Soạn đề cương Ngữ văn 6

4/ “Lượm” (học thuộc lòng bài thơ)

-Ý nghĩa: Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé Lượm hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố hữu. Đồng thời bài thơ thể hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.

- Nội dung:Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

- Nghệ thuật: Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

 

docx2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Soạn đề cương Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN ĐỀ CƯƠNG I. Văn bản 1/ “Bài học đường đời đầu tiên” -Ý nghĩa:Đoạn trích nêu lên bài học :tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác,khiến ta phải ân hận suốt đời. -Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. -Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. 2/”Cây tre Việt Nam” -Ý nghĩa: Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng. Có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam. - Nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. -Nghệ thuật: Bài “Cây tre Việt Nam” có nhiều chi tiết , hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. 3/ “Đêm nay Bác không ngủ” (học thuộc lòng bài thơ) -Ý nghĩa: Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu mến, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác. - Nội dung: Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. - Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động. 4/ “Lượm” (học thuộc lòng bài thơ) -Ý nghĩa: Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé Lượm hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố hữu. Đồng thời bài thơ thể hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung. - Nội dung:Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. - Nghệ thuật: Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. II. Tiếng việt Ôn tập Khái niệm Các kiểu Ví dụ So sánh So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có hai kiểu so sánh: -So sánh ngang bằng -So sánh không ngang bằng. Nhân hóa Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: -Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. -Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. -Trò chuyện xưng hô với vật như đối với con người. Ẩn dụ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng tính sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. có 4 kiểu ẩn dụ - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức -Ẩn dụ phẩm chất - ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Hoán dụ Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng tính sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có bấn kiểu hoán dụ thường gặp là: -Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. -Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. -Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. -Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Các thành phần chính của câu -Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi “Làm gì”, “Làm sao?”, “Như thế nào?”, hoặc “Là gì?”. -Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi “Ai?”, “Con gì?” hoặc “Cái gì?” VẬN DỤNG LÀM BÀI TẬP Câu trần thuật đơn có từ là Trong câu trần thuật đơn có từ “là”: -Vị ngữ thường do từ “là” Kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ “là” với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (Cụm tính từ)cũng có thể làm vị ngữ. -Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ “không phải”, “chưa phải”. Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ “là” đáng chú ý như sau: -Câu định nghĩa -Câu giới thiệu -Câu miêu tả -Câu đánh giá. VẬN DỤNG LÀM BÀI TẬP III. Tập làm văn - Tả người + Tả chân dung + Tả người kết hợp hoạt động - Tả cảnh + Cảnh sinh hoạt + Phong cảnh (HS viết bài văn miêu tả)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxSOẠN ĐỀ CƯƠNG.docx
Tài liệu liên quan