BÀI 6: TRUYỆN KIỀU - CHỊ EM THÚY KIỀU
Tiết 26-> 30
I, Mục tiêu bài học;
1. Kiến thức:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: Ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
- Khái niệm thuật ngữ, những đặc điểm của thuật ngữ.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
157 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay lên lớp văn 9 - Trường THCS Nà Nhạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong TV là từ mượn Tiếng Hán.
Hoạt động luyện tập ( bài tập 2/ shd 46
- HĐ chung.
HS chú ý câu a /shd 46
( Hoạt động cặp đôi) - Phiếu học tập số 1
Các nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét- GV bổ sung
HS chú ý câu b /shd 46
( Hoạt động cặp đôi) - Phiếu học tập số 2
Các nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét- GV bổ sung
HS chú ý câu c /shd 46
? Tìm ra một số từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó?
GV: chốt lại kiến thức toàn bài
HS về nhà tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải thích nghĩa của các từ đó ?
Tiết 24
C. Hoạt động luyện tập.
2. Luyện tập về sự phát triển của từ vựng:
a) Sắp xếp những từ dưới đây...
Từ mượn của tiếng Hán
Từ mượn của các ngôn ngữ Châu Âu.
+Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
+Xà phòng, ô tô, ra- đi -ô, ô-xi, cà phê, ca nô.
b) Hãy tìm những từ ngữ được tạo ra từ một số mô hình dưới đây.
Từ cấu tạo theo mô hình x+tặc .
- Không tặc, hải tặc, tin tặc, lâm tặc...
-Lâm tặc: Kẻ cướp tài nguyên rừng.
-Tin tặc: Kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
Từ cấu tạo theo mô hình x+ hóa .
-X + hoá: ô-xi hoá, cơ giới hoá...
Từ cấu tạo theo mô hình x+ điện tử .
-X +điện tử: Thư điện tử, giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử.
c)
-> Cầu truyền hình: Hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đối thoại trực tiếp với nhau... qua hệ thống Ca-mê-ra.giữa các điểm cách xa nhau.
-Cơm bụi : Cơm giá rẻ, thường bán ở các quán nhỏ, tạm bợ.
-Công nghệ cao:Công nghệ dựa trên khoa học, kỹ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.
-Đường cao tốc: Đường xây dựng theo tiêu chẩn đặc biệt giành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao (100km/ h)
-Đường vành đai: Đường bao quanh giúp xe cơ giới đi vòng đến địa phương khác mà không phải vào thành phố....
Tiết 25
C. Hoạt động luyện tập.
3) Trả bài viết số 1- Văn thuyết minh:
a. Đề bài:
- Đề 1 (9D1): Câu chuối trong đời sống Việt Nam
- Đề 2: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
b. Yêu cầu, đáp án, biểu điểm: (có đáp án, biểu điểm kèm theo))
* Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng.
- Thuyết minh kết hợp với miêu tả.
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, diễn đạt trong sáng mạch lạc.
* Yêu cầu về nội dung:
- Người viết có thể vận dụng kiến thức , kĩ năng về kiểu bài thuyết minh kết hợp với miêu tả để trình bày, giới thiệu làm rõ vai trò của cây lúa đối với đời sống người Việt Nam.
- Cách trình bày có thể linh hoạt, nhưng cần làm rõ các ý sau về đối tượng thuyết minh.
* Lập dàn ý:( HS đã thực hiện trong tiết viết bài – HS trình bày)
a) Mở bài:
b) Thân bài:
c) Kết bài:
c. Nhận xét - trả bài:
* Ưu điểm: (HS tự trình bày ưu điểm của bản thân – GV nhận xét rút ra ưu điểm chung)
- Hiểu đề, đúng thể loại thuyết minh
- Thuyết minh khá đầy đủ đặc điểm.
- Bước đầu biết sử dụng yếu tố MT và 1 số biện pháp NT khi TM như: Thảo My, Xuân, Hùng, Lan (9D1). Trang, Quyên, Thúy (9D2).
- Bài viết đủ bố cục, diễn đạt mạch lạc. Một số bài trình bày, chữ viết sạch sẽ, có sự liên kết: Hồng, Phương, Thảo My (9D1). Thúy, Trang, Pâng (9D2).
* Hạn chế (HS tự trình bày hạn chế của bản thân – GV nhận xét rút ra hạn chế chung)
- Kỹ năng thuyết minh hạn chế, nhiều bài chưa sử dụng yếu tố miêu tả, chưa dùng NT nên bài viết khô khan: Vy, Nhu, Diện (9D1). Kim, Biên, Hà (9D2).
- Dùng từ chưa chuẩn xác, chưa hay, chính tả sai nhiều, viết hoa tùy tiện như: Lò Anh, Khiên (9D2). Nghĩa, Tuấn (9D1).
- Dùng dấu câu còn hạn chế: Khanh, Linh, Thắm (9D2). Phương, Bình, Kim (9D1).
- Diễn đạt vụng về, sắp xếp ý chưa hợp lý, chưa liên kết. Một số bài sơ sài, chưa có sự đầu tư suy nghĩ: Việt, Phượng, Quân (9D2). Kim, Bình, Thành (9D1).
- Một số bài chia ý quá vụn không sáng tạo:
- Bài còn tảy xóa nhiều:
* Trả bài
d. Chữa lỗi
? Trong bài viết em còn mắc những lỗi gì ( chính tả, dùng từ, diễn đạt...)/ Em có thể sửa như thế nào?
Kiểu lỗi
Sai
Đúng
Chính tả
-Tre nắng tre mưa, đề, ...
- Che nắng che mưa, về..
Dùng từ
- người phụ nữ xẽ không có gì để có dụng cụ che đầu của mình
- Chiếc nón lá là dụng cụ che nắng che mưa của người phụ nữ.
Diễn đạt
- Chiếc lá nón tổ tiên đã truyền lại cho những người thợ của Việt Nam.
- là nguồn cung cấp thực phẩm cho cung cấp sản phẩm đồ mĩ nghệ của con người.
- Tổ tiên đã truyền lại cách làm chiếc nón lá cho con người.
- Chiếc nón lá đã trở thành sản phẩm đồ mĩ nghệ được đem đi xuất khẩu nước ngoài.
? Đổi bài cho bạn, đọc và ghi chú lại những lưu ý về ưu điểm, hạn chế trong mỗi bài?
- HS tự trao đổi ghi những điều cần lưu ý vào sổ ghi nhớ
D. Hoạt động vận dụng
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà
- HS Báo cáo kết quả vào thời gian học buổi 2
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà
- HS Báo cáo kết quả vào thời gian học buổi 2
V. Củng cố
- GV: Khái quát nội dung toàn bài học.
- Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài 6: Truyện Kiều - Chị em Thúy Kiều.
VI. Kiểm tra đánh giá:
? Hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Quang Trung qua đoạn trích?
? Ngòi bút tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống có gì khác biệt? Hãy giải thích tại sao có sự khác biệt đó?
? Em hãy cho biết ngoài cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc thì còn cách nào để phát triển từ vựng?
VII. Những ghi chép trên lớp.
- Đánh giá HS:
..............
- Những nội dung cần điều chỉnh:
Ngày soạn:29.9.2018
Ngày thực hiện: từ ngày: 1.10-> ngày 6.10.2018
Điều chỉnh:...............................
BÀI 6: TRUYỆN KIỀU - CHỊ EM THÚY KIỀU
Tiết 26-> 30
I, Mục tiêu bài học;
1. Kiến thức:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: Ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
- Khái niệm thuật ngữ, những đặc điểm của thuật ngữ.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
- Theo dõi diễn biến trong tác phẩm truyện.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục
- Giao tiếp, trình bày, trao đổi về đặc điểm, vai trò, cách sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản.
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng thuật ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp.
* Tích hợp giáo dục môi trường
- Liên hệ thuật ngữ gắn với đời sống ở mục I, tìm thuật ngữ có liên quan đến môi trường.
3. Phẩm chất, năng lực cần phát triển:
- Phẩm chất: Tự hào, có ý thức giữ gìn Truyện Kiều - một tác phẩm tiêu biểu của nền văn học dân tộc. Trân trọng vẻ đẹp và đồng cảm với số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Năng lực: Tự học, sáng tạo, xác định và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng UDCNTT, thưởng thức văn học, giao tiếp.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu bài tập.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo sách HDH
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
1. Phương pháp
- Nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, luyện tập và thực hành, hoạt động nhóm nhỏ, đàm thoại thuyết trình.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm, trình bày một phút, SĐTD
IV. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Tiết 26
- Hoạt động chung cả lớp
- GV: Cho HS đọc đoạn giới thiệu (SHDH/49)
? Em hãy nhận xét về chân dung của chị em Thúy Kiêu?
- GV: Kết nối vào bài:
Đây là chân dung của chị em Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, dựa trên cốt truyện trên, đại thi hào Nguyễn Du đã sáng tác ra Truyện Kiều bằng thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc. Vậy với sự sáng tạo của Nguyễn Du thì Truyện Kiều có những giá trị đặc sắc nào và chân dung chị em Thúy Kiều hiện nên ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài ...
A. Hoạt động khởi động (5')
- HS trình bày cảm nhận:
Chị em Thúy Kiều là những cô gái đẹp người, đẹp nết, giỏi thơ phú, riêng Kiều còn có tài đàn và sáng tác nhạc.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc các văn bản
- Hoạt động chung cả lớp
- GV: Yêu cầu HS đọc văn bản "Truyện Kiều" của Nguyễn Du (SHDH/49,50,51)
- GV: Yêu cầu HS chú ý đoạn đầu của phần (1) và phần (3)
? Em hãy nêu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Du và sự nghiệp sáng tác của ông.
- GV: Bổ sung thêm:
GV giới thiệu tên chữ, tên hiệu của Nguyễn Du.
- Tên Du: Ung dung tự tại.
+ Nước chảy (thuận thiên không làm điều gì trái ngược)
- Từ khi sinh ra đến năm 18 tuổi gọi là Du ( tên húy)
- Tên tự: Tố như ( Trắng không thay đổi)
- Tên hiệu: Thanh Hiên
Tên hiệu, tên tự luôn gắn bó với nhau vì cùng trường nghĩa.
- Về sự nghiệp sáng tác
+ Chữ Hán: 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục => tổng số 243 bài.
+ Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, văn tế sống, Hai cô gái Trường Lưu...Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu a (SHDH/53)
- HS: HĐ nhóm, báo cáo, nhận xét.
- GV: Đánh giá, nhận xét, chốt.
GV khái quát chuyển ý.
- Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của lịch sử sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với nhiều cảnh đời những con người, những số phận khác nhau. Qua nhiều vùng rộng lớn Trung Hoa với nhiều nền văn hóa rực rỡ, tất cả những điều đó có ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Du. Tạo cho nhà thơ một trái tim yêu thương. Là thiên tài văn hoc, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Truyện Kiều là một minh chứng.
* "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
a. Nguyễn Du
- Nguyễn Du ( 1765 – 1820 )
- Tên chữ : Tố Như
- Tên hiệu: Thanh Hiên
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Các tác phẩm được sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm.
+ Đóng góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ.
- Thời đại: có nhiều biến cố lịch sử
- Xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng.
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ: Khởi nghĩa Tây Sơn thống nhất đất nước.
- Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi
- Gia đình: Xuất thân từ một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học
- Cuộc đời:
+ Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quý tộc.
+ Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến VN, Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống XH
+ Những thăng trầm của cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
- GV: Cho HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi:
? Nêu nguồn gốc của Truyện Kiều?
? Truyện Kiều có bố cục gồm mấy phần
- HS: HĐ cá nhân, báo cáo, nhận xét
- GV: Đánh giá, nhận xét
- GV: Giới thiệu thêm Truyện Kiều khi mới sáng tác có tên là: Đoạn trường tân thanh
=>Là tác phẩm viết theo lối tân nhạc phủ về nỗi đau đoạn trường ( nỗi đau tột độ tưởng như ai cầm dao cắt ruột mình ra từng khúc)
- GV: Cho HS trao đổi cặp đôi thực hiện câu hỏi b (SHDH/53)
? Em hãy kể tóm tắt nội dung "Truyện Kiều" và nêu những giá trị nổi bật của tác phẩm.
- HS: HĐ cặp đôi, báo cáo, nhận xét
- GV: Đánh giá, nhận xét, chốt
- GV: Khái quát
Đánh giá về Nguyễn Du và Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều viết: “Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột . Cụ Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi lòng, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.
- GV: Cho HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu a bài tập 1 (SHDH/55)
- HS: HĐ cá nhân, báo cáo, nhận xét.
- GV: Nhận xét, chốt
b. Truyện Kiều:
- Truyện Kiều có dựa vào cốt truyện từ cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân nhưng sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
- Tóm tắt
Tác phẩm gồm có 3 phần:
- Gặp gỡ và đính ước.
- Gia biến và lưu lạc.
- Đoàn tụ.
- Kể tóm tắt
- Giá trị của Truyện Kiều:
+ Về nội dung: có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn.
+ Về hình thức: có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật...
* Luyện tập (Bài tập 1 phần a/55)
Vẽ sơ đồ thể hiện những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
- HS vẽ sơ đồ tư duy.
Nội dung
Nghệ thuật
Gría trị hiện thực
Gría trị nhân đạo
Kể chuyện
Sử dụng ngôn ngữ
Truyện Kiều
GV: Khái quát nội dung tiết học
Tiết 27
- Hoạt động chung cả lớp
? Dựa vào phần chú thích * (SHDH/52), hãy nêu vị trí của đoạn trích.
- GV: Nêu yêu cầu đọc.
Chú ý ngắt nhịp đúng thể thơ lục bát.
Giọng nhẹ nhàng, nhấn mạnh những chi tiết miêu tả vẻ đẹp tài sắc của hai chị em Thuý Kiều
- HS: Đọc - Nhận xét.
- GV: Nhận xét bổ sung.
* Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều)
- Vị trí đoạn trích
Nằm ở phần đầu của tác phẩm: Gặp gỡ và đính ước.
- Đọc
- GV: Cho HS hoạt động cá nhân đọc thầm chú thích (SHDH/52)
- HS: HĐ cá nhân
? Ngoài các từ khó trong SGK trong văn bản có từ ngữ nào mà em chưa hiểu?
- HS: Trình bày
- GV: Hướng dẫn HS giải nghĩa các từ ngữ chưa hiểu.
* Từ khó
- GV: Cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi c (SHDH/53)
- HS: HĐ cặp đôi, báo cáo, nhận xét
- GV: Đánh giá, nhận xét, chốt
* Cấu trúc văn bản:
- Kết cấu: 4 phần
+ Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Kiều.
+ Bốn câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân.
+ Mười hai câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều.
+ Bốn câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.
- Trình tự miêu tả các nhân vật từ khái quát đến cụ thể rồi nhận xét chung.
- GV: Yêu cầu HS đọc lại 4 câu thơ đầu
- GV: Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi thực hiện phiếu bài tập số 1
- HS: HĐ cặp đôi, báo cáo, nhận xét
- GV: Đánh giá, nhận xét, chốt
Phiếu bài tập số 1:
1. Bốn câu thơ đầu tác giả giới thiệu khái quát những phương diện nào của chị em Thúy Kiều?
2. Tìm và phân tích những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 4 câu thơ đầu?
3. Qua bốn câu thơ đầu em cảm nhận như thế nào về chị em Thúy Kiều?
- GV: Bình về vẻ đẹp khái quát của chị em Kiều: Bằng bút pháp so sánh ước lệ vẻ đẹp về hình dáng và vẻ đẹp về tinh thần cảu hai chị em đã được tôn lên đến độ hoàn mĩ. Cả hai đêì đẹp „ Mười phân vẹ mười” trong cái đẹp chung ấy có cái đẹp riêng của từng người „ Mỗi người một vẻ”. Bốn câu thơ đầu là bức tranh nền để từ đó tác giả dẫn người đọc lần lượt chiêm ngưỡng sắc đẹp của từng người.
- Chuyển ý
2. Tìm hiểu văn bản: Chị em Thúy Kiều
a. Bốn câu thơ đầu
1.
- Giới thiệu về thứ bậc trong gia đình: Hai chị em là con gái đầu lòng, đều xinh đẹp, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em.
- Giới thiệu về ngoại hình, cốt cách, tâm hồn: "Mai cốt cách tuyết tinh thần"
- Giới thiệu, nhận định chung: là hai cô gái đẹp hoàn hảo: "mười phân vẹn mười" nhưng mỗi người lại có một vẻ đẹp riêng: "mỗi người một vẻ"
2. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ để giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều: "Mai cốt cách tuyết tinh thần" (Mai cốt cách: cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh tao. Tuyết tinh thần: tinh thần của tuyết trắng và trong sạch)
=> Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của chị em Kiều.
3. Bốn câu thơ đầu giới thiệu khái quát vẻ đẹp hoàn hảo, duyên dáng, thanh cao, trong trắng của chị em Thúy Kiều
- GV: Cho HS đọc bốn câu thơ tiếp theo
- GV: Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi thực hiện phiếu bài tập số 2
- HS: HĐ cặp đôi, báo cáo, nhận xét
- GV: Đánh giá, nhận xét, chốt
Phiếu bài tập số 2:
1. Chân dung Thúy Vân được hiện lên qua các chi tiết nào?
2. Để khắc họa về nhân vật Thúy Vân, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật đặc sắc nào? Tác dụng của những nghệ thuật ấy?
3. Em nhận xét gì về nhan sắc và tính cách của nhân vật?
? Tại sao khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân tác giả lại dùng các từ "thua", "nhường" để nói về thái độ của thiên nhiên trước vẻ đẹp của nàng? Từ đó, tác giả dự cảm gì về cuộc đời của Thúy Vân?
- GV: Bình
Vẫn là bút pháp ước lệ truyền thống nhưng vẻ đẹp của Thúy Vân lại hiện lên một cách cụ thể. Từ khuôn mặt, nét ngài, tiếng cười, giọng nói, mái tóc, làn da đều được tác giả so sánh với trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.=> vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên.
- Chuyển ý
b. Bốn câu tiếp: Chân dung Thúy Vân
1.
- Trang trọng.
- Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
- Hoa cười.
- Ngọc thốt.
- Đoan trang.
- Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
2. Nghệ thuật: So sánh, ước lệ, ẩn dụ, liêt kê.
=> Làm cho bức chân dung của Thúy Vân hiện lên cụ thể, chân thực, sinh động.
3. Thuý Vân đoan trang, hiền thục, phúc hậu, quí phái.
- Thể hiện vẻ đẹp của Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh.
- Dự cảm cuộc đời nàng sẽ bình lặng, suôn sẻ.
- GV: Cho HS đọc 12 câu thơ tiếp theo
- GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm thực hiện phiếu bài tập số 3
- HS: HĐ nhóm, báo cáo, nhận xét
- GV: Đánh giá, nhận xét, chốt
Phiếu bài tập số 3:
1. Chân dung Thúy Kiều được khắc họa qua các phương diện nào? Hãy tìm các chi tiết nói về các phương diện đó?
2. Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều , tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của những nghệ thuật đó?
? Để làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều tác giả tập trung vào chi tiết nào? Vì sao?
? Qua đoạn thơ trên, em cảm nhận như thế nào về nhân vật Thúy Kiều.
? Cũng như chân dung của Thúy Vân, chân dung của Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận, theo em số phận của nàng Kiều sẽ như thế nào? Vì sao?
- GV: Bình về tài sắc của Thúy Kiều
- GV: Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Tại sao tác giả lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau? Có điểm gì giống và khác nhau trong cách miêu tả Thúy Vân và Thúy Kiều?
- HS: HĐ cặp đôi, báo cáo, nhận xét
- GV: Đánh giá, nhận xét, chốt
c. Mười hai câu thơ tiếp: Chân dung Thúy Kiều
1. Vẻ đẹp của Kiều được khắc họa qua phương diện nhan sắc và tài hoa.
- Kiều càng sắc xảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
-> Kiều có tất cả những nét đẹp của Thuý Vân nhưng mức độ thì sắc xảo, mặn mà hơn ( sắc xảo là nói về: trí tuệ – thông minh sáng suốt; còn mặn mà nói về tâm hồn: đậm đà, sâu sắc.) có nghĩa là Kiều đẹp hơn Vân trên cả hai phương diện: sắc, tài.
*Nhan sắc.
- Làn thu thuỷ nét xuân sơn
-> Mắt Thuý Kiều đẹp trong sáng như nước mùa thu, đôi lông mày thanh thoát đẹp như nét núi mùa xuân -> ánh mắt Kiều đẹp, trong sáng, long lanh, linh hoạt.
- Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
- Một hai nghiêng nước, nghiêng thành.
* Tài năng
- Thông minh.đủ mùi ca ngâm
- Cung thương ... một trương
- Khúc nhà... não nhân.
2. Nghệ thuật:
- Ước lệ, ẩn dụ: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu
- Nhân hoá: Hoa ghen, liếu hờn
- Điển tích: Một hai... thành
- Dùng từ độc đáo, mang tính biểu cảm cao: ghen, hờn, nghề riêng ăn đứt...
=> Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp đẹp lộng lẫy có hồn và cực tả được tài năng đạt tới mức lí tưởng của nàng Kiều.
- Tác giả tập trung gợi tả đôi mắt vì: Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Đó là nơi thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Nó cho người đọc thấy được sự sắc sảo về trí tuệ và chiều sâu tâm hồn của nàng Kiều.
- Kiều đẹp lộng lẫy, tuyệt thế giai nhân, đa tài, tâm hồn đa sầu, đa cảm.
- Dự cảm về cuộc đời Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, éo le, đau khổ.
Vì vẻ đẹp của nàng làm cho tạo hóa phải hờn ghen, đố kị..
- Chân dung Thuý Vân được miêu tả trước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều
=> Thủ pháp đòn bẩy.
Nguyễn Du khi miêu tả Vân dùng 4 câu thơ. Nhưng khi miêu tả Kiều dùng 12 câu. Vẻ đẹp của Vân được tả chi tiết và chủ yếu về ngoại hình. Còn tả Thuý Kiều ông tả cả sắc - tài - tình.
GV: Gọi học sinh đọc đoạn cuối.
? Nội dung của bốn câu thơ cuối là gì?
? Cuộc sống của chị em Kiều diễn ra như thế nào?
? Em nhận xét gì về cuộc sống đó?
- GV: Bổ sung
? Qua việc miêu tả nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều trong đoạn trích trên, tác giả muốn gửi gắm tinh thần nhân đạo sâu sắc của mình. Em hãy cho biết giá trị nhân đạo của đoạn thơ được thể hiện ở những khía cạnh nào?.
- GV: Liên hệ, mở rộng số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
? Khái quát những giá trị nổi bật về nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ?
? Đoạn trích có ý nghĩa như thế nào?
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi b (bài tập 1)(SHDH/55)
- HS: HĐ cặp đôi, báo cáo , nhận xét.
- GV: Đánh giá, chốt
- GV: Khái quát nội dung tiết học
d. Bốn câu thơ cuối
Cuộc sống của hai chị em Kiều.
- Phong lưu, êm đềm, tuy là con gái nhà giàu đến tuổi lấy chồng nhưng hai cô vẫn sống một nếp sống gia giáo, theo khuôn phép.
=> Bình yên, phong lưu, khuôn phép, trong sáng, đức hạnh.
- Thái độ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Thúy Vân, Thúy Kiều.
e. Tổng kết.
- Nghệ thuật
+ Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
+ Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy.
+ Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
- Nội dung:
- Ý nghĩa:
Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du.
* Luyện tập (Bài tập 1 phần b/55)
- Điều làm nên thành công của chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều là cái nhìn nhân đạo với thái độ luôn ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của người phụ nữ và nghệ thuật miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ cổ điển của tác giả
Tiết 28
- GV: Chiếu VD1,2 (SHDH/53) và gọi HS đọc ví dụ.
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi (1), (2) mục a (SHDH/54)
- HS: HĐ cặp đôi, báo cáo , nhận xét.
- GV: Đánh giá, chốt
- GV: Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường. Cách giải thích thứ hai là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
- GV: Đưa các định nghĩa ở phần b (SHDH/54) và gọi HS đọc.
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi (1),(2) mục b (SHDH/54)
- HS: HĐ cặp đôi, báo cáo , nhận xét.
- GV: Đánh giá, chốt
- GV: Đôi khi các từ ngữ trên cũng được sử dụng trong những loại văn bản khác như bản tin, phóng sự, bài bình luận trên báo chí...
- GV: Những từ ngữ chúng ta vừa tìm hiểu trên được gọi là thuật ngữ
? Em hiểu thế nào là thuật ngữ.
? Em hãy lấy thêm các ví dụ khác về thuật ngữ mà em đã học.
- Tích hợp với GD môi trường:
? Em hãy lấy ví dụ về các thuật ngữ liên quan đến môi trường sống.
- GV: Chiếu lại các định nghĩa ở phần b (SHDH/54) cho HS quan sát
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (3) mục b (SHDH/54)
- HS: HĐ nhóm, báo cáo, nhận xét.
- GV: Đánh giá, chốt
? Từ những biểu hiện trên của các thuật ngữ, em thấy đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ là gì.
- GV: Cho HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu c (SHDH/54)
- HS: HĐ cá nhân, báo cáo, nhận xét.
- GV: Đánh giá, chốt
- GV: Cho HS hoạt động cặp đôi thực hiện yêu cầu a, b bài tập 2 (SHDH/55,56)
- HS: HĐ cặp đôi, báo cáo, nhận xét.
- GV: Đánh giá, nhận xét, chốt
- GV: Cho HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu c bài tập 2 (SHDH/56)
- HS: HĐ nhóm, báo cáo, nhận xét.
- GV: Đánh giá, nhận xét, chốt
- GV: Khái quát nội dung tiết học
3. Tìm hiểu về thuật ngữ
a. Thuật ngữ là gì.
- Cách giải thích ở VD1: Dựa theo đặc tính bên ngoài của sự vật - cảm tính.
- Cách giải thích ở VD2: Dựa vào đặc tính bên trong của sự vật - qua nghiên cứu khoa học - môn hoá.
- Người tiếp nhận thông tin sẽ dễ dàng hiểu được cách giải thích thứ nhất , còn cách hai một số người sẽ không hiểu vì nếu thiếu kiến thức hoá học sẽ không thể hiểu được.
1.
- Thạch nhũ - Địa lí.
- Ba-dơ - Hoá học.
- ẩn dụ - Ngữ văn.
- Phân số thập phân - Toán học.
- Các từ ngữ được định nghĩa chủ yếu dùng trong văn bản khoa học, công nghệ.
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
VD: Hoán dụ, hình bình hành, ô xi...
- VD: Đất, không khí, ô nhiễm môi trường...
b. Đặc điểm của thuật ngữ.
- Các thuật ngữ: Thạch nhũ, Ba-dơ; ẩn dụ, Phân số thập phân không có nghĩa khác.
- Chúng không có tính biểu cảm.
- Đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ là tính chính xác với các biểu hiện dễ nhận thấy:
+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ững với một khái niệm.
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
- Đánh dấu X vào 1,2,4,6
c. Luyện tập
a.
2. Xâm thực (Địa lí ).
3. Hiện tượng hoá học ( Hoá h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Phong cach Ho Chi Minh_12463117.doc