MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II. THỰC TRẠNG 3
1. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục 3
2. Hiện trạng và kết quả mong muốn 3
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
1. Cơ sở lí luận 4
2. Vai trò của giáo viên và học sinh trong phương pháp dạy học dự án 9
3. So sánh phương pháp dạy học dự án và phương pháp truyền thống 10
4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án 10
5. Quy trình và thời gian thực hiện 11
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 17
1. Kết quả đạt được so với kế hoạch 17
2. Minh chứng cụ thể 18
3. Phạm vi áp dụng 18
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 19
1. Tự đánh giá mức độ của SKKN 19
2. Đề xuất ý kiến 20
PHẦN NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG 21
PHẦN NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
25 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lý 9, THCS nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết sâu hơn của người học.
- Hướng dẫn người học tập trung vào tìm hiểu, giải quyết vấn đề và thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể của dự án.
- Cho phép và khuyến khích người học tự kiến tạo nên kiến thức của họ.
Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lý 9, THCS
Gv: Lê Thanh Long Trang 10
3. So sánh phương pháp dạy học dự án và phương pháp truyền thống
Dạy học truyền thống Dạy học dự án
Mục tiêu
Học sinh thuộc và nhớ kiến thức,
biết vận dụng kiến thức để giải bài
tập.
Học sinh hiểu kiến thức và biết vận
dụng kiến thức để giải quyết những
nhiệm vụ thực tiễn.
Do sách giáo khoa và giáo viên
quyết định.
Do học sinh hoặc giáo viên đề xuất
trên cơ sở năng lực và hứng thú
của học sinh.
Nội dung
Ít có tính liên môn.
Thường liên quan đến nhiều môn
học và nhiều lĩnh vực.
Người dạy là trung tâm, tổ chức
kiến thức thành các nhiệm vụ giao
cho học sinh.
Người học là trung tâm, thực hiện
các nhiệm vụ dưới sự hỗ trợ của
giáo viên để xây dựng kiến thức
cho mình.
Giáo viên đưa ra phương pháp làm
việc
Học sinh tự lựa chọn phương pháp
làm việc và có thể làm việc trong
hoặc ngoài trường học
Phương
pháp
Hiểu biết mới dẫn đến thành công.
Sai lầm là không tốt.
Thành công sẽ dẫn đến hiểu biết.
Sai lầm là bình thường.
Phương tiện
Có sẵn và do giáo viên lựa chọn.
Được lựa chọn và xây dựng bởi
học sinh trong quá trình dạy học.
Sản phẩm
Không có sản phẩm hoặc nếu có
thì sẽ có sau quá trình học và học
sinh không có dự định trước về sản
phẩm
Học sinh hình dung trước về sản
phẩm và hiện thực hoá nó trong
quá trình học
Học nhóm
Rất ít hoặc nếu có thì cũng do giáo
viên chia nhóm
Học sinh tự thành lập nhóm
Đánh giá
Sự đánh giá chỉ tập trung đến kết
quả cuối cùng.
Là việc của giáo viên.
Sự đánh giá được thực hiện trong
suốt quá trình học tập.
Bao gồm đánh giá của giáo viên, tự
đánh giá của học sinh và đánh lẫn
nhau giữa các học sinh.
4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án:
4.1. Ưu điểm:
Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có
thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;
Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lý 9, THCS
Gv: Lê Thanh Long Trang 11
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
- Phát triển khả năng sáng tạo;
- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
- Phát triển năng lực đánh giá.
4.2. Nhược điểm:
- DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ
thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản;
-DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và
luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống.
- DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
5. Quy trình và thời gian thực hiện:
5.1.Qui trình của dạy học theo dự án:
Nhìn chung, dạy học theo dự án có thể được triển khai theo các bước sau:
- Xác định vấn đề trong thực tiễn: Trên cơ sở nội dung chương trình học, GV gợi ý và
tạo điều kiện cho HS phát hiện những vấn đề có liên quan đến nội dung môn học trong
cuộc sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng
của người học. Ví dụ: Với bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống – Địa lí 9,
GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu các vấn đề về nguồn lao động và nhu cầu lao động, vấn đề
việc làm và hướng giải quyết việc làm ở một địa phương cụ thể,
- Phát hiện dự án: Trên cơ sở những vấn đề đã phát hiện trong thực tiễn, GV gợi ý,
hướng dẫn HS xác định dự án có thể thực hiện, cụ thể là xác định tên đề tài, và dự kiến các
vai cần đóng trong dự án. GV cũng có thể giới thiệu một số đề tài để HS lựa chọn.
- Xác định mục tiêu dự án: Dựa vào tên đề tài và các vai có liên quan trong xã hội, GV
hỗ trợ HS xác định mục tiêu của dự án. Mục tiêu dự án phải thể hiện mục tiêu chương
trình nội dung môn học, liên quan đến hoàn cảnh thực tiễn của xã hội đồng thời phát triển
các kĩ năng của thế kỉ 21.
Các khâu xác định vấn đề thực tế, phát hiện đề tài và xác định mục tiêu dự án có thể do
GV thực hiện. Tuy nhiên với quan điểm dạy học hướng vào người học, tạo điều kiện cho
Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lý 9, THCS
Gv: Lê Thanh Long Trang 12
HS cùng tham gia sẽ tốt hơn. Dù thực hiện theo cách nào thì GV vẫn luôn là người “cầm
chịch” trong các giai đoạn đầu tiên; luôn chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời và đúng lúc.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án: GV định hướng cho HS lập kế hoạch thực hiện dự án.
Phân nhóm và xác định nhóm trưởng. Các nhóm xác định những công việc cần làm, tiến
trình thực hiện, nguồn tài nguyên cần khai thác, .... trên cơ sở đó phân công công việc cụ
thể cho từng thành viên trong nhóm. Đặc biệt cần khuyến khích tính tự lực của HS trong
giai đoạn lập kế hoạch.
- Hiện thực hóa/triển khai dự án: Dưới sự đôn đốc, chỉ đạo, hỗ trợ của GV các thành
viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này
HS thực hiện song song các hoạt động trí tuệ và thực hành. Hai hoạt động này được tiến
hành đồng thời hoặc xen kẻ qua lại lẫn nhau. Trong quá trình đó, thông tin mới được tạo ra
và sản phẩm dự án dần hoàn thiện.
- Trình bày và đánh giá kết quả dự án: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả dự án.
Dự án thường được trình bày giữa các nhóm HS trong một lớp. Dự án có thể được giới
thiệu trong trường học, với cha mẹ HS. Dự án cũng có thể được giới thiệu rộng rãi trong
xã hội qua các phương tiện thông tin. Song song với việc trình bày sản phẩm, thường
trong phạm vi một lớp học, GV và HS cùng đánh giá quá trình thực hiện cũng như kết quả
và kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra kết luận và định hướng cho các dự án tiếp theo.
Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế chúng có
thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Cũng tương tự như vậy với các đặc điểm của dạy học
dự án, chúng có mối quan hệ chặt chẽ, mỗi đặc điểm có thể thể hiện trong tất cả các giai
đoạn; hoặc trong một giai đoạn, có thể chứa đựng nhiều đặc điểm. Cũng như các PPDH
khác, PPDA không phải là một PPDH vạn năng, chỉ thích hợp với một số đề tài nhất định.
Vì vậy việc vận dụng cần phải hết sức linh hoạt. Không nhất thiết mọi đặc điểm của dự án
đều phải và đều có thể thực hiện mà áp dụng tùy từng đề tài, tùy hoàn cảnh cụ thể.
5.2. Thời gian thực hiện:
Dự án dạy học: “Phát triển bền vững kinh tế biển – đảo Việt Nam” ở Trường THCS
Tân Xuân
Trong dạy học nội dung: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường
biển, đảo (Bài 38, 39 và 40 Địa lý 9) chúng tôi đã triển khai dự án “Phát triển bền vững
kinh tế biển – đảo Việt Nam” cho 4 nhóm học sinh từ 2 lớp 9/6 và 9/9 lựa chọn để
Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lý 9, THCS
Gv: Lê Thanh Long Trang 13
thực hiện. Dự án được tiến hành trong 4 tuần (từ ngày 13/2/2012 đến ngày 10/3/2012)
với phần tóm tắt bài dạy như sau:
“Nguồn tài nguyên biển – đảo phong phú của nước ta tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển – đảo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia
tăng dân số và nhu cầu ngày càng cao của con người, con người đã tác động nhiều vào tự
nhiên làm cho tài nguyên và môi trường biển – đảo nước ta có sự giảm sút nghiêm trọng.
Hậu quả là làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng
của các khu du lịch biển
Một vấn đề được đặt ra: Làm thế nào để phát triển bền vững?
Thông qua dự án này, các nhóm sẽ đóng vai các thành viên của Viện Phát triển bền vững
vùng Nam Bộ, Viện Dầu khí Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch và Viện
nghiên cứu Hải sản tìm hiểu hiện trạng và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững của
các ngành kinh tế biển – đảo theo lãnh thổ. Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ được thể
hiện trong một bài trình diễn đa phương tiện đăng trên trang Wiki “Dạy học theo dự án
môn Địa lý 9” của lớp tại địa chỉ: để thầy cô bộ
môn và các bạn học sinh tham khảo. Đồng thời kết quả này cũng sẽ được trình bày trước
tập thể lớp, giáo viên bộ môn, Ban Giám Hiệu, Hội đồng bộ môn Địa lý của huyện nhằm
bình chọn ra nhóm có những giải pháp tốt nhất để trao giải. Bài trình diễn của các em phải
đảm bảo những nội dung sau:
- Tìm hiểu về hiện trạng, tiềm năng phát triển của một ngành kinh tế biển và những hạn
chế.
- Đề xuất những giải pháp để phát triển bền vững kinh tế biển – đảo.
Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lý 9, THCS
Gv: Lê Thanh Long Trang 14
Các nhóm dự án và sản phẩm của các nhóm là:
STT
Nhóm Họ tên thành viên Lớp Sản phẩm dự án
Trần Thị Phương Lan 9/6
Phạm Thái Gia Hoà 9/6
Nguyễn Hoàng Quân 9/6
Trịnh Phú Quý 9/6
Nguyễn Di Hưng 9/6
Nguyễn Trần Minh Tân 9/6
1 Viện Phát triển
bền vững vùng
Nam Bộ
Nguyễn Ngọc Bích Ngân 9/6
Dự án:Phát triển tổng
hợp kinh tế biển – đảo
Phú Quốc.
Trần Văn Phước 9/9
Trần Nguyễn Tú Anh 9/9
Nguyễn Thị Khánh Ly 9/9
Trần Thị Thanh Thuý 9/9
2 Viện nghiên
cứu phát triển
Du lịch
Nguyễn Hồng Phúc 9/9
Dự án:Phát triển bền
vững Du lịch biển - đảo
vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ
Trần Hà Khánh Linh 9/9
Hứa Thị Kiều Tiên 9/9
Nguyễn Ngọc Mỹ Tiên 9/9
3 Viện Dầu khí
Việt Nam
Nguyễn Thị Thanh Thảo 9/9
Dự án: Dầu khí vùng
Đông Nam Bộ: thực
trạng và giải pháp
Lê Thị Hồng Loan 9/6
Phạm Ngọc Yến Nhi 9/6
4 Viện nghiên
cứu Hải sản
Nguyễn Thị Kim Chi 9/6
Dự án: Hải sản vùng đất
chín rồng
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Thời gian 4 tuần từ ngày 13/02 đến ngày 10/03/2012
Thời gian Nhóm Công việc
Thời gian
hoàn thành
- Trả lời phiếu khảo sát nhu cầu học
sinh.
- Chia nhóm và đặt tên nhóm, tên dự
án, gửi danh sách nhóm đính kèm.
- Tạo trang Wiki cho nhóm và cập
nhật thông tin
- Thảo luận nhóm về bộ câu hỏi định
hướng.
- Hoàn thành bài tập 1, 2, 3.
- Thứ 3 ngày
14/02/2012
- Thứ 5 ngày
16/02/2012
Tuần 1 Từ ngày
13 – 18/02/2012 Các nhóm
- Đăng ký sản phẩm và bước đầu lập
kế hoạch dự án của nhóm.
- Thứ 7 ngày
18/02/2012
Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lý 9, THCS
Gv: Lê Thanh Long Trang 15
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án tuần
1 trên wiki.
- Hoàn thành kế hoạch dự án, phân
công chi tiết cho thành viên.
- Bắt đầu nghiên cứu.
- Thảo luận về nội dung các bài 38,
39.
- Thu thập dữ liệu và thông tin liên
quan đến vấn đề phát triển du lịch của
vùng duyên hải miền Trung.
- Xử lý và tổng hợp các dữ liệu, thông
tin về dự án.
- Lựa chọn và thiết kế sản phẩm (một
bài trình diễn đa phương tiện).
- Thứ 3 ngày
21/02/2012
- Thứ 4 ngày
22/02/2012
- Thứ 5 ngày
23/02/2012
Nhóm Viện
nghiên cứu và
phát triển Du
lịch
- Quản lý trang thành viên trên trang
wiki của nhóm.
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án tuần
2 trên wiki.
- Điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch dự
án nếu cần thiết.
- Thứ 7 ngày
25/02/2012
- Hoàn thành kế hoạch dự án, phân
công chi tiết cho thành viên.
- Bắt đầu nghiên cứu.
- Thảo luận về nội dung các bài 39 và
40.
- Thu thập dữ liệu và thông tin liên
quan đến vấn đề phát triển ngành dầu
khí của vùng Đông Nam Bộ.
- Xử lý và tổng hợp các dữ liệu, thông
tin về dự án.
- Lựa chọn và thiết kế sản phẩm (một
bài trình diễn đa phương tiện).
- Thứ 3 ngày
21/02/2012
- Thứ 4 ngày
22/02/2012
- Thứ 5 ngày
23/02/2012 Nhóm Viện Dầu khí Việt Nam
- Quản lý trang thành viên trên trang
wiki của nhóm.
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án tuần
2 trên wiki.
- Điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch dự
án nếu cần thiết.
- Thứ 7 ngày
25/02/2012
Tuần 2 Từ ngày
20 – 25 /02/2012
Nhóm Viện
nghiên cứu hải
sản - Hoàn thành kế hoạch dự án, phân công chi tiết cho thành viên.
- Bắt đầu nghiên cứu.
- Thảo luận về nội dung các bài 38.
- Thu thập dữ liệu và thông tin liên
quan đến vấn đề khai thác, nuôi trồng
và chế biến hải sản của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
- Thứ 3 ngày
21/02/2012
- Thứ 4 ngày
22/02/2012
- Thứ 5 ngày
23/02/2012
Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lý 9, THCS
Gv: Lê Thanh Long Trang 16
- Xử lý và tổng hợp các dữ liệu, thông
tin về dự án.
- Lựa chọn và thiết kế sản phẩm (một
bài trình diễn đa phương tiện).
- Quản lý trang thành viên trên trang
wiki của nhóm.
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án tuần
2 trên wiki.
- Điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch dự
án nếu cần thiết.
- Thứ 7 ngày
25/02/2012
- Hoàn thành kế hoạch dự án, phân
công chi tiết cho thành viên.
- Bắt đầu nghiên cứu.
- Thảo luận về nội dung các bài 38 và
40.
- Thu thập dữ liệu và thông tin liên
quan đến vấn đề phát triển tổng hợp
các ngành kinh tế biển của các đảo
ven bờ.
- Xử lý và tổng hợp các dữ liệu, thông
tin về dự án.
- Lựa chọn và thiết kế sản phẩm (một
bài trình diễn đa phương tiện)
- Thứ 3 ngày
21/02/2012
- Thứ 4 ngày
22/02/2012
- Thứ 5 ngày
23/02/2012
Nhóm Viện
phát triển bền
vững vùng Nam
Bộ
- Quản lý trang thành viên trên trang
wiki của nhóm.
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án tuần
2 trên wiki.
- Điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch dự
án nếu cần thiết.
- Thứ 7 ngày
25/02/2012
- Hoàn thành sản phẩm và đánh giá
dựa vào tiêu chí.
- Tham khảo ý kiến của giáo viên, các
nhóm để có những điều chỉnh cần
thiết.
Thứ 5 ngày
1/03/2012
Thứ 6 ngày
2/03/2012 Tuần 3 Từ ngày
27/02 – 03
/03/2012
Các nhóm
- Đánh giá sự cộng tác trong nhóm.
- Tự đánh giá.
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án tuần
3 trên wiki.
Thứ 7 ngày
3/03/2012
- Hoàn thành sản phẩm dự án Thứ 4 ngày 7/03/2012 Tuần 4 từ ngày
5 – 10 /03/2012 Các nhóm
- Trình bày sản phẩm của nhóm Thứ 7 ngày 10/03/2012
Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lý 9, THCS
Gv: Lê Thanh Long Trang 17
Từ kế hoạch chung của lớp, các nhóm họp và lập kế hoạch thực hiện dự án cụ thể cho
mỗi nhóm.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Kết quả đạt được so với kế hoạch:
Dự án đã được hoàn thành so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cả
thầy và trò cũng gặp không ít khó khăn, ví dụ về phía học sinh hạn chế về mặt thời gian,
tuy dự án được triển khai trong 4 tuần, nhưng thời gian các em cùng làm việc theo nhóm
không nhiều! Trong tuần các em đi học ở trường đã gần hết thời gian, chỉ trống một số
buổi, nhiều em trong nhóm còn đi học thêm, làm bài tập ở nhà, đây cũng là thời gian các
em phải kiểm tra nhiều môn học trên lớp, một số em nhà không có máy vi tính hoặc không
có kết nối Internet, nội dung đề này rộng, cần cụ thể trong khi nguồn tài liệu tham khảo
cũng hạn chế...
Về phía giáo viên, trước những khó khăn của học sinh cũng đã phần nào tìm cách tháo
gỡ và động viên các em, ví dụ yêu cầu các em tận dụng những tiết còn trống tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_du_an_vao_day_hoc.pdf