So sánh hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với các công ước của ilo liên quan đến vấn đề lao động trẻ em

LỜI GIỚI THIỆU

CHƯƠNG I. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN

VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM

1.1 Những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về

 công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

1.2 Hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

1.3 Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề lao động trẻ em

 ở Việt Nam

CHƯƠNG II. SO SÁNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỚI CÁC CÔNG ƯỚC CỦA ILO LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

 

doc15 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với các công ước của ilo liên quan đến vấn đề lao động trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cụ thể hoá và làm sâu sắc hơn về mặt nội dung trong các văn bản pháp luật ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt đối với vấn đề lao động trẻ em. Mối quan tâm này càng thể hiện rõ hơn khi Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành các luật quan trọng: Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học năm 1991 và Bộ luật Lao động năm 1994. Các Luật này đã góp phần hạn chế được tình trạng trẻ em phải lao động sớm và tạo ra bước chuyển biến trong ý thức cũng như trong hành động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cũng như của các đối tượng. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn ở mức phát triển thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nhưng không thể lấy lý do đói nghèo để chậm hành động cho việc chống lại sự tuyển dụng trẻ em vào làm những công việc có điều kiện nguy hiểm và độc hại cho sức khoẻ của các em. Do đó chỉ có những chính sách kinh tế thúc đẩy sự phát triển của người nghèo trong dân cư mới có khả năng có nhiều tác dụng đối với việc giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Bài viết này nhằm đưa ra một đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam về vấn đề lao động trẻ em cũng như những khuyến nghị đối với việc sửa đổi và bổ sung cần thiết để tạo ra một hàng rào pháp luật có hiệu quả để bảo vệ các quyền của trẻ em. Chương I. Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề lao động trẻ em 1.1 Những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Tại Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nêu rõ “một trong những quan điểm cơ bản chi phối toàn bộ đường lối của đảng ta là coi trọng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trẻ em là lớp măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc. Các em sẽ là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng khi các em còn chưa phát triển đầy đủ, còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, dễ bị tổn thương thì việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn luôn là mối quan tâm đặc biệt, hàng đầu của đảng và Nhà nước ta”. Đồng thời đồng chí Tổng Bí thư còn nhấn mạnh rằng “ở phạm vi quốc gia, ưu tiên cho trẻ em có nghĩa là các vấn đề chăm sóc, bảo vệ, phát triển trẻ em, trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước phải thực hiện chính sách đầu tư ngày một tăng, để mọi trẻ em đều có cơ hội được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, văn hoá thể thao.. một cách bình đẳng” Bài phát biểu của đồng chí Lê Khả Phiêu - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam tại Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tháng 6 năm 1998. . Những quan điểm chỉ đạo này đã được thể hiện rất rõ trong hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong đó có vấn đề lao động trẻ em. 1.2 Hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Đảng và Nhà nước Việt Nam đã khẳng định ngay trong Hiến pháp từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 1992 các quyền của trẻ em. Trong Hiến pháp năm 1992, vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã được đề cập nổi bật trong các điều 35, 40, 59 và 65. Năm 1991, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam được thành lập - cơ quan của Chính phủ chuyên trách theo dõi, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan để giúp Nhà nước ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Trong các văn bản pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã phản ánh được các quyền cơ bản: được nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, hướng nghiệp, dạy nghề, bày tỏ ý kiến,… Thực hiện các chính sách và văn bản pháp luật nêu trên đã có nhiều thành tựu trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội, đặc biệt các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và trợ giúp xã hội, góp phần hạn chế được tình trạng trẻ em phải tham gia lao động sớm. Giáo dục là một trong những quốc sách và lĩnh vực ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam. Đi học và biết chữ là những chỉ số quan trọng về chất lượng cuộc sống và cũng là những nhân tố quyết định đối với khả năng của những người nghèo đạt tới những cơ hội có thể tạo nên thu nhập khá hơn. Vì vậy, sau một vài năm bị hạn chế về nguồn ngân sách, vào cuối những năm 80 và đầu năm 90 Chính phủ đã tăng nguồn hỗ trợ cho giáo dục và đưa ra các chính sách về giáo dục nhằm hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhà nước cũng có những chính sách miễn học phí cho cấp tiểu học, chính sách miễn, giảm học phí và các đóng góp khác cho học sinh con em các gia đình nghèo trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo và các ưu đãi khác cho trẻ em dân tộc thiểu số. Nhờ vậy tỷ lệ đến trường ở cấp tiểu học và trung học cơ sở đã tăng và tỷ lệ trẻ em bỏ học giảm xuống vào những năm đầu của thập kỷ 90. Theo báo cáo của ủy ban Quốc gia đánh giá giáo dục cho mọi người đến năm 2000, trong giai đoạn 1993 - 1998 các chỉ tiêu về giáo dục tiểu học đã có nhiều tín hiệu khả quan, ví dụ như tỷ lệ trẻ em tham gia các chương trình giáo dục đã tăng từ 91,25% lên 96,7% và tỷ lệ học sinh hoàn thành các chương trình học tăng từ 54,55% lên 66,3%. Trong khi đó tỷ lệ trẻ em lưu ban giảm từ 6,2% xuống 3,6% và tỷ lệ trẻ em bỏ học cũng giảm từ 6,6% xuống 5,8% Dự thảo báo cáo của ủy ban Quốc gia đánh giá giáo dục cho mọi người đến năm 2000 . Những năm qua Việt Nam đã có chính sách trợ giúp cho một số đối tượng yếu thế như trẻ em tàn tật, trẻ em lang thang và mồ côi. Từ 1990 đến 1997 mức chi cho các dịch vụ lưới an sinh xã hội đã tăng 9,3 lần và chiếm 14% tổng chi ngân sách Nhà nước. Các chính sách này đã góp phần cải thiện vấn đề phúc lợi xã hội của người Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng. 1.3 Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam Vấn đề cấm sử dụng trẻ em tham gia lao động sớm đã được đề cập từ rất sớm trong các văn bản pháp qui của Nhà nước Việt nam Sắc lệnh số 29-SL ngày 12-3-1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành . Tuy nhiên, vấn đề lao động trẻ em lần đầu tiên được đề cập trong “Báo cáo đầu tiên về hai năm thực hiện Công ước về Quyền trẻ em” của Chính phủ gửi Uỷ ban của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em trong năm 1992. ở Việt Nam hầu hết trẻ em có tham gia làm việc để giúp đỡ cha mẹ trong các công việc vặt gia đình hay tham gia lao động để góp thêm thu nhập. Các hoạt động lao động mà trẻ em tham gia giúp các em trưởng thành, có thêm kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, phát triển trí lực, thể lực và nhân cách chuẩn bị cho cuộc sống ngày mai. Tham gia lao động làm cho các em thêm lòng tin, sự tự trọng và giúp các em hoà nhập, gắn bó hơn với cộng đồng. Chính vì vậy, với cách nhìn thực tế luật pháp Việt Nam không ngăn cấm hoàn toàn trẻ em làm việc để kiếm sống. Một mặt, luật pháp khuyến khích những hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi, không ảnh hưởng đến việc học hành và sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ em, mặt khác luật pháp bảo vệ trẻ em đang tham gia lao động, đồng thời nghiêm cấm các hành vi lợi dụng, lạm dụng trẻ em về mặt kinh tế. Hiện tại, Việt Nam đang trong quá trình xem xét và sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề lao động trẻ em sao cho phù hợp hơn nữa với tinh thần và nội dung của Công ước về Quyền Trẻ em và những Công ước Quốc tế có liên quan khác nhằm bảo vệ các quyền của trẻ em, để trẻ em không bị bóc lột, lạm dụng và xâm hại về thể xác, tinh thần và kinh tế. Độ tuổi được phép nhận vào làm việc Vấn đề lao động trẻ em đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất sớm. Sắc lệnh số 29/SL ngày 12 tháng 3 năm 1947 cấm các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ và thương điếm thuê mướn trẻ con dưới 12 tuổi, đồng thời nghiêm cấm sử dụng trẻ em trai dưới 15 tuổi và phụ nữ làm việc dưới hầm mỏ và trong những xưởng kỹ nghệ có hại cho sức khỏe hay nguy hiểm mà Nhà nước đã qui định. Tuy những qui định này còn sơ khai nhưng đã thể hiện sự quan tâm của pháp luật Việt nam đối với vấn đề lao động trẻ em, góp phần bảo vệ trẻ em và làm cơ sở để hoàn thiện các chính sách và pháp luật liên quan đến lao động trẻ em sau này. Các văn bản pháp luật lao động trước khi Bộ luật Lao động được ban hành như Pháp lệnh Hợp đồng lao động ngày 30 tháng 8 năm 1990 của Hội đồng Nhà nước đã qui định chỉ những người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên mới được quyền giao kết hợp đồng lao động. Người dưới 15 tuổi cũng có thể giao kết hợp đồng lao động để làm những công việc mà pháp luật cho phép, nhưng phải có sự đồng ý của cha mẹ, hoặc người đại diện hợp pháp khác. Như vậy, độ tuổi trẻ em được phép nhận vào làm việc đã tăng từ 12 lên 15 tuổi. Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 23 tháng 6 năm 1994 và có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1995 là một bước tiến quan trọng nhằm bảo vệ người lao động có quan hệ lao động trong quá trình lao động, trong đó có lao động trẻ em. Bộ Luật quy định độ tuổi tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi. Quy định 15 tuổi là tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc xuất phát từ thực tế ở Việt Nam là ở độ tuổi đó trẻ em kết thúc phổ thông trung học cơ sở mà phần đông sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở các em không đi học nữa. Đối với một số công việc độ tuổi này được nâng lên 18 như qui định đối với những người lao động được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (điều 1 Nghị định số 85/1998/NĐ-CP); làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar (thông tư số 04/LĐTBXH-TT); và một số công việc và trong điều kiện làm việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm (thông tư số 09/LB-TT). Các Luật khác của Việt Nam như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan đều có những qui định về nghĩa vụ và quyền lợi của trẻ em phù hợp với độ tuổi được nhận vào làm việc qui định trong pháp luật lao động. Thời giời làm việc và thời giờ nghỉ ngơi Mọi trẻ em muốn làm việc phải có sức khỏe phù hợp với công việc, có giao kết hợp đồng lao động, tức là phải có sự thỏa thuận đồng ý của các em. Đối với trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc được phép phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. Nhằm bảo vệ trẻ em trong quá trình lao động, Bộ Luật Lao động đã quy định về thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên tối đa không quá 7 giờ một ngày, 42 giờ một tuần (trong điều kiện tuần làm việc 48 giờ trước đây) và chỉ làm thêm giờ và làm việc ban đêm trong một số và công việc mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định. Điều kiện làm việc Pháp luật lao động Việt Nam qui định rất nghiêm ngặt về điều kiện lao động đối với lao động chưa thành niên. Điều 121 của Bộ Luật Lao động qui định người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. Các điều kiện lao động có hại và một danh mục những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại cấm sử dụng người lao động chưa thành niên đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Những công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên bao gồm 81 nhóm công việc, những điều kiện lao động có hại đối với lao động chưa thành niên bao gồm 13 nhóm. Ngay từ rất sớm vấn đề trả công bình đẳng đã được qui định trong pháp luật lao động. Điều 57 của Sắc lệnh 29/SL qui định “công nhân đàn bà hay trẻ con mà làm việc như một công nhân đàn ông, đều được lĩnh tiền công bằng số tiền công của đàn ông”. Đào tạo nghề Chính phủ rất quan tâm đến chính sách đào tạo nghề. Nhà nước quy định miễn thuế cho các cơ sở dạy nghề dành riêng cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa, hơn nữa được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, phương tiện dạy học, đào tạo đội ngũ thầy cô giáo và được vay vốn với lãi suất thấp ưu đãi. Qui định về độ tuổi học nghề của trẻ em đã tăng từ 12 tuổi (theo điều 12 sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947) lên đủ 13 tuổi (điều 22 của Bộ Luật Lao động). Tuy nhiên đối với một số nghề và công việc thuộc về năng khiếu của trẻ em, độ tuổi này có thể thấp hơn. Độ tuổi học nghề này phù hợp với các qui định của Luật phổ cập giáo dục tiểu học. Đây là qui định quan trọng nhằm giảm thiểu số trẻ em bỏ học phổ thông để học nghề và trẻ em tham gia lao động sớm. Qui định xử phạt vi phạm pháp luật lao động liên quan đến lao động trẻ em Xử phạt vi phạm pháp luật nhằm mục đích ngăn ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm quyền trẻ em mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dầu đã có những qui định phạt tiền (Nghị định 38/CP và Nghị định 49/CP) và thậm trí phạt tù (Bộ Luật Hình sự) đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động và lạm dụng sức lao động trẻ em tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, nhưng hiệu quả của các hình phạt không cao do mức hình phạt còn thấp. Thanh tra, kiểm tra Luật pháp liên quan đến lao động trẻ em tương đối đầy đủ và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam nhưng còn thiếu một cơ chế thanh tra và kiểm soát việc thực hiện pháp luật để có những biện pháp xử phạt kịp thời. Chưa có những qui định cụ thể về vấn đề thanh tra và kiểm tra lao động trẻ em tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh, do vậy pháp luật chưa thật sự là một hàng rào pháp lý có hiệu quả . Phạm vi và đối tượng áp dụng Vấn đề lao động trẻ em ngay từ rất sớm đã được đề cập đến trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, nhưng xuất phát từ tính đa dạng của các công việc mà trẻ em đang làm, hệ thống pháp luật hiện hành chưa bao trùm được hết các đối tượng là trẻ em đang tham gia lao động, mà mới chỉ quan tâm đến khu vực kết cấu. Chưa có một khung pháp lý về pháp luật lao động đối với người sử dụng lao động và trẻ em lao động trong khu vực phi kết cấu, trẻ em tự kiếm sống hay lao động trẻ em trong gia đình của chính mình (đặc biệt ở khu vực nông thôn). Nhà nước vẫn chưa có một biện pháp hợp lý để can thiệp vào các đối tượng này. Các qui định khác Nhằm ngăn chặn việc vô tình hay cố ý mà người sử dụng lao động lạm dụng hoặc bóc lột sức lao động của trẻ em, pháp luật lao động Việt Nam đã có những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng đối với trẻ em được nhận vào làm việc. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của trẻ; phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về chế độ lao động, đồng thời phải có sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc trẻ em đang làm và kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và phải xuất trình khi thanh tra lao động yêu cầu. Ngoài ra, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc về mặt lao động, tiền lương, sức khỏe và học tập của trẻ em trong quá trình lao động (điều 121 của Bộ Luật Lao động). Ngoài những qui định liên quan trực tiếp đến quá trình lao động, Việt Nam còn có những chính sách trợ cấp nuôi dưỡng cho các đối tượng chính sách xã hội như trẻ mồ côi, trẻ em tàn tật, trẻ em lang thang được tập trung nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội; chính sách phổ cập giáo dục tiểu học. Những chính sách này đã góp phần ngăn ngừa và hạn chế vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam. Chương II. So sánh hệ thống pháp luật lao động Việt nam với các Công ước của ILO liên quan đến vấn đề lao động trẻ em Vấn đề lao động trẻ em đã và đang được cả thế giới quan tâm. Đã có những cam kết mang tính toàn cầu và những nỗ lực nhằm đem lại cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. Các văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên có liên quan đến lao động trẻ em và quyền trẻ em bắt đầu có từ những năm đầu thế kỷ 20, gồm những công ước tập trung vào việc bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức bóc lột về kinh tế và tình dục, chủ yếu là các công ước của ILO. Trong hệ thống các chuẩn mực quốc tế về lao động của ILO, bảo vệ trẻ em được thể hiện trên 5 lĩnh vực: qui định tuổi thiểu được phép nhận vào làm việc, cấm sử dụng trẻ em làm việc ban đêm, kiểm tra sức khoẻ cho người trẻ tuổi, những điều kiện sử dụng trẻ em làm việc dưới lòng đất và xoá bỏ ngay những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Những Công ước có liên quan là: Về tuổi tối thiểu - Công ước số 5 về tuổi tối thiểu (công nghiệp) năm 1919; - Công ước số 7 về tuổi tối thiểu (trên biển) năm 1920; - Công ước số 10 về tuổi tối thiểu (nông nghiệp) năm 1911; - Công ước số 15 về tuổi tối thiểu (dưới hầm tầu và đốt lò) năm 1921; - Công ước số 33 về tuổi tối thiểu (các nghề phi công nghiệp) năm 1932; - Công ước số 58 về tuổi tối thiểu (trên biển) năm 1936; - Công ước số 59 về tuổi tối thiểu (công nghiệp) năm 1937; - Công ước số 60 về tuổi tối thiểu (làm công phi công nghiệp) năm 1937; - Công ước số 112 về tuổi tối thiểu (đánh cá) năm 1959; - Công ước số 123 về tuổi tối thiểu (dưới lòng đất) năm 1965; - Công ước số 138 về tuổi tối thiểu làm công năm 1973. Về làm đêm - Công ước số 6 về làm đêm của người trẻ tuổi Người dưới 24 tuổi (công nghiệp) năm 1919; - Công ước số 79 về làm đêm của người trẻ tuổi (các nghề phi công nghiệp) năm 1946; - Công ước số 90 về làm đêm của người trẻ tuổi (công nghiệp) sửa đổi năm 1948. Về kiểm tra sức khoẻ Các Công ước này được Khuyến nghị số 79 bổ sung. - Công ước số 77 về khám sức khoẻ cho người trẻ tuổi (công nghiệp) năm 1946; - Công ước số 78 về khám sức khoẻ cho người trẻ tuổi (các nghề phi công nghiệp) năm 1946; - Công ước số 124 về khám sức khoẻ cho người trẻ tuổi (dưới lòngđất) năm 1965. Về làm dưới lòng đất - Khuyến nghị số 125 về làm dưới lòng đất năm 1965. Cấm và xoá bỏ ngay lập tức những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất - Công ước số 182 về cấm và xoá bỏ ngay lập tức những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999; - Khuyến nghị số 190 về cấm và xoá bỏ ngay lập tức những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999. Trong những công ước và khuyến nghị trên, hai công ước cơ bản nhất về lao động trẻ em là Công ước số 138 về tuổi tối thiểu làm công ILO thông qua ngày 26 - 6 - 1973 và có hiệu lực từ ngày 19 - 6 - 1976. và Công ước số 182 về cấm và xoá bỏ ngay lập tức những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Vấn đề tuồi tối thiểu lao động hoặc làm công được qui định trong pháp luật lao động quốc gia của nhiều nước trên thế giới và trong luật pháp quốc tế đặc biệt là Công ước số 138 về tuổi tối thiểu làm công. Theo Công ước số 138, tuổi tối thiểu lao động hoặc làm công được qui định trong pháp luật quốc gia không được dưới 15 hoặc không được thấp hơn độ tuổi giáo dục bắt buộc, có thể từ 13 đến 15 tuổi cho những công việc nhẹ nhàng nếu không ảnh hưởng hay gây tác hại đến sức khoẻ, học tập hoặc sự phát triển các mặt của trẻ em. Đối với những công việc hoặc hoạt động có thể có hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc nhân phẩm của trẻ em thì tuổi tối thiểu không thể dưới 18. Pháp luật Lao động Việt Nam như đã đề cập trong điểm 1.2 Chương I nghiêm cấm nhận lao động dưới 15 tuổi làm việc trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định. Những nghề, công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp. Về làm đêm Theo các công ước của ILO từ “ban đêm” chỉ một khoảng thời gian ít nhất là 12 giời liên tục; đối với trẻ em dưới 16 tuổi thì khoảng thời gian này sẽ được tính từ 10 giờ đến đến 6 giờ sáng; trong trường hợp trẻ em đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi thì khoảng thời gian này sẽ do nhà chức trách có thẩm quyền ấn định, ít nhất 7 giờ liên tục và nằm giữa 10 giờ đêm và 7 giờ sáng. Không sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi làm việc ban đêm trong mọi cơ sở công nghiệp, công cộng hay tư nhân hoặc trong mọi bộ phận của những cơ sở đó. Pháp luật lao động Việt Nam đã có những qui định nghiêm ngặt trong việc sử dụng lao động trẻ em làm thêm giờ và làm đêm. Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 9 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc đã qui định thời giờ làm việc không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần; không sử dụng trẻ em làm thêm giờ và làm việc ban đêm. Vấn đề kiểm tra sức khoẻ định kỳ được qui định rất rõ ràng tại Điều 102 của Bộ luật Lao động, người lao động phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khẻ định kỳ theo chế độ qui định. Chi phí khám sức khoẻ cho người lao động do người sử dụng lao động chịu. Làm dưới lòng đất là những điều kiện lao động và công việc không được sử dụng trẻ em theo qui định tại Danh mục công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên ban hành kèm theo Thông tư số 09 ngày 13 tháng 4 năm 1995 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế. Cấm và xoá bỏ ngay lập tức những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là vấn đề được Hội nghị toàn thể ILO năm 1999 thông qua trong Công ước số 182. Theo Công ước này khái niệm trẻ em được áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi. Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam có sử dụng hai thuật ngữ “trẻ em” và “người chưa thành niên”. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 “trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”, còn theo Bộ Luật Lao động năm 1994, Bộ Luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Hình sự năm 1999 “người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Luật Nghĩa vụ Quân sự năm 1981 qui định “công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ”. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam tất cả những người dưới 18 tuổi đều được coi là trẻ em vì người chưa thành niên hoặc trẻ em vị thành niên dù được gọi dưới thuật ngữ nào vẫn là trẻ em. Công ước số 182 nhấn mạnh những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất cần xoá bỏ ngay lập tức gồm các hình thức nô lệ hoặc những thông lệ như nô lệ, giam cầm thế nợ, lao động khổ sai, lao động cưỡng ép hoặc bắt buộc, bao gồm việc tuyển dụng trẻ em một cách cưỡng bức hoặc ép buộc trong các cuộc xung đột có vũ trang; việc sử dụng, mua bán hoặc chào mời trẻ em cho mục đích mãi dâm, sản xuất sách báo hay chương trình biểu diễn khiêu dâm; việc sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em cho các hành động bất hợp pháp, đặc biệt cho việc sản xuất và buôn lậu ma tuý như đã được định nghĩa trong các hiệp ước quốc tế tương ứng, công việc có khả năng làm hại đến sức khoẻ, sự an toàn hoặc đạo đức của trẻ em, do bản chất của công việc hay do điều kiện hoàn cảnh tiến hành công việc. Đối với các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nêu trên, pháp luật quốc gia hiện hành của Việt Nam đã có những qui định rất nghiêm khắc để ngăn ngừa và phòng chống. Việc buôn bán, vận chuyển và sử dụng trẻ em vì mục đích thương mại bị nghiêm cấm theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và Luật Hình sự. Những người vi phạm có thể bị phạt tù với thời hạn tù phụ thuộc vào mức độ vi phạm. Lao động cưỡng bức bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, nhìn chung pháp luật quốc gia Việt Nam liên quan đến vấn đề lao động trẻ em phù hợp với nội dung của các công ước của ILO. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hệ thống pháp luật này chưa bao trùm được hết các đối tượng trẻ em đang tham gia lao động. Việc xác định một khung pháp lý đối với người sử dụng lao động và người lao động là trẻ em ở các khu vực phi kết cấu, kinh tế hộ gia đình và đặc biệt ở nông thôn vẫn chưa được đặt ra. Chưa có các biện pháp thích hợp để can thiệp vào các đối tượng này. Hệ thống pháp luật lao động Việt Nam vẫn còn thiếu một cơ chế kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật. Mức độ xử phạt các vi phạm pháp luật lao động còn quá nhẹ do vậy luật pháp chưa thực sự là một hàng rào pháp lý hiệu quả. Chương III. Đề xuất sửa đổi và bổ sung đối với Hệ thống pháp luật hiện hành về lao động trẻ em. Các qui định của hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến lao động trẻ em tương đối phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế và đã đưa ra được một khuôn khổ pháp lý cho vấn đề lao động trẻ em như tuổi tối thiểu được phép làm việc, giao kết hợp đồng lao động, tiền công, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, học nghề và tập nghề… cũng như các qui định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, qui định việc xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lao động trẻ em. Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn của Việt Nam và những đánh giá trên đây về hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến lao động trẻ em xin đưa ra một số khuyến nghị như sau: 1. Thống nhất khái niệm “lao động trẻ em” trong hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật lao động nói riêng. Điều chỉnh những điểm không nhất quán giữa Bộ Luật Lao động và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. 2. Tiếp tục sửa đổi và bổ sung những văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện các qui định của Bộ Luật Lao động liên quan đến lao động trẻ em trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu nơi sử dụng đại đa số lao động trẻ em. 3. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung danh mục nghề/công việc cấm sử dụng lao động trẻ em theo tinh thần của Công ước số 182 của ILO. 4. Bổ sung các qui định của pháp luật về chế độ báo cáo đối với vấn đề lao động trẻ em và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực thi luật pháp về lao đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0165.doc
Tài liệu liên quan