Sử dụng Photoshop CS5 - Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng

Phương pháp #1: Mode Conversion to Grayscale

(Image/Mode/Grayscale)

Phương pháp này có cách làm đơn giản, cho một kết quả không tồi quá, với những người mới làm

quen với PS CS nhưng nó nhanh chóng làm thất vọng những ai quen thuộc với PS CS. Sau khi chuyển đổi bạn sẽ có rất ít khả năng làm việc tiếp với ảnh B&W.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng Photoshop CS5 - Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 38.Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng Nguồn: Kỷ nguyên của kỹ thuật số đã mở ra cho chúng ta những chân trời mới và những khả năng dường như vô tận trong mọi lĩnh vực mà nhiếp ảnh chỉ là một phần nhỏ. Nếu như bạn vẫn hay nghe nói về ảnh đen trắng với một chút gì đó "huyền bí" và rất "nghệ thuật", một lĩnh vực dường như chỉ dành riêng cho giới "nhiếp ảnh PRO" thì bây giờ với kỹ thuật số bạn hoàn toàn có thể thoải mái chụp bằng ảnh mầu rồi sau đó chuyển chúng sang ảnh đen trắng. Nghe có vẻ kỹ thuật nhỉ? Nhưng điều này loại hoàn toàn không hề phức tạp. Chúng mình cùng tìm hiểu nhé. Để có một bức ảnh đen trắng bạn có nhiều sự lựa chọn: 1. Chụp ảnh bằng phim đen trắng B&W hay dùng chế độ chụp ảnh B&W của máy ảnh số. 2. Đề nghị Labo in ảnh cho bạn (từ phim âm bản, dương bản mầu hay ảnh kỹ thuật số mầu) thành ảnh đen trắng. 3. Sử dụng một phần mềm chuyên dụng để chuyển ảnh mầu sang thành ảnh đen trắng (trong giới hạn bài viết này NTL sẽ dùng Photoshop CS, PS CS, như một phần mềm tiêu chuẩn) Chính giải pháp thứ 3 này là điều mà chúng ta cùng quan tâm. Điều đầu tiên là bạn cần có phần mềm PS CS (mua tại cửa hàng Hồng Hải, phố Tạ Quang Bửu, khu Bách Khoa, HN) và căn chỉnh mầu cho màn chỉnh chuẩn bằng "Adobe Gamma" mà NTL đã nói đến cũng trong chuyên mục này ( Adobe Gamma Recommended Settings). Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó giúp bạn nhìn thấy chính xác mầu sắc trên màn hình máy tính, gần với mầu sắc trên màn hình ở Labo nhất, và sẽ không làm bạn ngỡ ngàng khi thấy chất lượng in ảnh ở Labo không giống như bạn vẫn nhìn thấy...ở nhà! Có rất nhiều phương pháp để chuyển từ ảnh mầu sang ảnh đen trắng B&W với PS CS. NTL có thể tóm tắt quá trình này thành 2 bước: 1. Chuyển từ ảnh mầu sang ảnh B&W bằng PS CS hay bằng một "plug-in" chuyên dụng cho PS CS... 2. Hiệu chỉnh lại ảnh B&W với các tính năng sửa ảnh của PS CS. Trong bài viết này NTL xin được đi sâu vào phần thứ nhất. Các phương pháp "convert" - chuyển ảnh mầu sang ảnh đen trắng cho những kết quả khác nhau mà không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Mỗi phương pháp có một xuất phát điểm khác nhau và cho một khả nằng hiệu chỉnh ảnh B&W sau này cũng khác nhau. Vậy thì vấn đề nằm ở đâu? Nếu như bạn vẫn hay dùng phương pháp đơn giản nhất của PS CS là "Grayscale" để chuyển ảnh mầu RVB (hay CMYK) sang B&W thì chắc chắn không ít lần bạn đã tự hỏi rằng tại sao kết quả hình ảnh lại "phẳng" (thiếu chiều sâu) đến như vậy? Câu trả lời nằm ngay trong tính chất của mầu sắc. Chắc bạn cũng đã biết rằng mỗi một mầu sắc thể hiện sự khác nhau qua "Hue" (hay Color), "Saturation" độ bão hoà mầu và "Density" hay "lightness/darkness" - sáng/tối. Khi mỗi một yếu tố này thay đổi hay sự thay đổi của nó kết hợp với những yếu tố khác, sẽ tạo ra những khác biệt của hình ảnh. Điều này lý giải tại sao sau khi chuyển sang ảnh B&W bằng chức năng "Grayscale" thì bạn bị mất đi nhiều tông màu có độ chuyển gần giống nhau. Giải thích: nếu hai mầu chỉ khác biệt nhau về màu sắc còn có độ bão hoà mầu và "density" như nhau thì chúng sẽ giống hệt nhau trong B&W; nếu hai mầu khác biệt nhau bằng "saturation" và giống nhau ở "hue" và "density" thì trong B&W chúng cũng sẽ bị lẫn với nhau. Như thế tính chất duy nhất của mầu sắc còn có thể phân biệt được sau khi đã hoán đổi sang B&W là "density". Nhưng chỉ có các cấp độ "degree of density" khác nhau là có thể phân biệt được sau khi hoán đổi mà thôi. 2 Ảnh mầu chụp bằng dSLR Nikon D70 + 18-70DX, chuyển sang B&W bằng PS CS ở chức năng "Channel Mixer". Trước khi bước vào so sánh các phương pháp cụ thể thì NTL muốn thống nhất với bạn rằng không có một phương pháp chuyển đổi mầu sang B&W nào được coi là tốt nhất cho từng hình ảnh. Chính bạn sẽ là người phải tìm tòi, thử nghiệm và có được một giải pháp thích hợp nhất cho mục đích thể hiện của mình trong tấm ảnh. Và dưới đây là các phương pháp chuyển căn bản. Ảnh mẫu chụp bằng dSLR Nikon D70 + zoom 18- 70DX. 3 Phương pháp #1: Mode Conversion to Grayscale (Image/Mode/Grayscale) Phương pháp này có cách làm đơn giản, cho một kết quả không tồi quá, với những người mới làm quen với PS CS nhưng nó nhanh chóng làm thất vọng những ai quen thuộc với PS CS. Sau khi chuyển đổi bạn sẽ có rất ít khả năng làm việc tiếp với ảnh B&W. Phương pháp #2: Desaturation 4 (Image/Adjustments/Desaturate) hoặc (Image/Adjustments/Hue/Saturation) và đặt giá trị "Saturation = -100. Phương pháp này tiện dụng nhưng PS CS có xu hướng chuyển tất cả các tông màu xuống "Midtone" - cấp độ trung bình và cũng không có khả năng hiệu chỉnh sau khi chuyển B&W. Phương pháp #3: dùng Gradient Map (Layer/New Adjustment Layer/Gradient Map) rồi chọn "Gray" ỏ (Image/Adjustments/Gradient Map) rồi chọn "Gradient used for Grayscale Mapping" Phương pháp này cho kết quả tốt hơn hẳn hai phương pháp vừa nói đến ở trên vì nó giữ nguyên các tông mầu (có thể hiệu chỉnh tiếp sau này) mà chuyển sang B&W bằng cách áp dụng các "layers" như "Hue" và "Saturation". 5 Phương pháp #4: dùng Red, Green hoặc Blue Channel Trong "Channels palette" ở phía bên phải màn hình, bạn có thể bấm vào từng kênh mầu R, G, B (giả sử như ta đang làm việc với ảnh RGB) để bật hay tắt chúng đi và sẽ có ảnh B&W. Mỗi một kênh mầu cho một tông màu xám "grayscale" khác nhau. Bạn có thể lựa chọn kênh mầu này bằng cách “copy” rồi “paste” nó vào trong một “file” mới rồi áp dụng “Split Channels” để giữ lại một kênh mầu duy nhất. Kinh nghiệm cho thấy phần lớn các ảnh có kết quả đẹp ở kênh mầu "Red" và "Green". Kênh màu "Blue" thường bị nhiễu "noise" hơn hay "cứng" hơn. Bên cạnh đó thì kênh màu Đỏ cho hiệu quả giống như ta ta chụp phim B&W với kính lọc mầu đỏ - một phương pháp được ưa chuộng khi muốn tạo hiệu quả mạnh trong ảnh B&W. 6 Phương pháp #5: dùng Lightness Channel trong Lab Mode (Image/Mode/Lab Color) rồi sau đó trong "Channels palette" ở phía bên phải màn hình bạn chỉ bật duy nhất kênh "Lightness" hoặc làm "copy" và paste" nó vào trong một "file" mới rồi thực hiện “Split Channel”. Phương pháp nay cho phép bạn sử dụng các giá trị "density" có giá trị duy nhất cho hình ảnh hiện tại. 7 Phương pháp #6: Channel Mixer (Image/Adjustments/Channel mixer) sau đó bạn chọn "Monochrome" Đây là phương pháp hiệu quả nhất, nó cho bạn một hình ảnh "trung thực" nhất so với ảnh mầu gốc đồng thời nó cũng cho ta khả năng vi chỉnh từng kênh mầu R, G, B. Nguyên tắc căn bản: cho dù bạn muốn hiệu chỉnh từng kênh mầu R, G, B như thế nào đi chăng nữa thì tổng của cả 3 chỉ số này phải bằng 100%. Kinh nghiệm thực tế cho thấy bạn có thể dùng các chỉ số như: Red=68, Green=24, Blue=8... 8 Dù bạn đã sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì sau khi chuyển ảnh mầu sang B&W bạn vẫn cần phải hiệu chỉnh thêm "Density" và "Contrast". Để có thể đạt được hình ảnh B&W đúng như bạn thấy trên màn hình thì trước khi tiến hành "convert" ảnh mầu bạn cần khai báo "Profile" cho ảnh: (Image/Mode/Assign Profile) và chọn “Don’t Color Manage This Document" Chuyển sang ảnh B&W bằng PS CS Để tiếp theo bài viết trên đây, NTL xin được giới thiệu thêm một phương pháp chuyển từ ảnh mầu sang ảnh đen trắng với PS CS do tạp chí RP #156 giới thiệu. Theo RP thì đây là một trong những phương pháp tối ưu (PS CS là vô hạn) để có thể hiệu chỉnh các tông mầu xám một cách tinh tế nhất từ ảnh mầu. Đồng thời nó cũng đơn giản và có thể dùng script để thao tác theo ý muốn. 9 Ảnh mầu chụp bẳng dSLR Nikon D70. Bước 1: Tạo layer “Hue/Saturation” 1 Layer/New Adjustment Layer/Hue-Saturation Trong Layer 1 này bạn hiệu chỉnh "Hue" theo ý muốn, các thông số chỉ là tạm thời vì ta có thể hiệu chỉnh thêm sau này. Bước 2: Tạo layer “Hue/Saturation” 2 Layer/New Adjustment Layer/Hue-Saturation Ta tạo thêm một Layer “Hue/Saturation” thứ 2 và trong layer này bạn gạt con chỏ của “Saturation” về tận cùng bên trái về vị trí 0, ảnh sẽ chuyển sang các tông mầu xám nhưng nó vẫn luôn là RGB. Bước 3: Ta có 2 layer hiện thời nhưng chỉ có hiệu quả của layer trên cùng là thấy được, muốn cho cả 2 layer cùng có hiệu lực bạn hãy chọn trong hộp “ad hoc” phía dưới bảng Layer và chọn “Color”. Bước 4: Bằng cách bấm kép vào biểu tượng của Layer 1 bạn có thể hiệu chỉnh lại các thông số “Hue” theo ý muốn bằng cách nhìn trực tiếp hiệu quả trên màn hình. Ưu điểm của cách hiệu chỉnh này là bạn có thể đạt được các tong xám theo ý muốn mà không hề làm thay đổi ánh sáng chung của ảnh. Bước 5: Hiệu chỉnh hình ảnh. Thường là chỉnh “Contrast” và “Levels”. Để có mầu đen thật sự sâu bạn có thể gạt con chỏ bên trái của thang « Levels » sang phía bên phải khoảng +2 chẳng hạn. Bước 6 : Làm « phẳng » hình ảnh bằng « Option » trong bảng Layer, chọn “Flatten Image”. Dĩ nhiên là trước thao tác này bạn có thể hiệu chỉnh thêm hình ảnh tại các vùng nhỏ riêng biệt để có được hiệu quả thật sự theo ý muốn. Dưới đây là kết quả: 10 Chúc các bạn thành công! Tiếng chuông hay tiếng lòng tôi Nhớ mãi một ngày có tiếng chuông đầu tiên Nội dung cùng chủ đề:  Thời gian phơi sáng (exposure time) chính là khoảng thời gian giữa thời điểm FC xuất  Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng  Chuyển giao ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính.  13. Ảnh khỏa thân  Noise – vỡ hạt ảnh  Bố cục ảnh  Nguyên tắc chụp ảnh  Các chế độ đo sáng  Chụp cảnh hoàng hôn  Ánh sáng trong ảnh chân dung  Sự gợi cảm bằng đường nét  Macro Lighting System - Bạn muốn chụp macro bằng đèn flash?  Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm  Chụp ảnh chân dung Sử dụng màu và độ tương phản mạnh nhất cho điểm nhấn. Ở ngoài điểm nhấn thì giảm độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf38_ky_thuat_chuyen_anh_mau_sang_den_trang.pdf
Tài liệu liên quan