LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Nguyên nhân. 2
II. Sinh viên đi làm thêm những mặt thuận lợi và khó khăn. 3
1. Những thuận lợi: 3
2. Khó khăn 4
III - Những ảnh hưởng và một số giải pháp 6
1. Ảnh hưởng. 6
2. Giải pháp. 7
KẾT LUẬN 8
LỜI CAM KẾT 9
11 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh viên với việc làm thêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Hiện nay ở nước ta có khoảng gần 900.000 Sinh viên ở các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước,con số này không dừng lại ở đó mà nó tăng theo hàng năm.2/3 trong số này là các Sinh viên ngoại tỉnh ,đối với các Sinh viên này để có thể yên tâm học hành mỗi tháng họ phải trang trải hơn 1 tháng lương của cha me ở nhà chưa kể tiền học phí.Đây cũng là mối lo chung của tất cả các Sinh viên khác.Không những thế họ luôn luôn thường trực trong đầu mình câu hỏi: “Sau này ra trường minh sẽ làm gì và làm như thế nào?” Do đó hiện nay ngoài một buổi học trên trường nửa số thời gian còn lại Sinh viên dồn vào việc làm thêm.Ta có thể thấy bất cứ chỗ nào có việc làm là xuất hiện Sinh viên. Nhưng vấn đề đặt ra là “Sinh viên làm thêm”liệu đó có phải là giải pháp tối ưu nhất và họ được gì mất gì khi phải vừa học vừa học vừa làm như vậy.
Đây là câu hỏi cấp bách đặt ra cho những Sinh viên đi làm thêm hiện nay.Em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét nhận định của mình về vấn đề này, vấn đề : “Sinh viên với việc làm thêm”.
Em xin trình bày tiểu luận theo dàn ý như sau:
I. Nguyên nhân vì sao Sinh viên phải đi làm thêm.
II. Sinh viên làm thêm- những mặt thuận lợi và khó khăn.
III. Những ảnh hưởng tới kết quả học tập và một số giải pháp.
Bài viết của em chắc chắn có nhiều thiếu sót,kính mong được sự phê bình góp ý của các thầy cô trong khoa để em rút kinh nghiệm cho những bai tiểu luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung
I. Nguyên nhân.
Hiện tượng các Sinh viên đua nhau đi làm thêm giờ đây không còn xa lạ hay hiếm thấynữa.Làm thêm gần như đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống Sinh viên. Có rất nhiều công việc phù hợp với Sinh viên như : tiếp thị , bán hàng , gia sư,...Bình thường không phải tự nhiên Sinh viên muốn đi làm thêm , lý do họ đi làm thêm là vô kể nhưng hầu hết lý do chính là để cải thiện tình hình tài chính, đỡ đần một phần nào cho gia đình. Ngoài ra không phải chỉ để kiếm tiền ăn học mà làm thêm còn là cơ hội đào luyện mình giữa thực tế . Từ chỗ được bao cấp toàn bộ ,Sinh viên thời nay buộc phải chạy đua để tự nuôi sống mình nếu không muốn làm kẻ tụt hậu.
Đã qua cái thời Sinh viên đi học chỉ phải làm mỗi nhiệm vụ ngồi tụng bài mà coi việc nuôi mình ăn học là trách nhiệm đương nhiên của Nhà nước và gia đình.Thời bao cấp đã qua Xã hội đã thay đổi kéo theo nó là hàng loạt những thay đổi quan niệm nhận thức về cuộc sống cách học và cách kiếm việc làm.Hàng ngày Sinh viên phải đối mặt với vô số vấn đề nan giải,đó là nỗi lo về giá cả sinh hoạt đang ngày càng leo thang, nỗi lo tăng học phí, và vô vàn các khoản phát sinh không mang tên khác.Đã có một số lượng không ít các Sinh viên mới chân ướt chân ráo vào trường đã phải hối hả lao ra ngoài kiếm việc để nuôi lấy “cái sự học” và vì thể tiềm ẩn trong Sinh viên nhất là đối với các Sinh viên ở tỉnh khác lên học ở các thành phố lớn một nỗi lo đó là nỗi “lo tăng giá”.Trong số hàng trăm nghìn tân Sinh viên nhập học mỗi năm có hàng trăm Sinh viên trúng tuyển nhưng không có tiền theo học hoặc đăng ký nhập học rồi lại xin rút hồ sơ vì không kham nổi tiền trường theo qui định,hoặc giả định là gia đình có xoay xở được học phí nhưng cuộc sống Sinh viên dài đằng đẵng các Sinh viên không thể trông đợi mãi vào sự trợ giúp của gia đình được thế là bắt đầu một cuộc trường trinh đi tìm việc làm,đó là giải pháp tất yếu để lấy ngắn nuôi dài.
Nhưng Sinh viên đi làm thêm không chỉ để kiếm tiền ăn học mà đây còn là cơ hội cọ xát với cuộc sống với xã hội.Sẽ là hơi ngoa nếu cho rằng cái “định lý ngược” mà Sinh viên vẫn truyền tụng “việc làm trước , học hành sau” đã trở thành một hiện tượng cực kỳ cấp thiết ở tất cả các trường Đại học Cao đẳng.Nhưng rõ rãng nhu cầu đi làm thêm của Sinh viên không chỉ còn là làn sóng ngầm lẻ tẻ tự phát mà trở thành xu hướng tất yếu của giới trẻ năng động. Ngày nay không còn mối quan hệ “xin việc - cho làm” như trước mà thay vào đó là sự lựa chọn sòng phẳng giữa người lao động và nhà tuyển dụng . Nhhưng muốn bình đẳng trong quan hệ ấy mỗi Sinh viên phải tự khẳng định mình bằng cách dấn thân vào cuộc sống , chịu va đập ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường để có vốn sống , kinh nghiệm thực tế , để nhanh chóng bắt kịp guồng quay đầy sức ép của công việc ngay khi tốt nghiệp . Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng lớn đều đòi hỏi các ứng cử viên phải có nhiều kinh nghiệm . Lý do rất đơn giản là những ai mạnh bạo ham xê dịch , sẵn sàng lăn lộn ở những vùng đất mới lạ sẽ là những người thích ứng với công việc nhanh nhất , phản ứng tốt nhất khi có nhiều thay đổi , tát nhiên không thể loại trừ yếu tố trình độ cơ bản . Mà những kinh nghiệm đó Sinh viên chỉ có thể thu thập được khi va chạm với cuộc sống những lúc lặn ngụp làm việc part-time.Vì thế mà Sinh viên không thể không đi làm thêm ngay cả những Sinh viên xuất thân từ những gia đinh khá giả , điều này xuất phát từ quyền lợi của mỗi Sinh viên sau này , gia đình không thể theo họ suốt cuộc đời họ phải tự đứng trên đôi chân của mình.
II. Sinh viên đi làm thêm những mặt thuận lợi và khó khăn.
1. Những thuận lợi:
Điều kiện thuận lợi trước tiên dễ nhận thấy nhất cho Sinh viên đó là không bị bó hẹp về mặt thời gian vì hầu hết họ đều là Sinh viên ở các tỉnh khác theo học nên có thể chọn thời gian làm việc tuỳ ý sao cho phù hợp với thời khoá biểu và thời gian biểu của mình .Thêm nữa ở tất cả các trường Đại học Cao đẳng chỉ phải học nửa buổi tất yếu thời gian còn lại Sinh Viên sẽ nghĩ ngay đến đi làm thêm. Dường như đối với Sinh viên không có bất cứ công việc nào là đáng nề hà miễn là lương thiện . Thế là xuất hiện các công việc làm bán thời gian hay làm ca cho Sinh viên lựa chọn . Chính điều kiện thuận lợi này đã cổ vũ cho Sinh viên làm thêm nhiều hơn .
Mục đích cuối cùng của các Sinh viên là khi ra trường có một việc làm tốt . Từ chỗ được bao cấp toàn bộ Sinh viên thời nay buộc phải chạy đua để tự nuôi tự khẳng định mình . Họ phải khắc phục và vựợt qua khó khăn mới có thể cầm trên tay tấm bằng cử nhân , nhưng điều kiện để có một việc làm tốt không chỉ đơn giản là tấm bằng Đại học đó chỉ là điều kiện cần ,quan trọng là Sinh viên phải qui tụ được những đặc điểm mà công việc yêu cầu , đó chính là sự hiểu biết trong công việc kinh nghiệm khi xử lý công việc và chỉ có qua làm thêm Sinh viên mới hội tụ được đầy đủ các yếu tố các điều kiện cần và đủ để nộp đơn xin việc.Không phải ngẫu nhiên ma trên các yêu cầu tuyển dụng thường có những dòng : “phải có từ hai năm kinh nghiệm trở lên...”Đây là một thế mạnh ma những Sinh viên không năng động hoặc không đi là thêm không có.
Hơn nữa khi đã kiếm được một công việc ổn định , phù hợp đồng nghĩa với hàng tháng Sinh viên có thêm một khoản thu nhập khá đáng kể ngoài tiền của gia đình gửi định kỳ.Từ đó các bạn trẻ không bị phân tâm nhiều về các mối lo nữa nhất là các bạn đã biết quí trọng đồng tiền , chi tiêu có tính toán và cân nhắc hơn.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi dễ nhận thấy khi đi làm thêm Sinh viên còn phải đối mặt với muôn vàn các khó khăn khác nữa đây là những ảnh hưởng trực tiếp tới Sinh viên.
Ngay từ tên gọi “việc làm thêm” đã nói lên khó khăn đầu tiên Sinh viên vấp phải,bởi lẽ nhiệm vụ chính của Sinh viên là học tập nghiên cứu.Thế mà giờ đây các bạn trẻ phải trích một nửa số thời gian học tập đó ra để làm thêm kiếm sống.Nhưng không có nhiều Sinh viên chọn được việc làm phù hợp với mình , phần lớn phải làm trái với ngành nghề mà họ đang học tập nghiên cứu ở trường.Không có trường lớp nào đào tạo ra những “thợ rửa bát”, “người giữ xe” , hay thậm chí làm thợ xây , họ vẫn chấp nhận lao động chân tay chỉ để có thêm một khoản phụ cấp hàng tháng.Đặc biệt khá là vất vả đối với những Sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường đang phải hoàn thành bài luận văn của mình , chi phí cho giai đoạn nước rút không phải là ít và một lần nữa những cử nhân tương lai lại phải gồng minh lên làm việc gấp đôi để hoàn tất sự học của mình,vừa viết luận văn vừa làm thêm vừa cầu mong cho nhưng giọt mồ hôi mình bỏ ra la không vô ích.
Thêm vào đó là phương tiện đi lại , khó khăn này thực sự là vấn đề nan giải với những Sinh viên không có phương tiện đi lại.Bởi có công việc mà nhà tuyển dụng đòi hỏi người làm phải chủ động hoặc có phương tiện đi riêng.Nừu Sinh viên sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt thì không đảm bảo được tính chính xác của công việc , còn đối với xe đạp thì đã không thể bắt kịp được với tốc độ cuộc sông hiện đại nữa rồi.Do đó hầu hết Sinh viên làm thêm đều dấu gia đình . Không có cha mẹ nào lại muốn con bỏ bê việc hoc hành để đi làm , nhưng nếu không đi làm thì khi ra trường Sinh viên sẽ gặp phải chướng ngại vật rất lớn đó là “ Kinh nghiệm thực tế” trên con đường tìm việc . Các “chú gà công nghiệp” chỉ học mà không quan tâm đến đời sống thường nhật sẽ trở nên bỡ ngỡ , vụng về và thậm chí khó hoà nhập.
Trên đây chỉ là một số khókhăn thường gặp trong cuộc sống Sinh viên khi đi làm ngoài giờ . Nhưng khó khăn còn nhiều mà không phải ai cũng khắc phục được tất cả tuỳ vào hoàn cảnh từng Sinh viên từng gia đình.Điều đáng nói là mặc dù vừaphải học vừa phải lao động thực sự theo đúng nghĩa của nó , hàng năm vẫn có hàng nghìn Sinh viên tốt nghiệp loại ưu.Có một Sinh viên đã nói khi được phỏng vấn : “ Sinh viên mà , ngại khổ thì không phải là Sinh viên” . Công thức chung trong công việc của họ là năng động và cần cù , nhờ đó họ có thể tự bươn chải trong suốt quãng đời Sinh viên.
III - Những ảnh hưởng và một số giải pháp
1. ảnh hưởng.
Theo con số thống kê của hội sinh viên thì có hơn 80% Sinh viên Việt Nam trong thời gian học đại học ít nhất có một lần đi làm thêm. Thật mừng rằng sinh viên của một nước nghèo như nước ta đã thoát khỏi những mặc cảm, sĩ diệnĐể lăn mình vào đời sống kiếm việc làm. Nhưng việc gì cũng có hai mặt của nó, đi làm thêm cũng có hai mặt thuận lợi chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, cái nghiêm trọng đó là nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến Sinh viên về học tập, sức khoẻ
Xin được quay lại định lý ngược của Sinh viên "làm việc trước, học hành sau" điều này tưởng chừng như vô lý nhưng khi mà việc làm thêm đã khiến cho Sinh viên không thể ra nổi trường vì nợ quá nhiều môn hay vắng mặt quá nhiều thì phải xem xét lại định lý đã đảo chiều ấy. Các Sinh viên đã bị thu hút hơn về công việc chứ không phải học hành, ham làm hơn ham học. Từ chỗ kiếm việc làm thêm các bạn trẻ đã bị cuốn vào guồng quay của sự kiếm tiền. Thời gian đi làm choán hết thời gian học tập thậm chí giờ học trên giảng đường cũng chỉ là những khoảng thư giãn hiếm hoi để ngủ bù cho những đêm thức khuya phục vụ nhà hàng hay đi dạy kèm. Cường độ làm việc càng cao thì chất lượng học tập càng xa sút, việc học trở nên phụ khi nhu cầu kiếm tiền quá lớn.
Một vấn đề nữa đó là cường độ làm việc tỷ lệ nghịch với sức khoẻ Sinh viên. Càng làm thêm nhiều sức khoẻ Sinh viên càng xa sút, làm nhiều đi nhiều thường hay bỏ bữa dẫn đến không đảm bảo đến sức khoẻ khi lên giảng đường. Tất cả đều xuất phát từ những thuận lợi của việc đi làm thêm mang lại: có lương hàng tháng, kinh nghiệm tăng theo từng ngày và rồi máu kinh doanh nổi lên kết quả là các giáo viên có dịp gặp lại Sinh viên của mình trong những kỳ thi lại.
Đó là những ảnh hưởng về học tập, không phải Sinh viên nào cũng được suôn sẻ khi đi xin việc có những Sinh viên chật vật nộp hồ sơ vào ba đến bốn nơi tuyển dụng mà không có câu trả lời, hoặc có Sinh viên đã được nhận vào làm nhưng chưa hết tháng đầu phải bỏ vì bị chủ lừa gạt quịt tiền lương. Trong thời buổi kinh tế thị trường không có công việc gì là dễ dàng vấn đề là Sinh viên cần lường trước được những gì có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục.
2. Giải pháp.
a. Đối với các trường đại học, cao đẳng.
Tất cả các trường đại học cao đẳng hiện nay trên cả nước cũng đã có ít nhiều các biện pháp hỗ trợ Sinh viên nghèo. Tuy nhiên sự hỗ trợ đó còn quá ít ỏi, mà số lượng Sinh viên thì khá đông. Rõ ràng đi kèm theo với việc tăng học phí ở mức hợp lý, ngành giáo dục và đào tạo cần phải tính đến việc điều chỉnh các chính sách hỗ trợ Sinh viên trong diện ưu tiên và Sinh viên nghèo, điều chỉnh chế độ học bổng nói chung và học bổng đặc biệt cho Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.
b. Đối với Sinh viên
Cần có một thời gian biểu hợp lý, đi làm đi học nếu biết cân bằng thì sắp xếp thời gian không phải là quá khó. Mặt khác Sinh viên cần phải lựa sức mình khi nộp hồ sơđi làm để đảm bảo sức khoẻ và hoàn thành tốt việc học tập. Và giải pháp quan trọng nhất nhưng không phải đơn giản đó là nỗ lực học tập để có học bổng hỗ trợ của nhà trường.
Kết luận
Nói tóm lại Sinh viên đi làm thêm chỉ là biện pháp tất yếu để lấy ngắn nuôi dài. Đã là xu hướng tất yếu thì dù có hay không kiểm soát nó cũng sẽ đương nhiên xảy ra. Câu hỏi "Sinh viên được gì và mất gì khi đi làm thêm?" rõ ràng đã có câu trả lời, được thì rất nhiều mà mất thì cũng không phải ít. Vậy "Sinh viên có nên đi làm thêm hay không ?" theo tôi nên và rất nên được ủng hộ, nhưng ủng hộ làm sao để Sinh viên vừa có thu nhập vừa được định hướng để tìm được những công việc hỗ trợ cho việc học, ngành học của mình là một việc cần có tổ chức quy mô của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Lời cam kết
"Việc làm thêm cho Sinh viên" đây là một đề tài khó đối với em, bởi đây là lần đầu tiên tiếp xúc với tiểu luận. Em xin cam đoan tiểu luận này do chính em tìm tài liệu, tự suy nghĩ và viết ra không sao chép ở nguồn nào khác, không nhờ viết hộ. Em xin chịu trách nhiệm với những gì đã cam đoan.
Phần tâm đắc nhất trong tiểu luận là phần nguyên nhân và ảnh hưởng của việc làm thêm đối với Sinh viên.
Mục lục
Tài liệu tham khảo
- Sinh viên với nỗi lo tăng giá (Báo phụ nữ)
- Việc làm cho Sinh viên bao điều còn trăn trở(www.tintucvietnam.com.vn)
- Làm giàu kiểu Sinh viên (www.tintucvietnam.com.vn).
- Sinh viên tăng tốc làm thêm (www.tintucvietnam.com.vn).
- Sinh viên làm thêm và những nỗi lo có căn cứ (tuoitreonline)
- Sinh viên cần được đi làm thêm (Báo lao động cuối tuần).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7043.doc