SKKN Biện pháp nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học Cơ sở

MỤC LỤC

Nội dung Trang

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 2

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN

ĐỀ: 4

1. Thực trạng ban đầu của vấn đề : 4

2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành: 6

2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức

của học sinh và công tác giáo dục lồng ghép của nhà trường: 6

2.2 Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ và giáo dục

môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học: 12

3. Nêu các tồn tại nẩy sinh & cơ sở thực tiễn của vấn đề: 14

3.1 Tồn tại: 14

3.2 Cơ sở lí luận: 14

4. Kết quả đạt được: 15

4.1 Về cảnh quan sư phạm: 15

4.2 Về đội ngũ giáo viên: 16

4.3 Về học sinh: 16

5. Tác dụng của SKKN qua thực tiễn áp dụng: 16

6. Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: 17

7. Những bài học kinh nghiệm: 17

PHẦN III: KẾT LUẬN: 17

PHẦN IV: ĐỀ XUẤT, KIỆN NGHỊ: 18

1. Đối với cấp lãnh đạo: 18

2. Đối với cha mẹ học sinh: 19

 

doc20 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Biện pháp nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học Cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDTrH V/v hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua: ‘Xây dựng trường học thiện, học sinh tích cực”, Dựa vào kế hoạch của Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch hoạt động năm học về việc tiếp tục phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Song song với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh trong việc xây dựng ngôi nhà chung ngày càng phát triển. Mặc dù, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và phòng giáo dục trong năm năm trở lại đây, trong phần nhiệm vụ trọng tâm cũng đã đặc biệt nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động lớn do ngành phát động trong đó có phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tất cả các văn bản ấy không ngoài mục đích là làm sao để tất cả học sinh đến trường được học tập và vui chơi trong một ngôi trường thân thiện với đúng nghĩa của các nội dung mà Bộ Giáo dục đã đưa ra trong chỉ thị 40/2008 ngày 22 tháng 07 năm 2008. Trong thực tế, một phần do nguyên nhân khách quan, một phần do chủ quan, cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực vẫn chưa thực sự hiệu quả, một số trường vẫn chưa tạo được cảnh quan môi trường tốt đẹp cuốn hút học sinh. Nhiều trường vẫn còn tình trạng học sinh đánh nhau, chửi thề, nói tục, hàng ngày học sinh vẫn còn thói quen xả rác ra sân trường, khuôn viên chưa nơi xử lý rác an toàn.....mà đơn vị nơi tôi công tác cũng không ngoại lệ. Đúc kết từ thực tiễn đó. Tôi mạnh dạn chia sẻ đề tài: "Biện pháp nâng cao giáo dục ý thức bảo vệ môi trường quanh ta" nhằm cùng với đồng nghiệp gần xa góp phần xây dựng vườn hoa giáo dục nhà trường ngày đua hương khoe sắc xứng đáng là nơi gieo hạt giống tâm hồn cho thế hệ mai sau ngày càng hiệu quả. Hình 1. Sự vô thức của học sinh với môi trường tại trường học Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh và công tác giáo dục lồng ghép của nhà trường: Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quà trình giáo dục, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục. Trong đó, Đoàn thanh niên giữ vai trò tham mưu cho BGH và được BGH tạo điều kiện thực hiện kế hoạch, xây dựng kế hoạch phong trào giáo dục ý thức học sinh. Người BTCĐ sẵn sàng vạch kế hoạch, tham gia và kiểm tra kế hoạch. Từ đó, có kế hoạch khen thưởng và phê bình cụ thể nhằm giáo dục tinh thần trách nhiệm của học sinh với hành động của bản thân. Để kế hoạch thành công, Bí thư chi đoàn phát huy vai trò đoàn thể đi đầu, phối hợp công tác với Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm. Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng: “ Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể như: Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng, động viên, trao cờ thi đua, thi hái hoa dân chủ dười cờ, tổ chức hoạt cảnh dưới cờ. Từng bước giáo dục ý thức học sinh , thay đổi thói quen và có nhận thức đúng về môi trường thông qua BCH Chi đoàn thực hiện kế hoach "Đổi rác lấy quà học tập". Nhằm phân loại rác, rác phân hủy được như: lá cây trong khuôn viên nhà trường ủ lại để làm phân bón vào các bồn hoa và kiểng trong khuôn viên nhà trường. Rác không phân hủy được như: ống hút, ly nhựa, muỗng nhựa, bọc ni lông, chai nhựa (thu gom và bán lại cho các cơ sở phế liệu, nhằm lấy tiền để hoạt động theo kế hoạch và hộp xốp thu gom, đốt vào ngày học sinh nghỉ học). Xây dựng biểu mẫu cụ thể, để ghi nhận, kiểm tra kế hoạch. Mẫu kế hoạch "Đổi rác lấy quà" ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH CHI ĐOÀN THCS ....... Số: 0.../ KHCĐ ............, ngày.... tháng.... năm 201... KẾ HOẠCH "ĐỔI RÁC LẤY QUÀ" TRONG KHUÔN VIÊN NHÀ TRƯỜNG Mục đích yêu cầu: Hưởng ứng chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn năm 20......" Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường , tạo vẻ mỹ quan trong nhà trường cũng như trong cộng đồng. Qua đó, Chi đoàn tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích , thực hiện phần việc có ích cho xã hội. Chi Đoàn vạch ra kế hoạch "Đổi rác lấy quà " cho học sinh và đoàn viên giáo viên như sau: Thành phần tổ chức: BCH Chi đoàn Cùng ......... GVCN trong nhà trường Nội dung kế hoạch: Thời gian: Thời gian phát động kế hoạch: từ tuần ...... (thời gian cụ thể) Thời gian thu gom: 1lần/ ngày (nhận đầu giờ học tại phòng số..... và gửi lại rác vào cuối giờ học tại nhà kho. Thời gian nhận quà: 1 lần/ tuần (vào giờ sinh hoạt lớp) Hình thức thực hiện kế hoạch: Mỗi ngày lớp trưởng nhận túi đựng rác đầu giờ học tại phòng số..... và gửi lại rác vào cuối giờ học tại nhà kho .....(thu gom , phân loại, gửi lại cho bộ phận nhận rác) Bộ phận nhận rác có nhiệm vụ phát túi đựng rác đầu giờ học, thu nhận rác cuối giờ học, ghi nhận số lượng rác vào sổ. Bộ phận nhận rác sẽ trao quà dựa trên số rác lớp đổi vào giờ sinh hoạt lớp hàng tuần (lớp trưởng liên hệ người thu gom rác). Bộ phận nhận rác sẽ thanh lí rác 1 lần/ tuần (....giờ....phút thứ bảy hàng tuần). Số tiền thu được sẽ làm nguồn kinh phí hoạt đông kế hoạch. Địa điểm thực hiện kế hoạch : khuôn viên trường THCS Đối tượng tham gia kế hoạch: học sinh và CB- CNV - GV trường THCS - Mỗi thành viên của tập thể trường THCS .........sẽ góp phần gìn giữ, là tấm gương sáng cho gia đình và xã hội. Cách thức đổi quà: Loại rác thu gom: bọc(túi) ni lông, vỏ ly nhựa, ống hút, chai nước suối. Qui đổi quà: Tên loại rác Số lượng Đổi quà Ống hút (nhỏ, lớn) 10 1 cục kẹo (giấy bài kiểm tra) Vỏ ly 20 1 viết xanh Chai nước suối 05 1 cây thước Bọc ni lông + hộp cơm 1 bọc Ni lông(2kg) 1 viết chì 2B * Chi Đoàn kết hợp đội trực cờ đỏ kiểm tra sau giờ ra chơi, tập thể nào còn các loại rác như trên thì tập thể đó sẽ bị phạt tương đương với mức qui đổi quà. (sẽ qui ra thành tiền và gửi lại vào giờ sinh hoạt lớp hàng tuần) Dự trù kinh phí : Tổng chi: + Thùng chứa rác : 240.000đ x 02 cái = 480.000đ + Găng tay+khẩu trang : 15.000đ x 10 đôi = 150.000đ (01 đôi/ tháng) + Túi chứa rác ( dùng bao + ruột đựng phân đã giặt sạch) + Tiền mua quà : 200.000đ/ tuần Tổng thu : sẽ được công bố dưới cờ sau mỗi tuần thanh lí. Phân công cụ thể: Mua quà : Thanh lí rác : Mở & đóng nhà kho: Phát túi rác: (các lớp trưởng nhận ở phòng số 8 - nhận trước 7 giờ buổi sáng và trước 13 giờ buổi chiều) Nhận rác: tại nhà kho số 1 Thứ Phát túi rác Thu túi rác Mở kho Đóng kho 2 + 4 3 + 5 6 +7 * Thanh lí theo tuần: 1 lần / tuần / tháng. Hãy vì ngôi trường thân yêu, chúng ta cùng nhau " làm cho trường ta sạch hơn, đẹp hơn. Hãy nói " KHÔNG" với rác.Trên đây là kế hoạch "Đổi rác lấy quà của chi Đoàn THCS........ Duyệt của BGH TM. BCH CHI ĐOÀN HT BTCĐ Biểu mẫu kiểm tra kế hoạch (theo trình tự buổi sáng - buổi chiều trên một trang nhằm giúp người kiểm tra dễ theo dõi) ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH CHI ĐOÀN THCS .......... BÁO CÁO THU GOM RÁC- ĐỔI QUÀ THỨ ..............TUẦN .......THÁNG........... TT LỚP Ống hút Vỏ ly Chai nước suối Bọc ni lông + hộp cơm ĐỔI QUÀ (SL) 1 6A1 2 6A2 3 6A3 4 6A4 5 6A5 6 6A6 7 9A1 8 9A2 9 9A3 10 9A4 11 9A5 12 7A1 13 7A2 14 7A3 15 7A4 16 7A5 17 8A1 18 8A2 19 8A3 20 8A4 21 8A5 22 8A6 Ghi chú: Qui đổi quà: (tổng kết số lượng sau mỗi ngày Tên loại rác Số lượng Đổi quà Ghi chú Ống hút (nhỏ, lớn) 10 1 cục kẹo Vỏ ly 20 1 viết xanh Chai nước suối 05 1 cây thước Bọc ni lông + hộp cơm 1 bọc Ni lông 1 viết chì 2B NGƯỜI THU GOM TM. BCH CHI ĐOÀN N Lưu ý: nên đóng tập, ghi chép hàng tuần. Tổng kết sau mỗi tuần, khen thưởng kịp thời. Thường xuyên động viên, nhắc nhở học sinh để các em có được ý thức và tự nguyên tham gia vào hoạt động thu gom rác trong khuôn viên nhà trường. Như một tất yếu, lâu ngày hành động trở thành thói quen hằng ngày trong cuộc sống. - Xây dựng kế hoạch "CHĂM SÓC CÂY KIỂNG- TRỒNG HOA" trong khuôn viên nhà trường, nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo vẻ mỹ quan trong nhà trường cũng như trong cộng đồng lồng ghép chủ điểm phong trào (ví dụ " chào mừng 20/11), theo quy trình cụ thể: Giai đoạn 1 (cho hai tuần): cho vào đất các bồn đất + làm sạch cỏ, rác các chậu kiểng trong khuôn viên nhà trường. Giai đoạn 2 (1 tuần): các lớp nhận chậu kiểng + bồn hoa chăm sóc (bóc thăm), cho thành phần phân vào chậu và bồn hoa của lớp mình. Giai đoạn 3 (nên chọn ngày học sinh không có tiết học) trồng hoa vào bồn và chậu kiểng. Giai đoạn 4 (cho hai tuần ) chăm sóc hoa - kiểng. Giai đoạn 5 : Hoàn tất kế hoạch. Hình 2 Hình 3 Hình 2 & hình 3 :Học sinh thực hiện trồng cỏ- trồng cây xanh năm học 2012 -2013 - Xây dựng kế hoạch "CHỦ NHẬT XANH - LÀM NGƯỜI CÓ ÍCH" giáo dục ý thức xây dựng trường lớp "xanh - sạch - đẹp", qua đó tạo cảnh quan trong nhà trường. Nâng cao tinh thần đoàn kết trong học sinh. Hình 4 Hình 5 Hình 4 & hình 5 : Học sinh tham gia " Chủ nhật xanh" rác. - Xây dựng kế hoạch " Xây dựng- thực hiện- bảo quản nơi xử lí rác có hiệu quả" + Tăng cường rác thùng rác trong khuôn viên nhà trường. + Dựa trên tình hình thực tế trong nhà trường chọn khu vực xây dựng nơi xử lí + Có kế hoạch dự chi thực hiện nơi xử lí rác ( thực hiện 2 hộc rác, dài 5m và ngang 2,3m với kinh phí 13.525.000đ (Mười ba triệu năm trăm hai mươi lăm ngàn đồng). + Kinh phí từ xã hội hóa (thực hiện công trình thanh niên cho chi đoàn). + Thu gom rác có phân loại trước khi xử lí rác. Từ kế hoạch này, chúng ta sẽ dần giáo dục học sinh để rác đúng nơi quy định, không còn thói quen vứt rác bừa bãi. Có ý thức phân loại rác phân hủy và không phân hủy. Có trách nhiệm với môi trường, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ và giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học: Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao. Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo với người phụ trách nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp mình quản lý. Cùng với việc hướng dẫn học sinh lao động, tập thể thầy cô giáo cũng ra sức đóng góp công sức vào việc cải tạo, xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường vì một số công việc nặng học sinh THCS không thể làm được, đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên của đơn vị coi nhà trường là ngôi nhà chung của cả tập thể sư phạm từ đó ra sức cống hiến. Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày, vườn hoa, cây cảnh luôn được xanh tốt. Hình 6: Học sinh tham gia lao động định kỳ - Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng. Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao giảng theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình huống cụ thể tránh nói lý thuyết suông. Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường, kĩ năng tự vệ bản thân. Từ đó, học sinh sẽ tác động đến cộng đồng học sinh đang sinh hoạt. Nêu các tồn tại nẩy sinh và cơ sở thực tiễn của vấn đề: Tồn tại: Thu gom rác thì không khó, còn xử lý rác như thế nào lại là chuyện đáng phải bàn. Lượng rác của nhà trường thu gom được trong ngày không phải là ít. Ở địa phương nơi tôi công tác vẫn chưa có hệ thống xử lý rác có hiểu quả, nên biện pháp chủ yếu để xử lý rác là đốt. Cơ sở vật chất chỉ cho phép nhà trường xây dựng các lò đốt rác ngay trong khu vực trường học. Mà khi chúng ta xử lý rác bằng cách đốt thì gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Nhưng lại khó cho các trường học có quỹ đất hẹp, nên lò đốt rác buộc phải đặt ngay cạnh lớp học, kinh phí ít nên ống Khói của lò xử lý rác không thể vươn quá tầng một của khu phòng học... Nên khi đốt rác cho sạch trường thì giáo viên và học sinh lại phải chịu đựng một bầu không khí độc hại do khói gây ra. Cơ sở lí luận: Xây dựng trường học "Xanh - sạch - đẹp" đã và đang phát triển rộng khắp trong toàn ngành giáo dục nói chung và nơi đơn vị tôi công tác nói riêng, góp phần tích cực làm cho bộ mặt sư phạm của nhà trường ngày càng đổi mới, khang trang sạch đẹp hơn. Và đi cùng quá trình đó là vấn đề xử lý rác thải trong trường học đã nổi lên như là một bài toán khó đối với các nhà quản lý giáo dục. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến vấn đề nan giải này. Nhằm hướng tới tương lai trong lành , không khói bụi và độc hại. Kết quả đạt được: Về cảnh quan sư phạm: Khuôn viên của nhà trường ngày càng “ Xanh – sạch – đẹp ”, thoáng mát, có đủ không gian xanh - sạch để học sinh vui chơi, giải trí, hàng ngày được học sinh giữ gìn sạch sẽ, sân trường hạn chế có rác, vườn hoa, cây xanh đã phát triển tốt tạo được môi trường học tập, vui chơi cho học sinh thoải mái. Hình 7: Cảnh quanh nhà trường trong buổi sáng Số lượng rác trong khuôn viên nhà trường giảm dần thông qua kế hoạch "Đổi rác lấy quà". Kế hoạch tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc làm trường lớp xanh - sạch - đẹp và giảm dần sự vô thức đối với môi trường, số lượng rác thu gom vào tháng đầu tiên thực hiện kế hoạch như sau: Báo cáo số lượng thu gom rác trong tháng 10 Tuần Ống hút Vỏ ly Chai nước suối Bọc ni lông + hộp cơm 1 7951 1659 101 4 bao 2 6322 982 99 2 bao 3 5777 673 53 2 bao 4 3289 338 43 1 bao Về Đội ngũ giáo viên: Có thái độ phấn khởi, nhiệt tình trong công tác khi được phục vụ trong một ngôi trường thân thiện. Có kỹ năng truyền thụ, rèn luyện kỹ năng sống về giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ và hành động bảo vệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_ch.doc