Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng bài học Hoá học 12 để giải thích một số hiện tượng thực tiễn

Câu hỏi 13 Hãy giải thích tại sao có thể bảo vệ vỏ tàu thuỷ bằng cách gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước)?

Vỏ tàu biển làm bằng thép, là hợp kim của Fe và C. Khi vỏ tàu tiếp xúc với nước sông, nước biển có hoà tan CO2, O2 và các muối tạo dung dịch chất điện ly làm xuất hiện vô số pin điện hoá mà Fe là cực âm, C là cực dương

Cực âm: Fe Fe2+ + 2e, Fe2+Fe3++e dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.

 Cực dương: O2 + 2H2O + 4e4OH-

Khi gắn vào vỏ tàu những tấm Zn, do Zn là kim loại mạnh hơn Fe nên Zn là điện cực âm bị oxi hoá thành Zn2+ trở thành “vật hi sinh”, thép là điện cực dương, vỏ tàu đựoc bảo vệ. Sau một thời gian, người ta lại thay những tấm Zn khác.

 Áp dụng: Đây là một ứng dụng quan trọng trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, nên tôi đã đặt câu hỏi này cho học sinh khi bắt đầu phần bảo vệ kim loại(tiết 37- HH 12 chương trình chuẩn và tiết 40- HH 12 chương trình nâng cao). Học sinh dựa vào kiến thức về ăn mòn điện hoá để giải thích. Từ đó, học sinh tự nêu lên phương pháp bảo vệ kim loại. Bằng cách này, có thể nâng cao khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết các bài toán thực tế của học sinh.

 

doc17 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng bài học Hoá học 12 để giải thích một số hiện tượng thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ui của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số. Nếu thông qua việc giải một bài tập hoá học mà học sinh có thể giải đáp được những tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, sản xuất thì sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học hoá học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn. Bằng những kiến thức hoá học, trước tiên học sinh có thể giải đáp được những câu hỏi “Tại sao?” nảy sinh từ thực tiễn và hơn nữa là có thể đưa ra những giải pháp tối ưu cho tình huống có vấn đề nảy sinh từ chính thực tiễn đó. Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa hoá học THPT ở Việt Nam, số lượng các bài tập thực tiễn còn ít . Vì vậy học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì lại rất lúng túng. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài:”Vận dụng bài học Hoá học 12 để giải thích một số hiện tượng thực tiễn” B. NộI DUNG Đề TàI I.Cơ sở lý luận Việc xây dựng, lựa chọn câu hỏi thực tiễn môn hoá học lớp 12 nhằm thực hiện tốt nguyên lí giáo dục theo quy định của Luật giáo dục. Tìm hiểu mối quan hệ giữa hoá học và các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Xây dựng, lựa chọn câu hỏi có tính thực tiễn môn hoá học lớp 12. Đề xuất việc sử dụng câu hỏi tập thực tiễn trong dạy học hoá học. II.Cơ sở thực tiễn Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: -Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát khoa học, phương pháp thực nghiệm sư phạm. -Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu các nguồn tài liệu. III.Nội dung câu hỏi Câu hỏi 1 Tại sao dầu mỡ ăn để lâu bị ôi thiu? Nguyên nhân của quá trình ôi thiu dầu mỡ có nhiều như dầu mỡ có lẫn nước, hay những tạp chất khác...song chủ yếu là sự oxi hoá liên kết đôi bởi oxi không khí tạo thành peoxit, sau đó peoxit bị phân huỷ thành anđehit và xeton có mùi khó chịu. Vì vậy, dầu thực vật( chứa chủ yếu là chất béo không no) nhanh bị ôi thiu hơn mỡ động vật (chứa chủ yếu là chất béo no). Song thực tế, ta lại thấy mỡ động vật nhanh bị ôi thiu hơn dầu thực vật, vì trong quá trình sản xuất dầu ăn người ta thường cho thêm một lượng nhỏ chất chống oxi hoá là một số dẫn xuất của phenol. Để hạn chế sự ôi thiu của dầu mỡ thì chúng ta nên đậy kín sau khi sử dụng và không nên tạo ra những khoảng trống trong các lọ đựng. áp dụng: Với câu hỏi 1 tôi đã dùng để đặt vấn đề cho bài: Lipit (tiết 3- HH 12 chương trình chuẩn và tiết 3- HH 12 chương trình nâng cao). Câu hỏi đặt ra là một hiện tượng thực tế gần gũi, là thắc mắc của nhiều học sinh mà chưa được giải quyết. Vì vậy, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề. Sau khi học xong bài Lipit học sinh vừa giải quyết được vấn đề đặt ra, vừa có thêm một kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó mà tạo ra được hứng thú trong học tập của học sinh. Câu hỏi 2 Tại sao mật ong để lâu bị đóng đường dưới đáy chai, lớp đường đó là gì? Mật ong có chứa glucozơ, khi để lâu glucozơ kết tinh gây ra hiện tượng đóng đường dưới đáy chai. Loại mật ong như vậy là mật ong nguyên chất không pha thêm đường. áp dụng: Với câu hỏi 2 tôi đã dùng để đặt câu hỏi cho học sinh trong phần ứng dụng của bài Glucozơ (tiết 6,7- HH 12 chương trình chuẩn và tiết 7,8- HH 12 chương trình nâng cao). Học sinh có một số cách giải thích khác nhau như: + tạp chất trong mật ong. + Đường ăn (đường mía) lẫn trong mật ong bị kết tinh. + Glucozơ kết tinh. Giáo viên nhận xét các ý kiến và giải thích chính xác. Học sinh có câu trả lời đầy đủ, giải đáp được những băn khoăn khi dùng mật ong, hiểu được giá trị dinh dưỡng của mật ong. Câu hỏi 3 Tại sao có thể dùng giấm(hoặc quả chua) để khử mùi tanh của cá? Mùi tanh của cá gây ra do các hợp chất amin (có tính bazơ) có trong cá, đặc biệt là lớp màng đen bám bên trong bụng cá. Để khử mùi tanh này, ta dùng giấm, mẻ hoặc các quả có vị chua như khế, chanh...có tính axit sẽ trung hoà amin tạo ra muối amoni. áp dụng: Tên bài học là: “Amin” dường như là hợp chất không mấy quen thuộc với học sinh. Nhưng khi giáo viên đặt câu hỏi: “Tại sao có thể dùng giấm(hoặc quả chua) để khử mùi tanh của cá? Điều này có liên quan gì đến bài amin? ” thì học sinh bắt đầu có sự liên hệ giữa thực tế mà học sinh đã sử dụng nhiều khi chế biến thức ăn với nội dung bài học. Vì vậy, tôi đã dùng câu hỏi 3 để đặt vấn đề cho bài: Amin (tiết 13, 14- HH 12 chương trình chuẩn và tiết 17, 18- HH 12 chương trình nâng cao). Khi kết thúc phần: tính bazơ của amin, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 3 để giải quyết vấn đề đã đặt ra. Học sinh vừa nắm vững bài học, vừa có thêm kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Câu hỏi 4 Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ? Trong đậu nành khô nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dung dịch đặc, lớp vỏ là một màng bán thấm. Khi nấu nước bên ngoài sẽ thấm vào trong đậu, làm đậu nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong đậu bị phá vỡ làm cho đậu mềm. Nếu khi nấu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài sẽ không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho quá nhiều. Vì vậy, khi nấu cháo đậu không nên cho đường, muối quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm, gây khó khăn cho sự thẩm thấu nước vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá thức ăn. Câu hỏi 5 Khi làm đậu phụ người ta phải thêm nước chua vào nước đậu phụ để làm gì? Hạt đậu có chứa hàm lượng protein thực vật đáng kể, lượng protein này tan trong nước thành nước đậu dưới dạng dung dịch keo. Người ta phải cho nước chua vào để làm đông tụ protein (protein ở dạng rắn), sau đó ép lại thành miếng đậu theo nhu cầu sử dụng. Câu hỏi 6 Tại sao sữa tươi để lâu trong không khí bị vón lại? Là do một số chất trong sữa lên men tạo môi trường axit gây nên sự đông tụ protein, trường hợp này thì sữa đã bị nhiễm khuần nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. áp dụng: Giáo viên dùng câu hỏi 4,5,6 để vào bài: Peptit và protein (tiết 16, 17 - HH 12 chương trình chuẩn và tiết 21, 22- HH 12 chương trình nâng cao). Sau khi học xong phần tính chất vật lý của bài, học sinh đã có thể trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. Đồng thời, còn giảI thích được những hiện tượng khác có liên quan đến sự đông tu protein. Hai trong ba câu hỏi còn lại dung để đặt câu hỏi trong phần củng cố kiến thức hoặc bài tập về nhà. Câu hỏi 7 Khi bị ngộ độc bởi chì trong thức ăn, người ta khuyên nên uống ngay nhiều sữa? Để protein trong sữa kết hợp với muối chì gây nên sự đông tụ protein bất thuận nghịch, cơ thể khó hấp thu sẽ hạn chế tính độc của chì. áp dụng: Ngộ độc chì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Việc đưa ra một cách đơn giản để giải độc chì là một kinh nghiệm thực tế cần thiết cho mọi người. Học sinh biết vận dụng bài học của mình để sơ cứu khi cần thiết là điều rất có ý nghĩa. Vì vậy, tôi đã đưa câu hỏi 7 vào nội dung bài học: peptit và protein. Câu hỏi 8 Tại sao khi nấu thịt, cá cùng với rau, quả có vị chua thì nhanh nhừ hơn? Trong môi trường axit là các rau, quả có vị chua sẽ xúc tác cho sự thuỷ phân protein tạo thành aminoaxit và những protein đơn giản hơn, nên thịt cá nhanh nhừ hơn. áp dụng: Việc đặt vấn đề bằng những câu hỏi thực tiễn gần gũi với học sinh sẽ đưa học sinh vào tình huống có vấn đề. Việc giải quyết vấn đề giúp học sinh hiểu sâu sắc bài học hơn. Câu hỏi 8 được đặt ra khi bắt đầu phần tính chất hoá học của protein (tiết 16, 17- HH 12 chương trình chuẩn và tiết 21, 22- HH 12 chương trình nâng cao). Từ khái niệm ptotein và tính chất hoá học của peptit (đã học), học sinh sẽ tìm cách trả lời câu hỏi trên. Từ đó, mà nâng cao kỹ năng phân tích và tư duy của học sinh. Câu hỏi 9 Phân biệt các chất liệu vải như thế nào? Căn cứ vào bản chất của có chất liệu làm nên vải ta có thể nhận biết cách đơn giản sau: - Nếu vải làm bằng sợi bông: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi như đốt giấy và tro có màu xám đậm. - Nếu vải làm bằng sợi tơ tằm: Khi đốt sợi vải cháy chậm hơn vải sợi bông, có mùi khét như đốt tóc, sợi tơ co cục, màu nâu đen, lấy tay bóp thì tan. - Nếu vải làm bằng lông cừu( len lông cừu): Khi đốt bắt cháy không nhanh, bốc khói, có mùi khét như đốt tóc và tạo thành những bọt phồng, rồi vón cục có màu đen hơi óng ánh, giòn, bóp tan ngay. - Nếu vải làm bằng sợi visco: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi như đốt giấy và tro có màu xám nhưng rất ít. - Nếu vải làm bằng sợi axetat: Khi đốt sợi vải bắt cháy chậm ,thành giọt dẻo màu nâu đậm, có hoa lửa, không bốc cháy thành ngọn lửa, sau đó kết thành cục màu đen, dễ bóp nát. - Nếu vải làm bằng sợi poliamit(nilon): Khi đốt sợi vải không cháy ngọn lửa mà co vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, khi nguội thì biến thành cục cứng có màu nâu nhạt, bóp khó nát. áp dụng: Với câu hỏi 9, tôi đặt ra cho học sinh dưới dạng yêu cầu về nhà (tiết 21- HH 12 chương trình chuẩn và tiết 28- HH 12 chương trình nâng cao). Từng nhóm học sinh tìm hiểu một số loại vải và thực hành ở nhà, giờ học sau sẽ trình bày kết quả. Thực tế là học sinh rất tích cực tìm hiểu để đưa ra kết quả thực hành. Giáo viên hoàn chỉnh câu trả lời. Học sinh có thêm những kinh nghiệm bổ ích trong việc lựa chọn vải. Câu hỏi 10 Vì sao vonfram (W) thường được lựa chọn để chế tạo dây tóc bóng đèn? Phải ở nhiệt độ khoảng 3000oC mới có thể phát sáng, vonfram (W) có nhiệt độ nóng chảy cao 3410oC, nên có thể chịu được nhiệt độ cao đáp ứng yêu cầu làm dây tóc. Hơn nữa, W có thể dát mỏng và có điện trở phù hợp, vì nếu kim loại có điện trở nhỏ thì gây đoản mạch, nếu kim loại có điện trở lớn thì hiệu suất toả nhiệt thấp nên hiệu suất phát sáng thấp. Câu hỏi 11 Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài đó là những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng. Những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng đó được làm từ nguyên liệu gì vậy? Chính là từ kim loại vàng được dát mỏng thành những lá vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Nếu dát mỏng 1 chỉ vàng (có khối lượng là 3,75g Au và có d = 19,32g/cm3) tới chiều dày 1.10-4mm thì diện tích lá vàng thu được là rất lớn 194,1m2. Câu hỏi 12 Tại sao những đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xỉn màu, mất đi ánh bạc lấp lánh? Muốn làm sạch bề mặt này người ta thường làm gì? Bạc đã phản ứng với hiđrosunfua trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen. Để loại bỏ lớp bạc sunfua này, người ta cho vật đó vào một chảo nhôm chứa dung dịch muối và được đun đến gần sôi sẽ xảy ra phản ứng: 2Al + 3H2O + Ag2S đAl2O3 + 2Ag + H2S áp dụng: Trong bài tính chất của kim loại, ngoài những yêu cầu chung cần nắm được, tôi đặt ra yêu cầu cho học sinh cần giải thích được một số những ứng dụng của kim loại, hợp kim như câu hỏi 10, 11, 12. Vì vậy, những câu hỏi này, tôi đặt ra sau khi học xong tính chất có liên quan đến những nguyên tố kim loại này để củng cố kiến thức. Đồng thời, dùng để làm rõ ứng dụng của vàng (Au), bạc (Ag) ở bài: Sơ lược về kim loại (tiết 70- HH 12 chương trình nâng cao) Câu hỏi 13 Hãy giải thích tại sao có thể bảo vệ vỏ tàu thuỷ bằng cách gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước)? Vỏ tàu biển làm bằng thép, là hợp kim của Fe và C. Khi vỏ tàu tiếp xúc với nước sông, nước biển có hoà tan CO2, O2 và các muối tạo dung dịch chất điện ly làm xuất hiện vô số pin điện hoá mà Fe là cực âm, C là cực dương Cực âm: Fe àFe2+ + 2e, Fe2+àFe3++e dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O. Cực dương: O2 + 2H2O + 4eà4OH- Khi gắn vào vỏ tàu những tấm Zn, do Zn là kim loại mạnh hơn Fe nên Zn là điện cực âm bị oxi hoá thành Zn2+ trở thành “vật hi sinh”, thép là điện cực dương, vỏ tàu đựoc bảo vệ. Sau một thời gian, người ta lại thay những tấm Zn khác. áp dụng: Đây là một ứng dụng quan trọng trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, nên tôi đã đặt câu hỏi này cho học sinh khi bắt đầu phần bảo vệ kim loại(tiết 37- HH 12 chương trình chuẩn và tiết 40- HH 12 chương trình nâng cao). Học sinh dựa vào kiến thức về ăn mòn điện hoá để giải thích. Từ đó, học sinh tự nêu lên phương pháp bảo vệ kim loại. Bằng cách này, có thể nâng cao khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết các bài toán thực tế của học sinh. Câu hỏi 14 Vì sao uống xođa NaHCO3 lại có tác dụng giải khát? Dạ dày có môi trường axit, khi uống xođa NaHCO3 sẽ xảy ra phản ứng HCO3- + H+ D CO2 + H2O Khí CO2 sinh ra hấp thụ nhiệt của cơ thể và thải ra ngoài qua đường hô hấp, làm giảm nhiệt độ cơ thể, nên có tác dụng giải khát. Câu hỏi 15 Một trong những ứng dụng của cao su là dùng để làm đệm, bằng cách nào để tạo độ xốp cho cao su? Trong công nghệ tạo xốp cho cao su, người ta thường dùng phối hợp natri hiđrocacbonat với axit stearic. Axit stearic ngoài tác dụng chính là phản ứng với natri hiđrocacbonat giải phóng khí cacbon đioxit, còn có tác dụng hoá dẻo và tăng trợ lưu hoá hỗn hợp cao su. Câu hỏi 16 Sau khi đi bơi, tóc thường khô do nước trong bể bơi rất có hại cho tóc. Nếu dùng nước xôđa để gội đầu thì tóc sẽ trở lại mượt mà và mềm mại. Hãy giải thích việc làm đó. Clo được dùng làm chất chống tạo rong rêu trong vệ sinh bể bơi theo phản ứng sau: Ca(OCl)2 + 2H2O đ 2HClO + Ca(OH)2 Canxi hipoclorit phản ứng với nước tạo axit hipoclorơ là một tác nhân hoạt động. ở pH bằng 7,0 có 27,5% axit ion hoá thành ion hipoclorit không hoạt động. Phần axit hipoclorơ còn lại (72,5%) chuyển thành clo dùng làm sạch hồ bơi. Một lượng nhỏ Ca(OH)2 là nguyên nhân chủ yếu làm khô tóc. Khi gội bằng NaHCO3 sẽ xảy ra phản ứng sau, loại bỏ Ca(OH)2 khỏi tóc, tóc mềm mượt trở lại: NaHCO3 + Ca(OH)2àCaCO3 + Na2CO3 + H2O Câu hỏi 17 Vì sao dung dịch natri hiđrocacbonat có tính kiềm và khi đun nóng dung dịch này thì tính kiềm lại mạnh hơn? Dung dịch NaHCO3 tồn tại cân bằng sau : HCO3- + H2O D H2CO3 + OH- Dung dịch hiđrocacbonat có dư OH- nên có tính kiềm. Khi đun nóng có sự phân huỷ H2CO3 thành CO2 và H2O làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận tạo thêm OH- nên tính kiềm lại mạnh hơn. áp dụng: Tính chất của một số hợp chất kim loại kiềm hầu như không mới, điều này dễ gây sự nhàm chán cho học sinh. Việc đặt những câu hỏi gắn liền với thực tế gần gũi của học sinh giúp bài học trở nên thú vị hơn, gây được sự tập trung chú ý của học sinh. Vì vậy, tôi đã chọn một trong các câu hỏi 14, 15, 16 để đặt vấn đề cho phần tính chất hoá học của NaHCO3. Hai trong 3 câu hỏi còn lại và câu hỏi 17, tôi đặt ra dưới dạng phiếu học tập về nhà, để học sinh củng cố kiến thức. Câu hỏi 18. Những người thợ lặn lâu dưới nước lấy khí oxi ở đâu để thở ? Natri peoxit (Na2O2 ), kali supeoxit (KO2 ) là những chất dễ dàng hấp thụ khí cacbonic và giải phóng khí oxi theo phản ứng sau: Na2O2 + CO2 à Na2CO3 + 1/2O2 2KO2 + CO2 à K2CO3 + 3/2O2 Do đó chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để phục vụ quá trình hô hấp của con người. Câu hỏi 19. Tại sao trong bột giặt, người ta thường cho thêm vào một ít bột natri peoxit?cách tốt nhất để bảo quản bột giặt làgì? Natri peoxit (Na2O2) khi tác dụng với nước sẽ sinh ra H2O2 là một chất oxi hoá mạnh có thể tẩy trắng được quần áo. Vì vậy để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt người ta thường cho thêm Na2O2. Na2O2 + 2H2O đ 2 NaOH + H2O2 ; 2H2O2 đ 2H2O + O2 ư. Vậy cách tốt nhất để bảo quản bột giặt là .Để trong một hộp có nắp kín để nơi râm mát. áp dụng: Mặc dù Na2O2, KO2 là những hợp chất không được giới thiệu trong chương trình học. Nhưng để giúp học sinh có thêm hiều biết về ứng dụng trong đời sống hằng ngày của các nguyên tố kim loại kiềm. Tôi đặt câu hỏi 18,19 để học sinh tìm hiểu và sau đó sẽ giải thích trong giờ luyện tập. Câu hỏi 20. Trộn đều một phần vôi với bốn phần cát và lượng nước vừa đủ ta thu được một khối nhão gọi là vữa vôi dùng để kết dính các viên gạch, đá với nhau trong các công trình xây dựng. Sau một thời gian, vữa vôi đông cứng dần và gắn chặt với gạch, đá. Vì sao vữa vôi lại đông cứng dần và gắn chặt vào gạch, đá? Chủ yếu là nhờ CO2 trong không khí và SiO2 trong vữa vôi tác dụng với Ca(OH)2 tạo ra chất rắn, hơi nước bay hơi. Sau một thời gian, vữa vôi đông cứng dần và gắn chặt với gạch, đá. CO2 + Ca(OH)2àCaCO3 + H2O SiO2 + Ca(OH)2à CaSiO3 + H2O Câu hỏi 21. Để khử chua cho đất, người nông dân thường dùng vôi toả để bón ruộng. Vì sao người ta không dùng vôi sống bón trực tiếp cho đất, cho cây trồng mà lại dùng vôi toả? Cách làm vôi toả như sau: để những cục vôi sống vào chỗ râm mát trong vài ngày, vôi sống sẽ dần bở tơi ra thành bột mịn, do sự hút ẩm trong không khí của CaO tạo ra Ca(OH)2. Khi dùng vôi bột để bón ruộng Ca(OH)2 sẽ trung hoà môi trường axit của đất (khử chua). Không thể dùng vôi sống để bón ruộng, vì phản ứng : CaO + H2O àCa(OH)2 + Q, nhiệt lượng toả ra sẽ làm chết cây trồng. Câu hỏi 22. Trong các hang động của núi đá vôi nhiều chỗ nhũ đá tạo thành bức rèm đá lộng lẫy nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đá, có chỗ lại tạo thành các cây cột đá vĩ đại (do nhũ đá và măng đá nối với nhau) trông rất đẹp. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy giải thích sự tạo thành nhũ đá, măng đá. Về mùa mưa, ở nhiệt thường, CaCO3 tan dần trong nước có hoà tan khí CO2, nhất là nước mưa, tạo ra Ca(HCO3)2 làm tan đá vôi. CaCO3 + CO2 + H2O D Ca(HCO3)2 Về mùa khô, khi áp suất CO2 giảm đi thì Ca(HCO3)2 bị phân huỷ tạo ra CaCO3 kết tủa tạo ra những nhũ đá và măng đá trong hang động. Như vậy, tính trung bình cứ mỗi năm lại tạo thêm một lớp đá trên các măng đá. Người ta có thể dựa vào điều này để tính tuổi của các núi đá vôi. Câu hỏi 23. Trong quá trình sản xuất vôi xảy ra phản ứng sau : CaCO3 D CaO + CO2 – Q. Để thu được nhiều vôi ta cần tác động vào hệ những yếu tố nào? Trong sản xuất vôi, người ta đã dùng những biện pháp nào để đạt hiệu suất cao? Để thu được nhiều vôi, ta cần tăng nhiệt độ và giảm áp suất. Thực tế trong sản xuất, để tăng hiệu suất nung vôi người ta thực hiện ở điều kiện 900- 1000oC, đặt lò ở hướng thoáng gió để thổi CO2 khỏi lò và đồng thời kích thước của nguyên liệu vừa phải, không quá to sẽ khó chín, không quá nhỏ dễ gây tắc lò. áp dụng: Việt Nam là quốc gia có nhiều những dãy núi đá vôi là hợp chất của kim loại kiềm thổ. Vì vậy, nội dung bài học : Hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên thú vị, cũng như những ứng dụng phổ biến của hợp chất kim loại kiềm. Để học sinh chuẩn bị tốt bài học này, sau khi học xong bài: kim loại kiềm thổ, tôi đặt câu hỏi 20, 21, 22, 23 cho 4 nhóm học sinh tìm hiểu trước. Trong bài học : Hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (tiết 44- HH 12 chương trình chuẩn và tiết 48- HH 12 chương trình nâng cao), thông qua phần trình bày của học sinh, giáo viên đặt vấn đề khi bắt đầu dạy về hợp chất có liên quan. Bằng cách như vậy, học sinh hiểu bài nhanh và sâu sắc hơn. Câu hỏi 24. Để bảo quản trứng tươi lâu, người ta đã nhúng trứng vào dung dịch nước vôi rồi vớt ra để ráo, em hãy giải thích cách làm trên? Trên bề mặt vỏ trứng gia cầm có những lỗ khí nhỏ nên không khí và vi sinh vật có thể xâm nhập, hơi nước trong trứng thoát ra, lượng cacbon đioxit tích tụ trong trứng tăng làm trứng nhanh bị hỏng. Khi ngâm trứng trong dung dịch nước vôi sẽ xảy ra phản ứng sau: CO2 + Ca(OH)2àCaCO3 + H2O CaCO3 sinh ra bịt các lỗ khí đó ngăn cản không khí và vi sinh vật có thể xâm nhập vào trứng, hơi nước trong trứng không thoát ra được, trứng được tươi lâu hơn. áp dụng: Đây là kinh nghiệm nhỏ trong đời sống hằng ngày, mà giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh trong phần ứng dụng của Ca(OH)2. Câu hỏi 25. Tại sao trong công nghệ sản xuất bia, người ta lại dùng axit lactic để xử lý nguồn nước? Nước là nguyên liệu quan trọng trong ông nghệ sản xuất bia. Chất lượng của nguồn nước ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bia nên nước được xử lí rất kĩ. Người ta dùng axit lactic để khử độ cứng tạm thời theo phương trình hoá học sau: 2CH3CH(OH)COOH + Mg(HCO3)2à(CH3CH(OH)COO)2Mg + 2CO2+ 2H2O muối lactat của canxi, magie không tan trong nước, nên làm mềm nước. Axit lactic còn có tác dụng làm giảm pH của nước nhằm tăng cường hoạt lực của hệ enzim thuỷ phân trong nước. áp dụng: Câu hỏi 25 được đặt ra sau khi học xong phần làm mềm nước cứng bằng phương pháp kết tủa trong bài: Hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, để giải thích những ứng dụng thực tế. Câu hỏi 26. Nồi nhôm chỉ nên dùng để nấu cơm, nấu nước; không nên dùng để nấu canh chua, không nên để canh chua quá lâu trong nồi nhôm. Em hãy giải thích vì sao? Canh chua có môi trường axit sẽ hoà tan Al vào làm thức ăn bị nhiễm bẩn Al3+,không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. áp dụng: Câu hỏi 26 được đặt ra trong phần ứng dụng của nhôm, để học sinh có thêm kiến thức khi dùng các đồ nhôm làm dụng cụ nhà bếp. Sử dụng đúng cách để bảo vệ sức khoẻ cho mình và mọi người trong gia đình. Câu hỏi 27 Vì sao phèn chua có thể làm trong nước? Phèn chua có công thức là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, khi hoà tan vào nước xảy ra sự thuỷ phân như sau : Al3+ + 3H2O D Al(OH)3 + 3H+ Al(OH)3 sinh ra là những nhân keo hút các chất rắn còn lơ lửng trong nước làm cho kích thước của các hạt keo đủ nặng và lắng xuống làm rong nước. áp dụng: Rất nhiều vùng ở nông thôn Việt Nam còn chưa được sử dụng nước máy trong sinh hoạt, mà dùng nước giếng đào, giếng khoan...nên tôi đặt câu hỏi 27 trong phần ứng dụng của nhôm. Việc trả lời câu hỏi 27 giúp học sinh có thêm một kinh nghiệm nho nhỏ trong cuộc sống, làm cho giờ học trở nên thú vị hơn. Câu hỏi 28 Có một mẫu boxit dùng để sản xuất nhôm có lẫn tạp chất là sắt (III) oxit,silicđioxit . Làm thế nào để từ mẫu này có thể điều chế được nhôm tinh khiết? Để điều chế được nhôm tinh khiết cần làm sạch quặng boxit như sau: Hoà tan quặng bằng NaOH đặc ở 1800C, loại được Fe2O3 không tan. SiO2 + 2NaOH à Na2SiO3 + H2O Al2O3 + 2NaOH à 2NaAlO2 + H2O Sục CO2 vào dung dịch thu được, phản ứng xảy ra: CO2 + 2H2O + NaAlO2 àAl(OH)3 + NaHCO3 Nhiệt phân Al(OH)3 theo phương trình hoá học: 2Al(OH)3 àAl2O3 + 3H2O Sau đó chuẩn bị hỗn hợp điện phân, điện phân nóng chảy Al2O3 thu được Al tinh khiết. áp dụng: với câu hỏi 28 tôi đặt ra khi bắt đầu dạy phần sản xuất nhôm. Câu hỏi 29. Tại sao nước giếng khoan khi vừa bơm lên rất trong, nhưng để trong không khí một thời gian thì bị vàng. Làm thế nào để nước trong trở lại ? Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion trong sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat là muối tan không màu.Khi bơm lên hợp chất Fe(II) bị oxi hoá thành Fe(III) ở dạng sắt (III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ làm cho nước có màu vàng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng một số các phương pháp đơn giản để loại bỏ sắt như sau: Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng, lọc hoặc sục clo vào bể nước mới hút từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp. áp dụng: đây là hiện tượng khá phổ biến trong nguồn nước ăn ở vùng nông thôn Việt Nam, giáo viên đưa vào bài hợp chất của sắt để liên hệ thực tế, giúp học sinh có thêm kiến thức để bảo vệ sức khoẻ cho mình và gia đình. Câu hỏi30. Khi đồ dùng bằng đồng bị gỉ xanh, bạn có thể dùng khăn tẩm giấm để lau chùi. Đồ dùng của bạn sẽ sáng đẹp như mới. Hãy giải thích cách làm đó? Thành phần hoá học chủ yếu của lớp gỉ đồng là muối đồng cacbonat và đồng hiđroxit. Khi ding giấm là dung dịch axit axetic để lau chùi sẽ làm sạch lớp gỉ theo phương trình hoá học sau: CuCO3 + 2CH3COOHà(CH3COO)2Cu + CO2 + H2O Cu(OH)2 + 2CH3COOHà (CH3COO)2Cu + 2H2O áp dụng: câu hỏi 30 được đặt ra khi bắt đầu phần đồng (Cu) trong bài: Sơ lược về một số kim loại khác. C. KIểM NGHIệM 1. Nhận xét định tính. 1.1. Đối với học sinh. -Học sinh vận dụng tốt hơn kiến thức hoá học khi giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học. -Học sinh thấy hứng thú hơn khi học môn hoá học. -Học sinh thấy rõ hơn ý nghĩa, vai trò của việc học môn hoá học. - Kích thích sự tìm tòi, tham khảo các tài liệu trong sách, trong báo chí, thư viện, các phương tiện phát thanh truyền hình, internetcó liên quan đến ứng dụng hoá học trong sản xuất và đời sống xã hội. Những kết quả tích cực đó đã góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của việc dạy – học môn hoá học THPT. 1.2. Đối với giáo viên. - Các giáo viên dạy môn hoá học rất hứng thú với mảng bài tập này nhưng cũng cho rằng việc tìm kiếm nguồn tư liệu để xây dựng và giải loại bài tập loại này mất khá nhiều thời gian và công sức. - Các giáo viên có ý kiến nên đưa nhiều hơn loại bài tập thực tiễn vào dạy học hoá học. 2. Nhận xét định lượng. Từ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm tôi thấy: - Điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp đối chứng. - Mức độ phân tán kiến thức quanh điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm là nhỏ hơn. ị Các kết quả trên đã khẳng định việc sử dụng hệ thống câu hỏi thực tiễn môn hoá học ở bậc THPT vào dạy học là cần thiết và có hiệu quả. D. Kết luận và đề xuất. I. Kết luậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsang kien kinh nghiem Giai bai toan vo co bang phuong trinh bac nhat_12405925.doc
Tài liệu liên quan