Sử dụng Terminal

Mục lục

[ẩn]

 1 Tại sao dùng Terminal?

 2 Lời nói đầu

 3 Khởi động Terminal

o 3.1 Trong Gnome (Ubuntu)

o 3.2 Trong Xfce (Xubuntu)

o 3.3 Trong KDE (Kubuntu)

 4 Các tập lệnh

o 4.1 sudo: thực thi các lệnh với đặc quyền cao cấp

o 4.2 Các lệnh về thư mục và tập tin

o 4.3 Tập lệnh về thông tin hệ thống

o 4.4 Thêm một tài khoản người dùng mới

o 4.5 Các tùy chọn

o 4.6 Lệnh "man" và cách yêu cầu trợ giúp

o 4.7 Tìm kiếm các lệnh

 5 Một vài điều bổ ích khác

o 5.1 Để trang hướng dẫn đẹp hơn

o 5.2 Sao chép lệnh vào terminal

o 5.3 Vài phím tắt cần biết

o 5.4 Di chuyển giữa những dòng dữ liệu

 6 Các cách để mở một terminal

 7 Xem thêm

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng Terminal, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng Terminal Từ Ubuntu-VN Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm Terminal dịch ra tiếng Việt nghĩa là thiết bị đầu cuối. Nó là một chương trình dùng để điều khiển mọi hoạt động của máy tính bằng dòng lệnh. Nếu ai đã từng sử dụng hệ điều hành Windows của Microsoft sẽ thấy Terminal na ná như Command Prompt (gọi tắt là cmd) hay cũng giống như một môi trường DOS thu nhỏ. Mục lục [ẩn]  1 Tại sao dùng Terminal?  2 Lời nói đầu  3 Khởi động Terminal o 3.1 Trong Gnome (Ubuntu) o 3.2 Trong Xfce (Xubuntu) o 3.3 Trong KDE (Kubuntu)  4 Các tập lệnh o 4.1 sudo: thực thi các lệnh với đặc quyền cao cấp o 4.2 Các lệnh về thư mục và tập tin o 4.3 Tập lệnh về thông tin hệ thống o 4.4 Thêm một tài khoản người dùng mới o 4.5 Các tùy chọn o 4.6 Lệnh "man" và cách yêu cầu trợ giúp o 4.7 Tìm kiếm các lệnh  5 Một vài điều bổ ích khác o 5.1 Để trang hướng dẫn đẹp hơn o 5.2 Sao chép lệnh vào terminal o 5.3 Vài phím tắt cần biết o 5.4 Di chuyển giữa những dòng dữ liệu  6 Các cách để mở một terminal  7 Xem thêm [sửa] Tại sao dùng Terminal? "Bao bọc bởi Linux là GUIs (Graphical User Interfaces - giao diện đồ họa người dùng), qua đó bạn chỉ việc trỏ, click và rê, làm rất nhiều thứ mà không cần phải đọc trước quá nhiều tài liệu hướng dẫn. Nhưng môi trường truyền thống của Unix là CLI (Command Line Interface - giao diện dòng lệnh), bạn phải nhập lệnh để bảo máy tính làm điều này điều kia. Ưu điểm là nhanh gọn và xử lí được nhiều việc, nhưng bù lại nó bắt bạn phải tìm hiểu câu lệnh là gì." --theo man intro(1) Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Đối với một vài tác vụ, đặc biệt như là tinh chỉnh hệ thống, bắt buộc bạn phải dùng Terminal. Đừng lo lắng, bạn có thể sẽ tìm thấy tài liệu hướng dẫn ở trang trợ giúp hoặc trên các diễn đàn chẳng hạn như lệnh sau: sudo gobbledegook blah_blah -w -t -f aWkward/ComBinationOf/mixedCase/underscores_strokes/and.dots Giả dụ như bạn biết cách sử dụng Terminal - ai cũng có thể biết cách nhập liệu và xóa khi gõ nhầm. Nhưng bài viết này sẽ chỉ cho bạn một vài điều mà có thể giúp bạn thoải mái hơn trong việc sử dụng Linux:  Làm thế nào để di chuyển khắp cửa sổ terminal và chỉnh sửa nội dụng text mà bạn gõ vào đó.  Một vài lệnh Linux cho những tác vụ cơ bản.  Những cách khác nhau để mở terminal, làm cách nào để làm việc với nhiều terminals, v..v... [sửa] Lời nói đầu  Trang này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các lệnh GNU/Linux cơ bản.  Đây không phải là hướng dẫn toàn diện về dòng lệnh, mà chỉ là một phần bổ trợ cho giao diện đồ họa của Ubuntu.  Tất cả tên lệnh đều được làm đậm để dễ nhận biết  Cú pháp lệnh được định đạng "đậm trong ngoặc kép"  Mọi câu lệnh trong trang này đều dùng được trong terminal.  Chú ý: có phận biệt chữ viết Hoa và chữ viết thường. User, user và USER cả 3 đều khác nhau trong Linux [sửa] Khởi động Terminal [sửa] Trong Gnome (Ubuntu) Terminal có thể tìm thấy ở Application menu -> Accessories -> Terminal. [sửa] Trong Xfce (Xubuntu) Terminal có thể tìm thấy ở Application menu -> System -> Terminal. [sửa] Trong KDE (Kubuntu) Terminal có thể tìm thấy ở KMenu -> System -> Terminal Program (Konsole). [sửa] Các tập lệnh [sửa] sudo: thực thi các lệnh với đặc quyền cao cấp Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Hầu hết những lệnh sau đều cần mở đầu với lệnh sudo nếu bạn sắp làm việc với thư mục hoặc tập tin không thuộc về bạn. Lệnh này sẽ giúp bạn chạy các ứng dụng và lệnh với tư cách người dùng cao cấp : root ( người mà có quyền làm bất cứ việc gì trên hệ thống của bạn ). Đây là một lênh đặc biệt cho phép bạn can thiệp vào những thiết lập của hệ thống trong một khoảng thời gian. Máy tính sẽ hỏi bạn mật khẩu đăng nhập (khi gõ, mật khẩu sẽ không hiện ra). Bạn cứ nhập Password và Enter là được . Sau khi sudo lần đầu tiên, thì sau đó một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể sudo mà không cần gõ lại mật khẩu (Tất nhiên đó chỉ là khi bạn chưa tắt Terminal đi ).Vui lòng xem RootSudo và Sudo để biết thêm thông tin. Chú ý : Không lên lạm dụng sudo vì sudo chạy lệnh với tư cách người dùng cao cấp, và nó cho phép tác động đến toàn bộ hệ thống. Nếu không cẩn thận hệ thống của bạn có thể bị hỏng. Hãy thử chạy với tư cách người dùng bình thường rồi hãy sử dụng sudo ! [sửa] Các lệnh về thư mục và tập tin  pwd: lệnh pwd cho biết bạn đang ở trong thư mục nào (pwd là viết tắt của "print working directory"). Ví dụ: gõ "pwd" ở thư mục Desktop sẽ ra kết quả "~/Desktop". Lưu ý rằng: Terminal trong Gnome cũng hiển thị thông tin này ở thanh tiêu đề của cửa sổ - xem hình ví dụ.  ls: lệnh ls cho biết những tập tin nào có trong thư mục hiện hành. Thêm một vài tùy chọn, bạn có thể xem kích thước của tập tin, thời gian khởi tạo và quyền của tập tin. Ví dụ: "ls ~" sẽ hiển thị những tập tin có thư mục home của bạn.  cd: lệnh cd cho phép bạn thay đổi thư mục hiện hành. Khi bạn mở một terminal, bạn sẽ ở trong thư mục home. Để di chuyển sang nơi khác, bạn dùng lệnh cd. Ví dụ: o Để chuyển sang thư mục gốc, dùng lệnh: "cd /" o Để trở về thư mục home, dùng lệnh: "cd" hoặc "cd ~" o Để chuyển sang một thư mục cấp cao hơn, dùng lệnh: "cd .." o Để chuyển về thư mục trước, dùng lệnh: "cd -" o Để di chuyển qua nhiều cấp thư mục trong một lần, cần chỉ rõ đường dẫn đầy đủ của thư mục cần đến. Ví dụ: dùng lệnh "cd /var/www" để đi đến thư mục Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. /www nằm trong thư mục /var/. Một ví dụ khác: "cd ~/Desktop" sẽ chuyển bạn đến thư mục Desktop nằm trong thư mục home của bạn.  cp: lệnh cp sẽ sao chép một tập tin cho bạn. Ví dụ: lệnh "cp cinema movie" sẽ sao chép tập tin "cinema" ra tập tin "movie", tập tin cinema vẫn còn đó. Nếu bạn muốn sao chép thư mục, bạn dùng lệnh: "cp -r cinema movie"sẽ tạo thư mục "movie" có nội dung y hệt như thư mục "cinema".  mv: lệnh mv sẽ chuyển tập tin sang một nơi khác hoặc đổi tên tập tin đó. Ví dụ: lệnh "mv cinema movie" sẽ đổi tên tập tin "cinema" thành "movie". Lệnh "mv cinema ~/Desktop" sẽ dời tập tin "cinema" ra thư mục Desktop nhưng không đổi tên nó. Bạn cần chỉ định một cái tên mới để đổi tên tập tin đó. o Để nhanh gọn, bạn có thể dùng kí tự "~" để thay cho thư mục home. o Lưu ý rằng nếu bạn dùng lệnh mv kèm với lệnh sudo, bạn có thể dùng lối tắt "~", vì khi đó, máy sẽ hiểu "~" là thư mục home của bạn. Tuy nhiên, khi bạn đã dùng lệnh sudo -i hoặc sudo -s trước đó thì "~" mang nghĩa là thư mục home của root, không phải của bạn.  rm: lệnh dùng để gở bỏ hoặc xóa hẳn một tập tin trên thư mục của bạn.  rmdir: lệnh này sẽ xóa một thư mục rỗng. Để xóa một thư mục và toàn bộ nội dung trong đó, dùng lệnh rm -r .  mkdir: lệnh cho phép bạn tạo một thư mục mới. Ví dụ: gõ "mkdir music" sẽ tạo một thư mục tên là "music".  man: lệnh man cho bạn xem phần hướng dẫn sử dụng của các lệnh khác. Hãy thử gõ "man man", sẽ xuất hiện trang hướng dẫn của lệnh man. Xem thêm phần "Lệnh man & yêu cầu trợ giúp" ở dưới để có thêm thông tin. [sửa] Tập lệnh về thông tin hệ thống  df: lệnh df sẽ hiển thị mức độ chiếm dụng không gian đĩa cứng của tập tin hệ thống ở tất cả những phân vùng được gắn kết. Lệnh "df -h" khả dụng hơn - nó dùng đại lượng megabytes (M) và gigabytes (G) thay vì blocks để báo cáo. (- h có nghĩa là "human-readable")  du: lệnh du hiện thị mức chiếm dụng không gian đĩa cứng của một thư mục. Nó có thể vừa hiển thị không gian đĩa được sử dụng của tất cả các thư mục con vừa hiện thị tổng quát thông tin về thư mục của bạn. Ví dụ: user@users-desktop:~$ du /media/floppy 1032 /media/floppy/files 1036 /media/floppy/ user@users-desktop:~$ du -sh /media/floppy 1.1M /media/floppy/  Tùy chọn -s nghĩa là "summary" còn -h là "human readable"  free: lệnh free hiển thị dung lượng bộ nhớ (RAM) còn trống và đang sử dụng. Lệnh "free -m" sẽ đưa các chỉ số về dạng megabytes để dễ theo dõi hơn. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only.  top: lệnh top hiển thị thông tin về hệ thống Linux của bạn, các tiến trình này đang chạy và tài nguyện hệ thống, bao gồm: CPU, RAM & swap và tổng số tác vụ đang chạy. Để thoát top, nhấn phím "q". Vui lòng xem thêm cách sử dụng lệnh top ở bài này: Làm gì khi máy tính bị treo?  uname -a: lệnh uname với tùy chọn -a sẽ hiển thị toàn bộ thông tin hệ thống, bao gồm tên máy tính, tên nhân kernel kèm số phiên bản và một vài chi tiết khác. Nó rất hữu dụng để kiểm tra bạn đang dùng nhân kernel nào.  lsb_release -a: lệnh lsb_release với tùy chọn -a sẽ hiển thị thông tin phiên bản Linux bạn đang dùng, ví dụ: user@computer:~$ lsb_release -a No LSB modules are available. Distributor ID: Ubuntu Description: Ubuntu 8.04.1 Release: 8.04 Codename: hardy  ifconfig: lệnh dùng để báo cáo về các thiết bị mạng trên máy tính. [sửa] Thêm một tài khoản người dùng mới  Lệnh "adduser newuser" sẽ tạo một tài khoản người dùng có tên là "newuser" trên hệ thống của bạn, để đặt mật khẩu cho người dùng mới này, dùng lệnh "passwd newuser". [sửa] Các tùy chọn Cách thực thi mặc định của một lệnh có thể được thay đổi bằng cách thêm vào một --tùy chọn cho lệnh đó. Ví dụ lệnh ls có tùy chọn là -s như vậy khi gõ "ls -s" sẽ hiển thị cả kích thước của tập tin trong dánh sách được liệt kê. Ngoài ra tùy chọn -h cho phép đưa kích thước về dạng "human readable" để dễ xem hơn. Các tùy chọn có thể được nhóm lại thành cụm ví dụ như thế này: "ls -sh", thực ra nó là: "ls -s -h". Ngoài ra còn có thể viết các tùy chọn ở dạng đầy đủ, trước mỗi tùy chọn là 2 nét gạch ngang thay vì một nét, chẳng hạn: lệnh "ls --size --human-readable" cũng tương tự như 2 lệnh trên. [sửa] Lệnh "man" và cách yêu cầu trợ giúp  Các lệnh man, info, hoăc tùy chọn --help là những công cụ quan trọng khi điều khiển máy tính bằng dòng lệnh. Ngày nay, mỗi lệnh và mỗi ứng dụng trong Linux đều có một tập tin man (manual - tài liệu hướng dẫn), vậy nên việc tìm sự trợ giúp đơn giản chỉ việc gõ "man " là có thể xem được hướng dẫn chi tiết của lệnh mình cần. Lấy ví dụ, lệnh "man mv" sẽ mang đến hướng dẫn về lệnh mv (move - di chuyển) cho bạn.  Di chuyển tài liệu lên xuống bằng những phím mũi tên, để thoát trở ra dấu nhắc dòng lệnh thì ấn phím "q" Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only.  Lệnh "man man" sẽ mang đến bài hướng dẫn về lệnh man, đây là một trong những bước khởi đầu tốt trước khi làm quen với dòng lệnh.  Một số nhà phát triển phần mềm thích dùng lệnh info hơn là man (điển hình là những người phát triển GNU), vì vậy nếu bạn muốn tìm cách sử dụng đầy đủ một lệnh hay một ứng dụng nào đó mà không có kết quả với lệnh man thì bạn hãy thử lệnh info xem.  Trên thực tế, hầu như tất cả các lệnh đều có tùy chọn -h (hoặc --help) cho phép mô tả một chút về cách sử dụng và những tùy chọn của nó, rồi trở ngay ra dấu nhắc lệnh. Hãy thử "man -h" hoặc "man --help" để hiểu rõ hơn.  Lưu ý nhỏ: có khả năng (nhưng hiếm gặp) một chương trình không hiểu tùy chọn -h có nghĩa là help - sự giúp đỡ. Vì lí do này, hãy xem hướng dẫn bằng lệnh man hoặc info trước tiên, và thử tên đầy đủ của tùy chọn --help thay vì -h. [sửa] Tìm kiếm các lệnh Nếu bạn không biết chắc nên sử dụng lệnh hay ứng dụng nào, bạn có thể dùng lệnh man để tìm lệnh mình cần.  Lệnh man -k foo sẽ tìm kiếm những lệnh có tên bắt đầu bằng từ foo hoặc có liên quan đến và mô tả ngắn gọn từng lệnh. Hãy thử "man -k nautilus" xem chuyện gì sẽ xảy ra. o Ghi chú: có một lệnh tương đương với lệnh này là apropos .  Lệnh man -f foo sẽ chỉ tìm chính xác tên lệnh foo. Hãy thử "man -f gnome" xem. o Ghi chú: có một lệnh tương đương với lệnh này là whatis . [sửa] Một vài điều bổ ích khác [sửa] Để trang hướng dẫn đẹp hơn Nếu bạn có cài trình duyệt web Konqueror thì sẽ dễ dàng tìm và xem những trang hướng dẫn về các lệnh bằng trình duyệt này. Bằng cách gõ man:/ trong thanh địa chỉ của Konqueror. Bạn sẽ thấy nó trực quan hơn rất nhiều. [sửa] Sao chép lệnh vào terminal Thông thường, bạn thích việc sao chép lệnh từ một trang hướng dẫn trên mạng và dán nó vào terminal hơn là tự gõ chúng. Bạn có thể sẽ thắc mắc tại sao dữ liệu mà bạn vừa sao chép (copy) bằng tổ hợp phím Ctrl+C lại không dán vào được bằng tổ hợp Ctrl+V. Tất nhiên là bạn không hề muốn phải gõ một đống lệnh dài loằng ngoằng rồi. Thực ra, thì cũng có phím tắt để bạn có thể dễ dàng Copy và Paste trên Terminal. Để Copy trong Terminal, bạn bôi đen đoạn cần Copy rồi nhấn tổ hợp phím : " Ctrl+Shift+C " và để Paste lệnh vô Terminal bạn dùng tổ hợp phím " Ctrl+Shift+V " . Cái này từ từ bạn sẽ quen. Cũng không quá khó phải không nào ?! Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Hoặc nếu không sử dụng phím tắt, hãy sử dụng nút chuột giữa (hoặc ấn đồng thời 2 nút chuột trái phải nếu chuột không có nút giữa) hoặc thủ công hơn là nhấn chuột phải rồi chọn Paste từ menu vừa xuất hiện. [sửa] Vài phím tắt cần biết Ctrl+Shift+C Copy Text trong Terminal Ctrl+Shift+V Paste đoạn lệnh vô Terminal Mũi tên lên hoặc ctrl+p Hiện lại tất cả các lệnh mà bạn vừa mới nhập vào. Mũi tên xuống or ctrl+n Trở lại những lệnh mới nhất. Enter Khi bạn muốn thực thi một lệnh. tab Một tính năng rất hữu ích, cho phép hoàn chỉnh tên lệnh hoặc tên tập tin mà bạn gõ thiếu hoặc không nhớ rõ. Nếu phần còn lại của tên lệnh hay tên tập tin có nhiều hơn một khả năng, nó sẽ cho bạn một danh sách các khả năng để bạn chọn. ctrl+r Tìm lại lệnh mà bạn vừa mới gõ. Khi bạn vừa nhập vào một lệnh rất dài, phức tạp và bạn cần lặp lại nó một lần nữa, hãy sử dụng tổ hợp phím này rồi nhập vào một vài từ khoá có liên quan. Khi bạn tìm được cái mình cần, ấn Enter để chấp nhận. [sửa] Di chuyển giữa những dòng dữ liệu Con trỏ chuột không có tác dụng trong môi trường này vì vậy để di chuyển qua lại trong cùng một dòng, dùng phím mũi tên Trái/Phải. Khi dấu nhắc đã ở nơi cần đến, việc nhập thêm dữ liệu sẽ không ảnh hưởng hay đè lên những gì đã có trước đó. ctrl+a hoặc Home Đưa dấu nhắc về đầu dòng. ctrl+e hoặc End Đưa dấu nhắc về cuối dòng. ctrl+b Di chuyển về phía đầu của từ hiện tại hoặc từ trước. (giống với mũi tên Trái) ctrl+k Xoá dữ liệu kể từ vị trí dấu nhắc cho đến hết dòng. ctrl+u Xoá toàn bộ dữ liệu có trong dòng. ctrl+w Xoá hết một từ/cụm từ ở phía trước dấu nhắc. [sửa] Các cách để mở một terminal Bạn có thể mở nó bằng một phím chức năng vào System->Preferences->Keyboard shortcuts. Đến phần Run a terminal để chọn Hot key. Bạn có thể chạy nhiều terminal cùng lúc - mở theo thẻ tab hoặc ở một cửa sổ riêng biệt Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dung_terminal.pdf
Tài liệu liên quan