Sử dụng mô hình SWOT phân tích môi trường kinh doanh của Vinamilk

Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Là một trong những yếu tố then chốt cho tăng trưởng bền vững tại Việt Nam. Sức ép phải bảo vệ môi trường tự nhiên sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn buộc chính phủ phải can thiệp ngày càng mạnh và kiên quyết hơn vào vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Cụ thể là:

- Ưu tiên phát triển các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản; lĩnh vực công nghệ môi trường, công nghệ xử lý, công nghệ sạch, thân môi trường.

- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5981 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng mô hình SWOT phân tích môi trường kinh doanh của Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm. LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2008 Nguồn: NHNNVN Năm 2009: Sau 10 tháng duy trì ổn định, từ ngày 1/12, lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm. Ngày 26/11, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng thêm 5% tỷ giá bình quân liên ngân hàng, thu hẹp biên độ từ +/-5% về +/-3%. Đó là những điều chỉnh mới của Ngân hàng Nhà nước, với mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới. Hiện nay, lãi suất vẫn quá cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Hiện trung bình lãi suất vay vẫn là 14 -15%, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp không vượt quá 20%, thì rốt cuộc chỉ còn 5% để trang trải tất cả các khoản. Hơn nữa, các doanh nghiệp thế giới vốn vay ngân hàng chỉ là vay bổ sung, trong khi doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vay ngân hàng tới 90%, nên khi ngân hàng thắt chặt cho vay thì doanh nghiệp sẽ lao đao vì không tiếp cận vốn được. Bên cạnh đó, có hiện tượng không gặp nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Có doanh nghiệp cần vốn thì không tiếp cận được, nhưng cũng có một số ngân hàng có nhu cầu cho vay lại không đàm phán và chọn lựa được doanh nghiệp đủ điều kiện cho vay. 2.4. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Khi giá cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế thì khả năng cạnh tranh tăng lên, do đó xuất khẩu có xu hướng tăng. (Khi đồng nội tệ mất giá so với đồng đô-la, các doanh nghiệp có thặng dư thương mại (XK > NK) sẽ có lợi, các doanh nghiệp có thâm hụt thương mại (XK < NK) sẽ bị bất lợi). Việt Nam hiện nay đang thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Năm 2007: Nới rộng biên độ tỷ giá: NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD từ +/-0,25% lên +/-0,5% và +/-0,75%, thể hiện chủ trương tạo điều kiện kinh tế Việt Nam thích nghi dần với mức độ mở cửa, đưa tỷ giá sát hơn với thị trường. Trước đó, sức ép từ cung ngoại tệ đã đẩy tỷ giá của các ngân hàng thương mại xuống sàn biên độ trong thời gian dài. Tính chung cả năm, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, chỉ tăng bình quân 0,62% so với năm 2006. Năm 2008: nhiều biến động. NHNN đã 3 lần mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa VND và USD, từ +/-0,75% lên 1%, 2% và 3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trong những tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá có lúc xuống “đáy” 15.300 VND; nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu phải thông qua các hiệp hội yêu cầu ngân hàng đẩy mạnh mua vào USD, tháo gỡ khó khăn. Nhưng từ tháng 5, “cơn sốt” khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Nhiều doanh nghiệp phải mua với giá trên 18.000 VND, chi phí tài chính bị đẩy cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Năm 2009: BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐỒNG VIỆT NAM SO VỚI USD Nguồn: NHNNVN Dựa vào sự mất cân đối trầm trọng của cán cân ngoại thương cứ dai dẳng trong mấy năm qua thì có thể nói rằng tiền đồng Việt Nam đang bị định giá quá cao, nhất là so với đồng nhân dân tệ (RMB). Chính đồng tiền đang bị định giá quá cao làm cho hàng hóa của Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa Trung Quốc cho dù ngay trên sân nhà của mình. Bảng 1: Hai kịch bản tỷ giá Tỷ giá Hiện tại Đúng giá Đúng giá/Hiện tại USD/VND 19.500 22.425 15% USD/RMB 6,93 4,85 -30% RMB/VND 2.815 4.625 64% 2.5. Thu nhập bình quân đầu người: Khi thu nhập tăng thì cầu hàng hóa thông thường tăng, cầu hàng hóa thứ cấp giảm. Tốc độ tăng thu nhập bình quân của người Việt Nam là khá nhanh Năm 2006 2007 2008 2009 Thu nhập bình quân đầu người (USD) 724,5 835 1024 1050 Tăng, giảm so với năm liền trước (%) - 15,25 22,63 2,54 ( Nguồn: NHNNVN) Với tốc độ tăng trưởng khá và tương đối ổn định, Bộ Kế hoạch đầu tư cho rằng tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trong thời kỳ 2001-2010 đạt 7,2% một năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD. 3. Yếu tố chính trị - pháp luật Môi trường chính trị - pháp luật ảnh hưởng lớn đến các hoạt động Maketing của doanh nghiệp. Sự chi phối môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh diễn ra theo 2 chiều hướng: Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi Kìm hãm , hạn chế sự phát triển của thị trường. Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Trong những yếu tố đó chính trị và luật pháp là hai vấn đề đáng quan tâm. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó. Các hệ thống và chính sách đó là: kinh kế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại. Các chủ trương đường lối - Đảng cầm quyền và các lực lượng xã hội khác. Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực quốc tế. Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ. Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật biệt là các chính sách 3.1. Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ: Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Pháp luật tác động đến doanh nghiệp theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. 3.2. Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp: ( Đặc biệt là các chính sách kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh tiêu dùng, quan hệ trao đổi - thương mại) Để điều tiết nền kinh tế, các quốc gia đều ban hành một hệ thống các văn bản để quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam như: Sửa đổi hiến pháp Luật doanh nghiệp Luật đầu tư nước ngoài Luật chống độc quyền Các thông tư hướng dẫn Tất cả các văn bản quy phạm đó nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và lĩnh vực cấm kinh doanh cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Các nhà Maketing cần nghiên cứu và năm vững nhằm tận dụng những cơ hội tốt và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xấy ra do thiếu thông tin về luật pháp. Hệ thống công cụ và chính sách của nhà nước có tác động đến hoạt động Maketinh như: Chính sách thuế Chính sách tài chính Chính sách tiền tệ Chính sách đối ngoại Chính sách phát triển các thành phần kinh tế… Các chính sách này thường xuyên sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế do đó đều tác động tích cực hoặc kìm hãm đến sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi nước đều có luật để điều chỉnh các hoạt động trong xúc tiến bán hàng, phát triển sản phẩm, định giá cả, và các kênh phân phối. Tiền thưởng là một thực tế được chấp nhận đối với các doanh nghiệp trong các chương trình khuyến mại, nhưng chính nó cũng gây ra các vấn đề.  Chẳng hạn như tiền thưởng của các doanh nghiệp ở Áo có tác dụng chào mời khách mua hàng, chịu ảnh hưởng luật chiết khấu ở nước này, và cấm bất kỳ việc giảm tiền có tính ưu đãi đối với các nhóm khách hàng khác nhau. Người ta cho rằng làm như thế sẽ dẫn đến việc phân biệt đối xử đối với người mua.  3.3. Chủ trương đường lối – Đảng cầm quyền và các lực lượng XH khác: Cơ chế điều hành của chính phủ quyết định trực tiếp đến tính hiệu lực của pháp luật và đường lối, chính sách kinh tế nhà nước, do vậy sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sáng (20/5), kỳ họp thứ VII, Quốc hội khóa XII chính thức khai mạc tại Hà Nội. Chính phủ nhận định rằng Điều hành vĩ mô còn hạn chế. Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng trình bày đã thừa nhận việc điều hành vĩ mô của Chính phủ vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Nhất là trong xây dựng thể chế, triển khai, kiểm tra thực hiện các chính sách và trong điều hòa, phối hợp giữa các ngành, các cấp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực điều hành.Về vấn đề này Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới Chính phủ sẽ triển khai quyết liệt các phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính đã được thông qua. Chính phủ hoan nghênh chương trình giám sát của Quốc hội về công tác đơn giản hoá thủ tục hành chính trong năm 2010. 3.4. Vai trò của các nhóm xã hội: Trong điều kiện kinh tế thị trường để bảo vệ người tiêu dùng và lợi ích của xã hội, nhóm các tổ chức xã hội sẽ ngày càng gia tăng buộc các nhà quan trị maketing phải xem xét ảnh hưởng của các yếu tố này đến các quyết định maketing. Sự ra đời của các tổ chức, hiệp hội người tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng ngày càng nhiều khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp được kiểm tra kĩ càng hơn. Nhà maketing phải quan tâm khác nhau đến từng nhóm người cụ thể để hiểu sâu rộng nhu cầu cũng cũng như mong muốn và thị hiếu của từng loại đối tượng để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp. Ngày 25-3 Hiệp hội Sữa VN chính thức được thành lập, quy tụ 68 thành viên gồm các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình... đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sữa trên phạm vi toàn quốc. Theo điều lệ hoạt động, Hiệp hội Sữa ra đời nhằm liên kết các hội viên hợp tác, hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm... Các hội viên cũng bầu ra ban chấp hành hội gồm chín thành viên, bà Mai Kiều Liên, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Sữa nhiệm kỳ 2010-2015. Tại hội nghị, hiệp hội đã thông qua chương trình hoạt động năm 2010, trong đó tập trung vào nhiệm vụ phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững, xây dựng nguồn sữa nguyên liệu dồi dào, có hệ thống và nâng cao chất lượng sữa trong khâu sản xuất và chế biến, đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên trong chuỗi giá trị ngành sữa. Tuy nhiên, hiệp hội sẽ không can thiệp vào giá cả của các doanh nghiệp bán ra trên thị trường. 3.5. Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực quốc tế: Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Ta có thể thấy rõ chính sách quan hệ của nước ta hiện nay là: MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI, CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới ngày càng phát triển và phổ biến ở khắp nơi. Thị trường thế giới ngày nay đang dần trở thành một thực thể thống nhất, trong đó các bộ phận thị trường gắn kết và phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Mỗi quốc gia khi gia nhập vào thị trường thương mại quốc tế chung ấy đều có những chính sách thương mại quốc tế (hay còn gọi là chính sách ngoại thương) phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển của mình. Một chính sách đúng đắn có thể giúp cho nền kinh tế phát triền, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất nhung một chính sách sai lâm có thể dẫn đến sự đi xuống trầm trọng của cả nền kinh tế. Do đó, đây là một vấn đề quan trọng mà bất kì quốc gia nào cũng cần cân nhắc kỹ càng. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước và lãnh thổ thuộc các châu lục, và lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Nước thứ 169 mà Việt Nam vừa mới thiết lập quan hệ là Cộng hòa Đôminican. 4. Yếu tố văn hóa – xã hội: Văn hóa là một hệ thống giá trị, quan điểm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể nào đó được chia sẻ một cách tập thể. 4.1. Các yếu tố văn hóa: Những giá trị văn hóa truyền thống căn bản, những giá trị văn hóa thứ phát và các nhánh văn hóa của nền văn hóa Những giá trị văn hóa truyền thống căn bản: là những chuẩn mực giá trị phản ánh bản sắc văn hóa của một nước, một vùng miền hoặc một dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác .Nó tác động lớn đến hành vi tiêu dùng của những con người trong cộng đồng đó Những giá trị văn hóa thứ phát là những giá trị có khả năng thay đổi theo từng tình huống.Sự thay đổi các giá trị văn hóa sẽ mở ra cơ hội thị trường mới hoặc tác động tới khuynh hương tiêu dùng của con người. Các nhánh văn hóa của một nền văn hóa là những chuẩn mực giá trị của một nhóm, một bộ phận ngừơi do có điều kiện và hoàn cảnh sống giống nhau, họ có quan niệm sống giống nhau.Nhóm văn hóa này là cơ sở để hình thành nên một đoạn thị trường nào đó. 4.2. Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Việt nam đang từng bước hội nhập với thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Dưới tác động của toàn cầu hóa chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú đa dạng, năng động và có nhiều thách thức... như hiện nay Người việt nam vẫn giữ nhưng nét bản sắc riêng của người Á Đông, những giá trị truyền thống như thờ cúng tổ tiên, tết cổ truyền dân tộc, nền vân hóa lúa nước. Do đó, những nhà kinh doanh phải nắm được điều này để có chiến lược sản xuất, kinh doanh và phân phối phù hợp. Chẳng hạn, trong những ngày lễ tết nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo, bia, nước ngọt…là rất lớn, nhà sản xuất nên cung ứng một số lượng lớn các sản phẩm phục vụ những dịp này với bao bì, mẫu mã phù hợp và nổi bật. Trong xu hướng toàn cầu hóa như ngày nay, văn hóa Việt Nam cũng có sự du nhập các nền văn hóa khác trên thế giới. Sự thay đổi này mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo ra hướng kinh doanh mới cho các nhà sản xuất. Ví dụ, Nhãn hiệu Apple đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới và cả ở Việt Nam. Các nhà mạng lớn như Vinaphone, Viettel đã bắt kịp xu thế này và đã ký kết hợp đồng để trở thành nhà phân phối cho dòng SP này (iphone 3G, 4G) và đã tạo nên những cơn sốt trên thị trường Việt Nam. Mỗi nhóm văn hóa khác nhau lại có nhu cầu tiêu dùng khác nhau tùy thuộc vào mức thu nhập của họ. Ở Việt Nam, người tiêu dùng mặc dù đã có khá nhiều cải thiện trong thu nhập nhưng vẫn chưa ở mức cao, nhóm người sử dùng hàng cao cấp vẫn chưa nhiều nên DN cần có những tính toán hợp lý khi đưa SP ra thị trường, nhất là về mặt giá cả. Chẳng hạn, với các SP may mặc, những khách hàng có thu nhập ổn định, có yêu cầu cao về thời trang công sở quan tâm nhiều về chất lượng mẫu mã hơn là giá cả, trong khi nhóm sinh viên có thu nhập thấp lại quan tâm nhiều hơn về giá cả. Do đó, các DN cần xác định đối tượng KH mình cung ứng để có các chính sách giá cả, chất lượng và mẫu mã SP phù hợp. 5. Yếu tố công nghệ: Một lực lượng quan trọng nhất, định hình cuộc sống của con người là công nghệ. Công nghệ đã tạo ra những điều kỳ diệu như penicillin, mổ tim mở. Nó cũng đã gây ra những nỗi kinh hoàng như bom khinh khí, khí độc đối với hệ thần kinh và súng tiểu liên. Nó đã đem lại cho ta những thứ vừa lợi vừa hại, như ôtô, trò chơi video, bánh mì trắng. Thái độ của người ta đối với công nghệ tuỳ thuộc vào chỗ người đó nghĩ nhiều đễn những điều kỳ diệu hay những điều kinh hoàng mà nó đem lại. Mỗi công nghệ đều tạo ra một hậu quả lâu dài quan trọng mà không phải bao giờ cũng có thể thấy trước được. Do đó, người làm Marketing phải theo dõi những xu hướng sau đây trong công nghệ . 5.1. Sự tăng tốc của việc thay đổi công nghệ: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu thế kỷ 20 là một bước ngoặt lớn mở ra một kỷ nguyên mới cuả nhân loại. Người làm marketing phải quan tâm đến yếu tố kỹ thuật và công nghệ vì nó có ảnh hưởng to lớn tới sản xuất, kinh doanh và cả sự tiêu thụ. Thứ nhất: Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Ngày càng nhiều ý tưởng đã đem lại kết quả, và thời gian từ khi có những ý tưởng mới đến khi thực hiện thành công đang được rút ngắn nhanh chóng, và thời gian từ khi đưa vào sản xuất đến đỉnh cao của sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê... hàng đầu trên thế giới. Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế. Thứ hai: Kinh tế phát triển làm cho đời sống con người không ngừng được nâng cao dẫn đến thói quen tiêu dùng cũng thay đổi. Nếu như trước đây khi nước ta trong thời quan liêu bao cấp, người dân chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu ăn no mặc ấm thì giờ đây mục tiêu mà mọi người hướng tới đó là ăn ngon mặc đẹp. Trước những nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của những người tiêu dùng - đối tượng mà marketing quan tâm, thì yếu tố công nghệ luôn phải đi trước một bước. Do đó các doanh nghiệp phải không ngừng học tập chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, có những chính sách đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới hình ảnh sản phẩm của mình trong mắt người tiêu dùng. 5.2. Thay đổi ngân sách nghiên cứu và phát triển: Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CN của đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực. Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KH&CN với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà nước; 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30 trường ngoài công lập. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh. Mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước, từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH&CN đã đạt 2%, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế rất lớn được coi là trở ngại với các nhà kinh doanh khi xem xét đầu tư kinh doanh tại Việt nam 5.3. Quy định về thay đổi công nghệ ngày càng chặt chẽ: Khi sản phẩm ngày càng phức tạp hơn, công chúng cần được bảo đảm an toàn chắc chắn. Vì vậy các cơ quan nhà nước đã tăng cường quyền lực của mình đối với việc kiểm tra và nghiêm cấm những sản phẩm có khả năng không an toàn. Việc thay đổi công nghệ gặp phải sự chống đối của những người xem đó là một sự đe dọa tự nhiên, cuộc sống riêng tư, tính chất đơn giản và thậm chí cả loài người nữa. Nhiều nhóm khác nhau đã phản đối việc xây dựng những nhà máy điện nguyên tử, những ngôi nhà cao tầng và những cơ sở giải trí trong các vườn quốc gia. Họ đòi hỏi phải đánh giá các công nghệ mới về mặt công nghệ trước khi thương mại hóa chúng. Những người làm Marketing cần hiểu rõ là môi trường công nghệ luôn thay đổi và nắm được những công nghệ mới đó có thể phục vụ nhu cầu của con người như thế nào. Họ cần hợp tác chặt chẽ với những người làm công tác nghiên cứu và phát triển để khuyến khích họ nghiên cứu hướng theo thị trường nhiều hơn. Họ phải cảnh giác với những hậu quả không mon muốn của mọi đổi mới có thể gây thiệt hại cho người sử dụng và tạo ra sự mất tín nhiệm cùng thái độ chống đối của người tiêu dùng. 6. Yếu tố địa lý Môi trường tự nhiên: thể hiện khả năng thiếu hụt những vật tư nhất định, chi phí năng lượng không ổn định, mức độ ô nhiễm, và phong trào xanh bảo vệ môi trường phát triển mạnh. Các yếu tố tự nhiên này ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các hoạt động maketing trên thị trường. Đây là yếu tố vừa tạo nên những điều kiện thuận lợi vừa đưa lại những khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là: Tình trạng thời tiết, khí hậu của từng vùng thị trường Nguồn tài nguyên thiên nhiên,trữ lượng và điều kiện khai thác. Sự ô nhiễm môi trường ở từng vùng thị trường. Sự can thiệp của Chính phủ vào quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tác động của các điều kiệu tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Việc nghiên cứu kỹ môi trường tự nhiên giúp cho doanh nghiệp biết được trong các yếu tố này, yếu tố nào tác động tiêu cực, yếu tố nào tác động tích cực để từ đó có những chiến lược maketing, sản phẩm cụ thể. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. 6.1. Tình trạng thời tiết, khí hậu của từng vùng thị trường Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp Việt Nam. có ba miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: Miền khí hậu phía Bắc Miền khí hậu phía Nam Miền khí hậu miền Trung và Nam Trung Bộ Thuận lợi: Đối với sản xuất nông nghiệp: Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng - ẩm, nhiệt độ TB/năm cao, độ ẩm TB lớn cùng với sự phân hóa đa dạng cả về thời gian và không gian là một thuận lợi lớn cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều loại nông sản phong phú (cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu...; chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm, thủy sản). Cho phép trồng các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Đối với các ngành công nghiệp chế biến lâm sản: rừng nhiệt đới với nhiều loại lâm sản khác nhau là nguồn nguyên liệu có giá trị đối với các ngành công nghiệp chế biến gỗ, giấy, dược liệu, thủ công mĩ nghệ... Ngoài ra, lượng mưa trung bình hàng năm cao, nguồn nước ngầm phong phú cùng hệ thống sông ngòi dày đặc đủ để cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp. Hạn chế: Đối với sản xuất nông nghiệp: Trong điều kiện thời tiết nóng - ẩm, sâu bệnh dễ phát sinh và lây lan trên diện rộng gây hại cho cả cây trồng lẫn vật nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiễu động thời tiết thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa làm cho sản xuất nông – lâm - ngư thêm bấp bênh. Bão, lụt, thiên tai hạn hán,... cũng xảy ra ở hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta, gây thiệt hại lớn cả về người và của cho nhân dân. Đối với sản xuất công nghiệp: độ ẩm cao dễ làm cho những thiết bị, máy móc bị ăn mòn, ẩm mốc; Các ngành công nghiệp khai thác (khoáng sản, rừng, hải sản) cũng phải tuân theo nhịp điệu mùa, tính chất mùa của nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến cũng phải tuân theo lịch thời vụ. Đối với giao thông vận tải: Mưa, bão gây ách tắc giao thông cả đường sắt, bộ, đặc biệt là những tuyến đường từ đồng bằng lên miền núi. Đối với hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan: Tính chất gió mùa cũng ảnh hưởng khá sâu sắc, hiệu quả khai thác giảm hẳn mà rõ nhất là ở miền Bắc.hiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt của dân cư. 6.2. Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch. Tài nguyên đất: Đất là tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thay thế được của ngành trông trọt của nước ta. Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ 10-11 triệu ha, diện tích đã được sử dụng chỉ có 6, 9 triệu ha; trong đó 5,6 triệu ha là đất trồng cây hàng năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu, cam, chanh, quít...).   Tài nguyên khoáng sản: Nước ta nằm giữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD284.doc
Tài liệu liên quan