Sự công tâm với lợi ích cá nhân
Thường những nhà quản trị, điều hành không định cho
mình một lợi ích cá nhân cụ thể trước khi tham gia và
quản trị, điều hành một doanh nghiệp cho đến khi có
những lợi ích phát sinh cộng với những cơ hội có thể
chớp được, khi đó vấn đề công tâm với lợi ích cá nhân trở
nên đau đầu cho sự lựa chọn của họ.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự công tâm trong quản trị doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự công tâm trong quản trị doanh nghiệp
Thị trường đầu tư tài chính đã dần trở thành của công
chúng. Một doanh nghiệp được sở hữu bởi nhiều đối
tượng. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp có ảnh hưởng
tới nhiều người. Và cũng có nhiều người tác động trực
tiếp tới các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp. Trong số
đó, nhóm người quản trị, điều hành Công ty được coi là
quan trọng nhất và mang tính quyết định.
Doanh nghiệp là đối tượng để cho mọi người phân tích, so
sánh đánh giá và sự minh bạch từ bên trong doanh nghiệp
sẽ trả lời câu hỏi đúng hay không đúng về các vấn đề của
một doanh nghiệp. Chúng ta dựa trên chuỗi con số và sự
kiện được coi là đúng thì có thể kết quả đánh giá sẽ chính
xác và ngược lại, mọi kết quả đánh giá trở nên vô ích.
Doanh nghiệp là một pháp nhân - sự minh bạch của doanh
nghiệp có được hay không tuỳ vào mục đích của nhà quản
trị, điều hành doanh nghiệp.
Để có sự minh bạch cho doanh nghiệp, cần phải có áp lực
từ cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức xã
hội, áp lực từ nhà đầu tư, từ tổ chức cho vay, từ tổ chức tư
vấn. Tuy nhiên, từng ấy chủ thể tham gia vào chưa đủ.
Một yếu tố từ chính con người có đạo đức nghề nghiệp là
sự công tâm của nhà quản lý điều hành doanh nghiệp. Tôi
muốn nói tới sự "công tâm" đó.
Sự công tâm với mục đích của doanh nghiệp
Mục đích tiêu chí của doanh nghiệp được đặt lên hàng
đầu và bàn đến nhiều nhất của những người thành lập, xây
dựng và quản trị, điều hành nó. Nhưng dần dần sau một
thời kỳ hoạt động, mục đích đó đã bị biến đổi. Nó biến
đổi trước hết là do điều kiện cơ sở theo tính toán không
đạt được và người ta không tìm cách khắc phục. Tiếp đến
là do sự tác động của những cá nhân, tổ chức có ảnh
hưởng lớn. Sau nữa là do bất lực của người quản trị, điêu
hành mà những người này không còn tự trọng, tự bảo vệ
danh dự của mình đối với mục đích ban đầu. Và vậy là họ
biến báo cáo số liệu các sự kiện để họ điều chỉnh mục
đích và khi đó một số mục tiêu thứ yếu, một số không
được định ra ban đầu lại trở thành mục tiêu chính. Kết cục
tiêu cực cho doanh nghiệp sẽ bắt đầu từ đây.
Trong trường hợp này, người quản trị, điều hành cần
đặt cho mình ba lựa chọn:
Một là, phải công khai tất cả các vấn đề gặp phải và đã ra
giải pháp của mình để báo cáo với những người có liên
quan, đặc biệt là những người tham gia đặt ra mục đích
đó, ví dụ các cổ đông cá nhân đầu tư sáng lập...
Hai là, phải phản đối đến cùng sự tác
động làm thay đổi mục đích của những
cá nhân, tổ chức có ảnh hưởng xấu.
Ba là, tự nhận mình thiếu khả năng và
rút lui khỏi vị trí quản trị, điều hành lúc
còn thời gian để khắc phục nó. Nói cách khác, rút lui từ
khi nhận biết nguy cơ chứ không đợi đến nguy cơ xảy ra.
Sự công tâm với lợi ích cá nhân
Thường những nhà quản trị, điều hành không định cho
mình một lợi ích cá nhân cụ thể trước khi tham gia và
quản trị, điều hành một doanh nghiệp cho đến khi có
những lợi ích phát sinh cộng với những cơ hội có thể
chớp được, khi đó vấn đề công tâm với lợi ích cá nhân trở
nên đau đầu cho sự lựa chọn của họ.
Đầu tiên là sự công thần xuất hiện trong tâm trí một cách
thường xuyên với lý do mình đã xây dựng để đóng góp,
tạo dựng và mình đã hy sinh quá nhiều, mình được quyền
hưởng và hưởng hơn người những lợi ích được tạo ra.
Tiếp đó là sự đòi hỏi của gia đình, của người thân và sự
hưởng lạc của chính mình tạo nên áp lực nhu cầu phải
giành được lợi ích đó. Tuy nhiên, họ không muốn công
khai nó, không quen dùng. Sau nữa là muốn có đầy đủ
nguồn lực hơn, tác động tới xã hội lớn hơn mà một trong
những thứ tạo ra đó chính là tài sản tích luỹ.
Sự không minh bạch và nguy cơ suy thoái của doanh
nghiệp cũng bắt đầu từ đây.
Người quản trị, điều hành cần đặt ra 3 lựa chọn cho hoàn
cảnh này để thoát khỏi tình trạng trên:
Một là, đòi hỏi và nêu ra một cách rõ ràng, công khai
những gì mình được nhận mà từ đó mình cho là xứng
đáng để các bên liên quan cùng thảo luận giải quyết.
Hai là, tự tách mình ra khỏi nhóm một cách danh dự để
xây dựng riêng cho mình những công việc, hay là một
doanh nghiệp để mình hưởng trọn các lợi ích mình tạo ra.
Ba là, tự chiến đấu với mình để vượt qua, chấp nhận
hưởng lợi dần dần và sau một chút.
Công tâm đối với những người có ảnh hưởng quan trọng
Trong quản trị, điều hành, mối quan hệ với những người
có thế lực về chính trị, về kinh tế, về thủ tục hành chính...
là rất quan trọng, nhiều lúc nó có tính quyết định sự sống
còn của một dự án. Trong bất kể xã hội nào, những người
này thường có áp lực trực tiếp hay gián tiếp tới người
quản trị, điều hành. Thậm chí họ quyết định vận mệnh
chính trị, kinh tế tới người quản trị điều hành. Thực tế đã
minh chứng nhiều việc như vậy và hậu quả là nội dung
các vấn đề bên trong doanh nghiệp được biến hóa phù
hợp với sự ảnh hưởng này. Có lúc, những người này còn
bảo trợ cho sự không minh bạch.
Trước sự tác động như vậy, người quản trị, điều hành cần
chọn 1 trong 3 cách sau để tự thoát mình:
Một là, xác định vị trí quyền lực trách nhiệm của mình là
do chính mình tạo dựng lên và coi như không sợ đối với
những người có ý đồ áp đặt. Tự chứng minh bằng nang
lực và nếu có thì chỉ là sự giúp đỡ giới thiệu chứ không
phải do sự nâng đỡ mà có.
Hai là, đặt mục đích của doanh nghiệp lên trên hết và coi
đó là trách nhiệm cầm quyền. Đấu tranh đến cùng cho
mục đích đó tồn tại, dù rằng cá nhân có sự mất mát quan
hệ nào
Ba là, sẵn sàng từ bỏ vị trí để tìm một công việc khác nếu
áp lực đó không làm cho mình chịu đựng nổi. Hãy để cho
ai đó có thể thay thế mình, nhưng nội dung trên cần được
công khai thông báo để những người liên quan và có ảnh
hưởng tới lợi ích được biết.
Công tâm, hai chữ chỉ nội tâm trong mỗi con người để khi
đấu tranh với chính mình. Có công tâm và dám đứng về
sự công tâm mới có sự minh bạch. Có minh bạch mới đưa
doanh nghiệp đi tới thành công vững chắc.
www.diendanquantri.com sưu tầm
Nguồn: Nhà quản lý
In ra giấy | 28-03-2010, 10:58:00 | Content Builder
Làm thế nào đổi mới doanh nghiệp? (P.cuối)
(19/07/2010) Chìa khóa nằm ở
chỗ nhân viên được tự do sáng tạo. Theo Neal
Thornberry, trưởng khoa Điều hành Giáo d
Làm thế nào để đổi mới doanh nghiệp? (P.đầu)
(02/07/2010) Một mình gánh vác
trách nhiệm đổi mới khiến bạn kiệt sức? Hãy đánh thức
nhiệt huyết doanh nhân
Đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
(25/06/2010) H
CABs và TABs, phương tiện quản trị doanh nghiệp lý
tưởng cho mọi CEO
(10/06/2010) M&o
Quản trị, quản lý tác nghiệp, chìa khóa để mở chiến lược
(28/05/2010) Thế kỷ 20, từng
thời kỳ, dưới sự thôi thúc, áp lực của thị trường, quần thể
các doanh nghiệp l
3 trường phái quản trị điển hình
(28/05/2010) Rất nhiều trường phái
quản trị khác nhau được đề cập tới trong các sách quản
trị. Tuy nhiên c&oacu
Năm nguyên tắc sống còn đối với doanh nghiệp
(24/05/2010) Làm cách nào bạn vượt
qua được chặng đường đầy chông gai mà những tên tuổi
lớn trong ngà
Năm bí quyết kinh doanh B2B cho công ty nhỏ
(06/05/2010) Đó là một thách thức
đối mặt của hàng trăm các công ty nhỏ: làm thế nào để
nhận sự
Giảm chi phí bằng công nghệ hạ tầng xanh
(27/04/2010) Tôi từng đề cập
đến các cách thức có thể áp dụng công nghệ hạ tầng xanh
– một phương p
Không biết quản ý tưởng sẽ sớm bị lãng quên
(16/04/2010) Nếu không có
một hệ thống quản lý ý tưởng hiệu quá thì không sớm thì
muộn, ý tưởng s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_cong_tam_trong_quan_tri_9366.pdf
- su_cong_tam_trong_quan_tri_dn_3956.pdf