
2,75
12
84
19
17
2,56
5
5
Chỉ đạo giáo viên đổi mới PPDH phù hợp đối tượng gây hứng thú cho HS
106
14
0
2,88
2
72
32
16
2,47
7
6
Hướng dẫn HS đổi mới phương pháp học tập
101
16
3
2,82
8
58
56
6
2,43
9
7
Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng tự học, cách sử dụng tài liệu tham khảo.
108
12
0
2,9
1
86
20
14
2,6
4
8
Tăng cường hệ thống câu hỏi, bài tập phát triển năng lực, kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
81
36
3
2,65
15
52
52
16
2,3
14
9
Tăng cường chỉ đạo việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua “Dạy học dựa trên dự án”,
84
18
18
2,55
17
51
49
20
2,26
15
10
Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học và quản lý việc thực hiện kế hoạch đó
104
16
0
2,87
3
56
45
19
2,31
13
11
Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội để quản lý HS
102
17
1
2,84
6
74
30
16
2,48
6
12
Tăng cường tổ chức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”, hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển năng lực hoạt động chính trị - xã hội
90
26
4
2,72
13
55
59
6
2,41
11
13
Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội quy học tập của học sinh
102
18
0
2,85
5
68
40
12
2,47
8
14
Chỉ đạo biện pháp quản lý của giáo viên chủ nhiệm, của đoàn thanh niên
95
22
3
2,77
11
92
24
4
2,73
2
15
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học nhất là trang thiết bị hiện đại và phương tiện CNTT
90
23
7
2,69
14
85
25
10
2,63
3
16
Tổ chức cho HS tham quan học tập các điển hình tiên tiến.
80
32
8
2,6
16
44
46
30
2,12
17
17
Tổ chức cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau trong cùng lớp học
97
17
6
2,76
12
54
38
28
2,25
16
tổng
1626
356
58
2.77
1161
623
256
2.44
Nhận xét:
- Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.19 cho thấy đa số giáo viên, học sinh đều đánh giá cao mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh nêu ở trên (có = 2,77). Tuy nhiên, chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý học tập của học sinh mới chỉ ở mức độ nhất định (có = 2,44).
- Kết quả trên đã khẳng định vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc bồi dưỡng cho học sinh phương pháp kĩ năng tự học, cách sử dụng tài liệu tham khảo. (có = 2.9 – xếp thứ 1), sau đó biện pháp chỉ đạo giáo viên đổi mới PPDH phù hợp đối tượng gây hứng thú cho HS (có = 2.88 – xếp thứ 2). Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học và quản lý việc thực hiện kế hoạch đó có mức độ cần thiết xếp thứ 3. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội là việc làm không thể thiếu và cần được quan tâm hơn trong việc quản lý học sinh. Tuy nhiên, biện pháp 8, 9, 12 là các biện pháp quan trọng thì mức độ nhận thức và mức độ thực hiện chưa cao. Điều đó đòi hỏi Hiệu trưởng cần phân tích cho giáo viên đẩy mạnh các biện pháp đó.
- Về mức độ thực hiện các biện pháp đó, kết quả khảo sát cho thấy Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm đã quan tâm và chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp 1 (có = 2.8 – xếp thứ 1), biện pháp 14 (có = 2.73 – xếp thứ 2). Biện pháp 15 (có = 2.63 – xếp thứ 3), biện pháp 7 (có = 2.6 – xếp thứ 4).
Tổ chức cho HS tham quan học tập các điển hình tiên tiến là biện pháp việc thực hiện còn hạn chế, hy vọng trong tương lai không xa, khi đất nước ngày phát triển, kinh tế của gia đình học sinh ngày cải thiện thì biện pháp này được tăng cường với những bước tiến mạnh mẽ hơn.
Quản lý kiểm tra đánh giá thường xuyên các môn học.
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn tổ chức ra đề, tạo ngân hàng đề cho tất cả các môn học từ đề kiểm tra 15 phút đến 45 phút và học kì, đề thi thử THPT quốc gia. Giáo viên ra đề thi đảm bảo đúng quy định về lập ma trận đề,và dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, đảm bảo tính khoa học và phát huy được năng lực học sinh, kiến thức phổ rộng để tránh học sinh học lệch, học tủ và có tác dụng điều chỉnh phương pháp dạy học giúp học sinh ngày càng tiến bộ.
- Hàng tuần, tháng, Hiệu trưởng, ban chuyên môn kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm tra, việc chấm trả bài, vào điểm số điểm cá nhân, sổ điểm của lớp, qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức kiểm tra thường xuyên của giáo viên và việc học tập của học sinh qua kết quả kiểm tra.
Quản lý kiểm tra đánh giá cuối kỳ, cuối năm.
- Cuối kỳ, cuối năm, Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo kiểm tra học kỳ tập trung.Các bộ môn phải thống nhất nội dung ôn tập, giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập và tự ôn tập theo các nội dung, chủ đề đã được nhóm giáo viên thống nhất. Sau đó tổ chức chấm bài trả bài đúng quy định.
- Ngoài các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định, hiệu trưởng tổ chức học sinh làm bài kiểm tra khảo sát vào những thời điểm hợp lý để đánh giá sát trình độ học tập và năng lực giảng dạy của giáo viên. Thường thì Hiệu trưởng tổ chức vào đầu kỳ II và cuối năm học. Để kết quả khảo sát chính xác, Hiệu trưởng chỉ đạo bố trí xếp học sinh ngồi theo A, B, C theo từng đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu. Kết quả khảo sát, cùng với kết quả cuối kỳ, cuối năm giúp Hiệu trưởng bố trí học sinh theo lớp cùng trình độ hợp lý.
Tuy nhiên, vẫn còn số ít giáo viên đánh giá năng lực học tập của học sinh chưa chính xác, đôi khi còn chạy theo thành tích, một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá.
Chúng tôi đã phân tích và đánh giá kết quả trên cơ sở các phiếu thu về theo các nhóm biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kết quả thu được qua bảng sau
Bảng 2.20. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
TT
Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
Mức độ thực hiện
Tốt
(3đ)
TB
(2đ)
Chưa tốt
(1đ)
Thứ bậc
1
Tổ chức học tập quy chế, hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh vào đầu năm học.
110
10
0
2,75
1
2
Xây dựng quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh
103
15
2
2,59
2
3
Tổ chức khảo sát đầu năm học, giao chỉ tiêu cho giáo viên, cuối năm so sánh đầu vào và kết quả cuối năm, để đánh giá xếp loại giáo viên
90
25
5
2,29
6
4
Ban giám hiệu kiểm tra việc ra đề theo ma trận đề của giáo viên
101
14
5
2,57
3
5
Ban giám hiệu kiểm tra việc chấm, trả bài kiểm tra cho học sinh
98
20
2
2,47
5
6
Ban giám hiệu kiểm tra việc vào điểm sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớp
100
20
0
2,5
4
tổng
602
104
14
2,53
Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên đều thống nhất cao với các biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và đã chỉ đạo thực hiện khá tốt ( = 2.53). Việc học tập quy chế hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh vào đầu năm học ( = 2.75, xếp thứ 1), xây dựng các quy định về tổ chức kiểm tra đánh giá ( = 2.59, xếp thứ 2), điều này đã làm cho giáo viên nắm vững quy chế đánh giá, xếp loại học sinh, cũng như mọi giáo viên nắm chắc các quy định về tổ chức kiểm tra đánh giá làm cho giáo viên tránh được những thiếu sót mắc phải. Ban giám hiệu kiểm tra việc vào điểm sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớp là khá tốt ( = 2.55, xếp thứ 4). Tuy nhiên, việc Ban giám hiệu kiểm tra việc ra đề của giáo viên, tổ chức khảo sát đầu năm học (đầu vào), giao chỉ tiêu cho giáo viên, cuối năm so sánh đầu vào và kết quả cuối năm( đầu ra) để đánh giá xếp loại giáo viên vẫn chưa được quan tâm đúng mức( = 2.29, xếp thứ 6.
2.3.3 Phân tích thực trạng quản lý việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học
Bảng 2.21. Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
TT
Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
Mức độ cần thiết
Mức độ thực hiện
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết
Thứ bậc
Tốt
TB
Chưa tốt
Thứ bậc
(3đ)
(2đ)
(1đ)
(3đ)
(2đ)
(1đ)
1
QL phòng học, phòng làm việc
112
8
0
2,93
2
100
13
7
2,78
1
2
QL thiết bị
dạy học
96
24
0
2,8
4
92
18
10
2,68
3
3
QL việc sử dụng đồ dùng dạy học
94
26
0
2,78
5
64
41
15
2,41
5
4
QL việc tự làm đồ dùng của GV
70
40
10
2,5
6
52
45
23
2,24
6
5
QL phòng học bộ môn
54
40
26
2,23
7
64
44
12
2,43
4
6
QL thư viện nhà trường
102
18
0
2,85
3
98
16
6
2,77
2
7
Xã hội hóa việc xây dựng CSVC nhà trường.
120
0
0
3
1
35
50
35
2,0
7
tổng
648
156
36
2,73
505
227
108
2,47
Nhận xét
Kết quả điều tra cho thấy, nhận thức về mức độ cần thiết về 7 biện pháp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối cao và khá đồng đều ở các biện pháp (trừ biện pháp 5).
Biện pháp 7 được đánh giá mức độ cần thiết là cao nhất và có số điểm tuyệt đối (= 3.0 - xếp thứ 1). Trong thực tế, thì công tác xã hội hóa việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường lại vô cùng khó khăn và kém hiệu quả. Mức độ thực hiện biện pháp này thấp nhất (= 2.0 - xếp thứ 7).
Phòng học, phòng làm việc, thư viện được đánh giá mức cần thiết khá cao. Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm đã quan tâm tu sửa, xây mới phòng học và phòng làm việc, tăng cường sách cho thư viện đặc biệt là các sách tham khảo phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng học sinh, tổ chức cho giáo viên, học sinh mượn đọc tại phòng đọc, mượn về nhà trong thời gian hợp lý có hiệu quả tốt nhất (Biện pháp 1 và 6).
Thiết bị dạy học góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học nên cũng đã được Hiệu trưởng quan tâm quản lý. Hàng năm, các nhóm có thiết bị thực hành đều phải rà soát đồ dùng thiết bị sẵn có của nhà trường để xây dựng kế hoạch sử dụng và mức độ sử dụng cho từng tiết dạy có thực hành. Hiệu trưởng đã đưa việc dạy có sử dụng thiết bị dạy học vào tiêu chí đánh giá tiết dạy nên giáo viên đã tích cực hơn khi dạy đặc biệt là các tiết thao giảng.
2.3.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm
Qua nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Lâm, chúng tôi đã đánh giá những ưu điểm, tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại trong quá trình quản lý của các hiệu trưởng như sau:
2.3.4.1. Ưu điểm.
Về quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
- Hiệu trưởng đã quản lý bằng kế hoạch cụ thể, khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên đã dựa vào nhiệm vụ, vào năng lực chuyên môn của giáo viên cùng với sự đánh giá khách quan của tập thể ban giám hiệu nên chất lượng giáo dục của các trường đều khá cao.
- Hiệu trưởng đã quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc đúng chương trình và thời gian quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đã quan tâm chỉ đạo giáo viên, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học và PPDH tích cực phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ luôn được các Hiệu trưởng quan tâm. Các trường đều có kế hoạch chủ động bồi dưỡng đội ngũ theo các hình thức bồi dưỡng đa dạng, bố trí sắp xếp giáo viên đi học Cao học để nâng chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Các hiệu trưởng đều đã nhận thức rõ và quan tâm quản lý việc chỉ đạo đổi mới PPDH, KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đã nghiêm túc chỉ đạo thực hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SK Quan ly hoat dong day hoc theo dinh huong phat trien nang luc hoc sinh o cac truong THPT_12362085.doc