4.2. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu, kiểm tra đánh giá
a. Các chủ đề cần kiểm tra,đánh giá
Chủ đề 1 : Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
Chủ đề 2 : Một số loại vật liệu thông dụng
Chủ đề 3 : Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Chủ đề 4 : Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Chủ đề 5 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát
Chủ đề 6 : Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
Chủ đề 7: Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
Chủ đề 8: Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia hàn
Chủ đề 9 :Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
Chủ đề 10 : Một số phương pháp hàn thông dụng.
28 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học theo Chuyên đề Vật liệu cơ khí và Công nghệ chế tạo phôi (Công nghệ 11), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề, vai trò của giáo viên và học sinh cơ bản là thay đổi và khác so với dạy học truyền thống. Người giáo viên từ chỗ là trung tâm trong mô hình truyền thống đã chuyển sang là người hướng dẫn, học sinh là trung tâm.
2. Tổ chức dạy học chuyên đề
2.1. Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Biết được tính chất, công dụng của một số vật liệu dùng trong cơ khí
- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
- Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn.
b. Kĩ năng :
- Nhận biết được một số loại vật liệu thông dụng
- Lập được qui trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
c. Thái độ :
- Có ý thức sử dụng các loại vật liệu một cách phù hợp theo yêu cầu của công việc.
- Ý thức được tầm quan trọng của công nghệ chế tạo phôi trong các ngành công nghiệp hiện nay.
d. Định hướng các năng lực được hình thành
Với quan điểm đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS từ mục tiêu của chuyên đề , GV cần xác định các năng lực cần hình thành cho HS qua dạy học chuyên đề. Trên cơ sở phân tích các mục tiêu của chuyên đề có thể xác định được các năng lực cần hình thành cho HS qua dạy học chuyên đề ‘ Vật liệu cơ khí và Công nghệ chế tạo phôi’ như sau :
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật : HS hiểu và sử dụng tốt các các thuật ngữ như độ bền, độ dẻo, độ cứng, phương pháp đúc, gia công áp lực, hàn, rèn tự do, dập thể tích...Với phương pháp dạy học tích cực , tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, HS sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
- Năng lực triển khai , sử dụng công nghệ cụ thể : HS hiểu được các tính chất đặc trưng về cơ học, biết được một số loại vật liệu hữu cơ dùng trong ngành cơ khí, lập được quy trình đúc một sản phẩm nào đó...
- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ : HS có thể phân tích, so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp hàn, gia công áp lực, đúc..
- Năng lực hợp tác : Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho HS năng lực hợp tác trong làm việc.
Từ mục tiêu của chuyên đề, có thể mô tả các năng lực cần đạt theo 4 mức của cấp độ tư duy như sau :
Nội dung
Các mức độ và yêu cầu cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Vật liệu cơ khí
- Trình bày được khái niệm độ bền
- Trình bày được khái niệm độ dẻo
- Trình bày được khái niệm độ cứng
- Kể được tên các loại vật liệu thông dụng sử dụng trong ngành cơ khí
- Chỉ ra được chỉ tiêu cơ bản của vật liệu, đặc trưng của độ bền, chỉ tiêu cơ bản của độ dẻo, các đơn vị đo độ cứng của vật liệu.
- giải thích được lí do tại sao cần phải biết tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu.
- Kể tên được các chi tiết máy được chế tạo từ các loại vật liệu phi kim.
2. Công nghệ chế tạo phôi
- Trình bày được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, phương pháp gia công áp lực, phương pháp hàn
- Nêu được ưu nhược điểm của 3 phương pháp đúc, gia công áp lực, hàn
- Mô tả được quy trình đúc trong khuôn cát
- Mô tả các phương pháp gia công áp lực
- Ngoài việc tạo phôi cho gia công áp lực, kể tên các sản phẩm khác, đặc điểm của sản phẩm khác đó
- Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc với công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
- So sánh rèn tự do và dập thể tích.
- Sự khác nhau giữa hàn hồ quang tay và hàn hơi
2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.2.1. Chuẩn bị của giáo viên
a. Chuẩn bị phương tiện dạy học :
Tùy điều kiện cụ thể , GV cần chuẩn bị một hoặc các loại phương tiện sau :
- Tranh giáo khoa hoặc giấy khổ lớn các hình của bài 16 trong SGK Công nghệ 11, nếu sử dụng máy chiếu cần chuẩn bị vedeo quá trình đúc trong khuôn cát.
b. Lập kế hoạch dạy học(soạn giáo án)
Khi soạn giáo án GV cần :
- Đọc kĩ nội dung bài 15, 16 SGK Công nghệ 11 và hướng dẫn trong sách giáo viên. Xem thêm các nội dung có liên quan.
- Phân tích mục tiêu dạy học
- Xác định nội dung trọng tâm và các nhiệm vụ dạy học cụ thể : Những nội dung đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã xác định ở trên chính là trọng tâm của chuyên đề.
- Lựa chọn nội dung dạy học : Khi lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức dạy học GV cần nghiên cứu các cơ sở lựa chọn, GV cungc dự kiến các câu hỏi mà HS có thể đề xuất , các tình huống dạy học có thể xuất hiện trong giờ dạy và tìm phương án giải quyết chúng.
- Biên soạn kế hoạch dạy học : Cấu trúc của kế hoạch về cơ bản vẫn như cấu trúc trường sử dụng , GV cần tăng cường các hoạt động tổ chức cho HS tích cực, tự lực tham gia trong quá trình học tập.
2.2.2. Chuẩn bị của học sinh
Trước khi lên lớp GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến bài học trong thực tế.
3. Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề
a. Hoạt động 1 : Chuẩn bị của HS
GV đưa ra nhiệm vụ cụ thể :
- Em hãy nêu các tính chất của một số loại vật liệu thường dùng trong chế tạo cơ khí ?
- Hãy kể tên một số loại vật liệu thường dùng trong ngành chế tạo cơ khí ?
- Hãy kể tên một số đồ dùng trong gia đình được chế tạo từ phương pháp đúc ?
b. Hoạt động 2 : Khởi động
Kiểm tra bài cũ : HS trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài cũ :
Lớp chia thành các nhóm , mỗi HS liệt kê ra giấy câu trả lời. Sau đó nhóm thảo luận kết quả . Lần lượt đại diện của các nhóm lên bảng trả lời.
GV nhận xét , đánh giá và rút ra kết luận
Hoạt động 3 : Hình thành kiến thức về vật liệu cơ khí
* Hình thành kiến thức về một số tính chất đặc trưng của vật liệu
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi :
+ Em hãy nêu các tính chất của một số loại vật liệu thường dùng trong chế tạo cơ khí ?
+ Em hãy nêu khái niệm độ bền, độ dẻo, độ cứng ?
GV tổ chức lớp nhận xét , đánh giá kết quả của các nhóm và rút ra kết luận
Gợi ý :
- Vật liệu có nhiều tính chất cơ học, lí học, hóa học khác nhau như độ bền, độ dẻo, độ cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt.... Phần này chỉ tìm hiểu ba tính chất cơ học đặc trưng là độ bền, độ dẻo và độ cứng.
- Khái niệm về độ bền, độ dẻo, độ cứng và các đặc điểm của chúng được trình bày trong phần I bài 15 SGK Công nghệ 11.
Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận GV cần khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý.
* Hình thành kiến thức về : Một số loại vật liệu thông dụng
- Hoạt động cá nhân và nhóm quan sát bẳng 15. 1 để trả lời một số câu hỏi :
+ Em hãy kể tên một số loại vật liệu thường dùng trong sản xuất cơ khí ?
+ Theo bảng 15.1 có các loại vật liệu phi kim nào thường dùng trong ngành chế tạo cơ khí ?
+ Hãy kể tên một số chi tiết máy được chế tạo từ vật liệu phi kim ?
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
Gợi ý :
+ Một số loại vật liệu kim loại thông dụng đã được học trong chương trình lớp 8/
+ Quan sát bảng 15.1 SGK Công nghệ 11 để trả lời.
+ Một số chi tiết máy được chế tạo tù vật liệu phi kim như : Thân máy bơm nước, thân máy tiện, máy phay, cánh tay của người máy....
Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận GV cần khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý.
Hoạt động 4 : Hình thành kiến thức về : Công nghệ chế tạo phôi
* Hình thành kiến thức về : Bản chất công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi :
+ Thế nào là chi tiết ? Thế nào là phôi ?
+ Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc là gì ?
+ Trong thực tế có các phương pháp đúc nào ?
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
Gợi ý :
+ Chi tiết là phần nhỏ nhất, không thể tách rời, có hình dạng, kích thước, bề mặt cơ tính thỏa mãn yêu cầu kĩ thuật đặt ra. Phôi là đối tượng gia công để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt và cơ tính theo yêu cầu.
+ Bản chất công nghệ chế tạo phôi được trình bày trong SGK Công nghệ 11 trang 78.
+ Trong thực tế có nhiều phương pháp đúc khác nhau : Đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại...
Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận GV cần khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý.
* Hình thành kiến thức về ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi :
+ Uu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc là gì ?
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
Gợi ý :
Ưu, nhược điểm được trình bày ở trang 78SGK Công nghệ 11
Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận GV cần khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý
* Hình thành kiến thức về : Qúa trình đúc trong khuôn cát
Hoạt động cá nhân và nhóm : quan sát hình 16.1SGK Công nghê 11 để trả lời một số câu hỏi :
+ Muốn đúc một vật người ta phải làm gì ?
+ Hãy nêu các bước trong quá trình đúc trong khuôn cát ?
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
Gợi ý :
+ Qúa trình và các bước để đúc một vật trong khuôn cát được trình bày trong hình 16.1 SGK Công nghệ 11 và trong trang 79SGK.
Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận GV cần khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý
* Hình thành kiến thức về : Bản chất công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực .
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi :
+ Bản chất của phương pháp gia công áp lực là gì ?
+ Đặc điểm của phương pháp gia công áp lực ?
+ Có các phương pháp gia công áp lực nào ?
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
Gợi ý
+ Bản chất của phương pháp gia công áp lực được trình bày trong trang 79 SGK Công nghệ 11.
+ Đặc điểm : Khối lượng và thành phần vật liệu không thay đổi.
+ có 2 phương pháp gia công áp lực : Rèn tự do và dập thể tích
Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận GV cần khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý
* Hình thành kiến thức về ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi :
+ Uu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gí công áp lực là gì ?
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
Gợi ý :
Ưu, nhược điểm được trình bày ở trang 79SGK Công nghệ 11
Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận GV cần khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý
* * Hình thành kiến thức về : Bản chất công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn .
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi :
+ Bản chất của phương pháp gia hàn là gì ?
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
Gợi ý
+ Bản chất của phương pháp hàn được trình bày trong trang 80 SGK Công nghệ 11.
Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận GV cần khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý
* Hình thành kiến thức về ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn.
Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi :
+ Uu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn là gì ?
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
Gợi ý :
Ưu, nhược điểm được trình bày ở trang 80 SGK Công nghệ 11
Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận GV cần khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý
* Hình thành kiến thức về : Một số phương pháp hàn thông dụng
Hoạt động cá nhân và nhóm quan sát bảng 16.1 để trả lời một số câu hỏi :
+ Em hãy kể tên các phương pháp hàn mà em biết ?
GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
Gợi ý :
+ HS dựa vào bảng 16.1 để trả lời câu hỏi.
Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận GV cần khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý
Hoạt động 4 : Vận dụng kiến thức
GV hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích các vấn đề kĩ thuật hoặc những lưu ý nếu có.
Hoạt đông 5 : Giao nhiệm vụ cho HS ở nhà
Cuối mỗi tiết học GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong thực tiễn cuộc sống.
4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, chuyên đề
4.1. Xác định mục tiêu và hình thức của đề kiểm tra
- Theo quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng, mục tiêu kiểm tra đánh giá kết quả học tập chuyên đề sẽ thực hiện theo định hướng đánh giá năng lực HS
- Với quan điểm đánh giá theo định hướng năng lực, một trong những phương pháp sử dụng hiệu quả là phương pháp quan sát và vấn đáp. Tuy nhiên với chuyên đề lí thuyết và với điều kiện thực hiện ở trường phổ thông hiện nay thì phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay chủ yếu là kiểm tra viết. Trong dod hình thức kiểm tra đánh giá sẽ kết hợp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
4.2. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu, kiểm tra đánh giá
a. Các chủ đề cần kiểm tra,đánh giá
Chủ đề 1 : Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
Chủ đề 2 : Một số loại vật liệu thông dụng
Chủ đề 3 : Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Chủ đề 4 : Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Chủ đề 5 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát
Chủ đề 6 : Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
Chủ đề 7: Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
Chủ đề 8: Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia hàn
Chủ đề 9 :Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
Chủ đề 10 : Một số phương pháp hàn thông dụng.
b. Các mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá
Cấp độ
Tên
chủ
đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1 :Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
Trình bày được khái niệm các tính chất đặc trưng của vật liệu.
- Chỉ ra được chỉ tiêu cơ bản của vật liệu, đặc trưng của độ bền, chỉ tiêu cơ bản của độ dẻo, các đơn vị đo độ cứng của vật liệu.
- giải thích được lí do tại sao cần phải biết tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu.
Chủ đề 2 :
Một số loại vật liệu thông dụng
Kể tên được các vật liệu phi kim dùng trong ngành cơ khí
- Kể tên được các chi tiết máy được chế tạo từ các loại vật liệu phi kim
Chủ đề 3 :
Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Trình bày được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
- Ngoài việc tạo phôi cho gia công áp lực, kể tên các sản phẩm khác, đặc điểm của sản phẩm khác đó
Chủ đề 4 :
Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Trình bày được Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Chủ đề 5 :
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát
Nêu được các bước trong quá trình đúc trong khuôn cát
- Mô tả được quy trình đúc trong khuôn cát
Chủ đề 6 :
Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
Trình bày được
Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
- Mô tả các phương pháp gia công áp lực
- So sánh rèn tự do và dập thể tích.
Chủ đề 7:
Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
Trình bày được Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
- Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc với công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
Chủ đề 8:
Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia hàn
Trình bày được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
Chủ đề 9 :
Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
Trình bày được Ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
Chủ đề 10 :
Một số phương pháp hàn thông dụng
Kể tên các phương pháp hàn thông dụng
- Sự khác nhau giữa hàn hồ quang tay và hàn hơi
4.3. Biên soạn câu hỏi kiểm tra
Trên cơ sở nội dung của chuyên đề mục tiêu và bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học của chuyên đề, có thể biên soạn các câu hỏi, bài tập như sau (quy ước cách đánh số câu hỏi : Số thứ nhất dùng chữ số La Mã là số thứ tự theo chủ đề, Số thứ hai chỉ mức độ yêu cầu : 1 là nhận biết, 2 là thông hiểu, 3 là vận dụng thấp, 4 là vận dụng cao, số thứ ba là số thứ tự các câu hỏi trong mức đó )
I.1.1 : Trình bày khái niệm độ bền, độ dẻo và độ cứng ?
I.1.2 Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai ?
Khoanh vào chữ Đ nếu em cho là đúng, chữ S nếu em cho là sai.
1. Độ bền của vật liệu là khả năng chống lại biến dạng hay phá hủy dưới tác dụng của ngoại lực.
2. Độ cứng của vật liệu là khả năng biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực
3. Độ dẻo của vật liệu là khả năng dãn dài tương đối dưới tác dụng của ngoại lực
4. Khả năng dễ nung chảy của vật liệu là tính công nghệ của vật liệu
5. Tính công nghệ của vật liệu được biểu thị bằng khả năng dễ hay khó gia công
I.3 : giải thích tại sao cần phải biết tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu ?
II.1 : Kể tên được các vật liệu phi kim dùng trong ngành cơ khí ?
II.4 : Kể tên được các chi tiết máy được chế tạo từ các loại vật liệu phi kim ?
III.1 : Trình bày được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc ?
III.3 : Ngoài việc tạo phôi cho gia công áp lực hãy kể tên các sản phẩm khác, đặc điểm của sản phẩm khác đó ?
IV.1 : Trình bày được ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc ?
V.1 : Nêu được các bước trong quá trình đúc trong khuôn cát ?
V.2 : Mô tả quy trình đúc trong khuôn cát ?
VI.1 : Trình bày bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực ?
VI.2 : Mô tả các phương pháp gia công áp lực ? Kể tên các phương pháp đó ?
VI.4 : So sánh phương pháp rèn tự do và dập thể tích ?
VII.1 : Trình bày được ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực ?
VII.3 : Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc với công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực ?
VIII.1 : Trình bày được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn ?
IX.1 : Trình bày được ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn ?
X.1 : Kể tên các phương pháp hàn thông dụng ?
X.4 : Sự khác nhau giữa hàn hồ quang tay và hàn hơi ?
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến trường THPT Ngô Thì Nhậm
Tôi là :
Họ và tên: Phạm Thị Dịu
Sinh ngày: 04/04/1985
Nơi công tác: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chức vụ: giáo viên
Trình độ chuyên môn: Đại học
Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
Tên sáng kiến: Tổ chức dạy học theo chuyên đề Vật liệu cơ khí và Công nghệ chế tạo phôi.
Lĩnh vực áp dụng: áp dụng trong dạy học môn Công nghệ 11
Nội dung
. giải pháp cũ thường làm
Phương pháp dạy học truyền thống là cách thức dạy học quen thuộc đươch truyền từ lâu đời và được bảo tồn và duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy làm trung tâm có thể gọi cách thức dạy học này là “ Hệ thống ban phát kiến thức” là quá trình truyền tải thong tin từ thầy sang trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình , diễn giảng, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với phương pháp dạy học truyền thống giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể . giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp này có tính hệ thống, có logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động, tiếp thu kiến thức giờ dạy đơn điệu , buồn tẻ, kiến thức thiên về lí luận, ít chú ý đến kĩ năng thực hành của người học do đó kĩ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
2.2.Phương pháp mới
2.2.1 Khái quát
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.
Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.
Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.
Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.
* Ưu thế của dạy học chủ đề so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay.
Dạy học theo cách tiếp cận
truyền thống hiện nay
Dạy học theo chủ đề
1- Tiến trình giải quyết vấn đề tuân theo chiến lược giải quyết vấn đề trong khoa học vật lý: logic, chặt chẽ, khoa học.. do giáo viên (SGK) áp đặt (G.viên là trung tâm).
2- Nếu thành công có thể góp phần đạt tới mức nhiều mục tiêu của môn học hiện nay: chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động, bồi dưỡng các phương thưc tư duy khoa học và các phương pháp nhận thức khoa học: PP thực nghiệm, PP tượng tự, PP mô hình, suy luận khoa học)
3- Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời lượng cố định.
4- Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ có mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo thiết kế chương trình học).
5- Trình độ nhận thức sau quá trình học tập thường theo trình tự và thường dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng (giải bài tập).
6- Kết thúc một chương học, học sinh không có một tổng thể kiến thức mới mà có kiến thức từng phần riêng biệt hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài học.
7- Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà người học đang sống do sự chậm cập nhật của nội dung sách giáo khoa.
8- Kiến thức thu được sau khi học thường là hạn hẹp trong chương trình, nội dung học.
9- Không thể hướng tới nhiều mục tiêu nhân văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định
1- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lươc học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (Học sinh là trung tâm).
2- Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệthông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn.
3- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học.
4- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau.
5- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá.
6- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.
7- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.
8- Hiểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_12478754.doc