Sổ tay dạy học Khoa học tự nhiên 6

Bài 12: TRAO ĐỔI NƯỚC

VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở CÂY XANH (2 tiết)

Tiết 35,36

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò của nước và muối khoáng đối với cây xanh.

- Vẽ và mô tả được con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh.

- Thực hiện được các bước thí nghiệm chứng minh cây cần nước muối khoáng và thí nghiệm chứng minh cây có sự thoát hơi nước.

- Ứng dụng được kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng trong việc chăm sóc cây trồng trong gia đình.

2. Kĩ năng:

- làm và quan sát thí nghiệm

- Hình thành kĩ năng tham gia các hoạt động thực tế

 3. Thái độ: Yêu thích mộ học, có ý thức bảo vệ cây xanh

 

doc90 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay dạy học Khoa học tự nhiên 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: - Thảo luận theo đơn vị lớp để trả lời câu hỏi trang 74. - Xem phim mô phỏng về sự phân chia tế bào. - Nghe GV giảng giải và tự ghi nhớ. - TB lớn lên: từng bộ phận lớn lên (màng sinh chất, TBC, không bào) - Nhờ quá trình TĐC với môi trường, TB tích lũy chất để lớn lên. D. Hoạt động vận dụng * Hoạt động nhóm: - Trình bày nội dung đã nghiên cứu trước ở nhà. - Nhóm thảo luận thống nhất ý kiến. - Đại diện trình bày trước lớp cách thiết kế thí nghiệm. - Cho đất vào cốc, gieo hạt đậu và tưới ẩm hàng ngày, đo và đếm số lá. - Có thể HS chưa nêu được cách thiết kế TN đối chứng, GV gợi ý hướng dẫn và yêu cầu về nhà làm. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng * Ghi nội dung công việc ở nhà: - Tìm hiểu về sự lớn lên của một loại TB - Viết bài về nội dung em thu thập được và gửi bài vào góc học tập để chia sẻ III. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tuần 10 Ngày soạn: 18/10/2017 Ngày dạy: /10/2017 CHỦ ĐỀ 5: ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG (2 tiết) Bài 10: ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG (2 tiết) Tiết: 29,30 Mục tiêu Kiến thức Nêu được dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể. Phân biệt được các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật và cơ thể động vật. Chỉ và gọi tên được các bộ phận của cơ thể sinh vật. Lập được bảng so sánh về cấu tạo cơ thể thực vật và động vật. Quan sát và nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo cơ thể của thực vật và động vật trong môi truờng sống xung quanh. 2. kĩ năng Hình thành kĩ năng quan sát, ghi chép mô tả các hoạt động sống của sinh vật trong thực tế. Hình thành kĩ năng phân biệt các cấp tổ chức của sự sống. Hình thành kĩ năng báo cáo kết quả học tập. 3. Thái độ Hứng thú, có tinh thần say mê trong tìm hiểu đời sống động, thực vật. Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức. 4.Định hướng các năng lực cần hình thành - Quan sát: quan sát tranh, xem video về đời sống sinh vật. Quan sát sinh vật trong thực tế. - So sánh: các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật và cơ thể động vật. - Phân loại: Đưa ra những đặc điểm phân biệt vật sống và không sống II. Chuẩn bị: 1. GV: - Bài giảng điện tử, máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ. 2. HS: - tìm hiểu nội dung bài và lập bảng theo yêu cầu trong tài liệu trang 78. III. Tiến trình bài học Hoạt động Thay đổi hình thức, bổ sung nội dung Nội dung A. Hoạt động khởi động * Hoạt động nhóm: - Kể những động vật và thực vật mà em biết. - Chỉ ra trong hình 10.1 đâu là ĐV, đâu là TV. - Phân biệt vật sống và vật không sống. - ĐVĐ: Vậy cơ thể sống có những dấu hiệu nào để phân biệt với vật không sống? - TV:cây khoai tây - ĐV: chuột, mèo - HS có thể nêu nhiều dấu hiệu như di chuyển được, ăn uống, lớn lên B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. 7 dấu hiệu đặc trưng của tổ chức cấp cơ thể 2. các cấp độ tổ chức của sinh quyển * Hoạt động nhóm: - Nghiên cứu thông tin và hình 10.2. - Ghi nhớ 7 dấu hiệu đặc trưng của tổ chức cấp cơ thể. - Đưa ý kiến về bảng cần lập theo nội dung đã chuẩn bị ở nhà, thảo luận và thống nhất hoàn thiện bảng. - Trình bày ý kiến trước lớp về kết quả nhóm mình, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhóm bạn và nhận xét của GV. ? Làm thế nào để nhận biết được vật đó sống hay không sống, hoặc đã từng sống nhưng giờ đã chết. ? Tại một thời điểm vật sống có thực hiện đầy đủ cả 7 dấu hiệu nói trên không? * Hoạt động tập thể: - Xem hình minh họa và nghe GV giảng giải về các cấp độ tổ chức của sinh quyển. - So sánh các cấp độ cấu tạo cơ thể của ĐV và TV, ghi vào nhật kí. * Ghi nội dung công việc về nhà: - nghiên cứu thông tin trang 80 và tóm tắt vào vở. - Làm BT 1,2,3,4 mục C - HS có thể xếp nhầm hoặc thắc mắc về khả năng di chuyển, cảm ứng ở TV. → Đưa ra các VD minh họa cho các dấu hiệu đó. HS: Dựa vào 7 dấu hiệu trả lời câu hỏi. Yêu cầu học sinh trả lời được: +Tại một thời điểm có thể hoặc không thể thực hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm trên đa số thực hiện được rất nhiều dấu hiệu ví dụ : Dinh dưỡng, di chuyển, hô hấp - TV: phân tử, TB, mô, cơ quan, cơ thể. - ĐV: phân tử, TB, mô, cơ quan, hệ CQ, cơ thể. B. Hoạt động hình thành kiến thức 3. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào * Hoạt động cá nhân: - Nêu tóm tắt nội dung đã đọc ở nhà. - Lắng nghe ý kiến nhận xét của bạn và GV, hoàn thiện vào vở. - Nêu ý kiến trả lời câu hỏi trang 80. * Tóm tắt nội dung: - Cơ thể đơn bào - Cơ thể đa bào - Mô - Cơ thể là một khối thống nhất * Nếu mô hoặc cơ quan bị tách ra khỏi cơ thể thì sẽ không hoạt động được vì các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng và thống nhất. C. Hoạt động Luyện tập * Hoạt động cá nhân: - Trình bày câu trả lời cho BT 1 và 2 đã chuẩn bị ở nhà. - Lắng nghe ý kiến của các bạn khác và nhận xét của GV để tự đánh giá và hoàn thiện vào vở. * Hoạt động nhóm: - Nêu ý kiến cá nhân theo nội dung chuẩn bị ở nhà cho BT 3, 4. - Thống nhất ghi ra bảng nhóm. - Đăng bảng và trình bày trước lớp - Nghe ý kiến bổ sung của nhóm khác và nhận xét của GV Bài 1: a. Em đang hô hấp, sinh trưởng, cảm ứng. b. Bông hoa sen đang dinh dưỡng, sinh sản, hô hấp Bài 2: a. Chiếc oto giống với SV sống ở khả năng cảm ứng, di chuyển b. Chiếc xe khác với cơ thể sống ở các điểm: không có khả năng sinh trưởng, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết Bài 3: + Không. Vì mô, cơ quan, hệ cơ quan, có sự thống nhất giữa các chức năng và nhiệm vụ, chính vì vậy mô cơ tim, hay quả tim không thể thực hiện việc co rút, bơm máu và tuần hoàn. Bài 4. b. Con người thuộc nhóm động vật. d. A- dinh dưỡng; B-di chuyển; C-sinh sản; D-sinh trưởng. D. Hoạt động vận dụng * Hoạt động cá nhân: - Tìm hiểu vai trò của TV/ĐV với đời sống con người. - Báo cáo trước lớp, lắng nghe các ý kiến khác. - Có thể nêu những vai trò quen thuộc như làm lương thực, thực phẩn, đồ dùng sinh hoạt, điều hòa khí hậu E. Hoạt động tìm tòi mở rộng * Ghi nội dung công việc ở nhà: - Nghiên cứu nội dung thông tin trang 83,84. - Trả lời câu hỏi “Tại sao cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn?”. Rút kinh nghiệm: CHỦ ĐỀ 6: CÂY XANH (19 tiết) Bài 11: CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY XANH (3 tiết) Tiết 32,33,34 I/ Mục tiêu bài học Kiến thức. Phân biệt được các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh về hình thái và chức năng Nêu được ví dụ về biến dạng của cơ quan sinh dưỡng và ý nghĩa của các biến dạng đó. Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh dưỡng của cây để chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong gia đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung. Kĩ năng Rèn luyện được kĩ năng quan sát thông qua việc xác định và mô tả đặc điểm hình thái các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh. Tái độ. – Yêu thích môn học, bảo vệ cây xanh Năng lực hình thành. - Năng lực quan sát, nhận biết các bộ phận của cây xanh. - Năng lực giao tiếp, hợp tác - Vận dụng hiểu biết kiến thức sinh học vào thực tế. II/ Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ. Cây thìa là, cải xanh, hành ,tỏi,rau rền - HS: Phiếu học tập, đọc bài trước ở nhà ,Cây thìa là, cải xanh, hành, tỏi, rau rền III/ Tiến hành: 1. Ổn định 2. Các hoạt động học tập: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giáo viên Học sinh 1. Trò chơi “Thi kể tên các bộ phận của cây xanh” Giáo viên yêu cầu CT HĐTQ lên điều khiển các bạn chơi trò chơi. - GV theo dõi các nhóm hoạt động - GV Nhận xét và bổ sung nếu thiếu 2. Gọi tên các bộ phận là cơ quan sinh dưỡng và nêu chức năng của chúng. GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời. * Hoạt động tập thể: - HS có thể kể được: rễ, thân, cành, lá, ngọn, hoa quả, hạt. → giúp HS phân tích để chỉ ra các phần như ngọn, cành là thuộc bộ phận thân. Từ đó chỉ ra được các cơ quan: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. - Có thể có nhiều ý kiến khác nhau → cần chỉ ra được 3 cơ quan sinh dưỡng là: rễ, thân, lá. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Giáo viên Học sinh * GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: - Lấy khay mẫu và phân loại cây theo đặc điểm của rễ. - Nêu cơ sở phân loại. - Đặt tên cho 2 loại rễ theo hình 11.1 - Làm BT điền từ mục b trang 87. - Quan sát, trợ giúp nếu HS cần. - Hướng dẫn nhóm nào hoạt động chậm. * GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: - Yêu cầu HS quan sát tranh hình 11.3 sgk kết hợp mẫu vật là 1 đoạn thân cây có đủ các bộ phận. - Xác định các bộ phận của thân và điền chú thích vào hình. - GV lắng nghe, hướng dẫn cách gọi tên các bộ phận của cây. Cần chốt được các bộ phận chính của cây cho HS: - Vẽ sơ đồ các bộ phận của thân theo ý hiểu. *GV Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi/88. ? Nêu điểm giống nhau giữa thân và cành? ?Phân biệt chồi nách và chồi ngọn? - GV theo dõi, trợ giúp các nhóm làm chưa tốt - Kiểm tra kết quả của nhóm hoàn thành, nhận xét, gợi ý để HS hoàn thành kiến thức. - GV cần chốt được cho HS: * GV phát cho mỗi nhóm 5 thẻ nhớ có nội dung như sau: +Thân gỗ: Cứng, cao, có cành + Thân cột: Cứng, cao, không cành + Thân cỏ: mềm, yếu, thấp + Thân leo: Leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn + Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất - GV Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm hoàn thành PHT. - GV theo dõi, trợ giúp các nhóm làm chưa tốt - Kiểm tra kết quả của nhóm hoàn thành, nhận xét, gợi ý để HS hoàn thành kiến thức. 1. Rễ cây: a. Các loại rễ: - HS hoạt động nhóm: - Đại diện nhóm trình bày trước lớp, lấy ý kiến từ nhận xét và trả lời chất vấn của các nhóm khác. - Lắng nghe nhận xét của GV và hoàn thiện vào vở. - Học sinh có thể phân chia các mẫu cây thành 2 nhóm ( dựa vào đặc điểm của rễ) + Nhóm 1 gồm: thì là, rau cải, rau rền (nhóm có rễ cọc) +Nhóm 2 gồm: hành, tỏi tây (nhóm có rễ chùm). - HS cần rút ra được đặc điểm của 2 loại rễ: + Rễ cọc: có 1 rễ chính đâm thẳng xuống đất, xung quanh mọc ra các rễ bên. + Rễ chùm: có nhiều rễ bằng nhau mọc ra từ gốc của thân. - Chia rễ cây thành 2 loại dựa theo vào đặc điểm của rễ hình 11.1 b. Chức năng của rễ: - HS làm bài tập điền từ và cần nêu được chức năng của rễ. - Chức năng của rễ: + Giữ cho cây mọc được trên đất + Hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ lông hút. 2. Thân cây: a. Các bộ phận của thân: - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm hoạt động nhóm: - Lấy mẫu vật - Thảo luận chỉ ra các bộ phận của cây ( HS có thể nói tên sai tên bộ phận); điền chú thích cho H11,3 - Thư kí báo cáo kết quả. - Lắng nghe nhận xét của GV, chốt kiến thức vào vở Các chú thích hình 11.3 là: 1.Chồi ngọn; 2.Chồi nách; 3. Thân chính; 4. Cành * Trưởng nhóm điều khiển các bạn hoạt động nhóm: - Yêu cầu mỗi bạn nêu ý kiến của mình. - Thảo luận, thống nhất ý kiến chung của nhóm. - Giơ biển báo hoàn thành. - Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm. - HS trong nhóm ghi chép lại kiến thức chuẩn theo sự hướng dẫn của GV. - Thân và cành có cấu tạo giống nhau nhưng cành nhỏ hơn, mọc ra từ thân nên còn gọi là thân phụ. - Chồi nách phát triển thành cành còn chồi ngọn phát triển thành thân chính. b. Các loại thân: * Trưởng nhóm điều khiển các bạn hoạt động nhóm: - Phát cho 5 thành viên trong nhóm 5 thẻ nhớ, mỗi bạn đọc lên nội dung thẻ nhớ của mình. - Các thành viên còn lại hoàn thành PHT dựa vào thông tin các bạn vừa đọc - Thảo luận, thống nhất ý kiến chung của nhóm. - Giơ biển báo hoàn thành. - Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm. - HS trong nhóm ghi chép lại kiến thức chuẩn theo sự hướng dẫn của GV. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP Tìm các từ ngữ phù hợp về các loại thân, đặc điểm của chúng để điển vào chỗ trống trong bảng theo mẫu dưới đây: Các loại thân Đặc điểm Thân đứng (1) Thân gỗ Cứng, cao, có cành Thân cột (2) Cứng, cao, không cành (3) Thân cỏ Mềm, yếu, thấp (4) Thân leo Leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn (5) Thân bò (6) mềm yếu, bò lan sát đất Điền vào chỗ chấm Tuỳ theo cách mọc của thân mà người ta chia thân làm 3 loại: Thân đứng (thân gỗ, thân cột, thân cỏ), thân leo (thân cuốn, tua cuốn) và thân bò. - GV Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm hoàn thành bảng trang 89 và hoàn thành mục c/chức năng của thân. - GV theo dõi, trợ giúp các nhóm làm chưa tốt - Kiểm tra kết quả của nhóm hoàn thành, nhận xét, gợi ý để HS hoàn thành kiến thức. * Trưởng nhóm điều khiển các bạn hoạt động nhóm: - Thảo luận, thống nhất ý kiến chung của nhóm. - Giơ biển báo hoàn thành. - Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm. c. Chức năng của thân: Thân là một cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá. Đáp án hoạt động điền vào chỗ trống trong bảng khi quan sát H. 11.4 – Cây đa: Thân gỗ Cây rau má: Thân bò – Cây dừa: thân cột Cây đậu Hà Lan: Thân leo nhờ tua cuốn – Một loại cây bìm bìm:Thân leo nhờ thân cuốn Cây cỏ mần trầu: Thân cỏ – Cây đậu: Thân leo nhờ thân cuốn - GV Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm: - GV theo dõi, trợ giúp các nhóm làm chưa tốt - Kiểm tra kết quả của nhóm hoàn thành, nhận xét, gợi ý để HS hoàn thành kiến thức. * Trả lời câu hỏi: + Chức năng quan trọng nhất của lá là gì? + Chú thích vào H11.5 * Quan sát H11.6; 11.7 hoàn thành bảng trang 92. * Trả lời câu hỏi: + Nhận xét hình dạng , kích thước, mầu của phiến lá và so sánh diện tích bề mặt của phần phiến so với phần cuống? + Tìm những điểm giống nhau của phần phiến các loại lá. Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng? + Có bao nhiêu kiểu gân lá? - GV Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm hoàn thành bảng trang 93 - GV theo dõi, trợ giúp các nhóm làm chưa tốt - Kiểm tra kết quả của nhóm hoàn thành, nhận xét, gợi ý để HS hoàn thành kiến thức. 3. Lá cây: a. Các bộ phận của lá: * Trưởng nhóm điều khiển các bạn hoạt động nhóm: - Các thành viên nêu ý kiến - Thảo luận, thống nhất ý kiến chung của nhóm. - Thư kí ghi chép lại - Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm. HS nêu được: - Chức năng quan trọng nhất của lá là quang hợp - Chú thích vào hình 11.5: Cuống lá; 2. Gân lá; 3. Phiến lá - Hs hoàn thành bảng. Dựa vào kết quả bảng vừa hoàn thành trả lời các câu hỏi. + Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với phần cuống. + Những điểm giống nhau của phiến các loại lá: dạng bản dẹt, màu lục, là phần to nhất của lá. Giúp phiến lá có thể thu nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ nuôi cây. + Có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song và gân hình cung. b. Các loại lá: * Trưởng nhóm điều khiển các bạn hoạt động nhóm: - Các thành viên nêu ý kiến - Thảo luận, thống nhất ý kiến chung của nhóm. - Thư kí ghi chép lại - Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm. - Các thành viên trong nhóm nhắc lại các đặc điểm của các loại lá. Các loại lá: - Lá đơn: Mỗi cuống mang 1 phiến, chồi nách ở ngay trên cuống, cả phiến và cuống rụng cùng lúc. - Lá kép: mỗi cuống chính mang nhiều cuống con với các lá chét, chồi nách mọc trên cuống chính, lá ché rụng trước còn cuống chính rụng sau. ĐÁP ÁN BẢNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI LÁ Đặc điểm Lá mồng tơi (Lá đơn) Lá hoa hồng (Lá kép) Sự phân nhánh của cuống Cuống không phân nhánh. Mỗi cuống chỉ mang một phiến, Cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con Lá chét Không có lá chét Mỗi cuống con mang 1 phiến gọi là lá chét Khi lá rụng Khi rụng thì cả cuống và phiến cùng rụng một lúc Thường lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau Vị trí của chồi nách Chồi nách nằm ở phía trên cuống Chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, không có ở cuống con *GV Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi: + Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là rễ cây là gì? + Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là thân cây là gì? + Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là lá cây là gì? *Yêu cầu học sinh lấy mẫu vật, quan sát mẫu vật thảo luận nhóm cho biết: Củ khoai lang, củ khoai tây, gai cây xương rồng thuộc bộ phận nào của cây? Giải thích. *GV Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm hoàn thành PHT /96: * Trưởng nhóm điều khiển các bạn hoạt động nhóm, thống nhất ý kiến của cả nhóm, trao đổi kết quả với nhóm khác. - Không phân đốt, có thể mang chồi, có nhiều lông hút - Mang lá, chồi, có thể phân đốt - Mọc ra từ thân và ở dưới chồi, có thể tách ra khỏi thân tương đối dễ dàng *Nhóm trưởng yêu cầu: - 1 bạn đi lấy mẫu vật. - Cả nhóm quan sát mẫu vật trả lời các câu hỏi/94 * HS cần trả lời được: + Củ khoai lang thuộc rễ cây vì không phân đốt, có rễ con mọc ra từ củ. + Củ su hào thuộc thân cây vì mang lá, chồi. + Gai xương rồng là do lá cây biến đổi thành vì mọc ra từ thân và ở dưới chồi. * Trưởng nhóm điều khiển các bạn hoạt động nhóm, thống nhất ý kiến của cả nhóm, trao đổi kết quả với nhóm khác. - HS hỏi và trả lời với nhau các câu hỏi trang 97 ĐÁP ÁN PHT Bảng 1: Một số loại rễ biến dạng STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của rễ biến dạng Chức năng đối với cây Tên rễ biến dạng (rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút) 1 Cây sắn Rễ phình to Dự trữ Rễ củ 2 Cây trầu không Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám Giúp cây leo lên Rễ móc 3 Cây tầm gửi Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác Lấy thức ăn từ cây chủ Giác mút 4 Cây bụt mọc Sống trong điều kiện Lấy oxi cung cấp Rễ thở thiếu không khí cho các phần rễ Rễ mọc ngược lên trên dưới đất mặt đất Bảng 2: Một số loại thân biến dạng STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của thân biến dạng Chức năng đối với cây Tên thân biến dạng (thân củ, thân rễ, thân mọng nước) 1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ 2 Củ khoai tây Thân củ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ 3 Củ gừng Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ 4 Củ dong ta (hoàng tinh) Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ 5 Xương rồng Thân mọng nước, mọc trên mặt đất Dự trữ nước. Quang hợp Thân mọng nước Bảng 3: Một số loại lá biến dạng STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng đối với cây Tên lá biến dạng (lá vảy, dự trữ, bắtmồi, lá biến thành gai, tua cuốn, tay móc) 1. Xương rồng Lá có dạng gai nhọn Làm giảm sự thoát hơi nước Lá biến thành gai 2. Cành đậu Hà lan Lá ngọn có dạng tua cuốn Giúp cây leo lên cao Tua cuốn 3. Cành mây Lá ngọn có dạng tay có móc Giúp cây bám leo lên cao Tay móc 4. Củ dong ta Lá phủ trên thân, rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ Lá vảy 5. Cù hành Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng Chứa chất dự trữ cho cây Lá dự trữ 6. Cây bèo đất Trên lá có rất nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và có thể tiêu hoá con mồi Bắt và tiêu hoá ruồi Lá bắt mồi 7. Cây nắp ấm Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hoá được sâu bọ Bắt và tiêu hoá sâu bọ chui vào bình Lá bắt mồi - GV Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin trang 97. Và trả lời các câu hỏi trang 98. - GV quan sát và giúp đỡ những HS kém - Kiểm tra kết quả của HS hoàn thành, nhận xét, gợi ý để HS hoàn thành kiến thức. * Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1/ GV Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi mục 1/98: - Phân biệt các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh? - Điều gì sẽ xảy ra với cây nếu cây đó bị vặt hết số lá? - Điều gì sẽ xảy ra với cây nếu cây đó bị cắt phần lớn số rễ (Hoạt động này giúp học sinh: + phân biệt được các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh. + chứng minh được cây xanh là một thể thống nhất.) 2/ GV Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thực hiện yêu cầu mục 2/98: Giới thiệu với bạn về một số cây mà em vẽ, sưu tầm được (hình dạng, kích thước; đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá; môi trường sống...) - Kiểm tra kết quả của HS, giúp đỡ nếu HS cần trợ giúp. 3/GV yêu cầu CT HĐTQ lên tổ chức cho lớp chơi trò chơi:”Đố bạn”: - HS hoạt động cặp đôi theo yêu cầu của GV - Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh bao gồm: rễ, thân, lá. Chúng có chức năng chính là nuôi dưỡng cây. - Cây sẽ chết vì không có bộ phận để tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cây - Cây sẽ chết vì không có bộ phận để hấp thụ nước và muối khoáng. - HS hoạt động cặp đôi theo yêu cầu của GV (Hoạt động này giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của cây xanh và tạo cơ hội để học sinh liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn) - CT HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi như hướng dẫn ở SHD học. D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Học sinh tự học ở nhà theo hướng dẫn trong sách hướng dẫn học. Khuyến khích học sinh về nhà thực hiện tất cả các hoạt động, sau khoảng 1– 2 tuần sau đến báo cáo với giáo viên. E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Hãy tìm hiểu trong thư viện (thư viện lớp học hoặc thư viện nhà trường) Học sinh có thể thực hiện hoạt động này với sự trợ giúp của bố/mẹ, ông/bà, anh/chị, hoặc người lớn Giáo viên cần có những nhận xét, phản hồi kết quả hoạt động ứng dụng của học sinh Hãy viết một đoạn văn mô tả một cây bất kì mà em biết Hoạt động này giúp học sinh: ứng dụng kiến thức vào thực tiễn,giúp các em rèn luyện ngôn ngữ viết. (Yêu cầu HS viết các loại cây khác nhau sau đó trao đổi bài viết cho nhau). IV/Rút kinh nghiệm .... Bài 12: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở CÂY XANH (2 tiết) Tiết 35,36 I.Mục tiêu bài học Kiến thức: Nêu được vai trò của nước và muối khoáng đối với cây xanh. Vẽ và mô tả được con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh. Thực hiện được các bước thí nghiệm chứng minh cây cần nước muối khoáng và thí nghiệm chứng minh cây có sự thoát hơi nước. Ứng dụng được kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng trong việc chăm sóc cây trồng trong gia đình. Kĩ năng: - làm và quan sát thí nghiệm - Hình thành kĩ năng tham gia các hoạt động thực tế 3. Thái độ: Yêu thích mộ học, có ý thức bảo vệ cây xanh 4. Năng lực: - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm, giao tiếp - Năng lực tự học II/ Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh, ảnh, video thể hiện vai trò của nước và các nguyên tố khoáng trong cây, ví dụ: tranh về cây bón đầy đủ nước và thiếu nước; tranh về cây bón đủ đạm và thiếu đạm... - Tranh ảnh/video về con đường đi của nước từ ngoài môi trường vào trong cây, lên đến lá cây. - Một số thí nghiệm chứng minh vai trò của nước và các nguyên tố khoáng như Na, K... 2. HS: - Chuẩn bị nội dung và các thí nghiệm theo nhóm. III/ Tiến hành: 1. Ổn định: 2. Các hoạt động học tập: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Giáo viên Học sinh - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm hoạt động nhóm. GV: quan sát, hướng dẫn sự điều khiển của nhóm trưởng, hoạt động của HS. - HS có thể trả lời không đúng trọng tâm thì Gv có thể định hướng. - Kiểm tra kết quả của HS. GV cần chốt được cho HS: (GV:- Vai trò của nước và muối khoáng như là “thức ăn, nước uống” của cây. - Nước từ đất vào rễ lên thân rồi lên lá và thoát ra ngoài. Một phần nước được giữ lại trong cây cho các hoạt động sống của cây. Vậy nước, mu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHTN 6_12398336.doc
Tài liệu liên quan