Sáng kiến kinh nghiệm triết học cổ đại –hệ thống trường phái vêddanta

Trường phái Yôgaxuất hiện vào thế kỷ II TCN, do đạo sĩ Patanjalisáng lập. Tư

tưởng triết học cốt lõi của phái này là sự thừa nhận nguyên lý hợp nhất của vũ trụ

nơi mỗi cá thể; và thông qua các phương pháp yôga mà mỗi cá thể có thể tập luyện

để khai thác được sức mạnh vũ trụ tiềm ẩn trong mình để làm chủ mình, tiến tới

làm chủ môi trường,và sau cùng, vươn tới sự giải thoát. Phương pháp yôga đòi

hỏi sự kiên trì, tính tích cực tự giác kết hợp giữa rèn luyện thể xác và rèn luyện tư

duy qua tám nguyên tắc cơ bản(Bát bảo tu pháp) là: cấm chế(giữ đúng điều răn);

khuyến chế (thanh tịnh trong học tập kinh điển); tọa pháp(giữ đúng vị trí thân

thể); điều tức (điều chỉnh hơi thở hợp lý); chế cảm (chế ngự, kiểm soát, làm chủ

cảm giác); chấp trì (tập trung tư tưởng, trí tuệ vào một chỗ); thiền định(giữ tâm

thống nhất); tuệ (trạng thái xuất thần làmbừng sáng tư duy hoà nhập vào đại ngã).

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm triết học cổ đại –hệ thống trường phái vêddanta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm triết học cổ đại – hệ thống trường phái vêddanta B. HỆ THỐNG CHÍNH THỐNG 1. Trường phái Vêđanta Trường phái Vêđanta (Kết thúc Vêđa) xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do Badarayana khởi xướng và Sankara phát triển. Là một trường phái triết học – tôn giáo, Vêđanta tiếp nối các tư tưởng của Upanisát, đưa ra các kiến giải siêu hình và duy tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật). Những tư tưởng triết học cơ bản của nó là: Một là, thừa nhận sự tồn tại của brátman – linh hồn vũ trụ là thực tại tinh thần tối cao, là bản chất, là nguồn sống vĩnh hằng, là cội nguồn chi phối mọi sự sinh thành và hủy diệt của mọi cái trong thế giới. Hai là, coi átman – linh hồn cá nhân – là hiện thân của brátman nơi thể xác trần tục của con người và bị vây hãm, ràng buộc bởi những ham muốn nhục dục của thể xác. Để giải thoát átman khỏi sự vây hãm ràng buộc này, con người (átman) phải dốc lòng tu luyện, suy tư, chiêm nghiệm tâm linh để nhận ra bản tính thần thánh của mình mà quay về với Brátman. Ba là, coi thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh do vô minh của con người mang lại. Phái Vêđanta chịu sự phê phán mạnh mẽ của các trường phái khác, vì vậy, nó đã không đứng vững trước lập trường duy tâm nhất nguyên của mình. Sang thời trung đại, nó đã chuyển dần sang lập trường nhị nguyên. Dù vậy, nó vẫn là cơ sở triết học của giáo lý đạo Bàlamôn – Hinđu. 2. Trường phái Samkhya Trường phái Samkhya (Số luận) do Kapila (~350-250 TCN) khởi xướng, và sau đó, Isvarakrisna phát triển thêm. Lý luận cơ bản của phái này là học thuyết duy vật về bản nguyên của thế giới. Những tư tưởng triết học cơ bản của nó là: Một là, không thừa nhận sự tồn tại của brátman và thần thánh, mà thừa nhận bản nguyên của thế giới là prakriti – vật chất đầu tiên, tiềm ẩn, không hình dạng, không giới hạn, không thể nhận biết được bằng cảm tính. Hai là, thừa nhận vạn vật chỉ là thể thống nhất, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa 3 yếu tố là sativa (nhẹ nhàng, thuần khiết), razas (tích cực, năng động) và tamas (nặng, ỳ). Ba là, thừa nhận tồn tại luật nhân quả chi phối mọi sự chuyển hóa trong thế giới vật chất [vật chất ® tri năng ® ngũ giác (thị, thính, khứu, vị, xúc giác) ® trí tuệ (năng lực nhận thức); vật chất ® ngũ quan cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, da) và ngũ quan tác động (cuống họng, bàn tay, bàn chân, cơ quan bài tiết, cơ quan sinh dục); vật chất ® ngũ hành (không khí, lửa, nước, đất và ête); vật chất ® linh hồn hay tinh thần (purusa)]. Purusa không phải là linh hồn thế giới như Vêđa quan niệm mà chỉ là nguyên lý phổ quát, bất biến của cá tính trong các sinh vật. Nó giúp thực hiện việc truyền sinh khí, đẩy mạnh sự biến hóa của các yếu tố vật chất. Phái Samkhya chịu sự phê phán mạnh mẽ của các trường phái khác, vì vậy, nó đã không đứng vững trước lập trường duy vật nhất nguyên của mình mà chuyển dần sang lập trường nhị nguyên vào thời trung đại. Khi thừa nhận sự tồn tại song hành hai yếu tố đầu tiên là prakriti và purusa, Isvarakrisna coi vạn vật chỉ là thể thống nhất, tác động, chuyển hóa của chúng; mà cụ thể là, sự tác động giữa thể tinh và thể thô. Là trung tâm của nghiệp, thể tinh bao gồm trí tuệ, giác quan và các yếu tố gắn liền với chúng cũng như cảm giác về cái tôi, về bản thân chủ thể; nó luôn đi theo Purusa khi nào còn chưa được giải thoát. Thể thô gắn liền với các yếu tố vật chất và chết đi cùng với các yếu tố vật chất. 3. Trường phái Yôga Trường phái Yôga xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do đạo sĩ Patanjali sáng lập. Tư tưởng triết học cốt lõi của phái này là sự thừa nhận nguyên lý hợp nhất của vũ trụ nơi mỗi cá thể; và thông qua các phương pháp yôga mà mỗi cá thể có thể tập luyện để khai thác được sức mạnh vũ trụ tiềm ẩn trong mình để làm chủ mình, tiến tới làm chủ môi trường, và sau cùng, vươn tới sự giải thoát. Phương pháp yôga đòi hỏi sự kiên trì, tính tích cực tự giác kết hợp giữa rèn luyện thể xác và rèn luyện tư duy qua tám nguyên tắc cơ bản (Bát bảo tu pháp) là: cấm chế (giữ đúng điều răn); khuyến chế (thanh tịnh trong học tập kinh điển); tọa pháp (giữ đúng vị trí thân thể); điều tức (điều chỉnh hơi thở hợp lý); chế cảm (chế ngự, kiểm soát, làm chủ cảm giác); chấp trì (tập trung tư tưởng, trí tuệ vào một chỗ); thiền định (giữ tâm thống nhất); tuệ (trạng thái xuất thần làm bừng sáng tư duy hoà nhập vào đại ngã). 4. Trường phái Mimansa Trường phái Mimansa xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do Gaimini khởi xướng và được nhiều người góp phần phát triển vào thời trung đại. Là một trường phái triết học – tôn giáo, Mimansa đưa ra các kiến giải nhằm biện hộ, củng cố và tuyên truyền cho các nghi thức được đề cặp đến trong Vêđa nói chung, trong giáo lý đạo Bàlamôn – Hinđu nói riêng. Tư tưởng chủ đạo của nó là: Một là, coi cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức; và do cảm giác không nhận thấy được thần linh, vì vậy, trong thế giới không có thần linh. Hai là, coi bản thân những nghi thức, lời kinh tự chúng đã có sức mạnh huyền bí đối với người tu hành để giúp họ trên con đường hành đạo, vì vậy, không cần đến thần linh nữa. Ba là, muốn giải thoát khỏi trạng thái hiện hữu phải thực hiện đúng mọi nghi thức được nêu ra trong Vêđa, trong giáo lý Bàlamôn – Hinđu, phải thực hiện mọi nghĩa vụ, bổn phận mà trật tự xã hội quy định. Phái Mimansa chịu sự phê phán mạnh mẽ của các trường phái khác, vì vậy, nó đã không đứng vững trước lập trường vô thần của mình mà chuyển dần sang lập trường hữu thần vào thời trung đại. 5. Trường phái Niaja Trường phái Niaja xuất hiện vào thế kỷ III TCN, do Gôtama sáng lập và được Vátsiaiana (thế kỷ IV) và Yđiatakara (thế kỷ VII) phát triển. Lý luận cơ bản của phái này bao gồm ba bộ phận là nguyên tử luận, lôgích học và lý luận về nhận thức. Về nguyên tử luận, phái này cho rằng, nguyên tử (Anu) là bản nguyên duy nhất tạo nên vạn vật trong thế giới. Nguyên tử là những hạt vật chất bé nhỏ, không đồng nhất, bất biến, vĩnh hằng, khác nhau về chất lượng, khối lượng, hình dạng và cách thức kết hợp. Khi kết hợp lại với nhau chúng tạo thành 4 thực thể vật lý là đất, nước, gió và lửa. Các thực thể này tồn tại trong một môi trường ête, trong không gian và thời gian. Khi phối hợp với nhau thì chúng tạo nên vạn vật đa dạng nhưng nhất thời – thế giới vật chất… Bên cạnh việc thừa nhận sự tồn tại của nguyên tử, phái này còn thừa nhận sự tồn tại của các linh hồn (Ya). Linh hồn thể hiện qua những ước vọng, ý chí, vui, buồn, giận hờn…; chúng có thể tồn tại tự do nhưng cũng có thể tồn tại trong trạng thái gắn kết vào nguyên tử. Bên cạnh Anu và Ya, phái này cho rằng tồn tại thần Isvara với vai trò điều phối sự kết hợp, tác động của các linh hồn hay giải thoát linh hồn ra khỏi nguyên tử. Về lôgích học, phái này đã xây dựng ngũ đoạn luận (suy luận với 5 mệnh đề: luận đề, nguyên nhân, ví du, suy đoán, kết luận). Xét về thực chất, thì đây là một biến tướng của tam đoạn luận (suy luận với 3 mệnh đề: đại tiền đề, tiểu tiền đề, kết luận). Bởi vì, trong ngũ đoạn luận, hai mệnh đề đóng vai trò luận đề và nguyên nhân được lập lại trong suy đoán và kết luận. Thí dụ, với ngũ đoạn luận: Trên đồi có lửa; vì trên đồi có khói; ở đâu có khói là ở đó có lửa; trên đồi đang có khói; vậy, trên đồi có lửa. Còn với tam đoạn luận: Ở đâu có khói là ở đó có lửa; trên đồi đang có khói; vậy, trên đồi có lửa. Về nhận thức luận, phái này thừa nhận đối tượng nhận thức tồn tại khách quan; còn cảm giác, kết luận, tương tự và bằng chứng là 4 phương thức nhận thức đáng tin cậy. Phái này cũng đề cao vai trò của kinh nghiệm trong nhận thức, đồng thời cho rằng nhận thức là đúng khi nó phù hợp với bản chất của đối tượng và giúp con người đạt được mục đích đề ra; còn nếu ngược lại, thì đó là nhận thức sai lầm. Phái Niaja chịu sự phê phán mạnh mẽ của các trường phái khác, vì vậy, sau này, nó liên kết với trường phái Vaisêsika. Tuy nhiên, sang thời trung đại chúng đã không đứng vững trên lập trường vô thần của mình mà chuyển dần sang lập trường hữu thần, – coi thần đã dùng nguyên tử để tạo nên thế giới. 6. Trường phái Vaisêsika Trường phái Vaisêsika xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do Kanađa sáng lập và được Parasatapađa (thế kỷ V) phát triển. Lúc đầu, quan điểm của phái này và phái Niaja có nhiều điểm giống nhau. Cũng như phái Niaja, tư tưởng chủ đạo của phái Vaisêsika tập trung trong nguyên tử luận, lôgích học và nhận thức luận. Về nguyên tử luận, phái này cho rằng, nguyên tử là bản nguyên duy nhất tạo nên vạn vật trong thế giới. Nguyên tử là những hạt vật chất bé nhỏ, không đồng nhất, bất biến, vĩnh hằng, khác nhau về chất lượng, khối lượng, hình dạng và cách thức kết hợp. Khi kết hợp lại với nhau chúng tạo thành 9 thực thể là đất, nước, gió, lửa, ête, thời gian, không gian, linh hồn và trí tuệ. 5 thực thể đầu là thực thể vật lý mang tính cảm giác được; còn các thực thể còn lại là thực thể phi cảm giác. Khi kết hợp với nhau thì chúng tạo nên vạn vật đa dạng, nhất thời – thế giới vật chất. Phái này thừa nhận sự tồn tại của một lực lượng vô hình không cảm giác được điều khiển sự kết hợp đó. Về lôgích học, phái này đã xây dựng lý luận về phạm trù. Họ nêu ra 7 phạm trù cơ bản để phản ánh sự tồn tại của thế giới là: thực thể, quan hệ, hoạt động, tính phổ biến, tính đặc thù, tính vốn có và cái hư vô. Về nhận thức luận, phái này đưa ra lý luận về tính tin cậy của nhận thức. Phái này coi đối tượng nhận thức tồn tại khách quan và nhận thức chỉ tin cậy được khi nó phản ánh trung thành với bản thân đối tượng; coi thực tiễn là thước đo độ tin cậy của tri thức (chân lý). Có 4 hình thức nhận thức không đáng tin cậy là ký ức, nghi ngờ, sai lầm và giả thuyết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftriet_hoc_6__5332.pdf
Tài liệu liên quan