Trên hộp thoại Level:
-Khu vực channel:Cho phép bạn chọn việc chỉnh sửa trên kênh tổng hợp RGB hay trên từng kênh riêng lẽ.
-Khu vực Input Levels:Các bạn thấy có 3 con trượt giống như hình tam giác. Tam giác màu đen (phía trái) đại diện cho vùng tối (shadow) của bức ảnh,tam giác màu xám (ở giữa) đại diện cho vùng tông giữa (midtones) và tam giácmàu trắng (bên phải) đại diện cho vùng sáng (highlight) của bức ảnh.
Khi các bạn rê con trượt màu đen sang phải sẽ đồng nghĩa với việc làm tăng vùng tối trên ảnh,lúc này hộp số ở vị trí tương ứng trên khu vực input level sẽ tăng từ 0 đến một giá trị nào đó tùy thuộc vào vị trí đã di dời của tam giác màu đen.Ví dụ bạn tăng giá trị trong ô này đến 10 thì khi kết thúc lệnh, toàn bộ những pixels mang giá trị 10 sẽ đ ược trả về giá trị 0 (tức là biến thành màu đen) cho nên vùng tối trên bức ảnh sẽ được mở rộng thêm.
Khi các bạn rê con trượt màu xám (ở giữa) sang phải là làm tối vùng ảnh và rê sang trái là làm sáng vùng ảnh.Lúc này hộp số ở vị trí tương ứng cũng sẽ giảm hay tăng tùy theo hướng rê con trượt.
Khi các bạn rê con trượt màu trắng sang trái tức là làm tăng vùng sáng (highlight) của bức ảnh.Giá trị trong hộp số tương ứng sẽ giảm từ 255 đến một giá trị nào đó và giá trị này sẽ được trả về 255 khi kết thúc lệnh nên sẽ làm tăng vùng sáng trên file ảnh.
Công cụ set black point dùng để đưa giá trị màu mà bạn chọn trở thành màu đen.Bạn dùng công cụ này kích vào một điểm trên bức ảnh, khi đó những màu nào giống với màu của điểm đó sẽ chuyển thành màu đen
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5018 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng Photoshop CS5 - Sử dụng cân chỉnh hiệu ứng levels, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
56.SỬ DỤNG CÂN CHỈNH HIỆU ỨNG LEVELS
DOWNLOAD BÀI NÀY TẠI:
MỘT TRONG NHỮNG CÁCH CÂN CHỈNH MÀU SẮC CHO ẢNH LÀ DÙNG HIỆU ỨNG
LEVELS TRONG PHOTOSHOP CS5. CHO PHÉP CHÚNG TA CHỈNH SỬA DẢY TÔNG
MÀU VÀ SỰ CÂN BẰNG MÀU CỦA MỘT FILE ẢNH BẰNG VIỆC THAY ĐỔI CƯỜNG
ĐỘ CỦA VÙNG TỐI (SHADOWS), VÙNG TRUNG GIAN (MIDTONES) VÀ VÙNG
SÁNG (HIGHLIGHT) ẢNH SAU KHI CÂN CHỈNH XONG CẦN THÊM MỘT CHÚT
UNSHARPEN MASK SẼ LÀM NỔI ẢNH LÊN NHẤT LÀ NHỮNG ẢNH CHÂN DUNG. ÚT
BỈNH THỰC HIỆN BÀI VIẾT NÀY THAM KHẢO FILE VIDEO HƯỚNG DẪN CỦA KS
DƯƠNG TRUNG HIẾU.
1. Mở Photoshop CS5: Nhấp Shortcut chương trình đồng thời giữ 3 phím Ctrl+Alt+Shift để mở chương
trình không có lưu các chọn lựa trước đó. Nhấp Yes.
2. Download ảnh thực tập tại:
3. Menu File | Open, hiện ra ảnh trong Cửa Sổ Làm Việc.
4. Menu Image | Adjustments | Levels (hoặc Ctrl+L) để mở Bảng Curves dùng cân chỉnh ánh sáng và
màu sắc cho ảnh. Bạn quan sát đồ thị của ảnh này cho thấy phạm vi tông màu rải đều trên trục
hoành nhưng chốtt ảnh (vị trí của mủi tên) nằm xa 2 đầu trục. Khi cân chỉnh màu sắc cho ảnh bạn
cần rê Black Point và White Point vào chân đồ thị.
2
I.PHƯƠNG PHÁP CÂN CHỈNH NGẪU NHIÊN: Cách cân chỉnh này dùng 2 nút Black Point và White Point.
5. Rê Nút Black Point qua Phải đến chân đồ thị và rê nút White Point qua trái đến chân đồ thị, lúc này
ảnh đã có ánh sáng đầy đủ.
6. Rê nút Gray Point ở giữa qua trái để tăng cường độ tương phản.
II.PHƯƠNG PHÁP CÂN CHỈNH 2 ĐIỂM: Đánh dấu 2 điẻm sáng tối trên ảnh.(Giống sử dụng Curves)
1. Để trở lại giá trị ban đầu của ảnh, bạn giữ phím Alt. Khi đó nút Cancel biến thành nút Reset và bạn
nhấp lên nút này để trả lại giá trị ban đầu cho ảnh.
2. Cách cân bằng trực tiếp lên ảnh: Lấy Black Point chấm lên điểm đen nhất trên ảnh và lấy White
Point chấm lên điểm sáng nhất trên ảnh.
III.PHƯƠNG PHÁP CÂN CHỈNH CHÍNH XÁC NHẤT: Tìm 2 điểm sáng tối nhất trên ảnh.
1. Nhấp Phím F7 để mở Bảng Layers. Nhấp Phím Alt và nút Reset để trả lại giá trị ban đầu cho ảnh.
2. Nhấp Nút Create new Fill or Adjustment Layer để mở Menu con, chọn Threshold.
3
1. Chọn công cụ Color Sample Tool dùng để đánh dấu vị trí.
3. Rê nút Threhold Levels qua Phải để hiện ra vị trí sáng nhất trong ảnh. Dùng công cụ Color Sample
Tool để đánh dấu vị trí này.
4
4. Rê nút Threhold Levels qua Trái để hiện ra vị trí Tối nhất trong ảnh. Dùng công cụ Color Sample
Tool để đánh dấu vị trí này.
5. Nhấp Nút Toogle layer visibility để hiện ra ảnh ban đầu. Dùng Black Point chấm lên vị trí tối nhất và
dùng White Point chấm lên vị trí sáng nhất . Ảnh đã được hiệu chỉnh chính xác nhất bằng 2 vị trí
đánh dấu. Phương pháp này đã học trong cách sử dụng Curves vừa qua. Nhấp Ok . Để xóa điểm
đánh dấu nhấp Phải lên nó chọn Delete.
6. Nâng màu sắc cho ảnh: Nhấp Phím F12 để trở lại ảnh ban đầu. Nhấp Phím Ctrl+L để mở Levels.
Dùng Black Point để chấm điểm tối nhất và White Point để chấm điểm sáng nhất. Nếu bạn chọn
không dúng vị trí ảnh sẽ bị chát.
7. Bạn có thể rê thanh trượt trong Output Levels để cân bằng màu sắc. Trong lc1 rê quan sát sự thay
đổi trên ảnh đến khi ưng ý thì ngưng lại. Khi rê nút White Point qua Trái là bạn đang tăng cường
Brightness Contrast.
5
8. Cách sử dụng Mục Channel: Ngoài màu cơ bản RGB còn có 3 màu Red – Green – Blue. Khi bạn
chọn một màu, bạn rê thanh xiêng lên và quan sát ảnh sẽ thấy tô đậm màu đã chọn. Nếu rê xuống
sẽ thấy màu khác xuất hiện.
Chọn Red: Khi nâng lên ảnh có màu đỏ và hạ xuống ảnh có màu Blue.
Chọn Greeen: Khi nâng lên ảnh có màu xanh lá cây và hạ xuống ảnh có màu tím.
Chọn Blue: Khi nâng lên ảnh có màu xanh và hạ xuống ảnh có màu vàng.
9. Sau khi cân chỉnh xong, bạn trở về màu RGB và chỉnh một lần nửa bằng cách rê thanh trượt vừa
quan sát sự thay đổi trên ảnh cho đến khi ứng ý thì ngưng lại.
10. Lưu các giá trị đã thiết lập: Bạn có thể lưu lại các giá trị đã thiết lập để áp dụng chỉnh sửa cho ảnh
khác. Nhấp nút Preset Options, chọn Save Preset, hiện ra cửa sổ Save, chọn Desktop làm nơi lưu,
đặt tên cho File name, định dạng mặc định là .ALV, nhấp nút Save.
11. Áp dụng File đã lưu: Mở một file ảnh mới, nhấp Ctrl+L, nhấp nút Preset Options và nhấp Load
Preset, hiện ra cửa sổ Load, đến nơi đã lưu file ALV và nhấp nút Load. Ảnh lập tức đã áp dụng các
giá trị đã thiết lập trong file lưu vừa thực hiện. Bạn cần cân chỉnh lại ảnh bằng cách rê các thanh
trượt.
12. Khi thực hiện chỉnh sửa ảnh chân dung, bạn nên áp dụng: Menu Filter | Sharpen | Unsharpen Mask
để làm ảnh nổi hạt .
THAM KHẢO THÊM:
CHỈNH ÁNH SÁNG BẰNG LỆNH LEVELS
Level Adjustments cho phép chúng ta chỉnh sửa dãy tông màu và sự cân bằng màu của một file ảnh bằng
việc thay đổi cường độ level của vùng tối (shadows), vùng trung gian (Midtones) và vùng sáng
(Hightlights).Việc chỉnh sửa có thể thực hiện trên kênh màu tổng hợp RGB hay trên từng kênh R,G,B riêng
lẽ. Nếu tạo vùng chọn thì lệnh chỉ có tác dụng đối với những pixels màu nằm trong vùng chọn,ngược lại lệnh
sẽ có tác dụng trên toàn bức ảnh.
6
1 - Mở file ảnh cần hiệu chỉnh, cụ thể là bức ảnh như bên dưới (Khi mở file ảnh, trên adjustments panel sẽ
xuất hiện các biểu tượng lệnh cho chúng ta lựa chọn).
2 - Bấm vào biểu tượng trên Adjustments panel,bảng lệnh sẽ như sau:
Khi các bạn click vào biểu tượng để chọn lệnh Level, các biểu tượng lệnh trên Adjustments panel sẽ
đóng lại thay vào đó là thành phần hiệu chỉnh cho lệnh Level,biểu tượng hình mũi tên ở góc dưới trái
Adjustments panel sẽ hướng sang phía trái.Và lúc này trên Layer panel cũng xuất hiện một layer mới có tên
là Level 1, đây là lớp hiệu chỉnh (Adjustments Layer).
Trên Adjustments panel có các thành phần sau đây:
-Level : Mặc định là default,nhấp chuột vào nút bung các bạn sẽ thấy một số lệnh như Darker, Increase
Contrast 1,Increase Contrast 2.....Đây là những thiết lập trước của Photoshop cho lệnh Level, nếu không
thích các bạn có thể bỏ qua phần này.
- RGB : Mặc định sẽ là RGB cho phép bạn chỉnh sữa trên kênh màu tổng hợp, nếu muốn chỉnh trên từng
kênh riêng bạn bấm vào nút bung và chọn một kênh.
- Set black point : Thiết lập lại giá trị đen cho file ảnh.
- Set Grey point : Thiết lập lại giá trị xám cho file ảnh.
- Set White point : Thiết lập lại giá trị trắng cho file ảnh.
Trong vùng biểu đồ phân bố pixels màu các bạn thấy 3 con trượt giống như hình tam giác:
+ Con trượt màu đen bên trái : Đại diện cho vùng tối của bức ảnh, khi kéo sang phải sẽ làm tăng màu đen
trên file ảnh làm cho ảnh tối hơn.
+ Con trượt màu xám ở giữa: Đại diện cho vùng trung gian,khi kéo sang trái làm cho ảnh sáng hơn và kéo
sang phải làm cho ảnh tối hơn.
+ Con trượt màu trắng bên phải : Đại diện cho vùng sáng của bức ảnh, khi kéo sang trái sẽ làm cho ảnh
áng hơn.
Các bạn không nên thay đổi giá trị trong khung Output vì sẽ làm bức ảnh mất sự tương phản, lờ mờ rát khó
coi.Có thể thay đổi giá trị nhỏ cho khung Output. Các bạn chú ý vị trí con trượt trên biểu đồ sau đây.
7
Bạn có thể dùng mặt nạ để làm giảm hòan toàn hoặc chỉ một phần tác dụng của lệnh trên một vùng
ảnh.Nhấp chuột vào khung màu trắng bên trái tên Layer 1 trong Layer panel,xong chọn công cụ Brush trên
thanh công cụ và tô màu background lên file ảnh .Nếu tô màu đen là tạo mặt nạ hoàn toàn (khu vực tô sẽ
không chịu tác động của lệnh Level), tô màu trắng là không tạo mặt nạ và tô một thang độ xám là tạo mặt
nạ "một phần".
Bạn có thể giảm tác dụng của lệnh Level bằng cách giảm giá trị Opacity trên layer panel.
Khi đã hài lòng với kết quả đó bạn bấm vào biểu tượng để kết thúc lệnh (mũi tên sẽ quay sang phải).
Phần dưới cùng panel gồm các nút sau :
-Nút :Dùng mở rộng, thu nhỏ panel.
-Nút :Xác định lệnh Level chỉ có tác dụng đối với layer ngay bên dưới nó hay toàn bộ các layer bên dưới
nó.
-Nút :Cho phép ẩn hoặc hiện lớp hiệu chỉnh (Level 1).
-Nút : Bấm giữ chuột để xem kết quả trước và sau khi hiệu chỉnh.
-Nút : Trả về giá trị mặc định ban đầu.
-Nút : Xóa lớp hiệu chỉnh Level.
Chỉnh ảnh sáng,tối bằng lệnh Level trong photoshop
Các hình minh họa trong bài học nếu không xem rõ,các bạn bấm vào hình đó để xem full size.
Chúng ta sẽ bắt đầu với lệnh Level.
Các bạn có thể chỉnh sửa độ tương phản,độ sáng tối,sự cân bằng màu của một bức ảnh bằng lệnh Level.Có
thể chỉnh sửa kết hợp cả 3 kênh màu cùng lúc hoặc trên từng kênh riêng lẽ.
Để thực hiện lệnh này ta có 2 cách:
-Cách 1: Từ Menu Image bạn chọn Adjustments Level (hoặc bấm Ctrl+L). Bằng cách này,bạn sẽ chỉnh sửa
trực tiếp trên lớp ảnh.
8
-Cách 2: Từ Menu Layer chọn New Adjustments layer Level.Cách này gọi là dùng “lớp điều chỉnh”. Khi bạn
sử dụng cách này,trên Palette Layer sẽ xuất hiện một lớp mới có tên chính là lệnh bạn đang thực hiện. Khi
có nhiều lớp điều chỉnh,bạn có thể quay lại lệnh cũ để chỉnh sửa thêm cho vừa ý hoặc hủy bỏ lệnh bất cứ
lúc nào bạn muốn.Một số người khuyên chúng ta nên dùng cách thứ 2,nhưng dùng cách nào là tùy ý bạn.
** Trong khi chỉnh sửa ảnh, tôi khuyên bạn nên tạo ra một bản sao của file ảnh để giữ lại phiên bản
gốc,nếu lỡ tay chỉnh sửa quá mức làm hư file ảnh mà bạn lại lưu chồng lên ảnh gốc thì coi như buồn ….5
phút.Để tạo bản sao của file ảnh bạn bấm Alt+I+D hoặc chọn lệnh ImageDuplicate.
Dù bạn chọn cách nào đi nữa thì cũng sẽ xuất hiện hộp thoại Level.
Nếu trên file ảnh bạn đã tạo một vùng chọn thì chỉ bên trong vùng chọn mới có tác dụng khi chỉnh sửa,nếu
không sẽ có tác dụng trên toàn bức ảnh.
Trên hộp thoại Level:
-Khu vực channel:Cho phép bạn chọn việc chỉnh sửa trên kênh tổng hợp RGB hay trên từng kênh riêng lẽ.
-Khu vực Input Levels:Các bạn thấy có 3 con trượt giống như hình tam giác. Tam giác màu đen (phía trái)
đại diện cho vùng tối (shadow) của bức ảnh,tam giác màu xám (ở giữa) đại diện cho vùng tông giữa
(midtones) và tam giác màu trắng (bên phải) đại diện cho vùng sáng (highlight) của bức ảnh.
Khi các bạn rê con trượt màu đen sang phải sẽ đồng nghĩa với việc làm tăng vùng tối trên ảnh,lúc này hộp
số ở vị trí tương ứng trên khu vực input level sẽ tăng từ 0 đến một giá trị nào đó tùy thuộc vào vị trí đã di
dời của tam giác màu đen.Ví dụ bạn tăng giá trị trong ô này đến 10 thì khi kết thúc lệnh, toàn bộ những
pixels mang giá trị 10 sẽ được trả về giá trị 0 (tức là biến thành màu đen) cho nên vùng tối trên bức ảnh sẽ
được mở rộng thêm.
Khi các bạn rê con trượt màu xám (ở giữa) sang phải là làm tối vùng ảnh và rê sang trái là làm sáng vùng
ảnh.Lúc này hộp số ở vị trí tương ứng cũng sẽ giảm hay tăng tùy theo hướng rê con trượt.
Khi các bạn rê con trượt màu trắng sang trái tức là làm tăng vùng sáng (highlight) của bức ảnh.Giá trị trong
hộp số tương ứng sẽ giảm từ 255 đến một giá trị nào đó và giá trị này sẽ được trả về 255 khi kết thúc lệnh
nên sẽ làm tăng vùng sáng trên file ảnh.
Công cụ set black point dùng để đưa giá trị màu mà bạn chọn trở thành màu đen.Bạn dùng công cụ này
kích vào một điểm trên bức ảnh, khi đó những màu nào giống với màu của điểm đó sẽ chuyển thành màu
đen.
Công cụ set white point cũng như vậy nhưng sẽ chuyển thành màu trắng.
9
Các bạn có thể thay đổi giá trị trong khu vực Output Level để tìm hiểu thêm,tuy nhiên các bạn không nên
thay đổi giá trị trong khung này.
Các bạn nên luôn luôn kiểm nhận “nút” preview để thấy được sự thay đổi trên file ảnh,muốn xem trước kết
quả chỉnh sửa các bạn “tắt, mở,tắt, mở….” liên tục nút preview.
Để trả các giá trị bạn đã thay đổi về mặc định ban đầu bạn mấm nút Reset , bấm phím Alt thì nút cancel sẽ
biến thành reset.Khi đã hài lòng với kết quả chỉnh sửa,bấm ok để kết thúc lệnh.
Chúng ta sẽ dùng lệnh Level chỉnh sửa bức ảnh sau đây:
Nhìn vào bức hình trên bạn thấy nó không được sắc nét,trông có vẽ hơi “mù mù” do không đủ sáng và thiếu
độ tương phản,chúng ta sẽ dùng lệnh Level để “xử lý” nó.
-Bấm Ctr-L để mở hộp thoại Level (bạn cũng có thể dùng lớp điều chỉnh tùy ý bạn,ở đây tôi hiệu chỉnh trực
tiếp lên file ảnh) sẽ xuất hiện cửa sổ như sau:
10
Các bạn thấy bức ảnh mờ nhạt là do sự phân bố pixel không hợp lý,thể hiện rõ trên đồ thị.Vùng tông giữa
tập trung quá nhiều pixel trong khi vùng tối (đoạn A) và vùng sáng (đoạn B) thì quá thiếu pixels.Chúng ta sẽ
chỉnh lạinhư sau
Kéo con trượt màu đen sang phải đến vạch đỏ và kéo con trượt màu trắng sang trái đến vạch đỏ như sau:
Khi bấm ok kết thúc lệnh thì file ảnh sẽ như sau:
-Bấm Ctr-L lần nữa(các bạn thấy những giá trị chỉnh sửa lúc đầu đã trở về mặc định).Nhìn trên đồ thị sẽ
thấy vùng tông sáng (vùng B) cũng còn hơi thiếu, nếu đã vừa ý bạn rồi thì thôi, nếu như chưa thì chỉnh
thêm chút nữa.Tiếp tục kéo tam giác màu trắng sang trái một đoạn như hình minh họa
File ảnh đã sáng hơn và đồ thị phân bố pixels cũng tương đối “đều”
Và đây là kết quả chỉnh sửa.
11
Trong khi chỉnh sửa ảnh, các bạn nên chú ý trên bức ảnh để giữ cho bức ảnh dù sáng và sắc nét hơn nhưng
vẫn còn giữ được chi tiết, không nên căn cứ quá nhiều vào đồ thị phân bố pixels.Nếu đã lỡ chỉnh sửa quá
“mạnh tay” bạn bấm ngay phím Ctr-Shift-F và giảm giá trị opacity trong hộp thoại Fade. Opacity bằng 0%
nghĩa là lệnh không còn hiệu lực,Opacity=50% nghĩa là lệnh chỉ có hiệu lực 50%.Lệnh Fade (Ctr-shift-F) chỉ
dùng được trong trường hợp bạn vừa kết thúc một lệnh chỉnh sửa nào đó.Sau khi kết thúc một lệnh mà bạn
tiếp tục một vài thao tác nữa thì lệnh Fade không còn tác dụng.
Các bạn thử chọn từng kênh Red,Green,Blue trong khu vực channel của hộp thoại Level và di chuyển các
con trượt để tìm hiểu thêm.
Tạo độ tương phản trong Photoshop 07/03/2011 09:54
(VTC News) – Bài viết sẽ hướng dẫn bạn những thao tác cơ bản về độ tương phản trong
Photoshop, GIMP và Paint.NET
Tuy độ sáng và độ tương phản là những khái niệm cơ bản trong kỹ thuật xử lý ảnh, nhưng để sử dụng
những công cụ này thuần thục và đạt hiệu quả mong muốn lại không hẳn là chuyện đơn giản. Bài viết này
sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các khái niệm Level, Curve và Histogram trong ba chương
trình xử lý ảnh lớn hiện nay là Photoshop, GIMP và Paint.NET
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm Level và Curve
Làm việc với Level
Level là một công cụ rất ưu việt trong việc điều chỉnh Histogram và loại bỏ các vùng giàu chi tiết trong ảnh.
Trong hình là công cụ Level của GIMP (trái) và của Photoshop (phải), trông tương tự nhau. Cả hai đều có
hai thanh trượt cơ bản, một là Input Levels và cái còn lại là Output Levels.
12
Input levels dùng để điều chỉnh các vùng giá trị bằng cách thay đổi ba điểm trong trục ngang. Di chuyển
điểm “Darks” sẽ làm các màu tối trở nên đen sẫm hơn. Điều chỉnh điểm “Sáng” sẽ làm các vùng sáng trở
nên nổi bật hơn. Và điều chỉnh điểm ở giữa sẽ làm giá trị chung của bức hình nghiêng về phía này hay phía
kia, sáng hơn hoặc tối hơn. Rất hiệu quả trong việc loại bỏ giá trị không muốn trong Histogram cũ, trong khi
kéo giãn các chi tiết từ các phần khác sang.
Output levels cho bạn quyền điều khiển trục dọc (trục Y) của Histogram, và cho bạn đặt một mức trần
quyết định giá trị tối mà bức hình có thể đạt đến, cũng như giá trị sáng. Khi dùng kết hợp với điều chỉnh
Input level, có thể làm dịu đi những bức hình bướng bỉnh nhất.
13
Cần lưu ý rằng công cụ Level trong Paint.NET khá khác biệt so với Photoshop hay GIMP. Nó phức tạp hơn
đôi chút, nhưng với một hiểu biết cơ bản về Histogram cùng chút kiên nhẫn, bạn hoàn toàn có thể điều
chỉnh bất cứ bức hình nào như khi dùng Photoshop hay GIMP.
Dùng Curve như thế nào
Curve là một cách khác để điều chỉnh bức hình trên cùng một hệ màu, với một chút lưu ý là công cụ này
phức tạp hơn một chút, cho phép điều chỉnh tới những chi tiết nhỏ trong bức hình.
Trên một biểu đồ Curve cơ bản, trục dọc thể hiện Ouput Levels, một dạng thể hiện khác của Histogram. Để
dễ hiểu, đường “curve” thể hiện một đường chéo liên tục theo tỉ lệ 1:1. Điều này có nghĩa là phần tối nhất
của giá trị được đánh dấu theo chiều ngang sẽ bằng với giá trị tương ứng trong trục dọc. Vậy tất cả điều
này có ý nghĩa gì ? Về cơ bản, bạn có khả năng đặt giới hạn trần cho các giá trị sáng và tối, trong khi tạo ra
các thay đổi phức tạp cho các phần khác trong bức ảnh.
14
Khi điều chỉnh đường “curve” thì bạn có thể tạo ra sự khác nhau ghê gớm giữa bức ảnh đã chỉnh sửa và bức
ảnh gốc. Tông trung tính có thể biến thành sáng màu, tối thành sáng, sáng thành trung tính… tất cả chỉ
trong một công cụ duy nhất này.
Phức tạp hơn nữa, Curve có thể dùng để điều chỉnh Kênh (channel) tương tự Level. Điều này cho phép bạn
biến hóa rất phong phú từ những gì có trong bức hình gốc. Ví dụ bạn có thể chuyển màu sáng thành vàng
hoặc xám, trong khi làm phần bóng trở thành đỏ hoặc xanh hơn. Curve có thể chứng minh cho tài năng của
người nhiếp ảnh, từ nghiệp dư cho tới lão làng.
Hoàng Ngọc (Theo Howtogeek)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 56_levels.pdf