16.Viết lời dẫn
Lời dẫn đáng được chú ý nhiều hơn nhiều người trong chúng ta dành cho nó. Hãy thử xem chức năng của nó. Lời dẫn có vị trí đứng giữa một phóng sự xuất sắc và nút chuyển kênh trên bàn điều khiển từ xa của TV.
Lời dẫn phải thu hút-lôi kéo sự chú ý của người xem, định hình tâm trạng, và có thể có thêm chút bối cảnh.
Dĩ nhiên lời dẫn phải sự tạo mong đợi trong đầu người xem rằng ngồi thêm vài phút nữa thật không uổng công.
Bây giờ chúng ta xem cách nhiều phóng viên viết lời dẫn.
Những lời dẫn đươc viết vội vàng vào những phút cuối trước giờ phát sóng, gạn lọc từ những ý tứ sót lại và những mẩu không ăn nhập gì trong các phóng sự đẹp.
Thậm tệ hơn khi một số lời dẫn chỉ là sự xào xáo lại câu mở đầu của bài viết.
Chúng ta viết lời dẫn để chuẩn bị cho khán giả và để quảng cáo tin tức/phóng sự/chương trình. Nhiều khi những tin bài hay lại thất bại thảm hại vì lời dẫn không được chú trọng đúng mức.
Bạn hãy coi lời dẫn như:
• Là điểm khởi đầu của câu chuyện kể, chứ không phải là kho đồng nát chứa đựng những chi tiết (phacts) bỏ đi.
• Là ô kính bày hàng, quầy bán hàng - quảng cáo câu chuyện .
• Một người rao hàng ở các hội chợ - mời mọc người xem vào lều của mình.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay phóng viên: Tin - Phóng Sự Truyền Hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảnhTránh dựng từ một cảnh toàn vào một cảnh đặc tả. Người xuất hiện trong cảnh cận có thể không được nhận biết trong cảnh toàn và người xem một lúc nào đó sẽ bị mất phương hướng.Nhưng hãy thận trọng nếu dựng hai hình có cỡ cảnh gần giống nhau sẽ gặp rắc rối hơn - nhẩy hình. Trong những cảnh nhẩy hình, chủ thể dường như nhẩy từ chỗ này sang chỗ kia một cách vô lý. Một cảnh đệm (một cảnh tách ra khỏi hành động chính để ghi nhận phản ứng hay bổ sung thông tin phù hợp với hành động chính) có thể giúp giải quyết vấn đề này.Trái trụcTrục là quy ước mà những người quay phim dựa vào để duy trì sự liên tục về hình ảnh.Trong trường hợp phỏng vấn đơn giản giữa chủ thể và người phóng viên (một cộng một), thì trục hay đường chạy qua mũi họ và vượt ra sau gáy họ. Khi nào máy quay ở một phía của giới hạn tưởng tượng này thì tất cả các cảnh sẽ duy trì được sự liên tục về hình ảnh (cho ấn tượng chủ thể vẫn ngồi đối mặt với người phóng viên.)Nếu một chủ thể đi bộ hay lái xe, thì trục chạy qua chủ thể theo hướng chuyển động. Một cách nghĩ khác về trục là ranh giới của sự chú ý hay hành động. Trong phỏng vấn, ranh giới này rõ ràng. Trong cảnh người đi bộ hay lái xe, ranh giới này cũng rõ ràng. Và trong cảnh dàn dựng một doanh nhân ngồi viết ở bàn thì ranh giới của sự chú ý/hành động là từ mắt tới hành động viết.Trong mỗi trường hợp, ranh giới cho người quay camera một cung 180 độ, qua đó tất cả cảnh sẽ đều giữ được sự liên tục về mặt hình ảnh. Nhưng nếu quay cảnh từ phía bên kia của ranh giới đó, thì chủ thể có thể xuất hiện lần đầu ở bên trái, rồi sau đó ở bên phải. Với những chủ thể chuyển động vấn đề lại tồi tệ hơn vì bạn đảo ngược hành động.Nếu bạn muốn quay từ cả hai phía, bạn phải có một cảnh nối. Cảnh này có thể là cảnh trung lập, thẳng từ phía trước hay trực tiếp từ phía sau chủ thể. Hay bạn có thể quay một cảnh cho thấy việc vượt trục bằng cách ghi hình khi máy quay chuyển từ phía bên này của trục chuyển sang phía bên kia.Quy tắc dựng hìnhTrong mọi hình thức dựng, đặc biệt là trong thời sự, bạn không đượcbóp méo sự kiện bằng cách lựa chọn cảnh hay chồng mờ. Bạn phải phản ánh đúng bối cảnh thực của sự kiện. Bạn có thể ghi hình đám đông cười nhạo một diễn giả tại một cuộc meeting chính trị. Nhưng bạn không được dùng cảnh đó làm cảnh đệm trong bài phát biểu nghiêm túc của một ai đó.Người dựng đôi khi phải đối mặt với những quyết định khó khăn. Giữa việc nhấn mạnh sự thật và bóp méo sự thật đó chỉ là một ranh giới mong manh.11. Phỏng vấn"Hãy đánh giá một con người không phải qua câu trả lời mà qua câu hỏi của anh ta." (Vôn-te)Là phóng viên và nhà sản xuất chương trình truyền hình, chúng ta phải tự hỏi mình một cách nghiêm túc về cách thức tiến hành phỏng vấn. Khoảng nửa số câu hỏi của chúng ta không khuyến khích câu trả lời hay; trên thực tế, chúng triệt tiêu câu trả lời. Như vậy, cách tiến hành phỏng vấn của chúng ta chưa hiệu quả.• Câu hỏi của chúng ta khó và đã được trả lời từ trước.• Khi phỏng vấn thất bại, chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho người trả lời phỏng vấn.• Có lỗi chính là chúng ta, những người đặt câu hỏi, người tiến hành phỏng vấn. Những câu hỏi dở mang lại những câu trả lời tồi.Phóng viên thường thích những câu hỏi nghe có vẻ rắn.• "Anh là người phân biệt chủng tộc phải không?"• "Anh có giết người bạn đồng hành của mình không?"Đây là những câu hỏi nghe có vẻ rắn. Nhưng chúng hoàn toàn không rắn. Chúng lại rất dễ trả lời. Chúng ta đã buộc người được hỏi trả lời không. Chúng ta đã triệt tiêu câu trả lời mà chúng ta muốn nghe. Kết quả ngược lại với những gì chúng ta đề ra.Những câu hỏi khó (thực rắn) buộc người ta phải suy tư, động não để tìm câu trả lời. Những câu hỏi đó làm họ chững lại, làm họ lưỡng lự. Làm họ đổ mồ hôi.5 thói quen xấu trong phỏng vấn và cách khắc phục:Thói xấu 1Đặt câu hỏi đóng:v/d: "Anh có phải là người phân biệt chủng tộc hay không?", "Anh có giết người bạn đồng hành của mình không?", "Anh có đồng ý...?"Hậu quảĐây là một lỗi tồi tệ nhất. Nó gợi câu trả lời có/không. Lại rất tuyệt vời với những người tìm cách né tránh câu trả lời. Những câu hỏi giết chết phỏng vấn. Những câu hỏi đặc trưng như: "... phải không? ...hay không?" đã trao thế chủ động cho người được phỏng vấn.Cách khắc phụcHãy đặt các câu hỏi có dạng: cái gì? tại sao? như thế nào?... Đơn giản và kỳ diệu.Thói xấu 2Không phải câu hỏi.V/d: "Đó là một quyết định cứng rắn." hay "Người ta nói ông là một lãnh đạo khó tính."Hậu quảMột phần tư câu hỏi trong nhiều phỏng vấn hoàn toàn không phải là câu hỏi. Chúng là những câu khẳng định. Lại một lần nữa chúng lại trao thế chủ động cho người được phỏng vấn. Những câu hỏi này không đòi hỏi câu trả lời.Cách khắc phụcHãy nhớ rằng bạn đang tìm kiếm một phỏng vấn. Bạn không dùng kiến thức của mình để gây ấn tượng với người trả lời phỏng vấn. "Hầu hết các nhà báo đều đặt những câu hỏi khủng khiếp, trong đó họ thường khoe khoang với bạn và các nhà báo khác những gì mà họ biết hơn là hỏi bạn nghĩ gì." (John Townsend, tác giả cuốn sách hướng dẫn cách cư xử với báo giới.)Thói xấu 3Hai-trong-mộtV/d: "Anh có quan hệ như thế nào với ngài bộ trưởng, và theo anh ông ta có làm sai không?"Hậu quảCâu hỏi lựa chọn... hai cho cái giá của một. Chúng ta để cho người trả lời chọn câu hỏi dễ -họ thường làm vậy. Anh hỏi hai câu và hầu hết trong mọi trường hợp chỉ nhận được một câu trả lời.Cách khắc phụcHãy hỏi từng câu hỏi một. Bỏ các liên từ như "và", 'hoặc".Thói xấu 4Kích động.Hậu quảNhững câu hỏi cho chủ thể cơ hội phản ứng với những từ dùng trong câu hỏi hơn là đáp lại câu hỏi. Đó có thể những từ ngữ kích động hay ngôn ngữ cường điệu hay hung hăng. Cách khắc phụcHãy dùng ngôn ngữ trực diện. Câu hỏi càng cao giọng, máy móc/hình thức thì câu trả lời càng chừng mực/tẻ nhạt. Thói xấu 5Câu hỏi vô tận (never-ending).Hậu quảNhững câu hỏi này thường lan man, làm người trả lời phỏng vấn bối rối và cuối cùng đổ vỡ dưới sức nặng của từ ngữ.Cách khắc phụcBạn biết mình đang chờ đợi gì ở người được phỏng vấn. Hãy viết trước câu hỏi để nhận câu trả lời thích hợp. Hỏi những câu ngắn và đơn giản.Hãy làm cho người trả lời phỏng vấn góp phần vào "nội dung" - đừng cho họ biết nội dung. Đừng dự đoán trước câu trả lời. Khi bạn hỏi: "Anh/chị có ốm/vui sướng/buồn không?", bạn cho họ biết nội dung. Nhưng thay vào đó ta hỏi: "Anh/chị cảm thấy thế nào?". Câu hỏi này không gợi ý gì.Quá nhiều phỏng vấn thì chẳng khác những cuộc đi câu cá là bao. Phải có kế hoạch phỏng vấn. Và giai đoạn đầu của việc lập kế hoạch là xác định mục đích phỏng vấn. Điều chúng ta tìm là:• Sự thật• Cảm xúc• Phân tích• Câu chuyện của người làm chứng• Trách nhiệm• Nội tâm nhân vậtViên sĩ quan cảnh sát có thể biết sự thật nhưng không trả lời những câu hỏi về cảm xúc; gia đình nạn nhân có thể cho biết cảm xúc, nhưng có thể họ không biết chi tiết của vụ việc xảy ra; cả hai đối tượng này không thể cho biết tổng thể hay phân tích.Đôi khi chúng ta phí phạm thời gian phỏng vấn tìm hiểu những điều mà người trả lời phỏng vấn không thể biết.Nên hãy tính xem ai làm gì... cho mỗi người được phỏng vấn một vai diễn... trong tất cả những người được hỏi ai là người cho biết sự thật, ai nói về cảm xúc... họ có thể phân tích vấn đề.Rồi bạn có thể xây dựng câu hỏi cho từng mục đích cụ thể.Đối với các cuộc phỏng vấn tại hiện trường để lấy những đoạn phỏng vấn cho tin bài, cần nhớ những điểm chính sau:• Xác định mục đích phỏng vấn.• Biết mình muốn cái gì.• Đặt những câu hỏi đơn giản để đạt mục đích đó.• Đặt những câu hỏi kết mở (tại sao, như thế nào và cái gì...)• Hãy cụ thể. Những câu hỏi mơ hồ sẽ nhận được những câu trả lời mơ hồ.• Viết ra câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn.• Hãy lắng nghe câu trả lời (đừng quá bận rộn chuẩn bị câu hỏi tiếp theo mà bỏ lỡ phần bổ xung quan trọng.)Phỏng vấn trường quay thường dài hơn và có nhiều cơ hội để người phỏng vấn bày tỏ tính cách của mình. Hai người phỏng vấn giỏi nhất của Hãng BBC là Jeremy Paxman và David Frost. Họ có phong cách hoàn toàn khác nhau.Jeremy Paxman chuyên phỏng vấn các chính trị gia. Ông giả bộ ông đang bị các chủ thể lừa bịp. Triết lý cơ bản của ông ta là tại sao người này lại nói dối?Ông này rất kiên trì. Trong một lần phỏng vấn một cựu bộ trưởng thuộc đảng bảo thủ, ông đã hỏi một câu hỏi đến lần thứ 14. Ông đã không nhận được câu trả lời thẳng thắn - nhưng sau 14 lần né tránh thì câu trả lời không còn mấy quan trọng.David Frost có cách tiếp cận mền dẻo. Ông ví phỏng vấn với câu chuyện ngụ ngôn của E-dốp về cuộc tranh cãi giữa gió và mặt trời xem ai có thể làm người đàn ông cởi áo khoác nhanh hơn.Gió thổi mạnh... và người đàn ông cuộn mình chặt hơn trong cái áo khoác và kéo cao cổ áo. Mặt trời chiếu những tia nắng ấm và người đàn ông đã cởi bỏ áo ra.4 quy tắc phỏng vấn của David Frost1. Không bao giờ đặt câu hỏi đúp để người trả lời không bỏ qua phần này hay phần kia của câu hỏi.2. Không bao giờ đặt câu hỏi dài để được câu trả lời lại ngắn hay chỉ đơn thuần là có/không.3. Dùng tạm ngưng (pause) như một câu hỏi. Tạm ngưng (pause) là công cụ rất hữu hiệu. Dùng nó với cái gật đầu, nụ cười: thông điệp chuyển tới người trả lời phỏng vấn là - tôi biết là còn nữa đấy và anh biết là còn nữa... và hãy nói tiếp đi.4. Tập nghe tích cực. Đừng bám chặt vào những câu hỏi lập trước và đừng để bị giật mình bởi câu trả lời bất ngờ.Đối với nhiều người, nghe đơn thuần là chờ cơ hội để lại bắt đầu nói. Trong cuốn sách "Đặt câu hỏi" của mình, ông Paul Mcloughlin đã đề cập tới nghệ thuật phỏng vấn:"Nếu tôi có thể viết chỉ một chương về cách thức phỏng vấn thì nó sẽ là về cách nghe. Và nếu tôi chỉ được viết một câu thì nó sẽ là câu sau: anh càng chú ý lắng nghe, người nói sẽ càng hùng biện."Đừng sợ sự im lặng. Đó chính là một trong những cách hữu hiệu nhất để lấy được nhiều thông tin hơn. Chúng ta nên tránh sự im lặng kéo dài. Để tránh tình huống khó xử, chúng ta can thiệp lấp những khoảng im lặng đó.Các tổ chức đào tạo người phỏng vấn biết điều này. Cuốn sách của một tổ chức có trụ sở ở Ôt-ta-oa, Ca-na-da viết: "Nếu tạm ngưng (pause) kéo dài hơn 2 giây, người phỏng vấn phải vào cuộc."Lần tới bạn hãy thử im lặng một chút. Hãy mỉm cười, gật đầu và bạn có thể nhận ra rằng người trả lời phỏng vấn không thể không thêm một chút vào câu trả lời trước đó. Và rất có thể nó là cái phần thêm nho nhỏ mà bạn đang cần tìm.Một số phỏng vấn đòi hỏi chúng ta phải quy trách nhiệm. Chúng ta có nhiệm vụ buộc người trả lời phỏng vấn nhận trách nhiệm về hành động hay quyết định của họ. Và nếu người trả lời đang bị chỉ trích thì chúng ta phải đưa những lời chỉ trích đó tới họ. Người ta có thể né tránh câu hỏi của chúng ta - nhưng 2 tháng hay 2 năm sau, chúng ta có thể gặp may vì đã có cảnh né tránh đó trong băng của mình.Nếu bạn là nhà báo hình thì phỏng vấn là một thách thức thực sự vì phải chịu áp lực về mặt kỹ thuật và biên tập.Về mặt cơ khí, bạn phải để mắt tới điểm nét, lộ sáng, tầm nhìn ngang mắt (eyeline). Về mặt nghệ thuật sẽ là hậu cảnh nào, khuôn hình ra sao? Và rồi cả những vấn đề về biên tập, sẽ hỏi câu hỏi nào?Đây là một vài gợi ý:• Đừng đợi đến phút cuối mới nghĩ tới phỏng vấn.• Khảo sát phải cho bạn biết chủ thể của bạn sẽ nói gì - nhiệm vụ của bạn là giúp họ nói ra rõ ràng.• Viết ra những câu hỏi (danh sách câu hỏi!!)• Đặt các câu hỏi kết mở.• Đặt các câu hỏi đơn giản.• Phần lớn các câu hỏi phải là: Tại sao? Như thế nào? Cái gì?• Lấy khuôn hình rộng hơn bình thường để bạn khỏi phải lo chủ thể chuyển động ra ngoài cảnh.• Luôn giữ tiếp xúc bằng mắt.• Dùng ngôn ngữ cử chỉ - tay và mắt - để khuyến khích hay dừng người trả lời phỏng vấn.12. Dẫn tại hiện trường (DHT)Trước tiên hãy tự hỏi mình: "Tại sao lại phải dẫn?"• Có giúp kể câu chuyện không?• Có giúp thu hút sự chú ý của khán giả không?• Có cần thiết phải có bạn trong câu chuyện/địa điểm này không?• Có phải là phong cách của Đài không?• Có thay thế được những cảnh thích hợp bị thiếu hay không?Nói cách khác, có lý do chính đáng để DHT hay không? (sự phù phiếm không đủ là lý do!)Nếu bạn quyết định là cần phải DHT thì:• Hãy làm đơn giản - thường chỉ dẫn vài câu ngắn.• Tránh đưa các con số - chúng sẽ thay đổi khi bạn ngồi vào phòng dựng.Không có luật nào quy định vị trí DHT trong một phóng sự. Nó không nhất thiết phải ở cuối, cũng không nhất thiết ở giữa phóng sự. Nó ở chỗ nào mà có thể giúp kể câu chuyện một cách tốt nhất.Trong tin tức, DHT thường xuất hiện ở cuối. Đó là cách thuận tiện khi cần tóm tắt những diễn biến cuối cùng. đó cũng là chỗ các phóng viên cao cấp thường đưa ra một vài phân tích. Nhưng đừng bao giờ tự động đưa DHT vào cuối phóng sự, nhất là khi bạn có những hình ảnh mạnh. Hãy chia tay với người xem bằng một hình ảnh nói lên điều gì đó về câu chuyện. Cầu nốiHãy suy nghĩ về cách dùng DHT là cầu nối giữa hai ý nghĩ có liên quan. Hay dùng DHT để vượt qua những đoạn khó: một chỗ hiển nhiên sẽ ra khỏi bối cảnh và đi vào diễn biến (phát triển) của câu chuyện.Trong mỗi trường hợp như thế này sẽ tương đối dễ dàng khi viết lời bình, thậm chí trước khi bạn thu thập đủ tất cả các chi tiết cho câu chuyện.Trang điểmTrang điểm tốt thực sự có ý nghĩa nếu bạn phải xuất hiện trước ống kính của máy quay.Người xem để ý nhiều hơn đến mái tóc, khuôn mặt, tâm trạng, quần áo và tay bạn làm gì hơn là bạn nói gì.Những thông điệp người xem thu được từ những người xuất hiện trên màn hình được ghi nhận như sau:• 55% thông điệp là từ ngôn ngữ cử chỉ.• 38% là từ giọng nói và thái độ.• 7% là từ lời nói.Trong cuốn sách Thông điệp im lặng, Albert Mehrabian đã đề cập đến những con số trên và kết luận:"" Hành vi không dùng lời nói của một người thường mang nhiều ý nghĩa hơn lời nói của anh ta trong việc truyền đạt cảm giác hay thái độ đến những người khác."12. Kể chuyện bằng hình ảnhHãy để những hình ảnh kể câu chuyện của bạn.Cựu phóng viên đối ngoại của đài BBC, người đã từng đoạt giải thưởng báo chí, Martin Bell đã thể hiện như sau:"Thủ thuật là nhường địa vị hàng đầu cho hình ảnh và để chúng kể hầu hết câu chuyện. Rồi sau đó bổ xung và trau chuốt nó bằng một vài lời cho câu chuyện."Tất nhiên, bạn không nhường vị trí hàng đầu này cho những hình ảnh chẳng nói lên điều gì. Nên bước đầu tiên là phải có được những hình ảnh "biết nói": những hình ảnh trung tâm của câu chuyện và biết kể chuyện. Người phóng viên chỉ còn phải viết thêm ít lời bình và tiếp tục câu chuyện.Điểm xuất phát là gạt bỏ những mô tả "báo tường", "bìa"... Thay vào đó, hãy nghĩ tới hình ảnh như một sự kiểm chứng. Để làm được việc đó ta cần suy nghĩ bằng hình ảnh. Đừng nói: "Tôi đang viết cái này. Cái gì sẽ minh hoạ cho những từ ngữ của tôi."Hãy nói: "Những hình ảnh nào sẽ kể câu chuyện với ít lời bình nhất?"Đặc biệt, hãy tự hỏi loại hình ảnh nào kể câu chuyện hiệu quả nhất. Những hình ảnh biết nói thường là:• Những cảnh cận.• Khuôn mặt.• Chi tiết.• Những hình ảnh có cảnh hành động.• Những hình ảnh khớp với những phản ứng thích hợp.Chúng ta phải chấm dứt suy nghĩ bằng câu chữ mà hãy tìm đến với những suy nghĩ đó trong hình ảnh. Đây là chỗ các nhà báo hình, đặc biệt là những người quay camera có thể giúp phóng viên hình dung sự việc bằng hình ảnh.• Mường tượng các hình ảnh biết nói không cần lời bình.• Hình ảnh là các tính từ bổ nghĩa của bạn.• Ghi nhận tâm trạng, cảm xúc.• Đừng yêu cầu quay cảnh của X mà hãy hỏi: "Làm thế nào để ghi được tâm trạng/tinh thần của X?"• Đừng đi quay cảnh người dân xếp hàng trước cơ quan phúc lợi xã hội, mà hãy ghi hình thể hiện tình cảnh của người chờ đợi hàng giờ trong hàng như thế nào.14. Cách sử dụng âm thanhÂm thanh tự nhiên (natural sound) là rất cần thiết.• Âm thành tự nhiên khiến ta phải quay lại nhìn vô tuyến khi đang đọc sách hay nói chuyện.• Nó kéo ta trở lại khi ta đang lơ đãng.• Nó giúp phóng sự chúng ta có kết cấu và cảm xúc.Mỗi khi chúng ta bỏ âm thanh tự nhiên vì chúng ta cần nhồi thêm lời bình, làm như vậy, chúng ta cướp đi của khán giả cơ hội đặc biệt nào đó. Chúng ta làm giảm cơ hội của khán giả chia sẻ khoảng khắc đó với chúng ta. Và chúng ta làm yếu đi sức cuốn hút của phóng sự. Kết hợp phỏng vấn/thời sự vào lời kể chuyệnTrong tin tức thời sự truyền hình, âm thanh thường chỉ là công cụ trang điểm.Hầu hết các phỏng vấn chứa đựng những biểu hiện của phản ứng. Hãy tìm những cơ hội để phỏng vấn trở thành một phần của lời kể - cùng kể câu chuyện. "Hãy để cho những người của bạn kể câu chuyện thay cho bạn càng nhiều càng tốt. Họ thường nói những điều hay hơn các phóng viên có thể viết, và họ nói ra điều đó nên nhiều người đã hiểu.Hãy dùng nhiều phỏng vấn và đan xen chúng vào lời kể một cách khéo léo để nó liền một mạch.Đừng sử dụng lời bình kín đặc. Hãy để chỗ thở. Nếu bạn nói hơn ba câu mà không có tiếng động tự nhiên hay phỏng vấn, bạn cần xem lại bài viết của mình." (Larry Hatteberg, lớp học của NPPA, Oklahoma, 1997).15.Bắt đầu viết bàiPhương pháp viết tin cơ bản• Hãy suy nghĩ xem bạn nói gì nếu một ai đó hỏi: " Có tin gì mới?"• Viết các câu ngắn.• Tốt nhất là mỗi câu một ý.• Hãy bắt đầu với Cái Gì, sau đó chuyển sang Như Thế Nào và Tại Sao một cách lô gíc.• Thêm Tại Sao vào phần dẫn thường làm phức tạp bài viết.• Hãy tỏ ra độc đáo. Tránh dùng những câu nói rập khuôn (clichés).• Hãy dùng các động từ ở thể chủ động. Ai đó làm gì đó trong câu của bạn.• Tránh đưa quá nhiều sự kiện.• Dùng càng ít con số càng tốt.Hãy lập đề cương cho câu chuyện của bạn. Thử xem nên bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu và làm thế nào để đi tới đó. Hãy dùng gạch đầu dòng. Bạn đã tạo ra một cái bản đồ. Bạn có thể quay trở lại hay đi vòng , nhưng bạn phải tin tưởng rằng bạn đang đi đúng hướng.Hãy tự hỏi "Đâu là điểm chính ta muốn trình bày rõ ràng?. Ghi chép những chi tiết hỗ trợ chính. Rồi xác định trở ngại chính.Sự sắp xếp theo niên đại có thể là hữu ích. Với một số câu chuyện có thể tiến triển theo trình tự thời gian .Hãy viết lời dẫn trước. Hãy tự hỏi "cái gì mới?"Luôn xác lập cái gì xảy ra trước khi chuyển sang tại sao/như thế nào. Nếu lời dẫn cồng kềnh quá thì hãy xem bạn có đưa vào đó quá nhiều lời giải thích không.Thêm một gợi ý nữa, nếu bạn cảm thấy bí khi viết lời dẫn: hãy xem dòng cuối cùng bạn viết. Thường dòng cuối thường chứa đựng ý nghĩ có thể dùng để bắt đầu lời dẫn.Bắt đầu bất cứ phần nàoNếu bạn đã có một kế hoạch thì chẳng có lý do gì lại phải bắt đầu từ lời dẫn (mặc dù đó là điểm bắt đầu câu chuyện). Tom Kennedy của chương trình thời sự CBC đôi khi viết phần kết trước, để anh ta biết là mình phải đi đâu. Hoặc bạn có thể bắt đầu từ đoạn giữa, có lẽ là giải thích một chút về bối cảnh. Nên một khi bạn đã xác định được phần kết hay phần bối cảnh rắc rối, hãy bắt tay vào viết lời dẫn.Viết đơn giảnTrước hết hãy cố gắng viết đơn giản. Khi hai nhà du hành vũ trụ Mỹ Neil Armstrong và Edwin Buzz Aldrin làm nên lịch sử, tờ Thời báo Niu-yook mở đầu bài phóng sự của họ với câu dẫn sau:"Houston, 20/7 - hôm nay, con người đã đặt chân lên mặt trăng."Đó là viết cho "mắt", cho bạn đọc và viết rất "đẹp", rất hay. Bây giờ hãy so sánh văn phong tao nhã này với mẩu tin truyền hình dưới đây:"Hạn chót để chấm dứt cuộc đình công của cảnh sát Cape Breton đã được đưa ra trong khi ban lãnh đạo và công đoàn cố gắng đạt được một thoả thuận. Từ hôm thứ tư, hai bên đã đàm phán suốt ngày đêm. Tuy còn một số vấn đề nổi cộm nhưng công đoàn đã cam kết thương lượng cho đến khi đạt được một thỏa thuận, thậm chí phải đàm phán vào cả những ngày cuối tuần. Trong khi đó, RCMP sẵn sàng tiếp quản công việc của cảnh sát trong thành phố nếu cuộc đàm phán đổ vỡ."Ban hãy dùng 9 điểm nêu ở đầu phần này để đánh giá bài viết trên. Đã đơn giản chưa?Mỗi câu một ý?Động từ ở thể chủ động? Độc đáo?Hãng thông tấn Canada đưa ra một số lời khuyên như sau:• Vị nhân sinh: Tìm kiếm khía cạnh con người.• Cụ thể: Khuyến khích các chi tiết có ý nghĩa.• Rõ ràng: Xây dựng câu chuyện trong đầu trước khi đặt bút viết.Dùng những từ dễ hiểu.Vào thẳng vấn đề.Mỗi câu một ý.Câu ngắn.• Ngắn gọn: Ghi nhớ: lan man bóp nghẹt ý nghĩa.Đơn giản hoá.Viết súc tích.Hãy cẩn thận với các cụm từ nặng nề.(ví dụ: trong một nỗ lực . . .)Hãy cẩn thận với các uyển ngữ và biệt ngữ nặng nề, tẻ nhạt. (ví dụ: đi đời nhà ma. . .)• Tưởng tượng Gắn kết với cuộc sống của người xem.Tránh dùng những cụm từ làm sẵn (ready-made): một thoáng Sapa, . . .Tại sao không nên dùng các câu nói rập khuôn Đôi khi các câu nói rập khuôn được dùng trong khi nói. Vậy có gì sai khi dùng chúng trong các bài viết văn nói? Điều phiền hà với các câu nói này là chúng bị giảm giá trị vì được dùng đi dùng lại nhiều lần."Dùng đúng từ, không dùng từ gần gần nghĩa. Tránh dùng một từ quá nhiều lần, nhưng không bỏ qua những chi tiết quan trọng. Tránh luộm thuộm, cẩu thả về hình thức. Sử dụng đúng ngữ pháp. Dùng văn phong đơn giản và dễ hiểu."Động từNên dùng các động từ ở thể chủ động: làm ra hành động hơn là nhận hành động.Ví dụ: Dây điện bị đứt bởi bão.Có thể viết lại là: Bão đã làm đứt dây điện.Tính từ và trạng từĐập ngay vào phím Xoá (delete). Hầu hết các tính từ có thể thay thế bằng các từ cụ thể, chính xác hơn.Và trạng từ thường chỉ ra rằng cần phải dùng một động từ mạnh hơn.Tính từ thường không chính xác. Khi bạn nghe tin một trận bão mạnh làm 10 người thiệt mạng, và một tuần sau bạn lại nghe một trận bão mạnh khác cướp đi 10 000 sinh mạng. Lúc đó bạn bắt đầu suy nghĩ "mạnh" có nghĩa là thế nào nhỉ?Và còn vấn đề liên quan đến tính chủ quan. Người đàn ông này đẹp trai, người phụ nữ kia đẹp gái hay đám cháy lớn là theo chuẩn mực nào? Thang chia cấp độ : to - lớn - khổng lồ có giống với cách chia của người hàng xóm của bạn hay không?Trích dẫnHầu hết các trích dẫn được xử lý tốt nếu nêu nguồn gốc và diễn giải lời trích này (bằng câu gián tiếp). Nếu như trích dẫn có sức nặng ta buộc phải trích nguyên ( bằng câu trực tiếp). Trong truyền hình, người được trích dẫn được nêu trước lời trích vì người xem muốn biết ai nói trước khi tìm xem cái gì được nói. Cô lập để nhấn mạnhHãy nhận biết những từ chính của thông điệp và làm chúng nổi bật. Những từ cần nhấn mạnh thường nổi hơn nếu chúng đứng cuối hay gần cuối câu. Đừng để những từ cần nhấn mạnh ngay sau dấu phẩy vì như vậy chỉ khuyến khích giọng của người đọc và suy nghĩ của người nghe chuyển sang ý tưởng tiếp sau đó. Nếu ở cuối câu, dấu chấm sẽ thu hút sự chú ý đến với ý nghĩ đứng ngay trước đó.Biển báoMột khúc đường cong cần một biển báo; khúc cong trong suy nghĩ cũng cần có dấu hiệu báo. Hãy giúp người xem chuyển giữa một tập hợp những ý nghĩ có liên quan sang tập hợp tiếp theo. Những từ biển báo: tuy nhiên, nhưng, ngược lại, bất chấp.Biệt ngữHãy tránh dùng biệt ngữ, thậm chí bạn phải dùng nhiều từ hơn để làm rõ nghĩa. Lối nói theo kiểu thời sự đôi khi dẫn đến sự thổi phồng hay không chính xác: không phải mọi sự bất đồng đều là "xung đột"; không phải mọi sự tiến lên đều là "đột phá".Những cụm từ khó đọcHãy thận trọng với những cụm từ khó đọc tình cờ và những âm gió gây khó chịu. Ví dụ: nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch và . v.v .Cách tránh trường hợp khó xử này là đọc to bài viết trước khi lên sóng. (Đọc nhẩm không hiệu quả!)Hãy xem Paul Workman của hãng CBC đánh dấu văn bản để đọc như sau:Có gì vĩ đại hơn biểu tượng của nước Pháp. . . chiếc bánh mỳ. . . dài,giòn và nóng hổi từ lò nướng. . . Tuy nhiên, đã có một vấn đề . . . người Pháp không ăn bánh mì nữa . . .Hay ít ra, nhu cầu này của họ đã giảm mạnh . . .(tạm ngưng- 2 cảnh với người làm bánh mì)Vào đầu thế kỷ này , người Pháp trung bình ăn bốn chiếc bánh mì một ngày . . . và giờ đây . . . không quá nửa chiếc. . .Thợ làm bánh mì cả nước đang hoang mang. . . Phép chấm câuĐừng quá phức tạp khi bạn viết cho người khác đọc. Hãy nhớ đánh dấu phẩy (đừng đánh quá nhiều), dấu chấm (thật nhiều), dấu gạch ngang trong khắp bài của bạn.Hãy viết đơn giản và dùng khẩu ngữ nếu người khác đọc bài bạn. Nếu bạn đọc bài của mình thì hãy dùng các ký hiệu, chú giải tốt nhất giúp bạn thể hiện bài viết.Chữ viết tắtTránh viết tắt. Viết hẳn ra các từ như chúng được đọc. Gạch ngang có thể làm rõ các chữ viết tắt phải đọc tách ra như C-B-C, B-B-C . . .Hầu hết các trường hợp viết tắt chỉ được dùng sau khi nó đã được giải thích rõ ràng.Người xem sẽ không hiểu các chữ viết tắt nếu không được giải thích. Chữ số• Để dễ đọc, viết theo chính tả từ một đến chín.• Viết theo chính tả các chữ số hàng nghìn và hàng triệu.• Làm tròn các số lớn.• Dùng khẩu ngữ (người ta thường nói năm rưỡi hơn 5 phẩy 5.)• Không dùng quá nhiều số. Nghe một lần rất khó nhớ.• Viết ra toàn bộ các phân số. (v/d: ba phần tư, bốn phần bảy . ..)Ký hiệuKhông dùng các ký hiệu. Viết hẳn ra đô la, phần trăm, số.(mười ba đô la, mười phần trăm. . .)Viết lạiĐể có thời gian viết lại cần bắt đầu viết sớm. Viết bài ngay tại hiện trường. Không để đến phút cuối cùng mới bắt đầu viết. Viết nháp một số câu trong khi chờ xem băng/dựng.RằngLiên từ này thường có thể bỏ đi được vì như vậy nó giống khẩu ngữ hơn. Nhưng lưu ý nghĩa của câu phải rõ ràng.16.Viết lời dẫnLời dẫn đáng được chú ý nhiều hơn nhiều người trong chúng ta dành cho nó. Hãy thử xem chức năng của nó. Lời dẫn có vị trí đứng giữa một phóng sự xuất sắc và nút chuyển kên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_tay_phong_vien_4364.doc