Nhà nước luôn đóng vai trò lớn trong nền kinh tế
Trung Quốc, nhưng trong phần lớn thời kỳ cải cách từ
cuối những năm 1970, vai trò này đã tạm giảm xuống
khi các trang trại tập thể nhà nước giải thể và các
doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả
phải đóng cửa. Tham gia WTO năm 2001 là canh bạc
lớnmà giới lãnh đạo đặt vào thị trường tự do. Và họ
đã thắng đậm, với tăng trưởng liên tục duy trì cao
trong cả thập niên qua.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự đa diện trong chiến lược kinh tế của Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự đa diện trong chiến lược kinh tế của Trung Quốc
Nhà nước đang vươn những chiếc vòi khổng lồ của
mình chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế trọng yếu ở
Trung Quốc.
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các cường
quốc thế giới nhìn chung thống nhất tinh thần ủng hộ
cạnh tranh thị trường tự do trong các hoạt động kinh
tế. Chiến lược kinh tế quốc gia của Trung Quốc từ đó
luôn là "kẻ phá ngang" sự đồng thuận đó. Cứ nhìn
vào sự phất lên của ông trùm năng lượng Zhu
Gongshan sẽ biết tại sao.
Năm 2007, việc thiếu silic đa tinh thể - nguyên liệu
chính để sản xuất pin mặt trời - đe dọa tới ngành
công nghiệp điện mặt trời đang ở vào thời kỳ non trẻ
của nước này. Giá silic đa tinh thể tăng chóng mặt,
đạt tới 450 USD/kg năm 2008, tức gấp 8 lần trong
một năm. Các công ty nước ngoài chi phối sản xuất
và đẩy chi phí này lên cao khiến Trung Quốc bị ảnh
hưởng.
Bắc Kinh cũng phản ứng mau lẹ: tuyên bố phát triển
nguồn cung silic đa tinh thể là ưu tiên quốc gia. Tiền
được đổ vào các nhà sản xuất từ các công ty và ngân
hàng nhà nước; chính quyền địa phương giải quyết
nhanh các thủ tục cấp phép cho nhà máy mới.
Ở trời Tây, xây dựng nhà máy silic đa tinh thể phải
mất vài năm trời, đòi hỏi thông qua nhiều thủ tục dài
dòng. Ông Zhu, một doanh nhân đã bỏ 1 tỷ USD để
xây dựng một nhà máy, bắt đầu sản xuất chỉ trong
vòng 15 tháng.
Vài năm sau, ông đã gây dựng được một trong
những cơ ngơi sản xuất silic đa tinh thể lớn nhất thế
giới mang tên GCL-Poly Energy Holding Ltd. Quỹ đầu
tư quốc gia của Trung Quốc chi 710 triệu USD sau đó
mua lại 20% cổ phần GCL-Poly. Hiện nay, Trung
Quốc chiếm khoảng ¼ sản lượng silic đa tinh thể của
thế giới và kiểm soát gần một nửa thị trường thiết bị
điện mặt trời thành phẩm toàn cầu.
Phương Tây tỏ ra bức bối chủ yếu vì chính sách định
giá nội tệ thấp của Bắc Kinh; tổng thống Mỹ Barack
Obama phản đối mạnh mẽ việc làm này tại hội nghị
thượng đỉnh G20 vừa rồi. Cú chạy "thần tốc" của ông
Zhu càng xoáy sâu hơn vào vấn đề: chiến lược kinh
tế quốc gia của Trung Quốc rất phức tạp và đa diện,
và chiến lược ấy đang thách thức Mỹ và các cường
quốc khác trên nhiều mặt trận.
Trọng tâm trong cách tiếp cận của Trung Quốc là
dành ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước, đẩy
mạnh tiếp thu công nghệ tiên tiến và quản lý tỷ giá hối
đoái để hỗ trợ các nhà xuất khẩu, thúc đẩy kiểm soát
nhà nước đối với hệ thống tài chính nhằm tập trung
nguồn vốn chi phí thấp cho các ngành công nghiệp
nội địa và các nước giàu tài nguyên, khoáng sản mà
Trung Quốc cần để duy trì tăng trưởng nhanh.
Chính sách của Trung Quốc một phần là sản phẩm
của vị thế độc nhất mà nước này đang có: một quốc
gia đang phát triển, đồng thời là một siêu cường đang
lên. Các nhà lãnh đạo nước này không cho rằng thị
trường là ưu việt. Thay vào đó, họ coi quyền lực nhà
nước là thiết yếu để duy trì ổn định và tăng trưởng.
Nhà nước vươn những chiếc vòi của mình chi phối
nhiều lĩnh vực kinh tế trọng yếu
Mô hình này đang tỏ ra ưu thế, đặc biệt khi niềm tin
vào tính hiệu quả của thị trường và năng lực của các
chính trị gia đang lung lay ở hầu khắp phương Tây.
Vốn đã là cường quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới,
Trung Quốc tiếp tục vượt Nhật trở thành nền kinh tế
lớn thứ hai trong năm nay.
Nhà nước luôn đóng vai trò lớn trong nền kinh tế
Trung Quốc, nhưng trong phần lớn thời kỳ cải cách từ
cuối những năm 1970, vai trò này đã tạm giảm xuống
khi các trang trại tập thể nhà nước giải thể và các
doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả
phải đóng cửa. Tham gia WTO năm 2001 là canh bạc
lớn mà giới lãnh đạo đặt vào thị trường tự do. Và họ
đã thắng đậm, với tăng trưởng liên tục duy trì cao
trong cả thập niên qua.
Nhưng nhà nước đã bắt đầu lấy lại vai trò của mình.
Nhiều nhà phân tích cho rằng tốc độ tự do hóa đã
chậm lại. Bằng chứng là một loạt các ngành vẫn do
các công ty nhà nước chi phối và các doanh nghiệp
nước ngoài bị hạn chế chặt chẽ. Chính phủ sở hữu
gần như toàn bộ các ngân hàng lớn tại Trung Quốc,
cùng ba công ty dầu lửa lớn, ba hãng viễn thông và
các công ty truyền thông tầm cỡ.
Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, tổng tài sản của
doanh nghiệp nhà nước năm 2008 là 6 nghìn tỷ USD,
tương đương 133% sản lượng kinh tế hàng năm của
năm đó. So sánh với Pháp, nơi chính phủ được cho
là "lớn nhất" phương Tây, tổng tài sản của cơ quan
kiểm soát doanh nghiệp chính phủ tại đây là 686 tỷ
USD năm 2008, chưa bằng 28% quy mô kinh tế nước
này.
Nhà nước có vai trò ngày càng lớn trong trong các
ngành từ khai thác than cho tới internet. Điều này tạo
cho họ sức mạnh to lớn trong việc theo đuổi các mục
tiêu chính sách đặt ra trong các kế hoạch 5 năm (đôi
khi là 15 năm).
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Bắc
Kinh là: dần chấm dứt phụ thuộc vào công nghệ đắt
đỏ của nước ngoài. Đây là quá trình khởi đầu với các
chính sách kinh tế "mở cửa" do Đặng Tiểu Bình khởi
xướng năm 1978, tạo ra làn sóng thu hút các công ty
công nghệ nước ngoài. Những công ty như Microsoft,
Motorola đều đã thành lập cơ sở R&D (nghiên cứu và
phát triển) và giúp đào tạo một thế hệ các nhà khoa
học, kỹ sư, quản lý Trung Quốc.
Quá trình đó đang diễn ra rất sôi động. Năm 2006,
lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố "Kế hoạch phát triển
khoa học - công nghệ trung hạn và dài hạn", một kế
hoạch chi tiết đưa Trung Quốc trở thành trung tâm
công nghệ vào năm 2020. Chương trình này tham
vọng tăng gần gấp đôi tỷ trọng tổng sản phẩm nội địa
cho nghiên cứu và phát triển, từ 1,3% năm 2005 lên
2,5%.
Trong khi tìm kiếm công nghệ mới, nhà nước cũng sử
dụng quyền kiểm soát ngân hàng để phân phối tín
dụng rẻ cho các ngành họ muốn "nuôi dưỡng". Chính
phủ định lãi suất cho người gửi tiền tại các ngân hàng
tương đối thấp so với tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát.
Điều đó có nghĩa là các hộ gia đình trung Quốc, thông
qua các ngân hàng, đã trợ cấp một cách hiệu quả cho
các ngành thuộc ưu đãi của nhà nước.
Nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei Techologies
đã "bành trướng" ra nước ngoài từ lâu, nhờ sự ủng
hộ của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Năm 2004,
ngân hàng này đã gia hạn gói tín dụng thời hạn 5
năm trị giá 10 tỷ USD và liên tục cho người mua hàng
nước ngoài vay tiền mua sắm sản phẩm của Huawei.
Doanh thu của Huawei tăng hơn 200% trong 5 năm
qua, và trở thành một trong ba công ty viễn thông
hàng đầu, cùng với Nokia Siemens Networks
vàTelefon AB LM Ericsson.
Sprint Nextel mới đây đã loại Huawei và ZTE (công ty
truyền thông khác của Trung Quốc) ra khỏi hợp đồng
trị giá hàng tỷ đôla, do Mỹ lo ngại các công ty này có
quan hệ với quân đội Trung Quốc. Quyết định của
Sprint là bước lùi đối với Huawei tại một thị trường
khó thâm nhập như Mỹ và cho thấy những quan ngại
đối với chính sách của Trung Quốc đang bắt đầu
khiến nước này phải trả giá.
Với Trung Quốc, nguy cơ lớn nhất lại đến từ bên
trong. Một vài nỗ lực tạo đột phá trong công nghệ cao
bằng sắc lệnh đã thất bại. Việc sản xuất bộ vi xử lý
100% bằng công nghệ trong nước phải mất nhiều
năm mới bắt chước được các tính năng như các sản
phẩm của Intel và Advanced Micro Devices, trong khi
các hãng này còn không ngừng tiến bộ. Công nghệ
điện thoại di động của Trung Quốc vẫn chưa thể
đứng vững ở nước ngoài, dù chính phủ ra điều kiện
công ty điện thoại lớn nhất của Trung Quốc phải thực
hiện nhiệm vụ này.
Trong dài hạn, Trung Quốc cũng gặp phải không ít
thách thức đe dọa tới tăng trưởng, như dân số đang
già hóa do duy trì chính sách một con suốt mấy thập
niên trở lại đây, môi trường kém bền vững do tốc độ
công nghiệp hóa quá cao và "ẩu".
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_2189.pdf