2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua thực tế tìm hiểu tình hình dạy học phép nhân, phép chia cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học tôi rút ra một số nhận xét sau:
2.1 . Vấn đề giảng dạy của giáo viên
- Quan điểm của giáo viên về cấu trúc nội dung chương trình để rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân, chia các số tự nhiên cho học sinh là rất phù hợp. Các bài học về phép nhân, phép chia được sắp xếp liền mạch, bài nọ là cơ sở cho bài kia, phù hợp cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình luyện tập.
Nhiều giáo viên cho rằng:
Nội dung rèn luyện kỹ năng thực hiện tính nhẩm phép nhân, chia trong bảng là rất quan trọng vì nó không chỉ giúp củng cố kiến thức mới mà còn rất thuận lợi cho quá trình dạy nhân, chia ngoài bảng. Thiếu kỹ năng nhân nhẩm tốt thì học sinh sẽ rất khó khăn trong việc học phép chia đặc biệt là chia ngoài bảng (chia viết). Chính vì vậy họ cho rằng: nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của việc dạy phép nhân, chia ở lớp 3 là giúp học sinh có kỹ năng thực hiện tốt nhân, chia trong bảng. Phép nhân, phép chia là dạng phép tính mới, khó đối với học sinh cho nên phải coi trọng công tác hình thành khái niệm phép tính, cách thực hiện phép tính.
Hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia như vậy là cần thiết. Tuy nhiên, các dạng bài tập còn chưa phong phú về nội dung cũng như hình thức. Vì vậy một số giáo viên cho rằng nên cho thêm dạng bài tập tính nhanh.
24 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên toán lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh bày tóm tắt các vấn đề sau:
Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
Một số vấn đề về phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
1- Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học:
1.1. Tri giác:
Tri giác mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và tri giác mang tính không chủ định.
Khi tri giác, sự phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc ở học sinh lớp đầu còn yếu.
Ở đầu cấp, tri giác của trẻ thường gắn với hành động, hoạt động thực tiễn của trẻ.
Tính xúc giác thể hiện rõ khi tri giác: những gì trực quan, rực rỡ, sinh động thường dễ gây được ấn tượng tích cực cho trẻ và được trẻ tri giác tốt hơn.
Chú ý:
Chú ý có chủ định còn yếu, chú ý không chủ định phát triển. Những gì mang tính mới mẻ, rực rỡ, bất ngờ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của học sinh.
1. 2. Trí nhớ:
Trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic.
Ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế
Học sinh không xác định được mục đích ghi nhớ, không biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa.
Những thông tin mà học sinh được tiếp xúc từ nhiều giác quan sẽ giúp các em ghi nhớ nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
1. 3. Tư duy:
Tư duy cụ thể mang tính chất hình thức, dựa vào đặc điểm của đồ dùng trực quan
Học sinh thường dựa vào những đặc điểm bề ngoài của sự vật, hiện tượng để khái quát hoá.
Hoạt động phân tích – tổng hợp còn sơ đẳng, chủ yếu được tiến hành khi tri giác trực tiếp các đối tượng trực quan.
Kết luận
Từ những đặc điểm trên của học sinh Tiểu học về quá trình nhận thức, khi dạy học Tiểu học nói chung và dạy học Toán nói riêng, giáo viên cần:
Quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy hình thành kiến thức cho trẻ. Vì hình dạng, kiểu cách, màu sắc của đồ dùng trực quan dễ gây sự chú ý cho trẻ, giúp trẻ tri giác tốt, dễ nhớ và nhớ lâu.
Tuy nhiên những đặc điểm trên của học sinh tiểu học cũng lưu ý giáo viên không nên quá lạm dụng đồ dùng trực quan. Vì hình ảnh, màu sắc loè loẹt của nó dễ lôi cuốn học sinh làm các em quên nhiệm vụ học tập của mình. Hơn nữa, sử dụng trực quan quá nhiều sẽ không phát triển được trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng khái quát của học sinh.
Tổ chức cho trẻ hoạt động. Vì khi tham gia hoạt động trẻ có điều kiện tri giác bằng nhiều giác quan: mắt – nhìn, tai – nghe, miệng – nói, tay – thao tác Đây là cơ sở để tư duy và ghi nhớ kiến thức.
Giáo viên phải tạo cho học sinh tâm thế để ghi nhớ, hướng dẫn thủ thuật ghi nhớ, chỉ ra những điểm quan trọng, có ý nghĩa để học sinh ghi nhớ.
Việc trẻ ghi nhớ máy móc tốt là điều kiện để giáo viên dạy học sinh học thuộc các bảng nhân, chia. Đây là cơ sở để giáo viên tổ chức cho học sinh học thuộc các bảng tính bằng cách đọc nhiều lần.
2. Một số vấn đề về phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học
“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
2.2. Yêu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là:
“ Dạy học dựa trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Thông qua hoạt động học tập này, học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, tự trải nghiệm khám phá, phát hiện vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức.”
2.3. Thực hiện định hướng trên trong việc dạy bài mới và dạy thực hành luyện tập, giáo viên cần:
Trong dạy bài mới: Giúp học sinh:
Tự phát hiện và giải quyết các vấn đề của bài học.
Tự chiếm lĩnh tri thức mới
Hướng dẫn học sinh cách thức phát hiện, chiếm lĩnh tri thức.
Thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
Thực hành, rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời, bằng ký hiệu.
Trong dạy bài thực hành luyện tập: Giáo viên cần tổ chức và động viên mọi học sinh tham gia vào hoạt động thực hành luyện tập.
Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học và quy trình vận dụng các kiến thức đó trong các dạng bài tập khác nhau.
Giúp học sinh thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. Chấp nhận thực tế: có những học sinh làm ít hơn hay nhiều hơn số lượng bài tập đưa ra.
Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng hợc sinh
Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập
Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với các cách giải mã đã có.
Tóm lại, cần thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập làm cho các em thấy học không chỉ để biết, để thuộc mà còn để làm, để vận dụng.
2.4. Giới thiệu một số phương pháp dạy học thường được sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học:
Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, đặc điểm các kiến thức Toán học và phương pháp nhận thức Toán học, các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học gồm :
Phương pháp trực quan
Phương pháp thực hành – luyện tập
Phương pháp gợi mở – vấn đáp
Phương pháp giảng giải – minh hoạ.
Bên canh đó, để thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, hiện nay người ta chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học theo phương hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của người học (các phương pháp này gọi chung bằng thuật ngữ “phương pháp tích cực”).
Hoạt động của giáo viên và học sinh giờ học toán
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua thực tế tìm hiểu tình hình dạy học phép nhân, phép chia cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học tôi rút ra một số nhận xét sau:
2.1 . Vấn đề giảng dạy của giáo viên
- Quan điểm của giáo viên về cấu trúc nội dung chương trình để rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân, chia các số tự nhiên cho học sinh là rất phù hợp. Các bài học về phép nhân, phép chia được sắp xếp liền mạch, bài nọ là cơ sở cho bài kia, phù hợp cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình luyện tập.
Nhiều giáo viên cho rằng:
Nội dung rèn luyện kỹ năng thực hiện tính nhẩm phép nhân, chia trong bảng là rất quan trọng vì nó không chỉ giúp củng cố kiến thức mới mà còn rất thuận lợi cho quá trình dạy nhân, chia ngoài bảng. Thiếu kỹ năng nhân nhẩm tốt thì học sinh sẽ rất khó khăn trong việc học phép chia đặc biệt là chia ngoài bảng (chia viết). Chính vì vậy họ cho rằng: nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của việc dạy phép nhân, chia ở lớp 3 là giúp học sinh có kỹ năng thực hiện tốt nhân, chia trong bảng. Phép nhân, phép chia là dạng phép tính mới, khó đối với học sinh cho nên phải coi trọng công tác hình thành khái niệm phép tính, cách thực hiện phép tính.
Hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia như vậy là cần thiết. Tuy nhiên, các dạng bài tập còn chưa phong phú về nội dung cũng như hình thức. Vì vậy một số giáo viên cho rằng nên cho thêm dạng bài tập tính nhanh.
Tất cả những giáo viên được hỏi đều trao đổi với chúng tôi đầy đủ về những lý do, thắc mắc cũng như tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia.
Trên cơ sở những nhận thức của giáo viên như trên, tìm hiểu về phương pháp dạy học để rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia cho học sinh, tôi rút ra một số ưu nhược điểm của giáo viên trong quá trình giảng dạy như sau:
Ưu điểm:
Các giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy học nội dung phép nhân, phép chia các số tự nhiên; nắm được chương trình, định hướng chung về phương pháp dạy học các nội dung này. Vì vậy:
Giáo viên đã sử dụng phương pháp trực quan (nhất là trong giai đoạn đầu), giảng giải – minh hoạ, gợi mở – vấn đáp khi hình thành khái niệm phép tính; khi thành lập các bảngtính; hướng dẫn học sinh làm bài tập để định hướng cho học sinh làm bài.
Giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp Thực hành luyện tập trong quá trình rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia các số tự nhiên cho học sinh. Điều này rất thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh: giáo viên không phải giảng nhiều, còn học sinh có điều kiện tự rèn luyện kỹ năng cho mình.
Giáo viên bám sát và theo dõi từng bước thực hiện tính của học sinh, có biện pháp sửa sai kịp thời.
Một số giáo viên có những điều chỉnh, phân tích rất kỹ, mở ra các hướng mới đối với bài tập rèn luyện kỹ năng tính đưa ra trong sách giáo khoa (chẳng hạn dạy qua các trò chơi). Trong quá trình giảng dạy giáo viên biết lựa chọn bài tập hợp lý tuỳ theo đối tượng học sinh.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, khi dạy học để rèn luyện kỹ năng nhân, chia cho học sinh lớp 3, về phía giáo viên còn một số tồn tại như sau:
Một số giáo viên không nắm được bản chất Toán học của các nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên nên còn máy móc trong giảng dạy các nội dung này. Giáo viên chưa chú ý phân tích và khai thác triệt để mục tiêu mỗi bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh.
Việc dạy học theo định hướng đổi mới chưa được nhiều giáo viên chú trọng:
Trong quá trình hình thành các phép toán nhân, chia ngay sau khi giảng giải và hỏi - đáp, giáo viên thường rút ra công thức phép toán nhưng ít chú ý đến việc cho học sinh nhắc lại hoặc tự rút ra kiến thức mới:
VD: Trong những bài về nhân, chia ngoài bảng, sau khi đã cho học sinh thấy:
VD: Trong những bài về nhân, chia ngoài bảng, sau khi đã cho học sinh thấy:
1427
X 3
4281
2407 4
00 601
07
Nhiều giáo viên không cho học sinh tự củng cố lại: cách đặt tính như thế nào? thực hiện phép nhân, chia theo thứ tự ra sao?... Vì thế học sinh rất dễ mắc sai lầm khi thực hiện tính, đặc biệt là đối với những phép chia có số 0 ở thương.
Chỉ qua một số ví dụ trong bài mới thì học sinh rất khó nắm bắt được khái niệm phép toán, cách đặt phép toán, cách đặt tính, cách tính nên học sinh thường làm sai. Do đó, giáo viên cần thường xuyên củng cố lại kiến thức trong suốt quá trình học sinh thực hành luyện tập.
Nhiều giáo viên cho học sinh luyện tập với không khí buồn tẻ, do đó có nhiều dạng bài tập lặp lại mà giáo viên không đổi mới các hình thức chữa bài chủ yếu chữa bài một cách đơn điệu: học sinh đứng đọc bài làm hoặc lên bảng làm bài và lớp chữa. Vì vậy, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
Nhiều giáo viên lạm dụng phương pháp thực hành luyện tập để rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh, yêu cầu học sinh làm nhiều bài tập mà chưa chú ý đến những khó khăn của học sinh để giảng giải cho các em hiểu.
Nội dung phép nhân, phép chia số tự nhiên trong Toán 3 là nội dung mới. Để khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh, sách giáo khoa đưa ra những dạng bài tập tương tự nhau, đặc biệt là trong các bài học về nhân, chia trong bảng. Chẳng hạn: các bài học về bảng nhân thường có 3 dạng bài tập:
Tính nhẩm (các phép nhân trong bảng)
Toán có văn (giải bằng một phép tính nhân)
Đếm thêm
Nhiều giáo viên chỉ vận dụng lặp lại phương pháp thực hành luyện tập quen thuộc, không chịu đổi mới phương pháp.
2.2.Một số thuận lợi và khó khăn, sai lầm học sinh thường gặp khi học phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3.
Thuận lợi:
Do các bài học và bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3 được trình bày một cách khoa học, chính xác; cấu trúc các bài tương đối giống nhau nên nếu nghỉ học, nhờ vào việc đọc bài và làm bài tập, học sinh có thể tự rèn luyện kỹ năng tính cho mình.
Hết lớp 3 học sinh đã có những kiến, kỹ năng cơ bản nhất về phép nhân, phép chia; tự mình có thể đặt tính và tính (nhân, chia) số có đến 5 với số có 1 chữ số.
Học sinh biết vận dụng kỹ năng nhân, chia vào làm toán: tìm thành phần chưa biết, tìm giá trị biểu thức, giải toán có lời văn
Học sinh có kỹ năng tính nhanh, tính nhẩm các số tròn chục với số có một chữ số.
Khó khăn, sai lầm:
Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 3 học sinh thường gặp một số khó khăn, sai lầm sau:
Khi nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ 2, 3 liên tiếp, học sinh thường chỉ nhớ lần đầu tiên mà quên không nhớ các lần tiếp theo.
VD:
1719
x 4
4876
Trong phép nhân có nhớ nhiều hơn 1 (nhớ 2, nhớ 3 ) học sinh thường chỉ nhớ 1.
VD:
x
2913
4
9652
=> Khắc phục: Đối với 2 lỗi trên, giáo viên cần khắc phục cho học sinh bằng cách: yêu cầu các em nhẩm thầm trong khi tính (vừa tính, vừa nhẩm) như phép tính mẫu trong sách giáo khoa và viết số cần nhớ ra lề phép tính.
Lúc đầu khi mới học nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số, học sinh còn hay sai trong cách ghi kết quả.
VD:
26
x 3
618
=> Khắc phục: Ở đây, ta cần giải thích cho học sinh rằng: Nếu làm như vậy thì tích có tới 62 chục, nhưng thực ra chỉ có 7 chục mà thôi. Vì:
Ở lượt nhân thứ nhất: 3 nhân 6 đơn vị được 18 đơn vị, tức là 1 chục và 8 đơn vị, viết 8 ở cột đơn vị, còn 1 chục nhớ lại (- ghi bên lề phép tính) để thêm vào kết quả lượt nhân thứ hai – nhân hàng chục.
Ở lượt nhân thứ hai: 3 nhân 2 chục được 6 chục, thêm một chục đã nhớ là 7 chục, viết 7 ở cột chục.
Giáo viên cũng có thể một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của phép tính bằng cách: Phân tích từ số 26 = 2 chục + 6 đơn vị và hướng dẫn học sinh nhân bình thường theo hàng ngang rồi cộng các kết quả lại.
2. 3. Học phép chia
Học sinh thường ước lượng thương sai trong phép chia có dư nên dẫn đến tìm được số dư lớn hơn số chia và lại thực hiện chia số dư đó cho số chia. Cuối cùng, tìm được thương lớn hơn số chia.
VD:
89 2
8 431
09
6
3
2
1
Nguyên nhân của lỗi sai này là:
Do học sinh chưa nắm được quy tắc “số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia”
Học sinh không thuộc bảng nhân, bảng chia, kỹ năng trừ nhẩm để tìm số dư còn chưa tốt.
=> Để khắc phục sai lầm này:
Khi dạy học sinh cách ước lượng thương trong phép chia, cần lưu ý cho học sinh quy tắc trong phép chia có dư: “số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia”
Khi dạy về nhân, chia trong bảng, giáo viên cần yêu cầu học sinh phải học thật thuộc các bảng nhân, bảng hcia trước khi dạy chia viết.
Dạy cho học sinh làm tính chia phải được tiến hành từ dễ đến khó, theo từng bước một.
Một sai lầm nữa thường thấy ở học sinh khi học chia viết là: Các em thường quên chữ số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương.
=> Nguyên nhân và cách khắc phục:
Do học sinh không nắm được quy tắc thực hiện chia viết “có bao nhiêu lần chia thì có bấy nhiêu chữ số được viết ở thương”. Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh: Chỉ duy nhất trong lần chia đầu tiên là được lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia để chia, còn các lần chia tiếp theo lấy từng chữ số để chia và khi lấy một chữ số để chia thì phải viết được một chữ số ở thương.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng lưu ý học sinh nên viết đủ phép trừcác lượt chia như sau
VD:
816 4
016 24
0
Hướng dẫn học sinh cách nhân khi thực hiện phép chia có dư trong mỗi lượt chia như sau:
VD: 43 : 5 = ?
Cách 1: Đếm ngược từ 43 cho đến khi gặp một tích (hoặc số bị chia) trong bảng nhân 5 (chia 5) : 43; 42; 41; 40.
40 : 5 = 8
Vậy 43 : 5 = 8 (dư 3)
Cách 2: Tìm số lớn nhất (không vượt quá 43) trong các tích (số bị chia) của bảng nhân (chia 5) ta được 40; 40: 5 = 8. Vậy 43 : 5 = 8 (dư 3)
Nhìn chung, khi học nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3, hầu hết học sinh đều nắm được kiến thức có kỹ năng nhân, chia. Những sai lầm trên đây chỉ xảy ra với số ít học sinh ở giai đoạn đầu học về nội dung này. Giáo viên cần lưu ý để có biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời.
2.4. Mục tiêu dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3
Giúp học sinh:
Học thuộc các bảng tính nhân 6, 7, 8, 9; bảng chia 6, 7, 8, 9.
Hoàn thiện bảng nhân, bảng chia.
Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn giản, thường gặp về nhân, chia.
Biết thực hiện phép nhân số có 2, 3, 4, 5 chứ số có 1 chữ số; phép chia số có 2, 3, 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết hoặc chia có dư)
Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính (hoặc không có dấu ngoặc).
Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép tính.
Thông qua việc dạy học phép nhân, phép chia ở lớp 3 giúp học sinh:
Phát triển khả năng tư duy: so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá, khái quát hoá.
Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng thông tin.
Tập phát hiện, tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới.
Chăm chỉ, cẩn thận, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
2.5. Nội dung dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên trong chương trình toán lớp 3
Phép tính
Biểu thức
Bài tập
- Củng cố các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 (tích không quá 50).
- Lập các bảng nhân với 6, 7, 8, 9 (tích không quá 100) và các bảng chia cho 6, 7, 8, 9 (số bị chia không quá 100)
- Hoàn thiện các bảng nhân và các bảng chia.
- Nhân, chia ngoài bảng:
+ Nhân số có 2, 3, 4, 5 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ không quá 2 lần liên tiếp và tích không quá 100 000).
+ Chia số có 2, 3, 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số ( chia hết và chia có dư)
-Thực hành tính nhẩm, chủ yếu trong phạm vi các bảng tính: nhân số tròn nghìn với số có 1 chữ số (không nhớ); chia số tròn nghìn, tròn chục nghìn cho số có 1 chữ số và chia hết.
- Tính giá trị của các biểu thức số có hai dấu phép tính, có hoặ không có dấu ngoặc
- Giải các bài tập dạng
“ Tìm x, biết a : x = b (với a, b là các số trong phạm vi đã học)
Như vậy: Các biện pháp nhân, chia ngoài bảng được xây dựng trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng về: cấu tạo thập phân của số; tính chất phân phối của phép nhân và chia đối với phép cộng; các bảng nhân, chia; quan hệ giữa nhân và chia. Do đó mỗi khi học mỗi biện pháp tính nên ôn lại các tính chất liên quan để xây dựng nó.
Yêu cầu cơ bản để dạy các biện phép nhân, phép chia ngoài bảng và chủ yếu là nắm được thuật tính và thực hành tính thông thạo. Vì vậy phương pháp chung được sử dụng là giáo viên hướng dẫn và thực hiện trực tiếp trên ví dụ cụ thể. Từ đó khái quát thành các bước thực hiện.
2.6. Một số lưu ý về phương pháp dạy học các nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3
Một số phương pháp dạy học truyền thống
Thường được vận dụng trong dạy học toán ở tiểu học là: Thuyết trình; Giảng giải minh hoạ; Gợi mở vấn đáp; Trực quan và Thực hành, luyện tập.
Phương pháp thuyết trình là phương pháp dùng lời nói để trình bày tài liệu toán học cho học sinh.
Phương pháp giảng giải minh hoạ là phương pháp dùng lời nói để giải thích nội dung toán kết hợp với việc dùng các tài liệu trực quan để hỗ trợ
cho việc giải thích này. Tuy nhiên các phương pháp này có những mặt hạn chế như: học sinh phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chưa phát huy được tính tích cực nhận thức và không có điều kiện kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Phương pháp gợi mởvấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. Nó tương đối thích hợp trong dạy học toán tiểu học làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động; kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của học sinh; rèn luyện cho các em năng lực diễn đạt.
Phương pháp trực quan trong dạy học toán ở tiểu học là phương pháp đặc biệt quan trọng, phương pháp này đòi hỏi giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sựvật cụ thể, thông qua đó nắm được những kiến thức và kỹ năng tương ứng.
Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập các kiến thức kỹ năng thông qua các hoạt động thực hành
luyện tập. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thời lượng dạy học toán ở tiểu học, vì thế phương pháp này thường xuyên được sử dụng .
Dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung, đặc biệt dạy học phép nhân nói riêng, các biện pháp truyền thống như: trực quan, giảng giải, minh hoạ, luyện tập – thực hành, gợi mở – vấn đáp vân là những phương pháp mang lại hiệu quả cao nếu biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ. Sở dĩ vậy vì kiến thức môn Toán vốn là những tri thức hết sức trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh. Tư duy của trẻ
Tiểu học đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, các em chỉ có thể nhận thức được những gì là cụ thể , gần gũi, lúc này dạy học nhất thiết phải mang tính trực quan sinh động đồng thời phải kết hợp nhiều phương pháp khác vì:
Phương pháp vấn đáp:
Vấn đáp tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Đây là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học và kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới học.
Giải thích – minh hoạ:
Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề bài nào đó. Giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu dễ nhớ. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn.
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:
Phương pháp này tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Phương pháp trực quan:
Cũng như các phương pháp khác không thể sử dụng tuỳ tiện mà khi sử dụng cần thoả mãn một số yêu cầu cơ bản sau:
Một là: Sử dụng phương phap trực quan trong dạy học toán ở tiểu học không thể thiếu phương tiện (đồ dùng) dạy học. Các phương tiện (đồ dùng) dạy học phù hợp với từng giai đoạn nhận thức của trẻ. ở giai đoạn 1, các phương tiện chủ yếu là các đồ vật thật hoặc hình ảnh của đồ vật thật, gần gũi với cuộc sống của trẻ. ở giai đoạn 2, các phương tiện trực quan thường ở dạng sơ đồ, mô hình có tính chất tượng trưng, trừu tượng và khái quát hơn. Các đồ dùng trực quan với mục đích chủ yếu là tạo chỗ dựa ban đầu cho hoạt động nhận thức của trẻ, vì vậy phương tiện (đồ dùng) cần phải tập trung bộc lộ rõ những dấu hiệu bản chất của các mối quan hệ Toán học, giúp học sinh dễ thấy, dễ cảm nhận được các nội dung kiến thức toánhọc. Các đồ dùng (phương tiện) phù hợp với nội dung yêu cầu của các bài học, dễ làm, dễ kiếm, phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tếcủa giáo viên và phụ huynh học sinh. Tránh dùng các phương tiện quá máy móc. Đồ dùng (phương tiện) cần đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng không quá cầu kỳ về hình thức, và không quá loè loẹt về màu sắc, gây phân tán sự chú ý của học sinh vào những dấu hiệu không bản chất.
Hai là: Cần sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương tiện trực quan. Khi cần tạo điểm tựa trực quan để hình thành kiến thức mới thì dùng các phương tiện, khi học sinh đã hình thành được kiến thức thì phải hạn chế bớt việc dùng các phương tiện, thậm chí cấm sử dụng phương tiện trực quan, giúp học sinh tư duy trừu tượng.
Ba là:Các phương tiện trực quan phải tăng dần mức độ trừu tượng. Mức độ trừu tượng của phương tiện phụ thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ . đối với trẻ nhỏ( Ở giai đoạn các lớp 1,2,3) thì các phương tiện mang tính cụ thể hơn. Các tác giả SGK môn Toán cũng đã thể hiện rõ yêu cầu này trong việc thể hiện nội dung các bài học và hướng dẫn giảng dạy.
Bốn là: Không quá đề cao và tuyệt đối hoá phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan có nhiều ưu điểm và có vai trò quan trọng trong dạy học toán ở tiểu học, tuy nhiên, nếu tuyệt đối hoá phương pháp trực quan, dùng quá mức cần thiết sẽ gây phản tác dụng, làm cho học sinh lệ thuộc vào phương tiện trực quan, tư duy máy móc, kém phát triển tư duy trừu tượng, vì vậy cần sử dụng linh hoạt, đúng mức phương pháp dạy học trực quan, trên cơ sở phối hợp hợp lý với các phương pháp dạy học khác. Một số bài nếu có sự hỗ trợ của phương pháp trực quan sẽ tốt hơn, chẳng hạn bài “Bài toán giải bằng hai phép tính” SGK toán 3.
Qua việc tìm hiểu nội dung , phương pháp dạy học các nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3, tôi thấy: Để dạy tốt các nội dung này, giáo viên cần lưu ý những điều sau:
Về việc dạy giai đoạn chuẩn bị:
Trước khi học phép tính mới (phép nhân, phép chia) học sinh đều có giai đoạn chuẩn bị. Đây là cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới, cầu nối giữa kiến thức đã học và kiến thức sẽ học. Vì vậy, khi dạy học các bài học trong giai đoạn này, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh để làm cơ sở vững chắc cho các em học những kiến thức mới tiếp theo. Cụ thể là:
Học sinh được học bài “Tổng của nhiều số” trước khi học bài “Phép nhân”. ở đây học sinh được tính tổng các số hạng bằng nhau. Giáo viên phải lưu ý để nhận ra các tổng này đều có các số hạng bằng nhau để giúp học sinh học bài phép nhân, tính kết quả của các phép nhân trong các bảng nhân (nhất là các bảng nhân đầu tiên).
Học sinh được học bài “Phép nhân” và các bài về Bảng nhân trước khi học bài “Phép chia” và các bài về Bảng chia. Giáo viên lưu ý học sinh phải thuộc bảng nhân để làm cơ sở học các bảng chia, vì các bảng chia đều được xây dựng từ các bảng nhân tương ứng.
Việc nhân chia trong bảng thành thạo cũng là cơ sở để học sinh học tốt nhân, chia ngoài bảng.
Về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong từng giai đoạn lập bảng nhân, bảng chia:
Kĩ thuật chung của nhân, chia trong bảng là: Học sinh thao tác trên các tấm bìa có các chấm tròn. Vì vậy, sử dụng đồ dùng trực quan ở đây là rất quan trọng. Tuy nhiên mức độ trực quan không giống nhau ở mỗi giai đoạn:
Ở lớp 3 (học kỳ I): học sinh tiếp tục học các bảng nhân, bảng chia 6, 7, 8, 9. Lúc này các em đã có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập (các miếng bìa với số chấm tròn như nhau), đã quen và thành thạo với các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tong hop_12344389.doc