Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập kiểm tra học kì 1- Tin học 11

MỤC LỤC

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1

B. NỘI DUNG 2

I. GIỚI THIỆU VỀ BẢN ĐỒ TƯ DUY 2

1. Sử dụng BĐTD trong phương pháp thảo luận nhóm 2

2. Sử dụng BĐTD trong phương pháp động não 3

3. Sử dụng BĐTD trong phương pháp đàm thoại – Gợi mở 3

4. Sử dụng BĐTD trong củng cố kiến thức ôn tập 4

5. Sử dụng BĐTD trong kiểm tra đánh giá 4

II SỬ DỤNG BĐTD TRONG TIẾT ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1 4

1. Sơ đồ cấu trúc chung của một chương trình trong Pascal 6

2. Sử dụng BĐTD trong phần khai báo 7

3. Sử dụng BĐTD trong phần thân chương trình 8

4. Kết quả đạt được 14

C. KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập kiểm tra học kì 1- Tin học 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên và người học. Ở đâu đó chúng ta vẫn còn nghe cụm từ “ Ngồi nhầm lớp”; “Bệnh thành tích”trong giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu bức xúc của xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Việc học phải đi đôi với hành, tránh tình trạng học chay, thầy đọc trò chép, thầy chép trò chép... Việc đổi mới PPDH là yêu cầu cấp bách đối với mỗi giáo viên. Đối với bộ Môn Tin học là một bộ môn có tính đặc thù riêng, khi người học chủ động, tích cực thì chất lượng sẽ được nâng cao. Việc này đòi hỏi trong quá trình giảng dạy giáo viên phải kết hợp được những PPDH để truyền hứng thú, đam mê cho người học. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy Tin học 11 bản thân tôi nhận thấy ngay từ đầu để học sinh thấy được tầm quan trọng của các chương trình trong đời sống và lập trình rất thú vị thì học sinh sẽ yêu thích và thậm chí cả đam mê lập trình. Một trong những phương pháp tôi sử dụng khi giảng dạy Pascal trong Tin học 11 là sử dụng bản đồ tư duy để gợi cho học sinh khả năng tự tìm tòi và chủ động trong học tập qua đó các em lĩnh hội, ghi nhớ kiến thức dễ dàng và sâu sắc nhất. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “ Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập kiểm tra học kì 1- Tin học 11”. B. NỘI DUNG. I. GIỚI THIỆU VỀ BẢN ĐỒ TU DUY( BĐTD) Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác. Trong những năm gần đây, một số phương pháp dạy học thường được sử dụng như: đàm thoại, thảo luận nhóm,... Vậy việc ứng dụng bản đồ tư duy các phương pháp dạy học thực hiện như thế nào? 1. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp thảo luận nhóm. Đối với phương pháp thảo luận nhóm, thay vì phát phiếu học tập và hoàn thành phiếu học tập như thông thường, giáo viên có thể yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm với nội dung giáo viên đã giao thông qua các Bản đồ Tư duy. Hiển nhiên, mỗi Bản đồ Tư duy đó không chỉ phản ánh thái độ nghiêm túc, tích cực của cả nhóm trong việc khai thác, lĩnh hội kiến thức giống như một phiếu học tập mà còn in đậm tinh thần đoàn kết cũng như sự hợp tác ăn ý giữa các thành viên trong nhóm đồng thời vẫn thể hiện được màu sắc cá nhân của mỗi học sinh. Học sinh không chỉ được khám phá kiến thức mới mà còn được sáng tạo và khẳng định bản thân, được thuyết trình, học hỏi những cách thể hiện vấn đề theo những góc cạnh khác nhau và được bảo vệ ý tưởng, chính kiến của mình. 2. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp động não (Brainstorming). Ở một góc độ nào đó, bản chất của phương pháp động não chính là Bản đồ Tư duy cả về nội dung và hình thức. Trong dạy học Lập trình phương pháp động não được sử dụng khá phổ biến nhằm phát huy tính sáng tạo, tập trung cao độ và rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy của người học. Giáo viên đưa ra một vấn đề có tính tình huống và yêu cầu học sinh giải quyết trong thời gian ngắn và theo hình thức “tiếp sức”. Các học sinh sẽ lần lượt “bật” ra ý tưởng càng nhanh càng tốt, cho đến khi thời gian kết thúc. Khi đó, vấn đề có tính tình huống giáo viên tung ra được thể hiện ở trung tâm của Bản đồ Tư duy thông qua một bức tranh hay hình ảnh đồ họa. Mỗi ý tưởng của học sinh là một phân nhánh cấp 1. Kết thúc cuộc chơi, ta sẽ có một Bản đồ Tư duy đồ sộ là tập hợp sức mạnh tư duy của cả tập thể, đồng thời kích thích sự tham gia, hứng thú và nhiệt tình của tất cả người học trên tinh thần tôn trọng và học hỏi. 3. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp đàm thoại - gợi mở. Đàm thoại - gợi mở là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong các giờ lên lớp. Chắt lọc và phát huy nhân tố tích cực của phương pháp đàm thoại - gợi mở, phát vấn với những câu hỏi có vấn đề sẽ kích thích được trí tò mò và ham học hỏi của học sinh. Thực chất, trong các nhà trường phổ thông hiện nay, giáo viên và học sinh thường làm việc với các sơ đồ. Đây là một hình thức của sử dụng Bản đồ Tư duy kết hợp với phương pháp đàm thoại - gợi mở. Để thực hiện có hiệu quả phương pháp này, giáo viên nêu lên nội dung chính cần tìm hiểu và ghi ở giữa bảng với kích thước lớn để hình thành Bản đồ Tư duy và thu hút sự chú ý của học sinh. Sau đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi mở nhằm hướng học sinh triển khai các nội hàm của nội dung chính. 4. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong củng cố kiến thức, ôn tập Việc sử dụng Bản đồ Tư duy để hệ thống hóa kiến thức về bản chất cũng giống như việc xây dựng sơ đồ trên, đều phát triển các nhánh theo cấu trúc của vấn đề. Tuy nhiên, ở Bản đồ Tư duy, hệ thống kênh chữ sẽ được súc tích hơn nữa, màu sắc cũng được sử dụng linh hoạt và phát huy hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Bản đồ Tư duy còn sử dụng hệ thống các hình ảnh xuyên suốt để gây ấn tượng và tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh. Mặc dù vậy, sơ đồ trên đã bước đầu mang dáng dấp của Bản đồ Tư duy và ở một góc độ nào đó, sơ đồ này rất thuận lợi cho việc củng cố và hệ thống hóa kiến thức. 5. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra bằng Bản đồ Tư duy là một hình thức kiểm tra toàn diện. Thông qua đó, giáo viên không chỉ đánh giá được kiến thức của học sinh, khả năng ghi nhớ, sự chuyên cần học tập. Hơn thế nữa, nó còn cho phép giáo viên đánh giá được năng lực tư duy khoa học, tính logic, trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ và sáng tạo của học sinh. Chính vì điều đó, sự phản hồi của học sinh thông qua Bản đồ Tư duy có giá trị hơn rất nhiều so với phương pháp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan. II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG TIẾT ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1- TIN HỌC 11. Đề thi học kì 1 – Tin học 11 lượng kiến thức không nhiều nhưng học sinh khó nhớ và thường nhầm lẫn trong quá trình làm bài. Dựa vào ma trận đề kiểm tra học kì 1 Tin học 11 như sau: Mục tiêu: + Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức đã học của học sinh về: Cấu trúc chương trình Pascal; Một số kiểu dữ liệu chuẩn; Khai báo biến; Các phép toán và biểu thức, câu lệnh gán; Các thủ tục vào/ra đơn giản; Câu lệnh rẽ nhánh và câu lệnh gặp. + Kĩ năng: Đánh giá các kĩ năng viết chương trình Pascal đơn giản có sử dụng các câu lệnh điều kiện và câu lệnh lặp. Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm TN TL TN TL TN TL Bài 3 : Cấu trúc chương trình 1 0.5 0.5đ Bài 4 : Một số kiểu dữ liệu chuẩn 1 0.5 0.5đ Bài 5 :Khai báo biến 1 0.5 0.5đ Bài 6 : Phép toán biểu thức và câu lệnh gán. 1 1 1 0.5đ 0.5đ Bài 7 : Thủ tục vào/ ra đơn giản. 1 0.5 0.5đ Bài 9 : Cấu trúc rẽ nhánh 1 1 1 3.5 1đ 0.5đ 2đ Bài 10 : Cấu trúc lặp 1 1 1 3.5 1đ 0.5đ 2đ Tổng điểm 0.5 1 2 2.5 4.5 10 Với cấu trúc đề như vậy trong tiết ôn tập kiểm tra học kì 1 tôi cho học sinh tự hệ thống lại kiến thức cũ đã học theo bản đồ tư duy. Tiến trình tiết học tôi không để cho một học sinh thực hiện hết tất cả các nhánh trong bản đồ mà một học sinh có thể chỉ hoàn thành ½ hoặc có thể 1/3 nhánh đó. Sơ đồ cấu trúc chung của một chương trình trong Pascal. Hệ thống lại kiến thức đã học trong học kì 1. Qua ví dụ viết chương trình Nhập vào từ bàn phím 2 số nguyên dương M, N. Tính và đưa ra màn hình tích các số lẻ từ M à N. Chương trình ví dụ  Program tich_so_le ; Var M,N: Word; ti: real; Begin Write(‘ nhap so nguyen duong M=’); readln(M); Write(‘ nhap so nguyen duong N=’); readln(N); Ti:=1; For i:=M to N do If I mod 2=1 then ti:= ti*i; Write(‘ tich cac so le la ti=’, ti:8:2); Readln End. Yêu cầu học sinh xác định trong chương trình gồm có những phần nào? Bản đồ tư duy thể hiện cấu trúc chung của một chương trình Pascal  2. Sử dụng bản đồ tư duy trong phần khai báo. Trong phần này đưa ra yêu cầu : Nêu những khai báo trong chương trình ví dụ ? Và khai báo không có trong chương trình? Học sinh sẽ lần lượt đưa ra ý kiến của bản thân và yêu cầu học sinh tổng hợp lại, có bản đồ tư duy sau : Bản đồ tư duy thể hiện nội dung phần khai báo Sử dụng bản đồ tư duy học sinh dễ dàng ghi nhớ, hiểu và vận dụng được phần khai báo khi viết chương trình. Qua đây học sinh nắm được các kiểu dữ liệu chuẩn của ngôn ngữ lập trình Pascal và sử dụng như thế nào khi viết phần khai báo biến. 3. Sử dụng bản đồ tư duy trong phần thân chương trình. Trong phần khai báo học sinh dễ dàng nhận thấy những khai báo nào cần thiết cho chương trình nhưng đối với phần thân chương trình học sinh phải suy nghĩ, tư duy để biết được trong chương trình cần thực hiện những lệnh nào để có kết quả bài toán. Thông qua ví dụ yêu cầu học sinh xác các câu lệnh có trong chương trình. Tìm hiểu chương trình ví dụ trên học sinh phát hiện chỉ ra các câu lệnh có trong chương trình và tập hợp lại ta sẽ có bản đồ tư duy như sau : Thông qua bản đồ tư duy kiến thức được hệ thống một cách logic, dễ nhớ dễ hiểu. Học sinh ôn tập được nội dung trọng tâm và làm bài thi đạt chất lượng cao nhất. ì Một số đề thi học kì 1 Tin học 11 tham khảo : ĐỀ 1 ĐỀ THI HỌC KÌ 1- TIN HỌC 11. Thời gian: 45 phút. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4điểm) Câu 1: Cho biểu thức (A mod 5= 0) and (A mod 2=1) . Với giá trị nào của A thì biểu thức có giá trị True? A. 20 B. 24 C. 31 D. 25 Câu 2: Câu lệnh nào sau viết đúng cú pháp? A. Var a:realn; B. Const M=’bai’; C. Readln(‘a’); D. Program vi- du; Câu 3: Cho đoạn chương trình sau: a:=15; b:=10; if a:= b then a:=a+b; b:=a*b; kết quả 2 biến a, b khi thực hiện đoạn chương trình là: A. 25, 150 B. 25,250 C.35,250 D. báo lỗi Câu 4: Để nhập dữ liệu 2 biến a,b từ bàn phím cú pháp nào viết đúng? A. Read(a,b); B. Read(‘a, b’); C.Write(a,b); D.write(‘a,b’); Câu 5: Biểu biễn nào là không phải là tên trong các biểu diễn sau: A. real; B. Realn; C. ‘Var’; D. Write; Câu 6: Kết quả biến N khi thực hiện đoạn chương trình: N:=0; For i:=1 to 5 do N:=N*i; A. 0; B.15; C. 20; D. 25; Câu 7: Câu lệnh sau đây câu nào viết đúng? A. If ab then a=A*2; B. for i:= 1 do 3 do a:=a*i; C. for i:=1 to 3 do a:=a+1; D. If a=> b then a:=a+b; Câu 8: Kết quả biến T đoạn chương trình: T:=1; While T<=1 Do T:=T+1; T :=10 ; A. 2 ; B. 10 C. Báo lỗi D. 11 II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm). Câu 1: ( 1 điểm)Viết cú pháp câu lệnh While- do? Cho ví dụ cụ thể? Câu 2: (2.5 điểm) Viết chương trình sử dụng câu lệnh For – Do dạng tiến tính và đưa ra màn hình tính: S=2013+1/(1+a)+1/(3+a)+1/(5+a)+...+1/(n+a). Với n, a nhập là số nguyên dương nhập từ bàn phím. Câu 3: ( 2.5 điểm) Viết chương trình tính tổng các ước của số nguyên dương N nhập từ bàn phím. ĐỀ THI HỌC KÌ 1- TIN HỌC 11. ĐỀ 2: Thời gian: 45 phút. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4điểm) Câu 1: Câu lệnh if – then sau đây câu nào viết sai? A. If A mod 2=0 then a:=A*2 Else a:=b*2; B. If (a mod b)=1 then a:=a-b; C. If a< b then a:= a+b eles a:=a*2; D. If a< b then a:=a+b; Câu 2:Cho đoạn chương trình : a:=10; b=10; for i=1 dowto 10 to a:=a+b; Đoạn chương trình có bao nhiêu lỗi? A. 1 B. 2 C.3 D.4 Câu 3: Trong Pascal biểu biễn nào là hằng ? A. ‘Read’; B. bai; C. 30,1; D. Const; Câu 4: Cho biểu thức (A mod 3=0) and (A mod 2=0) . Với giá trị nào của A thì biểu thức có giá trị True? A. 24 B. 26 C. 27 D. 225 Câu 5: Kết quả biến K khi thực hiện đoạn chương trình: K :=15; For i:=2 downto 1 do K:=K*i; A. 15; B. 30; C. 4; D. Báo lỗi; Câu 6: Cấu trúc nào sau viết đúng cú pháp? A. Use Cst; B. Const M:=10; C. readln(‘a’); D. Write(’a,b,c’); Câu 7: Kết quả biến M khi thực hiện đoạn chương trình: M:=20; While M>20 Do M:=M+1; A. 20 ; B. 21 C. Báo lỗi D. 10 Câu 8: Để đưa ra màn hình dòng :nam hoc 2013-2014 ra màn hình câu nào viết đúng? A. Write(‘nam hoc 2013-2014’ ); B. Write(“nam hoc 2013-2014 “); C. Wite(‘nam hoc 2013-2014’,); D. Write ‘nam hoc 2013-2014’ ); II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm) Câu 1: ( 1 điểm)Viết cú pháp câu lệnh if – then dạng đủ? Cho ví dụ cụ thể? Câu 2: (2,5 điểm) Viết chương trình sử dụng câu lệnh For – Do dạng lùi tính và đưa ra màn hình tính: S=2*4*6*...*n. Với n là số nguyên dương nhập từ bàn phím. Câu 3: ( 2,5 điểm) Viết chương trình tính tích các ước của số nguyên dương N nhập từ bàn phím. ĐỀ THI HỌC KÌ 1- TIN HỌC 11. ĐỀ 3 Thời gian: 45 phút. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4điểm) Câu 1: Cấu trúc nào sau viết đúng cú pháp? A. var ten;integer; B. Program bai-tap; C. realdn(a,b); D. Write(‘nhap a,b’); Câu 2: Câu lệnh sau đây câu nào viết sai? A. While a< b do A:=a+2; B. for i:=1 do 5 do s:=s*i; C. if s0 then s:=s+1; D. for i:=5 downto 1 do s:=s*i; Câu 3: Biểu biễn nào là tên chuẩn trong các biểu diễn sau của Pascal? A. Realn; B. var; C. reald; D. write; Câu 4: Cho đoạn chương trình sau: for i:=1 to 5 to a:=a+b; Đoạn chương trình có bao nhiêu lỗi? A. 1 B. 2 C.3 D.4 Câu 5: Cho biểu thức (A div 3<5) or (B mod 3=1) . Với giá trị nào của A, B thì biểu thức có giá trị False? A. 16,12 B. 10,10 C. 9,7 D. 12,8 Câu 6: Kết quả biến S khi thực hiện đoạn chương trình: S:=10; While S<=10 Do S:=S+1; s:=20; A. 10 ; B. 21 C. 20 D. Báo lỗi Câu 7: Kết quả biến A khi thực hiện đoạn chương trình: A :=1; For i:=1 downto 1 do A:=A+i; A. báo lỗi; B.2; C. 3; D. 4; Câu 8: Câu lệnh nào viết đúng cú pháp? A. Write(‘a+b’,); B. Readl(a); C. A:=A+b; D. real(a); II. PHẦN TỰ LUẬN. (6 điểm). Câu 1: ( 1điểm)Viết cú pháp câu lệnh for - do dạng lùi ? Cho ví dụ cụ thể? Câu 2: (2.5 điểm) Viết chương trình sử dụng câu lệnh For – do dạng tiến tính và đưa ra màn hình tính: S=1+22+42+62+..+n2. Với n là số nguyên dương nhập từ bàn phím. Câu 3: ( 2,5 điểm) Viết chương trình viết ra màn hình các ước của số nguyên dương N nhập từ bàn phím. 4. Kết quả đạt được - Trong năm học 2012-2013 và 2013-2014 tôi ứng dụng đề tài cho tiết ôn tập kiểm tra học kì 1 Tin học 11, học sinh hiểu bài và làm bài thi tốt hơn những năm trước. Đối với Tin học 11 chất lượng trung bình của cả khối năm học 2012-2013 là 51.2%. Kết quả điểm trung bình học kì 1 năm học 2013-2014 lớp tôi giảng dạy cao hơn so với trung bình của cả khối đạt : xếp loại giỏi 11.3% ; Khá : 28,3% ; Trung bình : 37,8% ; Yếu : 22,6% tổng trên trung bình là : 77,4%. - Trong những tiết dạy học lập trình sử dụng bản đồ tư duy không khí học tập của lớp sôi nổi và hứng thú hơn. Một số học sinh khi làm hồ sơ thi Đại học, cao đẳng cũng đã lựa chọn các ngành Công nghệ thông tin. C. KẾT LUẬN Với đặc điểm của sơ đồ tư duy - cho phép pháp thảo những ý tưởng chính và quan sát nhanh chóng, rõ ràng mối liên hệ giữa chúng - ngoài việc sử dụng để ghi chép, ta còn sử dụng sơ đồ tư duy để tư duy, kích thích óc sáng tạo của học sinh. Sử dụng sơ đồ tư duy ta có được một giai đoạn trung gian vô cùng hữu ích giữa quá trình tư duy và việc ghi chép ra giấy thực sự. Để tạo hứng thú cho người học trong mỗi tiết dạy mỗi giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Bản thân tôi nhận thấy kết hợp các phương pháp dạy học với sử dụng bản đồ tu duy tạo không khí lớp học sôi nổi, người học muốn lĩnh hội được kiến thức phải tự biết tập trung, sáng tạo và thông qua các hoạt động tìm ra cái mới và ghi nhớ nội dung bài học nhanh nhờ sử dụng các hình ảnh trong bản đồ tư duy. Trên đây là toàn bộ bài viết của tôi. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể trách khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện và có hiệu quả tốt hơn trong công tác giảng dạy và chất lượng học sinh được nâng cao hơn. Chư Pưh, ngày 05 tháng 3 năm 2014 Người viết Trần Thị Hoài Vân TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. TS. Đặng Thị Thu Thủy - Viện Khoa học Giáo dục VN. Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy. Bộ GD & ĐT 2. Hồ Sĩ Đàm- Hồ Cẩm Hà – Trần Đỗ Hùng- Nguyễn Đức Nghĩa- Nguyễn Thanh Tùng- Ngô Ánh Tuyếtt. Tin học 11. NXB Giáo Dục. 3. Thư viện trực tuyến Violet 4. Hoàng Đức Huy, Bản đồ tư duy đổi mới dạy học, NXB Đại học quốc gia TP.HCM 2009. MỤC LỤC A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1 B. NỘI DUNG 2 I. GIỚI THIỆU VỀ BẢN ĐỒ TƯ DUY 2 Sử dụng BĐTD trong phương pháp thảo luận nhóm 2 2. Sử dụng BĐTD trong phương pháp động não 3 3. Sử dụng BĐTD trong phương pháp đàm thoại – Gợi mở 3 4. Sử dụng BĐTD trong củng cố kiến thức ôn tập 4 5. Sử dụng BĐTD trong kiểm tra đánh giá 4 II SỬ DỤNG BĐTD TRONG TIẾT ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1 4 1. Sơ đồ cấu trúc chung của một chương trình trong Pascal 6 2. Sử dụng BĐTD trong phần khai báo 7 3. Sử dụng BĐTD trong phần thân chương trình 8 4. Kết quả đạt được 14 C. KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docon tap kiem tra ki 1_12418040.doc
Tài liệu liên quan