So sánh quy định về Nhãn hiệu nổi tiếng của Công ước Paris và Luật sở hữu trí tuệ của Lào năm 2007

Trên thực tế, nền kinh tế Lào chưa được phát triển lắm, số lượng doanh nghiệp Lào cũng không nhiều, quy mô hoạt động chủ yếu là vừa và nhỏ. Cho nên tính đến ngày nay, tại Lào, số lượng cá nhân hoặc tổ chức trong hoạt động kinh doanh đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bảo vệ nhãn hiệu là không đáng kể. Hầu như các doanh nghiệp Lào đều là doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, cho nên không chủ động đi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà chỉ tập trung mở rộng quy mô sản xuất và hướng tới lợi nhuận tối đa, thẩm chí còn nhìn nhận việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu theo hướng tiêu cực như gây khó khăn để tìm hiểu về việc này và phải trả phí đăng ký bảo hộ nữa. Điều đó chính là một nguy cơ để người khác có thể bắt chước nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm để tiêu thụ.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh quy định về Nhãn hiệu nổi tiếng của Công ước Paris và Luật sở hữu trí tuệ của Lào năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 3: So sánh quy định về “Nhãn hiệu nổi tiếng” của Công ước Paris và Luật sở hữu trí tuệ của Lào năm 2007. Hiện nay, do có rất nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược giúp định vị sản phẩm – dịch vụ và thu hút khách hàng của họ là xây dựng uy tín cho sản phẩm – dịch vụ thông qua nhãn hiệu. Và trên thực tế cũng tồn tại rất nhiều trường hợp cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc bắt chước hoặc có hành động gây nhầm lẫm cho người tiêu dùng khi lợi chọn sản phẩm để tiêu thụ. Nhằm bảo vệ những quyền lợi cho các cá nhân cũng như tổ chức về việc sử dụng tài sản thuộc phát minh sang chế trong nước. Nước Công Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (viết tắt: CHDCND Lào) đã chủ trương tham gia vào các công ước quốc tế. Kể từ tháng 10 năm 1998, Nước Lào đã trở thành một thành viên của Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp. Riêng nội bộ, Nước CHDCND Lào cũng đã phát hành Luật sở hữu trí tuệ vào tháng 12 năm 2007 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3 năm 2007 cho đến nay. Theo Luật hữu trí tuệ năm 2007 Lào có quy định rõ về nhãn hiệu. Để được công nhận là một nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau: Là một dấu hiệu rõ ràng có thể nhìn thấy được, có thể là chữ, từ ngữ, con số, hình ảnh, hình vẽ, tên người, chữ ký, ảnh không gian ba chiều hoặc kết hợp từ các loại nêu trên. Là dấu hiệu không trái pháp luật. Không giống hoặc gần giống với nhãn hiệu đã được đăng ký trước. I. So sánh quy định về Nhãn Hiệu Nổi Tiếng của Công Ước Paris và Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007. Cả về Công ước Paris và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2007 của Lào đều có quy định liên quan đến “Nhãn Hiệu Nổi Tiếng”. Thế nhưng nội dung quy định của hai văn bản pháp lý này lại quy định theo khía cạnh khác nhau. Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2007 của Nước CHDCND Lào, có dành riêng một Phần liên quan đến quy định về Sở hữu Công nghiệp, đó là Phần III ( kể từ Điều 12 đến Điều 59). Trong đó, Điều 17 có đề cập đến “Nhãn hiệu nổi tiếng”. Tại Điều 17 quy định về 7 điều kiện để trở thành một nhãn hiệu nổi tiếng: Người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, tiêu dùng sản phẩm hoặc thông qua dịch vụ mang nhãn hiệu đó, hoặc là thông qua các hoạt động quảng cáo rộng rãi về nhãn hiệu này. Sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này được cung cấp trong phạm vi rộng rãi. Danh sách, số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng là rất nhiều. Thời gian sử dụng nhãn hiệu phải liên tục và thường xuyên. Có sự tin tưởng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu trong khi tiêu dùng và được công chúng ưa thích. Người tiêu dùng đều biết đến và công nhận sự nổi tiếng của sản phẩm trong phạm vi quốc gia một cách rộng rãi. Đầu tư nhiều trong việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu. Liên quan đến điều kiện thứ tư, nếu như nhãn hiệu không được sử dụng một cách liên tục và thường xuyên trong nước trong vòng 5 năm, Chính phủ sẽ thông báo cho người đăng ký nhãn hiệu này và trong vòng 90 ngày nếu như không có câu trả lời hoặc trả lời với lý do không chính đáng thì chính phủ có quyền ủy nhiệm cho người khác sử dụng nhãn hiệu này. Còn đối với Công ước Paris lại không có quy định cụ thể về các điều kiện để được chấp nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng mà chỉ ghi một câu là “Một cách mặc nhiên nếu luật quốc gia cho phép điều đó”, tức là việc xác định đó là nhãn hiệu nổi tiếng là phụ thuộc vào luật quốc gia. Ngoài ra, Công ước Paris có đề cấp cụ thể hơn về các trường hợp để bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng chẳng hạn như các trường hợp liên quan đến việc từ bỏ đăng ký, ngăn cấm sử dụng nhãn hiệu và thời hạn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu. Một điểm đáng chú ý ở đây là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2007 của Lào đã nêu rõ rằng: Luật này hoàn toàn có thể áp dụng để bảo vệ các nhãn hiệu nổi tiếng trước hành vi lạm dụng của chủ thể không phải là chủ nhãn hiệu ngay cả khi nhãn hiệu này đã hoặc chưa đăng ký nhãn hiệu. Điều này hàm ý rằng Chính phủ Lào đã đứng ra bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng mặc dù nhãn hiệu này chưa đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ tại Lào. Nhưng nhãn hiệu này cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện để được công chúng thừa nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng thực sự. II. Liên hệ thực tiễn trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng của một doanh nghiệp Lào. Tại Nước CHDCND Lào, một ví dụ điển hình về nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu Đầu Con Hổ của công ty Beer Lao. Đây là một công ty nổi tiếng nhất trong lĩnh vực sản xuất các loại beer, nước sô đa và nước uống tinh khiết. Các loại sản phẩm của công ty đều mang nhãn hiệu Đầu Con Hổ, trong số các sản phẩm đó làm cho nhãn hiệu Đầu Con Hổ được công nhận là nổi tiếng là sản phẩm Beer Lao. Trên thực tế, nhãn hiệu Đầu Con Hổ mặc nhiên được coi là một nhãn hiệu nổi tiếng hàng đầu tại thị trường nước Lào, vì nó đã đạt cả 7 điều kiên theo Luật sở hữu trí tuệ của Lào quy định về nhãn hiệu nổi tiếng. Có thể thấy rõ hơn ở những điểm sau đây: Do Beer Lao được công ty Beer Lao quảng cáo rất nhiều khiến cho nhân dân Lào lẫn người nước ngoài đến Lào đều biết đến nó. Beer Lao được phân phối khắp thị trường Nước Lào. Công ty Beer Lao đã gắn bó với thị trường Lào gần 40 năm, không ngừng phát triển các danh mục sản phẩm và cũng như số lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường đều tăng lên qua các năm. Beer Lao là một sản phẩm bán chạy từ đầu năm đến cuối năm, cho nên nhãn hiệu Đầu Con Hổ gắn với sản phẩm này cũng được sử dụng liên tục và thường xuyên thông qua việc phân phối và quảng cáo sản phẩm. Nói đến chất lượng và hương vị của Beer Lao đã được người dân trong nước lẫn khách nước ngoài đều thừa nhận một cách rộng rãi và làm cho các loại beer của các quốc gia khác khó có thể cạnh tranh tốt tại trường Lào ví dụ như: Beer Sing (của Thái Lan), Beer Tiger (của Việt Nam), Beer Heineken …v.v. Do vậy, Beer Lao vẫn luôn đứng đầu tại thị trường Lào và gắn bó với cuộc vui chơi, tổ chức ăn uống của người dân Lào. Đó là kết quả đạt được từ việc sản xuất beer đạt tiểu chuẩn, quảng cáo và phân phối khắp thị trường Nước Lào. Như vậy, một khi xuất hiện chủ thể nào sử dụng nhãn hiệu gần giống như nhãn hiệu Đầu Con Hổ để gây nhầm lẫn trên thị trường hoặc lừa đảo người tiêu dùng nhằm cạnh tranh không lành mạnh qua đó có thể thu hút lợi ích kinh tế và gây ảnh hưởng tiêu cực cho công ty Beer Lao (chủ nhãn hiệu nổi tiếng). Chủ công ty Beer Lao hoặc đại diện có thể dựa vào Luật sở hữu trí tuệ Lào năm 2007 để ngăn cản những hành động gây thiệt hại cho phía công ty, thậm chí có thể phạt bên chủ thể lạm dụng nhãn hiệu thông qua việc đàm phán giữa công ty Beer Lao và chủ thể lạm dụng nhãn hiệu. Nếu như không giải quyết được, công ty có thể đưa lên cấp trên giải quyết như: các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trọng tài giải quyết tranh chấp về thương mại, tòa án. Và đây là một điểm thể hiện rõ ràng đối với ưu đãi trong việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mà nhãn hiểu không nổi tiếng không được. Thực vậy, các chủ nhãn hiểu không nổi tiếng nếu như muốn đảm bảo được lợi ích và không bị người khác lạm dụng nhãn hiệu của mình nên chủ động tích cực nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nữa. Qua đó có thể loại trừ được rủi ro có thể gây nên bởi sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Trên thực tế, nền kinh tế Lào chưa được phát triển lắm, số lượng doanh nghiệp Lào cũng không nhiều, quy mô hoạt động chủ yếu là vừa và nhỏ. Cho nên tính đến ngày nay, tại Lào, số lượng cá nhân hoặc tổ chức trong hoạt động kinh doanh đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bảo vệ nhãn hiệu là không đáng kể. Hầu như các doanh nghiệp Lào đều là doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, cho nên không chủ động đi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà chỉ tập trung mở rộng quy mô sản xuất và hướng tới lợi nhuận tối đa, thẩm chí còn nhìn nhận việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu theo hướng tiêu cực như gây khó khăn để tìm hiểu về việc này và phải trả phí đăng ký bảo hộ nữa. Điều đó chính là một nguy cơ để người khác có thể bắt chước nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm để tiêu thụ. Theo thống kê về số lượng đăng ký nhãn hiệu tại khu vực ASEAN năm 2009. Quốc gia đứng đầu nhất về số lượng đơn nộp đăng ký nhãn hiệu là Indonesia và tiếp theo là Thái Lan và thứ ba là Việt Nam với số đơn đăng ký nhận được tương tự là 42777, 36087 và 35001. Còn nếu xếp hạng theo số lượng đơn đăng ký thành công, đứng đầu là Việt Nam, thứ nhì là Indonesia và tiếp theo là Thái Lan, số đơn thành công của ba quốc gia này tương tư là 26877, 25087 và 22483. Bảng: số lượng đăng ký nhãn hiệu và được chấp nhận tại các nước ASEAN năm 2009. Nation Applications Registration Brunei Darussalam 649 538 Cambodia 3010 3052 Indonesia 42777 25087 Laos PDR 1594 1016 Myanmar 0 0 Malaysia 24070 14972 Philippines 14915 10311 Singapore 15446 16008 Thailand 36087 22483 Vietnam 35001 26877 ASEAN (total) 175801 120344 Nguồn: Thống kê AMSs và ASEC. Quốc gia đứng sau cùng cả về số đơn đăng ký và số đơn đưng ký thành công là nước Myanmar với số lượng là 0. Nước CHDCND Lào nhận được số đơn đăng ký vào năm 2009 là 1594 trong đó số đơn đăng ký thành công là 1016, đứng thứ 8 trong khu vực. Đối với hai nước Campuchia và Singapore, số đơn đăng ký nhận được trong năm tương tự là 3010 và 15446. Thế nhưng số đơn đăng ký thành công của năm nay lại cao hơn số đơn đăng ký nhận được trong năm tương tự là 3052 và 16008. Điều đó có thể hiểu là, do có đơn đăng ký nhận được trước năm 2009 và đến năm 2009 mới hoàn thành được việc đăng ký nhãn hiệu. Nhìn chung, tại thời điểm năm 2009 tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu tại khu vực ASEAN là 175801 và số lượng đăng ký nhãn hiệu thành công trong năm nay là 120344. Vậy thì, năm 2009 tỷ lệ thành công trong việc đăng ký nhãn hiệu tại khu vực ASEAN đạt được là 68,46%. III. Kiến nghị. Cùng với sự phát triển của các quốc gia trong khu vực, du sao mai sau nền kinh tế Lào cũng sẽ dần phát triển lên. Khi đó sẽ không tranh được tình trạng cạnh tranh trong linh vực kinh doanh – thương mại và sự cạnh tranh đó cũng sẽ ngày càng gay gắt, tồn tại sự cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. Để phòng ngừa rủi ro bởi sự lạm dụng nhãn hiệu mình của người khác, các doanh nghiệp nên cố gắng định vị nhãn hiệu thông qua chất lượng sản phẩm. Ở đây, điều quan trọng là, một khi nhãn hiệu trở nên hiểu biết rộng rãi trên thị trường, doanh nghiệp cần phải đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu tranh bị người khác lạm dụng và gây tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Cả doanh nghiệp Lào lẫn doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại thị trường Lào, đều có thể xóa bỏ sự lo ngại về hành vi bắt chước nhãn hiệu làm cho khách hàng nhầm lẫm trong khi mua sản phẩm và dẫn đến doanh thu cũng như lợi nhuận bị giảm đi. Nếu doanh nghiệp chủ động tìm hiểu và thực hiện đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bảo vệ nhãn hiệu, có thể đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Nước CHDCND Lào hoặc đăng ký tại các nước thành viên khác của Công Ước Paris. Khi đó nhãn hiệu sẽ được bảo vệ bởi hiệu lực của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 và Công Ước Paris. Đối với doanh nghiệp chủ nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được Luật Sở Hữu trí Tuệ Lào năm 2007 bảo hộ ngay cả khi chưa đăng ký nhãn hiệu. Cho nên doanh nghiệp chủ nhãn hiệu nổi tiếng sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh một cách an tâm hơn, không phải lo lắng đền vấn đề bị người khác lạm dụng nhãn hiệu. Chẳng hạn như công ty Beer Lao chỉ cần hoạt động kinh doanh binh thường, hướng tới việc mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm mà không cần phải suy nghĩ nhiều về việc bảo hộ nhãn hiệu Đầu Con Hổ. Về phía Chính phủ, nếu như phát hiện trường hợp có người sử dụng nhãn hiệu gần giống hoặc tương tự với nhãn hiệu Đầu Con Hổ để thu được lợi ích kinh tế cho riêng mình, và khi xảy ra tranh cấp giữa công ty Beer Lao và chủ thể này, chính phủ sẽ không phải thực hiện các bước kiểm tra nhãn hiệu Đầu Con Hổ đã dăng ký và đăng ký bảo hộ chưa, vì nhãn hiệu này đã được công chúng công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng tại thị trường nước Lào. Bắt đầu từ năm 1995, Lào đã có cơ quan có thẩm quyền làm việc trong lĩnh vực nay và cho phép đăng ký nhãn hiệu. Tính đến nay, tại nước CHDCND Lào đã có hơn 8000 nhãn hiệu được đăng ký và chấp nhận. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Luật Sở hữu trí tuệ Lào năm 2007. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tài liệu trên các trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh quy định về Nhãn hiệu nổi tiếng của Công ước Paris và Luật sở hữu trí tuệ của Lào năm 2007.doc
Tài liệu liên quan