Sự điều tiết kinh tế vĩ mô của cục dự trữ liên bang Mỹ trong giai đoạn 1983 – 1991 thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng trung ương

Lời giới thiệu . . .Trang 01

Phần 1:Vài nét về quá trình hình thành ,cách tổ chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ. . . . Trang 03

Phần 2: Tóm tắt về sự điều tiết kinh tế vĩ mô của cục dự trữ liên bang Mỹ trong thời kì 1980 – 1982 . . . . . . . . . . Trang 05

Phần 3: Sự điều tiết kinh tế vĩ mô của cục dự trữ liên bang Mỹ trong giai đoạn 1983 – 1991 thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng trung ương. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 07

Kết luận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Trang 13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự điều tiết kinh tế vĩ mô của cục dự trữ liên bang Mỹ trong giai đoạn 1983 – 1991 thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mỏ trong những năm 70 ,...) lẫn về chính trị (nội chiến Nam Bắc 1861-1865, hai cuộc chiến tranh thế giới ... ) hay cả cuộc cách mạng KHKTCN i, ii ..., nước Mỹ chưa bao giờ không là một nước tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa, phần lớn thời gian trong lịch sử tồn tại, nước Mỹ luôn là một quốc gia tư bản hùng mạnh, có vị thế và tiềm lực không thể pủ nhận trong nền kinh tế toàn cầu. Phải chăng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nói chung mà đại diện của nó là nước Mỹ nói riêng tồn tại những ưu việt hơn hẳn những nền kinh tế khác như kinh tế xã hội chủ nghĩa. Và nguyên nhân nào đã làm cho nền kinh tế Mỹ đứng vững trước những biến đỏi và xáo trộn mạnh mẽ ? trong hầu hếy mọi trường hợp, câu trả lời là " nhà nước tư bản chủ nghĩa luôn kịp thời điều chỉnh để thích nghi" Nhưng sự điều chỉnh này có thể làm thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản không, và có thể giúp chủ nghĩa tư bản tồn tại với tư cách là phương thức sản xuất cuối cùng trong lịch sử không ? Chúng ta hãy xem xét một ví dụ nhỏ về sự điều chỉnh của nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng-Tài chính -Tiền tệ thông qua cục dự trữ liên bang Mỹ - FED- trước khi đưa ra một nhận định cụ thể . chương i quá trình hình thành, cách tổ chứccục dự trữ liên bang Mỹ Hoạt động ngân hàng xuất hiện đầu tiên ở Mỹ từ năm 1763 tại một số bang ,mô phỏng theo lối tổ chức ngân hàng của Anh .Nhưng phải 100 năm sau, sau cuộc chiến tranh Nam Bắc, tình trạng vô chính phủ trong hoạt động ngân hàng mới được chấm dứt .Nghĩa là lúc này quốc hội mới thông qua luật ngân hàng quốc gia (National Banking Act) và thành lập hệ thống ngân hàng quốc gia. Nói như vậy không có nghĩa là trước đó, nước Mỹ chưa hề có một ngân hàng trung ương. Năm 1971 ,quốc hội Mỹ đã chấp nhận ngân hàng thứ nhất - ngân hàng đầu tiên có một số hoạt động giống như ngân hàng trung ương - là ngân hàng quốc gia đầu tiên .Thậm chí trong cuộc chiến tranh 1816, dưới nhiều sức ép yêu cầu thành lập một ngân hàng trung ương của chính phủ ,chính quyền liên bang đã cho phép ngân hàng thứ hai hoạt động như một ngân hàng chính phủ .Thế nhưng ngân hàng chỉ tồn tại được 20 năm .Đến năm 1836 ,nó trở thành ngân hàng bình thường vì có những hoạt động mâu thuẫn với tổng thống .Trong thời glan từ 1837 đến 1863 ,nước Mỹ chỉ có các ngân hàng tổng hợp ở các bang mà không có ngân hàng trung ương . Tuy đã thông qua luật ngân hàng quốc gia ,thành lập hệ thống ngân hàng quốc gia từ 1864 nhưng mãi đến năm 1913 ,trước nhu cầu cấp bách cần phải có một ngân hàng trung ương điều hành ,cục dự trữ liên bang mới được thành lập như một ngân hàng trung ương trong vai trò quản lí tài chính, tiền tệ ,mô phỏng theo kiểu Anh quốc. Từ đó đến nay ,cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Hoa Kì ,cục dự trữ liên bang Hoa Kì (viết tắt là F.E.D) đã liên tục được cải tổ và hoàn thiện ,càng ngày càng có vai trò to lớn trong việc hướng nền kinh tế theo đường lối mà nó đã vạch ra . Hiện nay ,cơ câú của F.E.D gồm 5 bộ phận chính Hệ thống các ngân hàng dự trữ liên bang F.E.D có 12 ngân hàng dự trữ liên bang với các chi nhánh và vùng hoạt động .Mỗi ngân hàng dự trữ liên bang có một ban giám đốc gồm 9 người :6 người do hội đồng cổ đông bầu ra ;3 người còn lại ,gồm tổng giám đốc và phó tổng giám đốc ,được chỉ định bởi hội đồng thống đốc của F.E.D. Các ngân hàng dự trữ liên bang này là cơ quan thực hiện các nghiệp vụ điều tiết nền kinh tế của F.E.D ,thực hiện việc quản lí các ngân hàng trung gian và thực hiện nghiệp vụ với chính phủ .Trong các ngân hàng dự trữ liên bang thì ngân hàng San Francisco có vùng hoạt động lớn nhất ,nhưng ngân hàng New York lại hoạt động có hiệu quả nhất (25% hoạt động điều tiết của F.E.D). 2.Hội đồng thống đốc Đây là bộ phận đầu não của F.E.D. Là cơ quan tối cao ,hội đồng thống đốc quản lí tất cả các hoạt động liên quan đến tiền tệ, điều tiết, cung ứng trong toàn lãnh thổ. Tuy gồm 7 người doTổng Thống chỉ định với sự phê chuẩn của quốc hội nhưng hoạt động và quyết định của hội đồng thống đốc lại hoàn toàn độc lập với nhà trắng ,chỉ chịu trách nhiệm báo cáo thẳng với quốc hội Hoa Kì . 3.hội đồng chính sách thị trường mở Đây là cơ quan quan trọng nhất trong việc thực hiện chính sách điều tiết của F.E.D .Bao gồm 12 thành viên ,trong đó có 8 thành viên chắc chắn là toàn bộ hội đồng thống đốc (7 người) và tổnh giám đốc ngân hàng dự trữ liên bang New york (vì thực ra mọi chính sách về thị trường mở hầu hết được thực hiện ở New york ).Các thành viên còn lại được chọn từ 11 tổng giám đốc của các ngân hàng dự trữ liên bang khác. 4.Hội đồng cố vấn liên bang . Hội đồng này làm nhiệm vụ cố vấn về chính sách tiền tệ ,hoạt động điều tiết kinh tế cho hội đồng thống đốc .Bao gồm 12 thành viên,được chỉ định bởi các tổng giám đốc của 12 ngân hàng dự trữ liên bang . 5.Hệ thống ngân hàng thành viên. Hệ thống ngân hàng thành viên ,tuy chỉ chiếm 40 % tổng số ngân hàng trung gian trong cả nước nhưng nắm trong tay 80 % hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian .Đây là cầu nối giữa F.E.D với toàn bộ các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính còn lại trong cả nền kinh tế Hoa Kỳ . Hệ thống ngân hàng thành viên có đặc quyền được ưu tiên vay mượn ở cửa sổ chiết khấu khi cần. Tuy vậy để có đặc quyền này, ngân hàng thành viên phải ký quỹ tại ngân hàng liên bang và phải thực hiện đúng tỷ lệ dự trữ bắt buộc do hội đồng thống đốc quy định . Chương ii Sơ lược về sự điều tiết của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đối với nền kinh tế trong thời kỳ 1980 - 1982 Tháng Tám năm 1978 ,trên thị trường thế giới xảy ra cơn sốc giá dầu mỏ lần thứ hai. ở Mỹ, ảnh hưởng của cơn sốc này kéo dài đến năm 1980 vẫn chưa kết thúc. Cộng với sự gia tăng tiêu dùng ( tổng cầunội địa tăng mạnh ), khiến nước Mỹ rơi vào tình trạng lạm phát cao ( năm 1979 ,chỉ số lạm phát CPi là 13,7 % ). Lạm phát cao kéo theo hàng loạt những biến động bất lợi của nền kinh tế như: sản xuất mất cân đối về cơ cấu, giá cả tăng cao, suy giảm dẫn đến tháo lui đầu tư . Đứng trước tình hình đó, vấn đề ưu tiên số một được xác định là bình thường hoá chỉ số lạm phát. Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của Milton Friedman: “ bất cư nơi đâu và bao giờ, lạm phát cũng là vấn đề của cung ứng tiền ’’, nhiêm vụ này được phó thác hầu như hoàn toàn cho ngân hàng trung ương tức là cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (F.E.D) . Từ cuối năm 1979, F.E.D đã áp dụng phương thức điều tiết cung ứng tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở tác động vào dự trữ của ngân hàng trung gian thay vì tác động vào nhu cầu về tiền. Theo đó, F.E.D sẽ thực hiện hàng loạt nghiệp vụ bán hàng trên thị trường mở để làm giảm dự trữ bắt buộc làm hạn chế lượng cung ứng tiền của ngân hàng trung gian. Lượng chứng khoán và trái phiếu dùng trong nghiệp vụ này của F.E.D năm 80,81 lần lượt trị giá 674 tỷ USD và 579 tỷ USD. Không chỉ thực hiện các nghiệp vụ bán trên thị trường mở F.E.D còn điều tiết bằng công cụ lãi suất cho vay chiết khấu .Thay đổi trong lãi suất chiết khấu luôn luôn kéo theo sự thay đổi cùng chiều trong lãi suất tín dụng liên bang .Và vì lãi suất tín dụng liên bang là lãi suất chủ đạo ,lãi suất hướng dẫn của toàn bộ lãi suất trên thị trường tiền tệ, cho nên tăng lãi suất chiết khấu sẽ dẫn đến tăng lãi suất toàn nền kinh tế, do đó sẽ thắt chặt cung ứng tiền . Với nỗ lực giảm lạm phát xuống mức bình thường, F.E.D đã duy trì một chế độ lãi suất chiết khấu cao lịch sử trong hai năm 80, 81: Năm 1980 là 10,5% và năm 1981 là 11,5%, đặc biệt có lúc đỉnh điểm, F.E.D giữ mức lãi suất chiết khấu 12% đối với vay không thường xuyên, và 14% cho trường hợp vay kéo dài ( đây là lãi suất cao nhất mà F.E.D áp dụng từ 1863 ) . áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua việc giảm dự trữ và giảm lượng cung ứng tiền làm khối lượng vay giảm nhanh chóng. Cung ứng tiền giảm quá nhanh trong thời gian nay (1979 – 1982) đã làm được điều kỳ diệu đúng như mong muốn của nước Mỹ : đẩy lạm phát từ chỗ hai con số: 13,7% năm 1979 xuống 13,2% năm 1980 ; 10% năm 1981 và kỳ diệu là 6,1% năm 1982 . Hơn nữa chính sách tiền tệ thắt chặt làm giá đồng đô la tăng đáng kể. Điều này đồng thời giải quyết được hai vấn đề cơ bản .Thứ nhất, đó là cải tạo cơ cấu công nghiệp nội địa. Theo đó phần lớn tài sản và vốn đầu tư ở khu vực công nghiệp nhẹ và công nghiệp hàng tiêu dùng chuyển sang những ngành công nghiệp kỹ thuật cao và cần nhiều tư bản mà Hoa Kỳ vẫn có lợi thế so sánh .Thứ hai, giá USD cao góp phần cải tạo cơ cấu tài khoản thanh toán của Hoa Kỳ, từ mức thâm hụt và vay nợ 38,5 tỷ USD ( năm 1980 ) sang cân bằng và có thể nghĩ tới thặng dư . Tuy nhiên, thắt chặt cung ứng tiền một cách khắc nghiệt đã làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào giai đoạn suy thoái lớn nhất kể từ sau khủng hoảng 1929 – 1933. Năm 1982, tốc độ tăng GDP thực là âm 2,5 % (-2,5%) ; tổng cầu nội địa nửa đầu năm 1982 giảm 3% ,cả năm giảm 1,9% ;thất nghiệp lên đến đỉnh cao nhất từ sau năm 1945 : tới 9% ; ngân sách nhà nước ngày càng bị thâm hụt nặng nề ;tỷ lệ dự trữ vàng giảm ; tỷ trọng ngành công nghiệp Hoa Kỳ trong thế giới tư bản giảm còn 37% ; hàng hoá của Mỹ trước sự cạnh tranh và tấn công gay gắt từ phía Nhật Bản và Tây Âu đã bị giảm uy tín nghiêm trọng, điều này không những khiến cho xuất khẩu của Mỹ giảm mà còn làm tăng yêu cầu bảo hành của người Mỹ đối với hàng hoá nước mình ( lên tới 80 – 90 % trong khi chỉ có 1 % đối với hàng hoá của Nhật ) ;các ngân hàng trung gian cho vay được rất ít chứng tỏ đầu tư ở Mỹ trong giai đoạn này suy giảm mạnh, hoạt động sản xuất tiếp tục bị đình trệ . Chương iii Sự điều tiết kinh tế vĩ mô của Cục dự trữ Liên bang Mỹ trong giai đoạn 1983 - 1991 Trong giai đoạn 1983- 1991 ,nền kinh tế Mỹ chia làm hai thời kỳ, mỗi thời kỳ có những đặc điểm riêng do những tác động khác nhau và đòi hỏi những chính sách điều chỉnh không giống nhau. Do vậy, điều tiết kinh tế vĩ mô của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ cũng trải qua hai thời kỳ : Khôi phục lại nền kinh tế khủng hoảng bằng chính sách tiền tệ nới lỏng ( 1984 –1988 ) . Chống khủng hoảng trên thị trường chứng khoán và việc tăng giá dầu mỏ của OPEC bằng thắt chặt cung ứng tiền. Thời kỳ 1984-1988: khôi phục nền kinh tế bằng chínhg sách tiền tệ nới lỏng . Khủng hoảng 1980-1982 nặng nề và kéo dài làm nền kinh tế Mỹ giảm sút nghiêm trọng, vị trí của Mỹ suy giảm đáng kể. Trước tình hình này, từ năm 1983, chính quyền Ronal Reagan xác định: nhu cầu cấp bách là phải đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng. Và biện pháp được lựa chọn là nới lỏng cung ứng tiền nhằm kích thích phục hồi kinh tế nhưng vẫn phải cẩn thận đề phòng áp lực của lạm phát. Do vậy, F.E.D đã tiến hành việc nới lỏng cung ứng tiền chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở – công cụ được F.E.D sử dụng thường xuyên nhất và cho là quan trọng nhất vì hiệu quả nhất và có ảnh hưởng rộng rãi nhất . Ngược lại với giai doạn 1980-1982,là đem chứng khoán ra bán trên thị trường nhằm thu hồi tiền đang được lưu thông,lần này F.E.D đã tung ra một lượng tiền lớn, đưa vào lưu thông bằng cánh mua lại chứng khoán trên thị trường .nghiệp vụ mua thẳng chứng khoán tăng 6,07% trong năm 1984,còn nghiệp vụ mua lại nhảy vọt lên 220,83%.Điều này đã dẫn đến việc cung ứng tiền gia tăng:lượng tiền M2 tăng 8,1%,lượng tiền M3 tăng 10,8% trong suốt cả năm 1984.Trong cả năm 1985, F.E.D tiếp tục bơm tiền vào lưu thông.Cục dự trữ liên bang đã tung ra 22,214 tỷ USD sử dụng vào việc mua chứng khoán, trong khi chỉ bán ra số lượng chứng khoán trị giá 4 tỷ dô la.Năm 1986, lượng chúng khoán mua vào vẫn giữ ở mức trên 22tỷ (22,604 tỷ) USD trong khi F.E.D càng thắt chặt lượng bán ra:từ4,118 tỷ xuống còn 2,502 tỷUSD.Kết quả tất yếu là F.E.D đã đẩy lượng cung tiền M1 tăng 15,5%, M2 tăng 9,2%, M3 tăng 9%. Chuyển từ chính sách tiền tệ thắt chặt sâng chính sách tiền tệ nới lỏng, F.E.D đã có những tác động sâu sắc và tich cực đến nhiều mặt của nền kinh tế Hoa Kỳ . Lãi suất đã giảm một cách đáng kinh ngạc, từ con số kỷ lục 14%(tháng 5 năm 1981), xuống còn 5,5%(ngày 22 tháng 8 năm 1984).Thực ra, F.E.D đã bắt đầu giảm lãi suất chiết khấu và gia tăng cho vay tín dụng gia hạn từ cuối năm 1982.Thế nhưng do e ngại lãi suất có thể tăng bất cứ lúc nào nên khối lượng vay mượn của các ngân hàng trung gian từ cửa sổ chiết khấu tăng rất chậm vaò đầu năm 1983 .Đến giai đoạn cuối năm, khối lượng vay mượn tăng vọt lên 8 tỷ USD. Tổng dự trữ của các ngân hàng trung gian tăng gần 50%( xấp xỉ 20 tỷ đô la ) ,từ 40,66 tỷUSD (năm 1980 ) lên tới 59,4 tỷ USD (năm 1986). Tín dụng cấp phát cho tiêu dùng tăng mạnh. Lãi suất giảm và dự trữ tăng đã có tác dụng khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. Tổng cầu, nhờ đó, từ mức suy thoái 1,9% năm 1982 đã tăng vọt lên tới 5,1% (tính đến cuối năm 1983. Kéo theo nó là sự phuc hồi và tăng trưởng của GNP thực. Từ mức suy thoái 2,5% năm1982, nền kinh tế đã đạt mức tăng trưởng là 3,6% năm 1983; 6,8% năm 1984. Một điều đáng mừng là mức tăng trưởng này rất ổn định, dao động không đáng kể quanh con số 3% trong suốt một thời kỳ dài sau đó (từ năm 1985 đến năm 1989 ). Năng lực sản xuất được kích thích gia tăng trong nửa sau năm1983. Kết quả của chính sách tiền tệ thắt chặt trong giai đoạn trước, đồng đô la Mỹ vẫn tiếp tục lên giá trong hai năm 1983 và 1984. Nhờ đây, cán cân thanh toán và cơ cấu công nghiệp nội địa vẫn tiếp tục được cải thiện và chuyển dịch theo chiều hướng có lợi cho Hoa Kỳ. Sau một thời gian áp dụng chính sách nới lỏng cung ứng tiền, cuối năm 1983, giá trị của đồng đo la Mỹ bắt đầu suy giảm một cánh đáng kinh ngạc. Sang năm 1986, giá đô la chỉ còn khoảng 50% so với giá trị đỉnh điểm của nó vào năm1983, và vẫn còn dáu hiệu tiếp tục suy giảm. Giá đô la giảm mở ra khả năng tăng cường và mở rộng xuất khẩu của nền kinh tế Hoa Kỳ . Nền kinh tế Hoa Kỳ nhanh chóng phục hồi sản lượng trong suốt năm 1984. Tuy nhiên, khi tổng cầu tăng đến mức 8,7%, lượng cung ứng tiền lai tăng đáng kể, giá cả sẽ bắt đầu leo thang là chuyện tất nhiên xẩy ra. Đối với một tổ chức ảnh hưởng sâu sắc quan niệm về lạm phát của Milton Friedman, và luôn có xu hướng điều tiết nên kinh tế thiên về chông lạm phát như F.E.D thì đó quả là vấn đề đáng lo ngại thật sự và cần quan tâm giải quyết ngay. Chính vì vậy, F.E.D đã nâng lãi suất chiết khấu lên 8,8% vào cuối năm 1984, nhằm mục đích tăng lãi suất thi trường để thắt chặt cung ứng tiền cho tiêu dùng hơn. Việc làm này của F.E.D đã khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ hơi chững lại vào quý 1 năm1985. Thất nghiệp ( bình quân cả năm ) lên đến con số 7% . Cũng thời điểm đó, giá dầu thô trên thế giới giảm. Sự giảm giá này đã lây lan một cách nhanh chóng và làm giảm giá chung của hàng tiêu dùng. Lạm phát, vì thế, có giảm đi nhưng nền kinh tế vẫn kém tăng trưởng. Lúc ấy, F.E.D bắt buộc phải ra quyết định cắt giảm lãi suất chiết khấu ba lần trong năm 1985, đưa nó từ 8,8% xuống còn 6,5% trong suốt thời gian còn lại của năm 1985. Điều này ảnh hưởng lập tức và trực tiếp đến lãi suất cho vay của các ngân hàng dự trữ liên bang. Lãi suất cho vay của các ngân hàng này đã giảm từ 9% năm 1984 xuống 7,5% vào tháng 5 năm1985. Giữa năm 1986 (tháng 7 ), F.E.D tiếp tục giảm lãi suất chiết khấu xuống còn 6% và tăng việc cho vay bằng cả ba hình thúc tại cửa sổ chiết khấu. Thêm nữa, F.E.D còn gia tăng việc nới rộng cung ứng tín dụng. Lập tức, cung ứng tiền M1tăng lên 15,5%. Lãi suất cho vay từ các ngân hàng dự trữ liên bang giảm tiếp xuống còn 7%, 6,5%, 6%, rồi 5,5% trong vòng có hơn năm tháng của năm 1986 ( từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 22 tháng 8 ). Cung ứng tiền bành trướng nhanh chóng từ các ngân hàng trung gian và trực tiếp từ cửa sổ chiết khấu của F.E.D – do tác dụng của chính sách hạ lãi suất chiết khấu- đã thúc đẩy tổng cầu và sản lượng gia tăng, hơn nữa, còn làm giảm giá đồng đô la.Cộng hưởng với nghiêp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu liên tục hạ đã nới rộng khả năng cung ứng tín dụng cho tiêu dùng và tin dụng đầu tư. Sự gia tăng tổng cầu đã giữ cho nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tụp nóng qua năm 1987, GNP thực tăng 2,75% và thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 5,3% trong suốt năm 1987. Không chỉ nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất chiết khấu được sử dụng trong thời kỳ phục hồi kinh tế 1983 – 1987, mà hầu hết tất cả các công cụ tiền tệ đều được F.E.D sử dụng để kích thích tiêu dùng và đầu tư, nhằm đẩy lùi suy thoái .Đó là các nghiệp vụ cung ứng cơ số tiền, công cụ kiểm soát tín dụng và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tất cả được sử dụng nhằm tăng cung ứng tiền. Quyền thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của FED được trang bị từ năm 1935 và tiếp tục được củng cố từ năm 1980 .Nhưng FED rất ít khi sử dụng công cụ này vì tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc rất dễ đẩy đẩy các ngân hàng trung gian rơi vào khủng hoảng dự trữ. Với nỗ lực đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng 1980-1982, FED cũng chỉ 3 lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong thời kỳ 1982-1986 .Lần đầu tiên là vào ngày 30/12/1982, FED đã giảm tỷ lệ dự trữ trên trên tiền gửi vào tài khoản séc từ 9,5% xuống 3% đối với khoản ký thác có giá trị lớn hơn 26,3 tỷ đôla .Ngày 6/10/83 FED giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cua ký thác có kỳ hạn ít hơn 1 năm rưỡi xuống còn 3% ( giảm 0,5% so với 1980 ) ; ký thác có kỳ hạn dài hơn 1 năm rưỡi hoàn toàn không cần phải có dự trữ bắt buộc ( giảm 2,5% so với tháng 8/1980 ) . Tuy tỉ lệ dự trữ bắt buộc trên các tài khoản gửi băng EURO - Đôla vẫn giữ nguyên cho tới năm 1986 nhưng FED đã thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhiều lần ở các khoản tiền gửi khác để tăng năng lực cung ứng tiền và tín dụng của hệ thống ngân hàng trung gian . Với nhận thức: liên hệ giữa vận tốc cung ứng tiền M1 và sản lượng Quốc gia ngày càng khăng khít, FED đã quyết định giảm hơn nữa tỷ lệ dự trữ bắt buộc để gia tăng cung ứng M1 bằng việc mở rộng tổng số tiền ký thác không kỳ hạn phải chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 3% và 12% từ mức 26,3 triệu USD lên đến 31,7 triệu USD. Thế nhưng, với chính sách tiền tệ nới lỏng, các ngân hàng trung gian vẫn cho vay yếu trong hai năm 1986-1987, vận tốc cung ứng M1 thậm chí tụt từ 15,5% xuống 6,3% trong năm 1987, thể hiện qua việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc do các ngân hàng thực hiện cao hơn mức bắt buộc của FED. Thành phần quan trọng thứ hai quyết định mức cung ứng tiền M1 trong mỗi thời kỳ là từ sự cung ứng cơ số tiền _ một đặc quyền duy nhất chỉ có ở ngân hàng trung ương. Sự tăng hoặc giảm của cơ số tiền tệ kéo theo những dao động lớn hơn nhiều ở vận tốc cung ứng tiền trong quá trình tăng hoặc theo . Trong tổng tiền gửi không kỳ hạn tăng chậm từ 1981 đến 1986, sự tăng giảm của cung ứng tiền chịu ảnh hưởng khá lớn bởi sự tăng giảm của cơ số tiền tệ. Cơ số tiền tệ tăng liên tục từ 1982 đến1988 đã góp phần quan trọng vào sự bành trướng của cung ứng tiền M1. Và vì M1 là là bộ phận chủ yếu của tổng cung tiền tệ nên sự cung ứng cơ số tiền đã gián tiếp hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng kinh tế của Ronal Reagan. ít nhất ,nhờ vào nghiệp vụ tăng cơ số tiền, FED đã cho chính phủ Hoa Kỳ vay đến gần 200 tỷ USD mỗi năm để bù vào thâm hụt ngân sách ( do cắt giảm thuế để kinh tế phục hồi ). Tóm lại ,nghiệp vụ thị trường mở lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cùng cung ứng cơ số tiền tệ đã được huy động một cách cẩn thận để nới lỏng dự trữ và tăng cung tiền tệ cho đến đỉnh cao là 1986. Đây là điều kiện cơ bản giúpnền kinh tế Hoa Kỳ khôi phục được kinh tế, mở rộng được tiềm năng sản xuất và sản lượng gia tăng ổn định từ 1983 đến 1989, trong suốt hai nhiệm kì của Ronal Reagan . 2)Chống khủng hoảng trên thị trường chứng khoán ( mùa thu 1947) và việc nâng giá dầu mỏ của OPEC (1988). Mùa xuân năm 1987, nhận thấy áp lực lạm phát có phần gia tăng do sự tăng qua nhanh trong vận tốc cung ứng tiền năm 1986, FED đã bán ra 3549 triệu USD chứng khoán để giảm bớt vận tốc cung ứng tiền. Khối lượng giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán New York nhảy vọt lên 33,9% trong năm 1987 sau hành động đó. Mùa thu năm 1987, FED lại đột ngột ra quyết định tăng lãi suất chiết khấu. Như vậy FED đã tạo ra một cơn khủng hoảng mới trên thị trường chứng khoán . Để sửa chữa sai lầm này, từ tháng 8 đến hết năm 1987, FED đã giới hạn lượng mua vào, tăng lượng bán ra từ 2502 triệu USD (1986) lên tổng cộng 6051 triệu USD trong cả năm 1987, đồng thời gia tăng mua lại những chứng khoán đã phát ra lên 9029 triệu USD . Đầu năm 1988 ,ảnh hưởng của khủng hoảng chứng khoán vânx còn tác động. Tiêu dùng của nước Mỹ gia tăng vào nhập khẩu. Đôla tràn ra nước ngoài. Chi phí lao động tăng cao, nhu cầu hàng tiêu dùng nhập khẩu đắt tiền tăng. Lạm phát vì thế đã bị kéo lên mức 5% trong sáu tháng đầu năm 1988. Lạm phát vẫn có nguy cơ tăng cao hơn khi nhân dân tăng rút tiền từ chứng khoán chi cho tiêu dùng và đầu tư vào bất động sản. FED đã quyết định thắt chặt cung ứng tiền trước tình hình đó ( tháng 3/1988). Cung ứng tiền thắt chặt làm cho vận tốc M1 rớt từ mức 15% trong năm 1986 xuống còn 4,3 % trong năm 1988. Giá chứng khoán trên thị trường New York hạ một cách không thể tưởng tượng được, từ mức 161,78 xuống còn 149,97 (-7,3%), khối lượng chứng khoán giao dịch đang ở mức tăng 33,96% ( 1987) đã tụt xuống –14,57 % (1988). FED còn thắt chặt cung ứng tiền bằng cách đưa ngay lãi suất lên 6,5%. Cửa sổ chiết khấu được hạn chế trở lại. Kéo theo lãi suất trong các ngân hàng củng tăng tư 6% lên 6,5% (9/8/1988) và lên 7%( 27/2/1989)/ Đầu năm 1989, cung ứng tiền tiếp tục bị thắt chặt. Tổng khối lượng bán ra tăng 587 triệu USD năm 1988 lên 12812 triệu USD chứng khoán trên thị trường mở. Vận tốc cung ứng tiền M1 thậm chí đã giảm xuống 0,5%, M3 giảm từ 6,3% xuống 4%. Dự trữ trong hệ thống ngân hàng trung gian đã giảm từ 63,74 tỷ USD (1988) xuống 62,84 tỷ USD (1989) (-3,45% ) làm cho tiêu dùng cũng giảm theo . Đầu năm 1989, OPEC quyết định tăng giá dầu thô. Lo ngại sự bùng lên của lạm phát ( do tăng giá tiêu dùng và sản phẩm thô từ nước ngoài ), FED quyết định đưa lãi suất chiết khấu từ 6,5% lên 7% vào cuối tháng 2 năm 1989. Lập tức lãi suất tín dụng liên bang vọt lên 9,53%, toàn bộ lãi suất thị trường cũng vọt lên theo. Nhưng FED vẫn không ngừng tăng lãi suất chiết khấu. Đến cuối năm 1989 , FED ra thông báo lãi suất chiết khấu là 7% cho tín dụng điều chỉnh ; 8,9 % cho tín dụng gia hạn trong những trường hợp đặc biệt tín dụng gia hạn chịu 10,5% lãi suất chiết khấu.. Tất cả những biện pháp của FED đều nhằm hạn chế tối đa sự gia tăng cấp phát tín dụng tiêu dùng, để đẩy lùi nguy cơ lạm phát . Tuy nhiên, sự giảm cung ứng tiền cũng có một vài tác động tích cực. Đó là làm tăng giá đồng đôla _ từ đó kích thích việc chuyển các trái khoán từ ngoại tệ sang USD. Kết quả là tài khoản chuyển nhượng tư bản tiếp tục thặng dư 104,6 tỷ USD. Và năm 1989, Hoa Kỳ tăng thêm 17 tỷ USD trong dự trữ quốc gia . Với những nỗ lực giảm cung ứng tiền của FED, nguy cơ lạm phát cũng được đẩy lùi, thị trường chứng khoán thoát khỏi khủng hoảng và trở lại tình trạng bình thường. Tuy nhiên tổng cầu vì thế cũng giảm hẳn. Nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng mới 1990 – 1991 . Kết luận Sau đợt suy thoái tồi tệ vao những năm 1980-1982, mà tác động của nó là tăng lạm phát lên mức hai chữ số, FED phải rê lãi suất đến tột đỉnh vào năm 1981 bằng việc liên tục thắt chặt cung ứng tiền. Lạm phát giảm hẳn sau hành động đó của FED nhưng nền kinh tế rơi vao suy thoái. FED hướng vào khôi phục kinh tế từ 1982 với chính sách bành trướng tiền tệ . Tất cả các nghiệp vụ của FED: thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cung ứng cơ số tiền được huy động một cách cẩn thận để thực thi chính sách này. Cung ứng tiền tệ tăng đến đỉnh cao năm 1986. Tuy nhiên lãi suất hạ chậm chạp từ 1982 đến 1985 làm lãi suất nền của Hoa Kỳ tiếp tục cao hơn châu Âu, Nhật Bản và Mêhicô Canada trong cùng một thời gian. Do vậy, đầu tư nước ngoài đổ vào Mỹ để kiếm lợi nhuận cao hơn trong lúc cung ứng tiền khan hiếm và tăng chậm. Đây là nguyên nhân trực tiếp của việc USD liên tục giảm giá và điều này cải thiện một cách đáng khích lệ cơ cấu cán cân thanh toán, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ. Đây cũng là điều kiện cơ bản giúp nền kinh tế Hoa Kỳ mở rộng được tiềm năng sản xuất và sản lượng gia tăng ổn định cho đến 1987 . Lãi suất chiết khấu tăng vọt trong cuối năm 1987 có phần lỗi của FED tạo ra khủng hoảng chứng khoán 1987. Cộng với việc OPEC tăng giá dầu mỏ, nước Mỹ bị đẩy vào đợt suy thoái thứ hai từ cuối 1990 đến hết 1991. Như vậy, sự điều chỉnh kịp thời và linh hoạt của FED bằng các công cụ tín dụng đã giúp nền kinh tế Mỹ vươtj qua và đứng vững trước những khó khăn tưởng chừng không thể giải quyết được. Nó cũng góp phần biến Mỹ thành bức tường đối trọng, không hề thua kém thành trì của chủ nghĩa xã hội - Liên xô -trong giai đoạn 1980 - 1990. Tuy nhiên xem xét một cách toàn diện, những điều chỉnh của nhà nước tư bản chủ nghĩa đói với thị trường vốn tiền tệ thông qua FED chỉ là những biện pháp tình thế, mang tính chất chữa cháy. Nó chỉ có thể làm cho nền kinh tế vượt qua khó khăn chứ không thể thay đổi bản chất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, không thể giải quyết triệt để mâu thuẫn cơ bản nội tại trong đó. Có thể khẳng định rằng kinh tế TBCN có nhiều thuận lợi để phát triển trong thời điểm hiện tại. Nhưng loài người vẫn hướn tới và sẽ đạt được một xã hội tương lai tốt đẹp và toàn diện hơn. Tất yếu, theo sự dự đoán và phân tích của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê nin, đó là xã hội cộng sản chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0182.doc
Tài liệu liên quan