Sổ tay Cây thuốc và vị thuốc đông y

Mục lục tra cứu :

A GIAO. 5

AN NAM TỬ. 13

AN TỨC HƢƠNG. 15

ANH TÚC XÁC . 19

BA GẠC . 25

BA KÍCH THIÊN . 28

BA LA MẬT. 36

BA TIÊU. 37

BA ĐẬU . 41

BÁ TỬ NHÂN. 48

BÁCH BỘ. 51

BÁN CHI LIÊN . 58

BÁN HẠ . 59

BÍ ĐAO. 69

BÍ ĐỎ. 72

BẠC HÀ . 78

BẠCH BIỂN ĐẬU . 84

BẠCH CHỈ . 90

BẠCH CƢƠNG TẰM . 98

BẠCH CẬP. 104

BẠCH GIỚI TỬ . 112

BẠCH HOA XÀ . 116

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO. 123

BẠCH HẠC. 128

BẠCH PHÀN. 129

BẠCH THƢỢC . 132

BẠCH TRUẬT . 140

BẠCH TRUẬT . 150

BẠCH VI . 160

BẠCH ĐẦU ÔNG . 163

BẠCH ĐẬU KHẤU . 166

BẠCH ĐỒNG NỮ. 170

BỐI MẪU . 172

BỒ CÔNG ANH . 178

BỒ CÔNG ANH NAM. 182

BỒ HOÀNG . 187

CAM THẢO . 192

CAM TOẠI. 207

CAN KHƢƠNG. 211

CAO LƢƠNG KHƢƠNG . 216

CHI TỬ. 220

CHỈ THỰC . 227

CHỈ XÁC . 232

CÀ DÁI DÊ . 238

CÁP GIỚI . 241

CÁT CÁNH . 246

CÁT CĂN . 252

CÂU KỶ TỬ. 261

CÚC HOA. 269

DI ĐƢỜNG. 275

DIÊN HỒ SÁCH. 277

DIỆP HẠ CHÂU. 282

DÂM DƢƠNG HOẮC . 284

DẠ GIAO ĐẰNG . 290

DẠ MINH SA. 292

HÀ. 306

HOÀNG BÁ . 307

HOÀNG CẦM. 317

HOÀNG KỲ . 325

HOÀNG LIÊN . 339

HOÀNG TINH. 349

HOÈ HOA. 353

HOẮC HƢƠNG. 359

HUYỀN SÂM. 364

HY THIÊM THẢO . 372

HƢƠNG NHU . 378

HƢƠNG PHỤ TỬ . 384

HẢI PHIÊU TIÊU. 392

HẢI SÂM. 397

HẬU PHÁC . 402

HỒ ĐÀO . 411

HỒNG HOA . 413

HỔ CỐT. 419

KHIÊN NGƢU TỬ. 425

KHIẾM THỰC . 428

KHOẢN ĐÔNG HOA. 431

KHƢƠNG HOẠT. 435

KHẾ . 438

KHỔ QUA . 440

KHỔ SÂM . 442

KIM ANH TỬ. 448

KIM NGÂN . 450

KIM TIỀN THẢO. 457

KINH GIỚI . 461

KÊ HUYẾT ĐẰNG . 467

KÊ NỘI KIM . 470

LAI PHỤC TỬ. 474

LAI PHỤC TỬ. 478

LINH DƢƠNG GIÁC. 482

LIÊN KIỀU. 487

LONG NHÃN NHỤC. 492

LONG NÃO. 496

LONG ĐỞM THẢO . 500

LÔ CĂN. 504

LÔ HỘI . 505

LỆ CHI HẠCH . 510

LỘC GIÁC. 514

LỘC NHUNG . 515

MA HOÀNG. 521

MẠCH MÔN . 528

MỘC HƢƠNG. 533

ĐẠI PHÚC BÌ. 539

NGÔ THÙ DU. 543

NGŨ GIA BÌ. 545

NGŨ VỊ TỬ

pdf757 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay Cây thuốc và vị thuốc đông y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc Học Thiết Yếu). Bảo quản: Dễ bị mốc. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị chảy máu không cầm: Hòe hoa, Ô tặc cốt, lƣợng bằng nhau, để nửa sống nửa sao, tán bột thổi vào (Phổ Tế Phƣơng). + Trị thổ huyết không cầm: Hòe hoa đốt tồn tính, bỏ vào một tý Xạ hƣơng vào, trộn đều. Mỗi lần dùng 12g uống với nƣớc gạo nếp (Phổ Tế Phƣơng). + Trị lƣỡi chảy máu không cầm: Hòe hoa tán bột, xức vào (Chu Thị Tập Nghiệm Phƣơng). + Trị ho ra máu, khạc ra máu: Hòe hoa sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nƣớc gạo nếp, cúi ngửa một lát thì đỡ (Chu Thị Tập Nghiệm Phƣơng). + Trị tiểu ra máu: Hòe hoa sao, Uất kim (nƣớng), mỗi thứ 1 lƣợng tán bột lần 8g với nƣớc sắc Đậu xị (Bí Tàng Phƣơng). + Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Kinh giới tuệ, các vị bằng nhau tán bột, uống lần 4g với rƣợu (Kinh nghiệm phƣơng), hoặc dùng Trắc bá diệp 3 chỉ, Hòe hoa 6 chỉ sắc uống hàng ngày (Tập giản phƣơng). + Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Chỉ xác, các vị bằng nhau sao tồn tính tán bột, lần uống 8g với nƣớc (Tụ Trân Phƣơng). 7- Trị sốt cao đột ngột tiêu ra máu: Ruột heo sống 1 cái rửa sạch phơi khô, lấy Hòe hoa sao tán bột bỏ đầy vào trong ruột heo, lấy giấm gạo ngâm trong hũ sành nấu chín, làm viên bằng hạt đạn lớn phơi nắng, mỗi lần uống 1 viên lúc đói với rƣợu ngâm Đƣơng quy (Vĩnh Loại Kiềm Phƣơng). + Trị đi tiêu ra máu do độc của rƣợu: Hòe hoa nửa sống nửa sao 40g, Sơn chi tử 20g, tán bột uống lần 8g với nƣớc (Kinh Nghiệm Lƣơng Phƣơng). + Trị lỵ ra máu, trĩ ra máu: Hòe hoa sao, tán bột, mỗi lần uống 12g với rƣợu, ngày uống 3 lần hoặc dùng vỏ trắng của cây Hòe hoa sắc uống (Phổ tế phƣơng). + Trị rong kinh không cầm: Hòe hoa sao tồn tính, mỗi lần uống 8~12g với rƣợu nóng trƣớc khi ăn (Thánh Huệ Phƣơng). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - + Trị băng huyết không cầm: Hòe hoa 120g, Hoàng cầm 80g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với một chén rƣợu (Càn Khôn Bí Uẩn Phƣơng). + Trị trúng phong mất tiếng: Hòe hoa sao, sau canh ba nằm ngửa nhai nuốt (Thế Y Đắc Hiệu Phƣơng). + Trị ung thƣ phát bối, nhiệt độc ở trong ngƣời, hoa mắt, đầu váng, miệng khô, lƣỡi đắng, hồi hộp, lƣng nóng, tay chân tê, có sƣng ở sau lƣng: Hòe hoa một mớ, sao cho thành mầu nâu đen, ngâm với một chén rƣợu con, lúc rƣợu còn đang nóng thì uống, nếu chƣa đỡ, uống tiếp, sau khi uống thì nhọt sẽ nhúm mủ lại (Bảo Thọ Đƣờng Phƣơng). + Trị trĩ ngoại: Hòe hoa sắc rửa nhiều lần và uống thì sẽ teo lên (Tập Giản Phƣơng). + Trị độc nhọt lở sƣng tấy, tất cả các loại ung nhọt phát bối, chẳng kể là có mủ hay chƣa, nhƣng có tấy sƣng nóng đau: Hòe hoa sao qua, Hạch đào nhân đều 80g, Dấm 1 chén sắc uống. Nếu chƣa đỡ thì uống 2 -3 lần, đã vỡ mủ thì uống 1 -2 lần thấy hiệu quả (Y Phƣơng Trích Yếu Phƣơng). + Trị phát bối tán huyết: Hòe hoa, Bột đậu xanh, mỗi thứ 40g sao nhƣ màu ngà voi, tán bột, dùng 40gTế trà sắc còn 1 chén, để ngoài sƣơng một đêm, lấy 12g phết vào, chừa lỗ cho ra mủ (Nhiếp Sinh Diệu Dụng Phƣơng). + Trị băng huyết, hạ huyết: Hòe hoa 40g, Tông lƣ thán 8g, Muối 1 ít, sắc với 3 chén nƣớc còn nửa chén, uống (Trích Huyền Phƣơng). + Trị bạch đới không dứt: Hòe hoa (sao), Mẫu lệ nung, các vị bằng nhau tán bột. Mỗi lần uống 12g với rƣợu (Trích Huyền Phƣơng). + Trị độc dƣơng mai và độc do dƣơng minh tích nhiệt gây ra, dùng Hòe hoa 4 lƣợng sao qua bỏ vào 2 chén rƣợu sắc uống nóng, ngƣời bị hƣ hàn thì cấm dùng (Tập Giản Phƣơng). + Trị thổ huyết: Hòe hoa 12g, Bách thảo sƣơng 4g. Tán bột, uống với nƣớc sắc rễ Tranh (Mao căn) (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị trƣờng phong hạ huyết: Hòe hoa, Trắc bá (đốt cháy), Chỉ xác đều 12g, Kinh giới 8g. Tán bột uống với nƣớc hoặc làm thang tể. (đại tiện ra máu) (Hòe Hoa Tán - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị huyết áp cao: Hòe hoa, Hy thiêm thảo, mỗi thứ 20 ~ 40g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Tham khảo: + Hòe hoa thể nhẹ, màu vàng nhạt, khí bình hòa, vị đắng, khí lạnh mà trầm, có sức lƣợng huyết, tính khí mỏng màvị đầy, nhập vào 2 kinh Phế và Đại trƣờng, manh nha vào tháng 2 tháng 3, tháng 4 tháng 5 mới bắt đầu nở, bắt đầu từ tháng Mộc mà sinh nhƣng thành ở tháng Hỏa. Tính hỏa vị đắng, vị đắng thì có thể đi thẳng xuống mà vị hậu thì trầm xuống chủ về mát ruột và trị hạ huyết, các chứng trĩ lở sƣng đau, có công lƣơng huyết chỉ riêng ở Đại trƣờng. Đại trƣờng và Phế có quan hệ biểu lý, có thể sơ phong nhiệt ở bì phu, là tiết khí của Phế kim ra vậy (Biện Dƣợc Chỉ Nam). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - + Hòe hoa là búp hoa của cây Hòe, Hòe thật là (quả đậu) của cây Hòe (Xem: Hòe thật), có tính vị và công dụng giống nhau. Ngƣời xƣa có thuyết ―Dùng hoa có tác dụng thăng lên, các loại hạt có tác dụng giáng xuống‖. Chứng nghiệm trên lầm sàng thì Hèo hoa và Hòe thật có công dụng cầm máu. Mặc dù lấy dù lấy việc trị xuất huyết ở phần hạ bộ là chính, chẳng qua dùng Hòe hoa lại dùng trong các chứng thổ huyết chảy máu cam.. Nhƣ Phổ Tế phƣơng trị chảy máu cam không cần với Hòe hoa và Ô tặc cốt. Còn trị thổ huyết không cầm, dùng Hòe hoa bỏ vào một tý Xạ hƣơng, bài ―Tôn Sinh Hòe Hoa Tán‖, dùng một vị này cùng với Bách thảo sƣơng tán bột, uống với nƣớc rễ Tranh trị chảy máu cam, có thể nói rằng mặc dù thuốc rất đơn giản nhƣng hiệu quả cao. Còn vị Hòe Thực có tính thiên về hạ giáng, dùng chủ yếu trong đi cầu xuống huyết thuộc hỏa thịnh ở đại trƣờng, cho tới các loại ra máu ở trĩ lở thuộc thấp nhiệt ứ kết. Tóm lại 2 vị này đều có thể lƣơng huyết chỉ huyết, lúc ứng dụng cũng cần phân biệt. Theo văn hiến ghi lại thì Hòe Thực có tác dụng trụy thai, thúc sinh cho nên phụ nữ có thai dùng một cách cẩn thận (Trung Dƣợc Học Giảng Nghĩa). + Hòe hoa và Hòe Thực (Quả Hòe) đều là thuốc lƣơng huyết, chỉ huyết. Ngày nay ngƣời ta thƣờng hay dùng Hoa hòe. Hoa hòe vị đắng, tính mát, thể nhẹ, chủ chữa về xuất huyết ở các khiếu bên trên, thiên về miệng, mũi. Còn Hòe Thực vị đắng, tính hàn, thể nặng, là vị thuốc thuần âm, thiên về chữa huyết ở hâi kinh âm, chủ yếu trị trƣờng phong hạ huyết, trĩ dò chảy máu (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). HOẮC HƢƠNG Xuất xứ: Gia Hựu Bản Thảo. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Tên Gọi: Lá đậu gọi là Hoắc, lá cây này giống lá Đậu mà có khí thơm nên gọi là Hoắc hƣơng (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). Tên khác: Hợp hƣơng, Tô hợp hƣơng, Hoắc khử bệnh, Linh lung hoắc khử bệnh (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Đầu lâu bà hƣơng (Lăng Nghiêm Kinh) Đa ma la bạt hƣơng (Pháp Hoa Kinh) Bát đát la hƣơng (Kim Quang Minh Kinh), Gia toán hƣơng (Niết Bàn Kinh), Quảng hoắc hƣơng, Quảng hoắc ngạnh, Tiên hoắc hƣơng, Thổ hoắc hƣơng (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển), Thổ Hoắc hƣơng(Trấn Nam Bản Thảo), Thanh kinh Bạc hà (Qủang Tây Bản Thảo Tuyển Biên), Miêu vĩ ba hƣơng, Miêu ba hổ (Liễu Ninh Thảo Dƣợc), Lục hà hà (Phúc Kiến Dƣợc Vật Chí), Ngƣ hƣơng, Kê tô, Thủy ma diệp (Tứ Xuyên Trung Dƣợc), Tên khoa học: Pogos cablin (Blanco) Benth. Họ khoa học: Họ Hoa Môi (Lamiaceae). Mô tả: Cây nhỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phân nhánh, cao chừng 30-60, thân có lông. Lá mọc đối có cuống ngắn, vỏ có mùi thơm. Phiến lá hình trứng, mép có răng cƣa to, hai mặt đều mang lông, mặt dƣới nhiều lông hơn, lá dài 5-10cm, rộng 2,5-7cm. Cụm hoa mọc thành xim co, ở kẽ lá hay ngọn cành, hoa màu tím nhạt. Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm. Địa lý: Cây đƣợc trồng bằng hạt hoặc bằng cành dâm cành vào mùa xuân. Thu hái quanh năm trƣớc khi ra hoa, rửa sạch, phơi khô. Thu hái, sơ chế: Thƣờng thu hái vào tháng 4-6, phơi trong râm cho khô, hoặc sấy nhẹ cho tới khi khô. Phần dùng làm thuốc: Lá khô hoặc phần nằm trên mặt đất (Herba Pogostemi). Lựa thứ nguyên vẹn, lá dùng mềm, mùi thơm nồng là tốt. Mô tả dược liệu: Lá có cuống, mọc đối, phiến lá mầu lục tro hoặc lục vàng, thƣờng bị vụn nát, nhăn nheo. Lá nguyên vẹn đủ thì hình tròn trứng, dài 6,6 - 10câm, mép có răng cƣa, hai mặt đều mọc nhiều lông nhung, chất mềm mà dầy. Mùi thơm, vị hơi đắng, cay Bào chế: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - + Lá khô đem thái nhỏ dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ để làm hoàn tán (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Phun nƣớc cho ngấm đều, thái phiến, phơi khô để dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Bảo quản: Đậy kín, để nơi khô ráo. Thành phần hóa học: + Methylchavicol, Anethole, Anisaldehyde, Limonene, p-Methoxinnamaldehyde, Pinene, 3- Octanone, 1-Octen-3-ol, Linalool, 1-Caryphyllene, b-Emelene, b-Humulene, b-Farnenene, a- Ylangene, g-Cardinene, Calamenene, Cis-b-, g-Hexenal (Dƣơng Xuất Cơ, Nhiệt Đới Tác Vật Dịch Báo 1985, (3): 15). + Acacetin, Tilianin, Linarin, Agastachoside, Isoagastachoside, Agastachin (Zakharova O I và cộng sự, Khim Prir Soedin 1979 (5): 642). + Maslinic acid, Crategolic acid, Oleanolic acid, 3-O-Acetyloleanolic aldehyde, Daucostool, b-Sitosterol, Dehydroagastol (Châu ? Mai, Dƣợc Học Học Báo 1991, 26 (906). + Methylchavicol, Anethole, Anisaldehyde, d-Limonene, p-Methoxycinamaldehyde, a- Pinene, 3-Octanone, 3-Octanol, p-Cymene, 1-Octen-3-ol, Linalool, b-Humulene, a-Ylangene, b-Farnesene (Chinese Hebral Medicine). Tác dụng dược lý: + Quảng Hoắc hƣơng có tác dụng kháng khuẩn rộng. Nƣớc sắc Hoắc hƣơng có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh: Leptospirosis, Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, Etero coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tán huyết type A, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus. Thuốc còn có tác dụng chống thối (Trung Dƣợc Học). + Tinh dầu Hoắc hƣơng có khả năng làm tăng tiết dịch dạ dầy, tăng chức năng tiêu hóa (Trung Dƣợc Học). + Cho uống nƣớc sắc Hoắc hƣơng rồi dùng X. Quang theo dõi túi mật, thấy Hoắc hƣơng có tác dụng làm co túi mật (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). Tính vị: + Tính hơi ôn (Biệt Lục). + Vị ngọt đắng (Trân Châu Nang). + Vị cay, tính hơi ấm (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Vị cay, tính hơi ôn (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc thái âm Tỳ (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - + Vào kinh Tâm, Can, Phế (Bản Thảo Tái Tân). + Vào 3 kinh, Phế, Tỳ, Vị (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Tác dụng: + Khứ ác khí, liệu hoắc loạn, liệu phong thủy độc thủng, chỉ thống (Biệt Lục). + Bổ vệ khí, ích Vị khí, tiến ẩm thực (Trân Châu Nang). + Ôn trung, khoái khí (Thang Dịch Bản Thảo). + Thăng thanh, giáng trọc, tránh uế, chỉ ẩu, hòa khí, hóa thấp, tỉnh tỳ, hoà vị (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Sơ tà, giải biểu, hành khí, hóa thấp, tiêu thực, hòa Vị, tránh uế (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Chủ trị: + Là thuốc chủ yếu trị nôn nghịch do Tỳ Vị bệnh (Bản Thảo Đồ Kinh). + Trị thấp ở biểu, muốn nôn, nôn mửa (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).. + Trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đàu đau, ngực đầy, bụng đầy, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, miệng hôi (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). Liều lượng: 8 – 12g. Kiêng kỵ: + Hoắc hƣơng vị thơm, tính táo, dễ làm tổn âm, hao khí, âm hƣ không có thấp và vị hƣ gây nên nôn: kỵ dùng (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Âm hƣ, không có thấp, Vị có uất nhiệt: khong dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị nội thƣơng sinh lạnh và ngoại cảm thƣơng hàn trong mùa hè, xuất hiện đau đầu sốt lạnh, tức ngực, bụng đầy, tiêu chảy: Hoắc hƣơng 12g, Đại phúc bì 12g, Bạch chỉ 8g, Phục linh 12g, Tử tô 8g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cát cánh 8g, Khƣơng bán hạ 12g, Cam thảo 4g, Sinh khƣơng 8g, Đại táo 12g. Sắc uống (Hoắc Hƣơng Chính Khí Tán – Hòa Tễ Cục phƣơng) + Làm cho khí lên xuống cho đều: Hoắc hƣơng 40g, Hƣơng phụ (sao) 20g. Tán bột, mỗi lần uống 4g với nƣớc (Kinh Hiệu Tế Thế phƣơng). + Trị hoắc loạn thổ tả gần chết, uống vào thì có thể sống lại: Hoắc hƣơng diệp, Trần bì, mỗi vị 20g, cho vào 2 bát nƣớc, sắc lấy 1 bát uống lúc nóng (Bách Nhất Tuyển phƣơng). + Trị cảm nắng, thổ tả: Hoạt thạch (sao) 80g, Hoắc hƣơng 8g, Định hƣơng 2g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nƣớc vo gạo (Vũ Giảng Sƣ, Kinh Nghiệm phƣơng). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - + Trị thai động không yên, khí không lên xuống, nôn ra nƣớc chua: Hƣơng phụ, Hoắc hƣơng, Cam thảo mỗi vị 8g, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, thêm ít muối vào, uống với nƣớc sôi (Thánh Huệ phƣơng). + Trị miệng hôi: sắc lấy nƣớc Hoắc hƣơng súc miệng thƣờng xuyên (Trích Huyền phƣơng). + Trị xông pha nơi có nhiều sƣơng mù, sinh ra lở loét: Hoắc hƣơng, Tế trà, hai vị bằng nhau, đốt thành tro, trộn với dầu, để trên lá, đắp vào nơi đau (Ứng Hiệu phƣơng). + Trị hoắc loạn: Hoắc hƣơng, Súc sa mật, Sao diêm [muối rang] (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Trị hoắc loạn, thổ tả, vọp bẻ: Hoắc hƣơng, Nhân sâm, Quật bì, Mộc qua, Phục linh, Súc sa mật (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Trị trúng phải khí ác, đau bụng nhƣ thắt: Hoắc hƣơng, Mộc hƣơng, Trầm thủy hƣơng, Nhũ hƣơng, Súc sa mật (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Trị tự nhiên trúng phải hàn tà, nôn nghịch liên tục: Hoắc hƣơng, Mộc hƣơng, Đinh hƣơng, Tử tô diệp, Nhân sâm, Sinh khƣơng (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). + Trị thƣơng thử vào mùa hè thu, ngực tức, chóng mặt, muốn nôn, trong miệng nhớt dẻo, không muốn ăn uống: Hoắc hƣơng, Bội lan, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị ho, hàn thấp trở trệ bên trong, vị khí mất chức năng giáng xuống, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa: Hoắc hƣơng diệp 12g, Bán hạ (chế) 12g, Đinh hƣơng 2g, Trần bì 12g, sắc uống (Hoắc Hƣơng Bán Hạ Thang - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị viêm trƣờng vị cấp tính thuộc hàn thấp: Hoắc hƣơng, Bán hạ (chế), mỗi thứ 12g, Thƣơng truật, Trần bì, mỗi thứ 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị đầy tức bụng và vùng vị quản, nôn mửa không muốn ăn: Hoắc hƣơng diệp 12g, Trần bì 6g, Đảng sâm 12g, Bán hạ 6g, Xích phục linh 12g, Thƣơng truật 12g, Hậu phác 12g, Cam thảo 4g, Sinh khƣơng 3 lát. Sắc uống nóng (Hoắc Hƣơng Ẩm - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị tỳ vị khí trệ, bụng đầy, vùng trung quản đầy: Hoắc hƣơng 12g, Sa nhân 6g, Hậu phác 12g, Trần bì 4g, Thanh mộc hƣơng 12g, Chỉ thực 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). + Trị mũi viêm mạn tính: dùng Hoắc hƣơng 160g, tán bột, trộn mật heo làm viên. Mỗi lần uống 4g với nƣớc, ngày 2 lần, liên tục 2-4 tuần (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Tham khảo: + Hoắc hƣơng có mùi thơm giúp tỳ vị, nên chữa đƣợc bệnh ẩu nghịch, làm cho ăn uống thêm lên (Dụng Dƣợc Pháp Tƣợng). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - + Sách ―Quảng Chí‖ ghi rằng Hoắc hƣơng cành vuông có từng mắt, trong rỗng, lá hơi giống lá cà, Khiết cổ, Đông Viên chỉ dùng lá, nay họ dùng cả cành nữa. Sách sử đời nhà Đƣờng ghi:‖ Xứ Đốn Tổn thổ sản Hoắc hƣơng, trồng cành cũng sống đƣợc, nhƣ lá Đô lƣơng‖. Sách ‗Giao Châu Ký‘ của Lƣu Huân có chép: ―Hoắc hƣơng giống Tô hợp hƣơng, đó là nói về mùi thơm, chứ không phải nói về hình dạng‖ (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Hoắc hƣơng vào kinh Phế, vì thế ngày xƣa dùng để chữa bệnh tỵ uyên (mũi viêm dị ứng), nghĩa là hay dẫn khí thanh dƣơng đi lên tới đỉnh đầu (Thẩm Thị Tôn Sinh Thƣ). + Hoắc hƣơng tuy không táo nhiệt lắm, nhƣng nói cho đúng cốt dùng tại mùi thơm, bệnh mà trong miệng có mùi hôi, uống vào rất hay, nếu lƣỡi ráo, tân dịch thông nhuận thì không nên dùng. Phàm những vị thuốc có mùi thơm đều một lối nhƣ thể cả, chẳng những Hoắc hƣơng mà thôi (Y Học Nhất Đắc). + Quảng Hoắc hƣơng mùi thơm tƣơng dối đậm, tính táo, vì vậy nó thiên về tán thấp. Tiên Hoắc hƣơng có mùi thơm nhẹ hơn, không táo, thiên về hóa thấp (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Hoắc hƣơng và Tô tử có tính vị và công dụng cách chung là giống nhau. Tuy nhiên, Tử tô mầu tía, thƣờng đi vào phần huyết. Hoắc hƣơng thơm hơn Tử tô, có tác dụng lý khí hay hơn, nhƣng sức hành huyết thì không bằng Tử tô. Tử tô có tác dụng tuyên thông Phế khí mà phát hãn, giải biểu mạnh, hiệu lực của Hoắc hƣơng là kích thích Vị khí, tránh uếu khí mạnh (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Phân biệt: 1- Phân biệt với cây Thổ hoắc hƣơng hoặc Xuyên hoắc hƣơng có tên khoa học Agastacherugosa (fisch etmey) O. Ktze, thuộc họ Lamiaceae là một thứ cây thảo sống hàng năm, cao chừng 0,4-1m. Lá hình gần nhƣ tam giác, răng cƣa nhỏ và mau hơn, dài 2-8cm, rộng 1-5cm đầu lá nhọn, gốc lá hơi hình tim. Cuống dài 1-4cm. Hoa mọc thành vòng quanh thân, ở ngọn cành hay kẽ lá, cánh hoa màu tím hay màu trắng. Quả cứng nhỏ hình trứng ngƣợc. Cây có mọc ở Sapa, Hoàng Liên Sơn, thƣờng ngƣơøi ta thu hái toàn cây vào mùa hè, phơi âm can hoặc dùng tƣơi, có vị cay tính hơi ấm. Thƣờng sắc 1-12g hoặc làm thang tể để trị đau đầu do trúng nắng, đầy tức ngực bụng, nôi mửa ỉa chảy, đàm thấp tích trệ, ăn uống kém. 2- Xem thêm cây Hoắc hƣơng núi còn gọi là Tiá tô dại, có tên khoa học Hyptis suaveolens (l.) Poir. 3- Xem thêm cây Hoắc hƣơng núi còn gọi là chè nội, có tên khoa học adenosma caeruleum R. Br, thuộc họ Scrophulariaceae [Xem Nhân trần] (Danh Từ Dƣợc Học Đông Y).. HUYỀN SÂM Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Xuất xứ: Bản Kinh. Tên Hán Việt khác: Trọng đài (Bản Kinh), Chính mã, Huyền đài, Lộc trƣờng, Qủi tàng, Đoan (Ngô Phổ Bản Thảo), Hàm (Biệt Lục), Trục mã (Dƣợc Tính Luận), Phức thảo (Khai Bảo Bản Thảo), Dã chi ma (Bản Thảo Cƣơng Mục), Hắc sâm (Ngự Dƣợc Viện), Nguyên sâm (Bản Thảo Thông Huyền), Sơn ma, Dã chi ma, Năng tiêu thảo, Lăng tiêu thảo, Huyền vũ tinh, Lộc dƣơng sinh (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Đại nguyên sâm, Hắc nguyên sâm, Ô nguyên sâm, Khuê giác sâm, Trần nguyên sâm (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển), Sơn đƣơng quy (Hồ Nam Dƣợc Vật Chí), Thủy la bặc (Triết Giang Trung Dƣợc Chí). Tên khoa học: Scrophularia kakudensis Franch. Họ khoa học: Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae). Mô tả: Loài cây thân thảo, sống nhiều năm, thân cây vuông cao độ 1,7-2,3m, lá màu tím xanh. Lá mọc đối có cuống hình trứng dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cƣa, màu xanh nhạt. Cây ra hoa mùa hè. Hoa tự xếp thành hình chùy tròn, ống tràng hoa hình chén, cánh hình môi, chia làm 5 thùy, màu tím xám dài ngắn, 5 thùy. Quả bế đôi hình trứng. Hạt nhỏ bé, nhiều hạt màu đen, rễ to mập nhƣng hơi cong, dài độ 10-20cm, giữa rễ củ phình lớn, hai đầu củ hơi thon, nói chung mỗi gốc có 4-5 củ mọc thành chùm, lúc tƣơi vỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, sau khi chế biến vỏ ngoài màu nâu nhạt bên trong màu đen, mềm dẻo. Địa lý: Huyền sâm sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên gọi là ―Xuyên huyền sâm‖ hay ―Thổ Huyền sâm‖ thƣờng trồng vào đầu mùa hạ, đến mùa thu sang năm thì thu hoặch. Chủ yếu phân bố ở Đạt Huyện, Ôn Giang, Vạn Huyện, Bồi Lăng. Huyền sâm xản xuất ở tỉnh Triết Giang thuộc loại Quảng huyền sâm, trồng vào đầu năm thu hoạch vào cuối năm, phân bố ở các huyện Đông Dƣơng, Tiêu cƣ. Loại này sản xuất ở các tỉnh Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Quý Châu, Cát Lâm, Liêu Ninh. Ở các tỉnh trên ngoài việc trồng trọt ra, còn có khai thác cây mọc hoang dại. Huyền sâm mới di thực vào nƣớc ta, trồng ở đồng bằng hay miền núi đều cho năng xuất cao, chất lƣợng tốt. Ở đồng bằng gieo trồng tháng 10-11, ở miền núi tháng 2-3. Cây ƣa đất pha cát nhiều chất mùn, màu mỡ, thoát nƣớc tốt. Có thể gieo thẳng hoặc trồng bằng mầm non sau khi thu hoạch nhƣng thông thƣờng là gieo thẳng. Ngâm hạt với nƣớc ấm, trong 4 giờ, vớt ra để ráo, trộn với đất bột để gieo. Gieo xong tƣới nƣớc phủ rơm rạ. Thu hái, sơ chế: Vào vụ, ở đồng bằng thu hoạch vào tháng 7-8, miền núi tháng 10-11, năm thứ 2 sau khi trồng, lúc cây đã tàn lụi thì thu hoạch, lúc thu hoạch thì dùng cuốc đào, nắm lấy gốc cây rũ lấy củ, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - ngắt bẻ lấy củ để chế biến. Nếu cần lấy đầu chồi hoặc đầu củ để làm giống, cũng cần kết hợp chọn lúc này. a) Phƣơng pháp sơ chế Thổ huyền sâm: Sau khi thu hoạch đem đi rửa ngay đƣa lên gìan sấy, sấy cho tới lúc khô đƣợc một nửa thì đem ra chất đống 2-3 ngày, bên trên có phủ kín cỏ rạ làm cho ruột củ biến thành màu đen, nƣớc bên trong thấm thấu ra ngoài, lại đem ra sấy, sấy cho tới lúc khô 9 phần, bỏ vào trong xảo, lắc đi lắc lại cho củ rễ và đất cát rơi xuống hết, sau đó phân loại đem bán. b) Phƣơng pháp chế biến Huyền sâm Triết Giang. Sau khi thu hoạch về, đem phơi nắng ngay, lúc phơi khô đƣợc một nửa, đem chất đống 2-3 ngày, sau đó lại đem phơi, qua độ 40 ngày thì khô kiệt, nếu trƣờng hợp bị mƣa thì cũng có thể dùng lửa sấy. Dù là sấy hay phơi khô, điền cần phải chú ý không đƣợc làm cho rỗng ruột. Nếu phải dùng lửa sấy thì cần phải chú ý đặc biệt đến lửa sấy, nhất thiết không đƣợc quá to lửa, để tránh khô giòn rỗng ruột. Phần dùng làm thuốc: Rễ. Mô tả dƣợc liệu: Rễ vẫn gọi là củ khô, hình trụ, chính giữa phình lớn, phía dƣới thuôn nhỏ lần, ở phía trƣớc gốc có cổ hẹp lại, phía trên có nuốm phình lớn, rễ dài từ 12-15cm, rộng chừng 21mm, 25mm, mặt ngoài biểu hiện màu nâu đất, có nếp nhăn sâu rõ ràng và các bì khổng dài ngang màu đất sét, nếp nhăn nằm ngang tƣơng đối ít, có khi cũng có thể thấy sẹo của nhánh rễ bị đứt ngang, chất cứng dẻo, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang mềm màu đen nhiều thịt, đầu ƣớt nhƣ keo khói đèn hoặc Thục địa, ở chính giữa hơi biểu hiện dạng xơ, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía trong có nhiều vân tỏa ra (bó libe gỗ). Bột màu đen, nhạt, vị hơi ngọt mặn. Bào chế: 1- Đào củ về rửa sạch, lót cỏ lác, xếp củ vào chỗ đồ lên cho chín, phơi khô dùng (Lôi Công). 2- Rửa sạch, ủ mềm, xắt lát phơi khô (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Bảo quản: Dễ mốc trắng, để nơi khô ráo, đậy kín, dƣới có lót vôi sống. Hay đem phơi nắng. Thành phần hóa học: + L-Asparagine, Oleic acid, Linoleic acid, Stearic acid (Trung Dƣợc Học). + Harpagide, Harpagoside, Ningpoenin (Kitagawa I và cộng sự, Chem Pharm Bull 1967, 15: 1254). + Aucubin, 6-O-Methylcatalpol (Qian Jing Fang và cộng sự, Phytochemistry 1992, 31 (3): 905). + Asparagine (Lâm Khải Thọ, Trung Thảo Dƣợc thành Phần Hóa Học, Bắc Kinh Khoa Học Xuất Bản 1977: 25). Tác dụng dược lý: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - + Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nƣớc sắc Huyền sâm có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Pseudomonas aeruginosa (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nƣớc sắc Huyền sâm có tác dụng tăng huyết áp, đặc biệt trong huyết áp cao do thận. Hiệu quả này có lẽ do tác dụng co mạch (Chinese Herbal Medicine). + Nƣớc sắc Huyền sâm có tác dụng an thần, chống co giật, giải nhiệt (Trung Dƣợc Học). + Nƣớc sắc Huyền sâm có tác dụng cƣờng tim nhẹ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc). + Nƣớc sắc Huyền sâm có tác dụng gĩan mạch, hạ áp (Hồng Duy Quế, Triết Giang Y Học 1981 (1): 11). + Cồn chiết xuất Huyền sâm có tác dụng làm tăng lƣu lƣợng máu của mạch vành, làm cho sức chịu đựng trạng thái thiếu Oxy của tim đƣợc tốt hơn (Kinh Lợi Bân (Quốc Lập Bắc Bình Nghiên Cứu Viện Sinh Lý Sở trung Văn Báo Cáo 1936, 3 (1): 1). + Nƣớc sắc Huyền sâm có tác dụng hạ hiệt tốt (Won S W, C A 1965, 62: 9631). Tính vị: + Vị đắng, tính hơi hàn (Bản Kinh). + Vị hơi đắng, hơi mặn lẫn ngọt, tính mát (Dƣợc Phẩm Hóa Nghĩa). + Vị đắng, mặn, tính hàn (Trung Dƣợc Học). + Vị đắng, mặn, tính hơi hàn (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh túc Thiếu âm Thận (Dƣợc Loại Pháp Tƣợng). + Vào kinh Tâm, Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dƣợc Tính Giải). + Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Bản Thảo Tân Biên). + Vào kinh Phế, Thận (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Vào kinh Phế, Thận (Trung Dƣợc Học). + Vào kinh Phế, thận (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Tác dụng: + Tƣ âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trƣờng (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).+ Tƣ âm, giáng hỏa, trừ phiền, giải độc. Trị nhiệt bệnh, phiền khát, phát ban, nóng trong xƣơng, đêm nằm không yên, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, họng sƣng đau, phù thũng, lao hạch (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Thanh Thận hỏa, tƣ âm, tăng dịch. Trị âm hƣ, bạch hầu, họng sƣng đau, ôn dịch độc, ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt, bứt rứt (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - Kiêng kỵ: + Tỳ vị có thấp, tỳ hƣ, tiêu chảy: không dùng (Trung Dƣợc Học). + Huyết thiếu, mắt mờ, đình ẩm, hàn nhiệt, chi mãn, huyết hƣ, bụng đau, tỳ hƣ, tiêu chảy: không dùng (Trung Dƣợc Học). + Kỵ Hoàng kỳ, Can khƣơng, Đại táo, Sơn thù. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Âm hƣ mà không có nhiệt, hoặc âm hƣ kèm tiêu chảy: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Tỳ Vị có thấp, Tỳ hƣ kèm tiêu chảy: không dùng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách). Liều dùng: 12 – 20g Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị các loại độc do rò: Huyền sâm ngâm rƣợu uống hàng ngày (Khai Bảo Bản Thảo). + Trị loa lịch lâu năm: Huyền sâm sống, gĩa nát, đắp, 2 ngày thay một lần (Quảng Lợi Phƣơng). + Trị gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt: Huyền sâm tán bột, lấy nƣớc cơm nấu gan He

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_tay_cay_thuoc_va_vi_thuoc_dong_y.pdf
Tài liệu liên quan